Về Việt Nam cưới vợ, bài học chưa thuộc
Saturday, June 11, 2011 2:12:11 PM
Tạp ghi Huy Phương
Theo báo chí trong nước, ngày 24 tháng 5 năm 2011, tại Trà Vinh, Việt kiều Luân Quyền Đạt 46 tuổi, đă nổi cơn điên dại và được đưa vào bệnh viện tâm thần ở Biên Ḥa, lư do là ông về việt Nam cưới vợ, và bị gia đ́nh vợ đưa vào bẫy lừa để lấy số tiền trên 20,000 Mỹ kim.
Ảnh Minh Hoạ
Chuyện ông Việt kiều này bị lừa như thế nào, báo chí bên nhà không nói rơ, nhưng cũng chẳng ai nghe chuyện này mà ngạc nhiên. Về Việt Nam lấy vợ là chuyện dài, là những bài học đắt giá nhưng lại là những bài học rất khó thuộc. Khó thuộc là v́ những bài học này không giống nhau và những người đàn ông ở xứ văn minh, tử tế này thường lấy cái tâm địa ngay thẳng hiền lành để về kết hôn với những người đàn bà lớn lên trong một xă hội, đất nước đă tha hóa, những con người đă đổi thay từ gốc rễ mà lối hành xử của họ khó có thể lường được, nó đă vượt qua ranh giới của đạo đức, luân lư, và ḷng chân thật của một con người b́nh thường.
Tôi có một người cháu họ là một người thợ máy sửa xe hơi, 40 tuổi, ở Mỹ trên 20 năm, đă ly dị vợ, có dịp về Việt Nam, được người quen giới thiệu với một gia đ́nh có cô con gái mới 18 tuổi. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, anh chàng đă ngây ngất v́ nhan sắc của cô này, nhất là sự trẻ trung hiếm có, mà ở Mỹ, với địa vị của anh, nằm mơ cũng không thấy. Tuy tuổi tác hai bên có đôi chút chênh lệch, nhưng một bên th́ có vợ trẻ, một bên th́ được lấy chồng Việt kiều, được sang Mỹ, nên một lễ hỏi được cấp tốc cử hành và anh chàng lên đường về Mỹ với tấm ḷng thơ thới, hân hoan, đợi ngày có visa để “rước nàng về dinh”.
Tuần trăng mật qua mau, và để cho vợ dễ ḥa nhập với đời sống mới, anh chàng sắp xếp cho vợ đi học ESL. Chính trong những ngày này, cô vợ đă thường xuyên liên lạc với một nhân vật giấu mặt nào đó bên kia đường dây điện thoại, để cho đến một ngày kia “cánh hồng bay bổng tuyệt vời, đă ṃn con mắt phương trời đăm đăm”, nàng ra đi, không một lời từ giă và không để lại một dấu vết nào.
Ba năm sau, cơn hận t́nh nguôi ngoai, chàng nghĩ là đă nhầm lẫn v́ đă lấy một cô vợ c̣n quá trẻ, nên lần này quyết tâm làm lại cuộc đời, đi t́m một cô 22 tuổi. Ba năm sau gặp lại cậu cháu, mới biết rằng số anh chàng Việt kiều này quá hẩm hiu, hai lần cưới vợ Việt Nam th́ hai lần làm ṭ ṿ nuôi nhện, bây giờ chỉ c̣n biết “ngồi khóc tỉ ti”, v́ hai cô vợ chẳng biết đi đường nào!
Nhiều ông bạn già góa hay bỏ vợ, nghĩ ḿnh với sức mạnh của đồng đô la trong tay, có thể hưởng thụ với thời gian cuối đời cho bơ những ngày gian khổ, tù đày hay bị vật vă bởi gông cùm hôn nhân, đă về Việt Nam cưới những cô vợ trẻ hơn ḿnh bốn, năm mươi tuổi, để con cháu xa lánh, người đời cười chê (hay ganh ghét mà đàm tiếu!) Nhưng những cuộc hôn nhân này thường sớm găy đổ, v́ bạn tôi th́ sức tàn lực kiệt, đồng đô la giới hạn, cô em th́ chỉ mượn đường ra đi, tương lai phơi phới trước mặt.
Trước năm 1990, chỉ có những người vượt biển đến Mỹ, phần lớn là phái nam, nên xảy ra t́nh trạng trai thừa gái thiếu. Từ năm 1990 trở về sau, phong trào HO đem nhiều gia đ́nh cựu tù nhân đến Mỹ làm cho t́nh trạng nam nữ trở nên quân b́nh.
Thông thường người ta cho rằng những người đàn ông về Việt Nam lấy vợ thường là “có vấn đề”, v́ khó ḷng kiếm vợ ở Mỹ. Thực tế là ở xứ này, thanh niên không bằng cấp, thu nhập thấp, share pḥng, đi xe cũ “đời năm Dậu” có dễ lấy vợ không? Đàn bà ở Mỹ có chút nhan sắc, có học, nhất là có bằng cấp, có việc làm ổn định thường không chịu kết hôn với người ngang tầm hay thua ḿnh. Cô công nhân lương $10.00 th́ phải có ông chồng lương $16.00, nha sĩ mà kết hôn với kỹ sư chắc khó bền, nữ bác sĩ thực ra khó lập gia đ́nh nếu không gặp bác sĩ. Ở Mỹ, đàn ông được xếp sau cả chó mèo.
Ở Mỹ, đàn bà không lệ thuộc vào chồng chứ đừng nói chịu cảnh chồng chúa vợ tôi, cơm bưng nước rót, chỉ một cái tát tai là đủ cho cảnh sát hụ c̣i đến nhà c̣ng tay. Vợ chồng b́nh đẳng, có nghĩa là chồng thua vợ một bậc. Vậy th́ để khỏi bị khinh rẻ, được chiều chuộng, được ngon ngọt và khỏi mặc cảm về thân phận ḿnh, chỉ có cách là... hiên ngang về Việt Nam lấy vợ.
Đàn ông định cư Mỹ đă lâu quan niệm đàn bà con gái ở bên nhà nhu ḿ, hiền hậu, đảm đang chăm lo việc nhà, không lấn lướt, ăn hiếp chồng như phụ nữ ở Mỹ, cộng với nhan sắc và sự trẻ trung, và món hàng không hề khan hiếm, tha hồ lựa chọn. C̣n chuyện ǵ x ? y ra khi đem vợ về Mỹ là chuyện khác.
Người Việt kiều Mỹ về lấy vợ Việt Nam, trong câu chuyện này xin tạm gọi anh là Mike Nguyễn, một người có địa vị xă hội, học vấn, tài sản trung b́nh. Anh có vợ và một con, có một dịch vụ làm ăn tạm đủ sống và anh cũng tự cho ḿnh làm đầy đủ bổn phận với gia đ́nh, không hề lăng nhăng, trăng hoa với ai. Anh chỉ có một nỗi khổ vợ chồng “khắc khẩu”, chỉ nói chuyện ba câu là đă căi nhau như chó với mèo. Anh chồng nói đen th́ vợ nói trắng, chồng nói có th́ vợ nói không. Kẻ thù gây chuyện trong gia đ́nh chính là cái máy truyền h́nh và con chó chihuahua, v́ những lúc ở nhà th́ bà vợ mê phim bộ, hết Hồng Kong đến Đại Hàn và chăm sóc con chó nhỏ hơn là bày tỏ một cử chỉ dịu dàng với anh.
Buồn chán, anh chàng đi Việt Nam một chuyến, thăm mồ mả ông bà và du lịch vài nơi. Tại đây anh gặp cô gái bạn của người em ngày xưa làm người hướng dẫn và họ đă có những ngày thân mật bên nhau. Một bên là người có gia đ́nh rồi nhưng thiếu hạnh phúc. Một bên độc thân và gợi ư, ao ước có được một tấm chồng “lư tưởng” như anh. Trong khi vợ anh nói những lời nặng nề, ngang bướng, th́ mỗi lần điện thoại về Việt Nam, anh được nghe những lời dịu ngọt: “Dạ! Em nghe anh đây!” với bao nhiêu lời âu yếm hứa hẹn, tưởng như không thể sống không có nhau. Về lại Mỹ, trong một cơn căi vă kịch liệt, bị những lời nói khinh miệt, anh chàng tự ái “ta cũng đàn ông”, “không có vợ này th́ có vợ khác”, giao nhà cửa, con cái cho vợ để về quê... cưới vợ.
Mike Nguyễn đi Việt Nam, tổ chức cưới vợ rồi chờ đợi trong hạnh phúc. Nhưng chỉ sau 8 tháng khi đem cô này qua Mỹ, Mike Nguyễn đă biết cô ta chẳng yêu ḿnh, chỉ mượn đường ra khỏi nước. Cô có công ăn việc làm nhưng thu vén gửi về cho gia đ́nh và ra điều kiện phải nuôi cô trọn đời v́ anh đă về Việt Nam cưới cô sang đây. Thất vọng, chán ngán và muốn ly dị, Mike Nguyễn được cô vợ mới đưa hai điều kiện: - mua xe, bảo hiểm và thuê người dạy lái xe cho cô, hoặc là phải, - giữ nguyên t́nh trạng này (sống riêng) trong hai năm, mới cho ly dị (để chờ thẻ xanh?).
Bỏ của chạy lấy người, Mike chấp nhận điều kiện thứ nhất, nhưng chỉ trong ṿng hai tuần sau, khi đưa đơn ly dị, được sự cố vấn của ai đó, cô vợ tố cáo với cảnh sát là bị bạo hành và bị hiếp dâm. Lên xuống ṭa án, cảnh sát, lo sợ, điên đầu theo vụ án, từ một thanh niên có sự nghiệp, năng nổ làm việc, thương yêu vợ con, thanh niên trong câu chuyện này trở thành một kẻ không nhà, bỏ công việc và phải rời đi tiểu bang khác.
Đau khổ, hối hận và nghĩ ḿnh có lỗi với vợ, nhất là với đứa con trai duy nhất c̣n nhỏ tuổi, anh trở về xin tha thứ, nhưng bát nước đă đổ đi không vớt lại được. Tiền bạc đă cạn, danh dự cũng không c̣n, tương lai th́ đen tối. Hiện nay người đàn bà Việt Nam không c̣n là người đàn bà ngày hai ba mươi năm về trước, ngày mà chúng ta phải bỏ nước ra đi. Họ lớn lên trong một xă hội gian trá, lọc lừa, sống chỉ biết đồng tiền, chua như trái cam trồng ở Giang Bắc. Hăy cứ nh́n các quan chức hay những đứa trẻ lớn lên trong xă hội ấy th́ biết.
Mike Nguyễn đă nhờ một chương tŕnh truyền h́nh để đưa câu chuyện của ḿnh lên, hy vọng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai, già hay trẻ đang hăm hở về Việt Nam... cưới vợ và đặt nhan đề cho câu chuyện là “Ai ngu hơn tôi?”
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Ḥa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc. Anh Luân Quyền Đạt mất một số tiền, đă hóa điên, nhưng c̣n may mắn hơn anh chàng Mike Nguyễn trong chuyện này, v́ chưa đưa người vợ mới cưới sang Mỹ, để rồi như một lời hát của Lam Phương: “Anh đă lầm đưa em sang đây!”
Theo Tạp ghi Huy Phương