Người phụ nữ (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) cách đây một tháng xuất hiện nốt phồng nhỏ trong ḷng bàn tay, có điều trị tại một cơ sở y tế nhưng không thuyên giảm.
Sau đó vết thương trên bàn tay sưng, đỏ, đau nhức dữ dội và lan rộng dần lên đến cổ tay. Nhận thấy cơn đau không thuyên giảm và có dấu hiệu nặng hơn nên chị đă quyết định đến khám tại Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long.
Ngày 4.11, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thanh Tùng (chuyên khoa Chấn thương chỉnh h́nh - Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long) cho biết, bệnh nhân đến khám trong t́nh trạng tỉnh táo, vết thương cổ bàn tay trái rỉ nhiều dịch đục, sưng tấy đỏ lan đến cổ bàn tay. Qua khai thác thông tin tiền sử ghi nhận bệnh nhân bị đái tháo đường loại 2.
Bàn tay bệnh nhân sau khi được cắt lọc mô hoại tử và ghép da
ẢNH: BSCC
Các bác sĩ tiến hành hội chẩn liên khoa, nhận định đây là trường hợp nhiễm trùng nặng ở bàn tay, có nguy cơ nhiễm trùng huyết, cần sử dụng kháng sinh mạnh, theo dơi sát t́nh trạng bệnh nhân. Đồng thời giải thích, tư vấn kỹ lưỡng cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân về kế hoạch điều trị, tiến hành phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử và sau đó sẽ ghép da.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được đưa về khoa để theo dơi, chăm sóc thay băng vết thương hằng ngày. T́nh trạng da ghép đă sống tốt và bệnh nhân được xuất viện về với gia đ́nh.
Bác sĩ Thanh Tùng cho biết, nhiều trường hợp từ một vết thương rất nhỏ nhưng không được xử trí ban đầu tốt nên bị nhiễm trùng. Đặc biệt với viêm mô tế bào là t́nh trạng nhiễm trùng cấp tính ở da và mô mềm dưới da do vi khuẩn xâm nhập. Viêm mô tế bào có biểu hiện đặc trưng là một vùng da bị sưng, nóng, đỏ và đau, có thể xuất hiện mụn mủ. Nếu chậm trễ xử lư, viêm mô tế bào có thể lan rộng và gây ra biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết.
"Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ các vết thương, mọi người nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được đánh giá và xử lư vết thương đúng cách, đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền kèm theo", bác sĩ khuyến cáo.
VietBFsưu tập