Giới lănh đạo và đồng minh của Iran được cho là đang chuẩn bị cho một kịch bản tồi tệ nhất đối với họ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới: Sự trở lại nắm quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.Theo hăng tin Reuters, các cuộc thăm ḍ ư kiến gần đây cho thấy ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump và Phó Tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris vẫn đang trong một cuộc đua cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, các nhà lănh đạo Iran và các đồng minh khu vực ở Liban, Iraq và Yemen lo ngại nếuông Trump có thể giành chiến thắng trong Ngày Bầu cử 5/11, điều đó có thể gây ra nhiều rắc rối hơn cho họ.
Theo các quan chức Iran, Arab và phương Tây, mối lo ngại chính của Iran là khả năng ông Trump trao quyền cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran, tiến hành các vụ ám sát có chủ đích và tái áp dụng "chính sách gây sức ép tối đa" thông qua các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran.
Họ dự đoán ứng viên Trump, người từng là tổng thống trong nhiệm kỳ 2017-2021, sẽ gây sức ép tối đa lên Lănh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei để nước này nhượng bộ bằng cách chấp nhận một thỏa thuận kiềm chế hạt nhân theo các điều khoản do Mỹ và Israel đặt ra.
Bên cạnh đó, sự thay đổi tiềm tàng trong giới lănh đạo Mỹ cũng có thể có những tác động sâu rộng đến cán cân quyền lực ở Trung Đông và có thể định h́nh lại chính sách đối ngoại và triển vọng kinh tế của Iran.
Các nhà phân tích lập luận bất kể chính quyền Mỹ tiếp theo do bà Harris hay ông Trump lănh đạo, Iran sẽ không c̣n đ̣n bẩy mà họ từng nắm giữ, phần lớn là do chiến dịch quân sự kéo dài một năm của Israel làm suy yếu các lực lượng vũ trang thân Iran, bao gồm Hamas ở Gaza và lực lượng Hezbollah ở Liban.
Tuy nhiên, lập trường của ông Trump được đánh giá là mối đe doạ đối với Iran do ứng viên này công khai ủng hộ Israel.
"Ông Trump sẽ đặt ra những điều kiện rất nghiêm ngặt đối với Iran hoặc để Israel thực hiện các cuộc tấn công có mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân của nước này. Ông ấy hoàn toàn ủng hộ một hành động quân sự chống lại Iran", Abdelaziz al-Sagher, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu vùng Vịnh, cho biết.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Iran tiết lộ Tehran đă chuẩn bị cho mọi t́nh huống có thể xảy ra sau bầu cử Mỹ.
“Trong nhiều thập kỷ qua, chúng tôi liên tục t́m cách xuất khẩu dầu, bất chấp các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và đă củng cố mối quan hệ của chúng tôi với phần c̣n lại của thế giới dù ai đứng đầu Nhà Trắng đi chăng nữa", vị quan chức lư giải.
Tuy nhiên, một quan chức Iran khác thừa nhận chiến thắng của ông Trump sẽ là "một cơn ác mộng”.
“Ông ấy sẽ gây áp lực lên Iran, đảm bảo các lệnh trừng phạt dầu mỏ được thực thi đầy đủ. Nếu vậy, nền tảng kinh tế của chúng tôi sẽ bị tê liệt", vị quan chức nêu rơ.
Trong bài phát biểu vận động tranh cử vào tháng 10, cựu Tổng thống Trump tuyên bố ông không muốn gây chiến với Iran, nhưng nói rằng Israel nên "tấn công hạt nhân Iran trước rồi lo phần c̣n lại sau" khi được hỏi về phản ứng tiềm tàng sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel ngày 1/10.
Sau này, Israel đă đáp trả bằng các cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự của Iran, đặc biệt là các địa điểm sản xuất tên lửa, vào ngày 26/10.
Các nhà phân tích cho biết Iran có rất ít lựa chọn trong tương lai.
"Thực tế là ônh Trump sẽ ủng hộ Thủ tướng Netanyahu và bật đèn xanh cho ông ta làm bất cứ điều ǵ ông ta muốn. Nếu so với bà Harris, th́ quan điểm của ông Trump với Iran cứng rắn hơn nhiều", Hassan Hassan, một tác giả và nhà nghiên cứu về các nhóm Hồi giáo cho biết.
Nhà nghiên cứu Hassan lưu ư Washington đă chuyển giao một phần trách nhiệm đáng kể cho Israel trong cuộc xung đột với Iran và các lực lượng thân nước này.Trong chiến dịch tranh cử của ḿnh, Phó Tổng thống Harris đă gọi Iran là một thế lực "nguy hiểm" và "gây bất ổn" ở Trung Đông và cho biết Mỹ cam kết bảo vệ an ninh cho Israel. Bà cho biết Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh để phá tan "hành vi gây hấn" của Iran.
Chuyên gia Hassan chỉ ra các cuộc tấn công gần đây vào Iran và các đồng minh của nước này được coi là một thành công đáng kể đối với Israel. Chúng tạo ra tiền lệ và thay đổi các giả định rằng hành động quân sự vào Iran chắc chắn sẽ châm ng̣i cho một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông.
Một quan chức an ninh cấp cao của Arab cho biết Tehran không c̣n có thể phô trương ảnh hưởng của ḿnh thông qua các lực lượng vũ trang thân cận sau các cuộc tấn công của Israel vào các nhà lănh đạo Hezbollah và Hamas.
Về phần ḿnh, Iran c̣n có thêm một lư do khác để lo sợ một nhiệm kỳ Tổng thống Trump.
Năm 2018, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump là người đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc thế giới và ra lệnh giết Qassem Soleimani, cánh tay phải của Lănh tụ Iran Khamenei.
Ông Trump cũng áp đặt các lệnh trừng phạt trừng phạt nhắm vào doanh thu xuất khẩu dầu mỏ và các giao dịch ngân hàng quốc tế của Iran, dẫn đến khó khăn kinh tế cực độ và làm trầm trọng thêm sự bất b́nh của công chúng tại quốc gia Hồi giáo này.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump thường xuyên nói rằng chính sách không thực thi nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu mỏ của Tổng thống Joe Biden đă làm suy yếu Washington và tiếp thêm sức mạnh cho Tehran, cho phép nước này bán dầu, tích lũy tiền mặt và mở rộng các hoạt động hạt nhân cũng như ảnh hưởng của ḿnh.
Vào tháng 3, ông đă trả lời phỏng vấn tờ Hayom của Israel rằng Iran có thể có vũ khí hạt nhân trong ṿng 35 ngày và Israel đang ở trong "khu vực rất nguy hiểm".
|