GIÁO DỤC THỜI VNCH - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  vnchcir GIÁO DỤC THỜI VNCH


Xin đăng lên bài văn đoạt giải nhất cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc do Bộ Giáo Dục đề xướng, dành cho tất cả nữ sinh trung học ở miền Nam, tổ chức tại Sài G̣n hằng năm vào ngày Lễ Hai Bà Trưng !
Năm 1970, chị Nguyễn Thị Mỹ Thanh, đại diện trường Nữ Trung Học Gia Long đă đoạt giải nhất .
ĐỀ THI :
“CÓ NHỮNG CÔNG VIỆC NGƯỜI TA CHO LÀ CỦA NỮ GIỚI, NAM GIỚI LÀM RẤT HAY (ĐẦU BẾP, MAY CẮT, THÊU THÙA V.V…) NGƯỢC LẠI, CÓ NHỮNG CÔNG VIỆC NGƯỜI TA CHO LÀ CỦA NAM GIỚI, NỮ GIỚI TỎ RA XUẤT SẮC (LÀM VUA, LÀM THỦ TƯỚNG, LÀM VƠ TƯỚNG V.V…). ĐIỀU ĐÓ CHỨNG TỎ CÔNG VIỆC NÀO, NAM HAY NỮ CŨNG LÀM ĐƯỢC CẢ. VẬY TẠI SAO XƯA NAY NGƯỜI TA CỨ QUAN NIỆM “GÁI TH̀ GIỮ VIỆC TRONG NHÀ?”
BÀI LÀM
Xưa nay, hễ nói đến việc nội trợ như may vá, thêu thùa, bếp núc, người ta liền nghĩ ngay đến đôi bàn tay khéo léo dịu dàng của người phụ nữ. Trái lại, hễ nhắc đến việc chính trị, quân sự, xă hội.., người ta lại cho là việc của nam giới, xem đó là trách nhiệm nặng nề và duy nhất của họ. Tuy nhiên, những sự kiện trong lịch sử, những kinh nghiệm thông thường trong đời sống lại cho chúng ta thấy rằng có những công việc thuộc phạm vi nội trợ, nam giới làm rất hay, trong khi phụ nữ có người tỏ ra xuất sắc trong những công việc thuộc lănh vực bên ngoài đời sống gia đ́nh như trị nước an dân, đánh đuổi quân xâm lược… Những sự kiện này xem qua có vẻ đối chọi với quan niệm “Gái th́ giữ việc trong nhà” của người Á Đông, nhất là của người Việt Nam xưa nay. Quan niệm này xuất phát từ nguyên nhân nào? Có phải rằng người xưa đă quên lăng hay không hề biết đến những tài năng đặc biệt của nam giới và nữ giới có thể có, ngoài phạm vi hoạt động quy vào bổn phận của riêng ḿnh không? Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta sau đây sẽ lần lượt nêu những minh chứng cho tài năng nội trợ của nam giới, tài năng đối ngoại của nữ giới, và cuối cùng đi đến việc giải thích và phê b́nh quan niệm “Gái th́ giữ việc trong nhà” mà từ xưa đến nay đă ăn sâu vào đầu óc người Việt Nam chúng ta.
Một bàn tay êm ái dịu dàng của người mẹ sẽ cho đứa con giấc ngủ hiền ḥa. Bàn tay này sẽ nhanh nhẹn khéo léo, hứa hẹn cho gia đ́nh một bữa ăn ngon, hay cho các con những chiếc áo xinh đẹp. Một ḿnh người đàn bà có thể đảm đang hết các công việc trong nhà, không một ai sánh kịp. Ấy thế mà đă có những người đàn ông tỏ ra rất khéo léo, giỏi giang trong những công việc mà đáng lẽ, theo quan niệm thông thường, chỉ dành riêng cho nữ giới.
Nếu h́nh ảnh của một Phạm Công lúc ra trận, tay giữ kiếm, tay ôm con, bên người mang hài cốt vợ, vẫn không phai trong tâm trí chúng ta, th́ chắc không ai phủ nhận việc nam giới cũng biết chăm nom con cái. Khi chưa tục huyền với Tào thị, Phạm Công đă một tay chăm sóc hai con, không quản nhọc nhằn, mà đến lúc ra trận vẫn không rời con nửa bước. H́nh ảnh “gà trống nuôi con” này khiến chúng ta cảm động xiết bao.
Nhưng đó chỉ được xem như một huyền thoại, một chuyện cổ tích. Chúng ta thử xét sang đời sống thực tế bên ngoài. Ai cũng biết rằng ngày xưa đàn bà Việt Nam phải ra ngoài buôn bán tảo tần, hoặc làm công việc đồng áng. Ở nhà thiếu bàn tay của người phụ nữ. Vậy ai là người săn sóc con cái, lo việc bếp núc? Chính người đàn ông đă đảm đương việc đó. Một bàn tay người đàn ông lo liệu tất cả. Và đôi khi, sự khéo léo vượt hẳn người phụ nữ.
Ngày xưa như thế, hiện nay ra sao? Ngày nay, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng người đàn ông vẫn có tài nội trợ. Khi người phụ nữ lâm vào cảnh khó khăn như bệnh tật, sinh nở, người đàn ông vẫn có thể tự tay lo mọi việc trong nhà. Nếu bảo rằng bàn tay người đàn ông cứng cỏi, nam giới không có tài nội trợ, th́ làm sao họ lại có thể làm được những công việc đó?
Hiện nay, nghề nấu nướng không phải là riêng của người phụ nữ. Chúng ta vẫn thường thấy những nhà hàng lớn đều do người đàn ông làm đầu bếp. Cho đến việc may vá thêu thùa, nam giới cũng góp phần vào đó rất nhiều. Những kiểu áo hợp thời trang nổi tiếng khắp thế giới hầu hết xuất phát từ các nhà may do chính nam giới trông coi. Ngoài ra, chúng ta c̣n phải kể đến lănh vực thẩm mỹ, như trong nghề uốn tóc, trang điểm sắc đẹp chẳng hạn, nam giới quả đă tỏ ra có tài năng đặc biệt. Như thế, dầu muốn dầu không chúng ta cũng phải công nhận rằng: người đàn ông ngoài tài năng “kinh bang tế thế”, c̣n có nhiều trường hợp được trời phú cho tài khéo léo tinh tường để có thể làm những công việc của phụ nữ vậy.
Nếu nam giới đă xuất sắc trong công việc của nữ giới, th́ nữ giới, đối với những công việc ngoài phạm vi nội trợ, đă chứng tỏ được điều ǵ? Xét ngay trong lịch sử, chúng ta sẽ có rất nhiều sự kiện để chứng minh rằng: phụ nữ cũng có tài về chính trị, xă hội và quân sự.
Trong địa hạt chính trị, người phụ nữ cũng có tài lănh đạo, hoặc tham gia việc nước. Lịch sử Anh quốc đă ghi nhận công lao kiến quốc của nữ hoàng Victoria Đệ Nhất, và đến nay Anh quốc vẫn c̣n duy tŕ ngôi vị nữ hoàng trong guồng máy lănh đạo, với nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị. Ấn Độ, một quốc gia Á châu, tinh thần ngày xưa cũng mang nặng thành kiến lạc hậu, ngày nay cũng đă có vị nữ thủ tướng là bà Indira Gandhi, tỏ ra là người có tài lănh đạo, đối phó với những việc khó khăn trong nước, giải quyết những vấn đề nhân măn, đói kém của dân chúng một cách khéo léo.
Nh́n lại lịch sử Việt Nam, chúng ta không ai mà chẳng biết đến hai vị anh thư Trưng Trắc và Trưng Nhị. Là phận nữ nhi, song hai Bà không thể ngồi yên lo việc nội trợ, bởi quân nhà Hán tàn ác, nhất là từ khi Tô Định sang làm Thái thú. Chúng giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, trước khi việc mưu đánh quân Tàu của vợ chồng ông được thi hành. Hai Bà Trưng v́ thù riêng th́ ít, nhưng v́ nợ nước th́ nhiều, đă không nản chí, tiếp tục chí hướng quyết phá tan giặc xâm lăng. Khi ra trận, hai Bà mặc áo giáp vàng, ngồi trên lưng voi, làm cho binh sĩ hăng hái v́ khí thế oai dũng. Hai Bà đánh đuổi quân Tô Định, b́nh định non sông và lên ngôi trị v́ trong khoảng ba năm. Khi quân Mă Viện kéo sang, biết sức ḿnh cầm cự không lại, hai Bà đă chẳng hèn nhát mà hàng giặc, lại chọn cái chết liệt oanh ở ḍng sông Hát. Hai Bà đă không thực hiện câu “sống quê cha, ma quê chồng”, mà đă “làm ma” trên quê hương yêu dấu, quê hương của tất cả mọi người dân. Tấm gương liệt nữ ấy măi măi sáng ngời trong ḷng dân tộc Việt.
Ngày xưa kẻ làm trai biết bao nhiêu người theo nghiệp kiếm cung, vơ tướng không thiếu trong triều đ́nh. Th́ phía nữ giới, chúng ta cũng t́m thấy những vị anh thư can đảm, dơng lược. Đàn ông ra trận, họ cũng ra trận. Đàn ông “hét ra lửa”, họ cũng có phen làm táng đởm quân thù. Nếu nước Pháp có Jeanne d’Arc được truyền tụng đời đời, th́ Việt Nam cũng không thiếu những liệt nữ như thế. Chúng ta ai có thể quên được câu nói oai hùng nầy: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng ḱnh ở biển Đông, quét sạch bờ cơi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm t́ thiếp cho người ta”. Chính Nhụy Kiều tướng quân, tức Bà Triệu, đă hiên ngang nói câu như vậy. Có thể bảo rằng người phụ nữ Việt Nam chân yếu tay mềm, không có tài kinh bang tế thế ư? Lại như một nữ vơ tướng của nước ta mà không ai quên là bà Bùi Thị Xuân. Chồng xông pha chốn tên đạn, Bà cũng ngang dọc nơi chiến trường. Khí thế dũng mănh, Bà đă làm cho quân của Nguyễn Vương hoảng sợ. Để cuối cùng, với con thơ, Bà đă chết một cách đau đớn nhưng oanh liệt vô ngần trước sự trả thù dă man của họ Nguyễn. Rồi Cô Giang, Cô Bắc, những bậc liệt nữ trong phong trào cách mạng chống Pháp, rồi một cô Đỗ Thị Tâm đă nuốt dần chiếc dải yếm, nhận lấy cái chết quằn quại để khỏi tiết lộ cơ mưu và khỏi bị nhục với Pháp. H́nh ảnh hào hùng đó, tấm gương bi tráng oanh liệt đó, muôn đời không nḥa trong quá tŕnh chống giặc Tàu, giặc Tây của dân Việt chúng ta.
Xét xong về phương diện trị nước an dân, mưu t́m hạnh phúc cho giống ṇi, chúng ta bước sang lănh vực rộng răi hơn: đó là việc phụng sự cho nhân loại, cho sự sinh tồn của toàn thế giới. Trong phạm vi khoa học, nếu đă có những Newton, Edison, Einstein, th́ cũng có một Marie Curie mà gương hy sinh đă lừng lẫy. Bà Marie Curie đă cùng chồng làm việc trong hàng chục năm, để cuối cùng t́m được chất Radium, một chất rất độc nhưng lại rất ích lợi cho y học. Khi chồng mất, bà đă làm việc tiếp tục, và đă từ trần trong sự thương tiếc của toàn thể nhân loại. Ngoài ra, trong những pḥng thí nghiệm ngày nay đă có nhiều nữ chuyên viên. Họ cũng nghiên cứu, cũng t́m ṭi và đôi khi họ tỏ ra vượt hẳn nam giới nhờ ở đức tính kiên nhẫn và tỉ mỉ sẵn có của ḿnh.
Xét về địa hạt xă hội, chúng ta nhận thấy công việc thật là trọng đại. Xă hội có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cá nhân. Phụ nữ ngày nay đă tham gia hăng hái vào công việc xă hội, cải tạo nhân sinh. Gương sáng của bà Hellen Keller, người Mỹ, đă gây nên sự xúc động lớn lao cho chúng ta: một phụ nữ bị mù, câm và điếc từ thuở nhỏ mà đă giúp đỡ nhiệt thành cho những người đồng cảnh ngộ để sống một cuộc sống b́nh thường, thật hiếm có ở cơi đời này. Có thể nói họ là những người sinh ra để phụng sự cho nhân loại, cho sự tương thân tương ái giữa người và người. Ở nước ta cũng có rất nhiều Hellen Keller. Đó là những d́ phước sống một cuộc đời lặng lẽ phục vụ cho bệnh nhân ở những trại cùi; là những ni cô nguyện dâng đời cho sự sống vui của các trẻ nhỏ trong cô nhi viện; là những cô giáo sống ở thôn quê hẻo lánh vui với bọn học tṛ thơ dại, ngày đêm bị bom đạn đe dọa; là những nữ y tá xông pha ngoài chiến trận để cứu chữa các thương binh… Kể làm sao cho hết những người phụ nữ giàu ḷng bác ái đó. Họ đă quên hẳn đời sống gia đ́nh, quên hạnh phúc riêng tư để ḥa ḿnh vào cuộc sống của tha nhân, vui buồn với đồng loại.
Trên b́nh diện quân sự, mấy ai không biết đến đoàn nữ binh Do Thái, thật kiêu hùng, chứng tỏ cho thế giới thấy sự kiên quyết của nữ giới nước họ. Trong hiện t́nh của đất nước chúng ta, cũng có những đơn vị nữ quân nhân, những tổ chức nhân dân tự vệ, mà chị em bạn gái cũng đă hăng hái tham gia rất đông. Tinh thần tự giác của chị em đă được nhận thấy rất rơ tại cố đô Huế, nơi mà biến cố Mậu Thân đă tàn phá tan hoang. Ở đó, trong những đoàn ngũ nhân dân tự vệ, chị em đă tỏ ra hăng hái, kỷ luật và anh dũng. Họ sẵn sàng đánh giặc như nam giới, sẵn sàng làm bất cứ cái ǵ để bảo vệ xóm làng. Tinh thần đó không ai là không cảm phục.
Từ chính trị đến xă hội, khoa học, quân sự, người phụ nữ trên thế giới nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng, đă tỏ ra không kém ǵ nam giới. Ngược lại, nam giới cũng có khả năng đảm đương công việc của phụ nữ. Như thế, dù là công việc nào, đối nội hay đối ngoại, văn hay vơ, nam nữ đều làm được như nhau. Thế nhưng tại sao quan niệm “Gái th́ giữ việc trong nhà” vẫn măi măi tồn tại, không những thế lại ăn sâu vào đầu óc của dân ta xưa nay như vậy? Chúng ta sẽ t́m hiểu nguồn gốc của sự phát sinh quan niệm này bằng cách dựa vào phong tục tập quán của dân tộc chúng ta, và sau đó phê b́nh quan niệm ấy.
Sự giáo dục theo Nho giáo kéo dài trên mấy ngàn năm ở nước ta, măi tới khi trào lưu tư tưởng Tây phương tràn vào mới bị đả phá. Trong nhà, ngoài đường, nhất nhất đều theo khuôn phép của Khổng Mạnh. Người phụ nữ Việt Nam, do đó chịu ảnh hưởng của sự giáo dục nghiêm khắc này, luôn luôn theo đúng nề nếp của gia đ́nh.
Khi c̣n ở với cha mẹ, người con gái phải hết ḷng thờ kính cha mẹ, giữ ǵn ư tứ và trau dồi đức hạnh. Ca dao Việt Nam có câu:
Con gái chưa nói đă cười
Chưa đi đă chạy là người vô duyên
để nhắc nhở người con gái phải hết sức thận trọng trong cử chỉ, lời nói. Người con gái không hề biết đến sự việc ǵ bên ngoài đời sống gia đ́nh. Họ chỉ việc lo may vá, thêu thùa, nấu nướng. Công, dung, ngôn, hạnh là tôn chỉ của họ. Một người con gái không đầy đủ tứ đức như vậy sẽ bị chê bai.
Đến một lứa tuổi nào đó, người con gái sẽ xuất giá, có khi họ không biết mặt kẻ chung thân. Thế nhưng dù ghét hay thương, khi đă trở thành người vợ rồi th́ người phụ nữ phải hết ḷng với bổn phận:
Có con th́ khổ v́ con
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng
Người đàn bà phải nuôi con hết sức khổ cực:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ năm canh
Chúng ta có thể nh́n thấy sự nhẫn nại hy sinh đó qua h́nh ảnh của bà Trần Tế Xương:
Quanh năm buôn bán ở ven sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đ̣ đông
Chịu khổ nhọc, chịu vất vả, có khi người đàn bà c̣n chịu sự dằn vặt của mẹ chồng, em chồng và họ hàng nhà chồng nữa. Nhưng bù lại, họ được nghe những lời ca tụng của con cái họ, của người đời:
Lên non mới biết non cao
Có con mới biết công lao mẹ hiền
Hay:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau
Một đời người phụ nữ chỉ biết tận tụy hy sinh cho chồng con như thế, cho nên:
Vắng đàn ông quạnh nhà,
Vắng đàn bà quạnh bếp
Chúng ta thử tưởng tượng nếu trong gia đ́nh thiếu hẳn bàn tay người mẹ th́ sẽ ra sao? Hẳn là hạnh phúc sẽ không trọn vẹn như trong gia đ́nh có sự bảo bọc thương yêu của người phụ nữ. Nếp sống này đă ăn sâu vào tâm hồn của người Việt Nam từ muôn đời, và đă thể hiện qua ca dao, tục ngữ, tŕnh bày một cách trung thực đời sống dân tộc:
Gái th́ giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa
Để t́m một giá trị đúng mức cho quan niệm “Gái th́ giữ việc trong nhà”, chúng ta hăy cùng nhau phân tích những ưu và khuyết điểm của quan niệm trên, hầu ứng dụng thế nào cho thích hợp với cuộc sống hiện tại và để khỏi mai một tài năng của ḿnh.
Quan niệm người phụ nữ chỉ biết việc trong nhà, đối với chúng ta ngày nay, đă trở thành quá thiển cận và khe khắt. Bởi lẽ, qua những thí dụ đă kể trên, không ai phủ nhận được khả năng của người phụ nữ trong mọi địa hạt: chính trị, quân sự, xă hội, khoa học… Ngoài ra người phụ nữ cũng có thể giúp đỡ khích lệ nam giới làm những công việc nặng nề khó khăn. Nhà bác học Alfred Nobel đă hăng hái lo cho nền ḥa b́nh của nhân loại, nhưng đồng thời đó cũng là nhờ ở sự cộng tác và tài thuyết phục của bà Nam tước Suttner. Vậy há chẳng phải “nhi nữ tạo anh hùng” hay sao? Công việc nào cũng thế, nếu trai gái cùng chung sức để thi hành th́ sự thành công sẽ dễ dàng thu đạt hơn.
Quan niệm g̣ bó người phụ nữ trong gia đ́nh đă khiến người phụ nữ không dám mơ ước cao xa, không dám nghĩ đến việc bên ngoài, sợ vượt ra khỏi khuôn khổ lễ giáo. Như thế người phụ nữ sẽ bị mai một tài năng sẵn có của ḿnh và sẽ sống cuộc đời âm thầm như con ốc sống trong cái vỏ của ḿnh.
Quan niệm “Gái th́ giữ việc trong nhà” tuy ngày nay không c̣n hợp thời nữa, hay đúng hơn, không phải là khuôn khổ bắt buộc người đàn bà phải theo, nhưng không ai có thể phủ nhận được giá trị luân lư và đạo đức sâu xa của nó.
Người phụ nữ nếu bác bỏ quan niệm này, để chỉ lo việc bên ngoài mà không hề biết đến việc nhà th́ thật tai hại. Chúng ta biết rằng người phụ nữ đă sẵn có tài nội trợ. Sự khéo léo dịu dàng cùng đức tính chịu thương chịu khó của người phụ nữ, không một người đàn ông nào có thể vượt qua. Cho dù có, th́ đấy cũng là do sự luyện tập mà thôi, c̣n phần đông nam giới không có được tài năng bẩm sinh đó. Người đàn bà được trời phú cho nhiều đức tính: nhẫn nại, hy sinh, chịu cực khổ mà không hề than van. Những đức tính này chúng ta dễ t́m thấy ở người phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam có thể gọi là chậm tiến hơn phụ nữ ở các nước khác, điều đáng buồn này không ai có thể phủ nhận, nhưng phụ nữ Việt Nam có những đức tính mà phụ nữ nước khác không có hoặc khó t́m thấy. Ḷng hy sinh, tính nhẫn nại của phụ nữ Việt Nam đáng là bài học cho mọi người. Như thế làm sao người phụ nữ có thể chối bỏ nhiệm vụ thiêng liêng của ḿnh, đó là thiên chức của bậc nội tướng? Trong gia đ́nh, người phụ nữ sẽ là bóng mát cho con cái nương dựa, là ḍng suối làm dịu ḷng người chồng, là khí trời cần thiết cho mọi người sống. Nếu người mẹ không để ư săn sóc con, chúng sẽ dễ hư hỏng, và vô t́nh, người phụ nữ đă tạo cho xă hội những mầm mống bất măn, xấu xa, nổi loạn.
Chúng ta phải công nhận rằng: nam giới được sinh ra đă có bản chất vững mạnh, đă có khuynh hướng hoạt động. Nhưng nếu để cho người đàn ông phải gánh vác việc trong nhà thay cho người phụ nữ, và trong khi đó người phụ nữ với đầy đủ đức tính khéo léo dịu dàng lại bỏ quên phận sự nội trợ của ḿnh th́ thật là trái với lẽ tự nhiên.
Tóm lại chúng ta thấy rằng: nam giới có thể làm công việc của nữ giới và ngược lại. Nhưng không v́ thế mà người phụ nữ xao lăng vai tṛ trọng yếu của ḿnh trong gia đ́nh, đó là trách nhiệm của bậc nội tướng. Không ai có thể thay thế bàn tay hiền dịu của người phụ nữ để đảm đương mọi việc trong nhà. Do đó quan niệm “Gái th́ giữ việc trong nhà” thật sự vẫn c̣n phần nào giá trị.
Người phụ nữ chúng ta không thể quên rằng ḿnh là bóng râm che chở cho đàn con, là nguồn vui tươi mát của gia đ́nh, đó chính là thiên chức cao quư làm vợ, làm mẹ của chúng ta. Nền tảng của xă hội là gia đ́nh. Người phụ nữ phải cố gắng bảo vệ cho thành tŕ gia đ́nh đó vững mạnh, để có thể xây dựng quốc gia, cải tạo xă hội. Chính lúc giáo dục, chăm nom con cái, lo lắng việc trong nhà, là lúc chúng ta đă giúp ích cho xă hội nhiều nhất. Công việc gia đ́nh và xă hội phải đi đôi với nhau. Người phụ nữ nếu lo toàn được như thế sẽ không hổ danh là con cháu của Trưng Vương, của Triệu Trinh Nương vậy.
.
Nguyễn Thị Mỹ Thanh
(Lớp Đệ Nhất trường Nữ Trung Học Gia Long- Sài G̣n)
( chị Camli Nguyễn Thị Mỹ Thanh cũng là cây bút thường trực của các truyện Tuổi Hoa )
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 09-21-2024
Reputation: 579930


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 24,778
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	VBFnhin-lai-nen-giao-duc-vnch.jpg
Views:	0
Size:	100.0 KB
ID:	2430198
Gibbs_is_offline
Thanks: 27,106
Thanked 17,158 Times in 7,484 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 685 Post(s)
Rep Power: 71 Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
The Following 5 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
canh95037 (09-22-2024), Gibbs (09-22-2024), lethiminh (09-21-2024), mrhtran1 (09-21-2024), rmho (09-21-2024)
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:00.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06432 seconds with 14 queries