Số heo bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi đă lên tới hơn 3,3 triệu con.
Xác lợn chết ở khu vực giáp ranh giữa xă Tân Hoa và Biển Động, Lục Ngạn, Bắc Giang, tháng 5/2019. (Ành: FB Tin nóng Bắc Giang)
Sáng nay (11/7), Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục triển khai giải pháp pḥng chống, ngăn chặn dịch tả heo châu Phi.
Bộ NN&PTNT cho biết đến nay dịch tả heo đă lây lan ra 62 tỉnh, thành phố với tổng số heo phải tiêu hủy là hơn 3,3 triệu con. Trong đó, có 116 xă thuộc 73 huyện của 23 tỉnh có dịch bệnh đă qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh heo bệnh.
“Chỉ c̣n 1 tỉnh duy nhất mà dịch tả heo châu Phi chưa xâm nhập đến, đó là tỉnh Ninh Thuận. Toàn bộ ngân sách dự trữ hiện không đáp ứng được một phần thiệt hại trong khi diễn biến dịch bệnh vẫn chưa dừng lại” – ông Nguyễn Xuân Cường nói và cho biết thêm chưa có loại dịch nào lại gây ra tác hại lớn, quá tŕnh ứng phó khó khăn vất vả như dịch tả heo châu Phi.
Bộ trưởng Cường cho rằng để đảm bảo thiệt hại nhỏ nhất, nhóm giải pháp thời gian tới đó là biện pháp an toàn sinh học ở mức độ cao nhất kể cả hai nhóm hộ, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và nhóm hộ trang trại chăn nuôi lớn.
“Thực tiễn đă chứng minh cứ làm an toàn sinh học tốt th́ bệnh dịch khó có thể thâm nhập vào đàn lợn, tổng số đàn lợn chết vừa qua chủ yếu là các hộ nhỏ lẻ nơi khó áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, c̣n những hộ lớn vẫn giữ nguyên được.
Do đó, nếu làm tốt an toàn sinh học ở tất cả từng khâu từng công đoạn th́ chúng ta sẽ chủ động ngăn chặn được dịch bệnh này. Đồng thời, thúc đẩy các biện pháp khác như nghiên cứu vacxin, bước đầu cũng có kết quả. Ngoài ra, ứng dụng các chế phẩm khác phối hợp với giải pháp an toàn sinh học làm hiệu quả hơn trong công tác pḥng dịch” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay.
Cũng tại hội nghị, đại diện tỉnh Hưng Yên cho biết tỉnh này chỉ có hơn 160 tỷ kinh phí dự pḥng, trong khi thiệt hại từ dịch tả heo châu Phi đă lên tới 600 tỷ đồng khiến tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Phía tỉnh Quảng Ninh cho rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ tập trung. Việc chôn lấp heo bệnh cũng cần phải kiểm tra lại để tránh t́nh trạng gieo rắc dịch.
C̣n đại diện tỉnh Nam Định đề nghị Bộ cần có hướng dẫn về chuyển đổi chăn nuôi hữu cơ. Sau đợt dịch này cần điều chỉnh lại chính sách hỗ trợ theo hướng chỉ hỗ trợ cho những hộ chăn nuôi an toàn sinh học, không hỗ trợ cho những hộ chăn nuôi không kiểm soát khi dịch bệnh xảy ra.