Bất chấp việc tỷ phú Elon Musk khai trương thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh “Starlink” trong khuôn khổ Diễn đàn Nước thế giới tại Bali từ ngày 18-25/5 nhưng Indonesia vẫn chưa chắc chắn về bất cứ khoản đầu tư cụ thể nào trong lĩnh vực xe điện từ Tesla.
Chính phủ Indonesia nhiều lần thuyết phục Tesla của tỷ phú Elon Musk đầu tư vào Indonesia trong vài năm qua. Bất chấp việc Tỷ phú này khai trương thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh “Starlink” trong khuôn khổ Diễn đàn Nước thế giới tại Bali từ ngày 18-25/5 nhưng Indonesia vẫn chưa chắc chắn về bất cứ khoản đầu tư cụ thể nào trong lĩnh vực xe điện từ Tesla.
Xe điện Tesla hiện có mặt tại Indonesia nhưng việc phân phối được thực hiện bởi các nhà nhập khẩu nói chung. Cho đến thời điểm hiện tại, Tesla vẫn chưa có đại diện chính thức cho hoạt động kinh doanh bán xe điện tại Indonesia.
Cho đến nay, chính phủ Indonesia được cho là vẫn chưa thành công trong việc thu hút sự quan tâm đầu tư của tỷ phú Elon Musk, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện và pin. Hoạt động vận động hành lang này được thúc đẩy bởi thực tế là Indonesia có trữ lượng niken lớn nhất thế giới, đây là một trong những nguyên liệu thô chính cho pin ô tô điện. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đă đến thăm trụ sở SpaceX tại Mỹ vào năm 2022. Khi đó, tỷ phú Elon Musk nhận định Indonesia có tiềm năng rất lớn và ông dự định hợp tác tại Indonesia.Các cuộc vận động đă được Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan nỗ lực thực hiện tại các sự kiện Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 10 diễn ra tại Bali từ ngày 18-25/5.
Tuy nhiên phát biểu sau cuộc gặp tỷ phú Elon Musk tại Diễn đàn Nước thế giới (WWF) lần thứ 10 ở Bali, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết, tỷ phú Elon Musk nhận định thị trường xe điện đang bị chậm lại và chờ đợi sự ổn định. Nguồn cung ô tô điện ở Trung Quốc, thị trường lớn nhất thế giới, đang dư thừa. Tesla cũng đang phải đối mặt với thách thức cạnh tranh giá rẻ ở ô tô điện của Trung Quốc.
Ngoài ra, các nhà máy Tesla ở Mexico và Đức đang tiến hành cắt giảm sản lượng, được cho là có tính đến điều kiện thị trường thế giới. Do đó tỷ phú Elon Musk vẫn đang chờ thời gian để cân nhắc đầu tư vào bất cứ đâu. Bộ trưởng Indonesia cũng không xác nhận khi nào khoản đầu tư của Tesla vào Indonesia sẽ được thực hiện, nhưng ông cho rằng thị trường Indonesia vẫn là lựa chọn thay thế tốt cho Tesla.
Tỷ phú Elon Musk- doanh nhân lănh đạo nhiều công ty, bao gồm cả lĩnh vực vũ trụ SpaceX, mạng xă hội X và xe điện Tesla cũng bày tỏ thực sự quan tâm đầu tư vào Indonesia nhưng ông không nêu rơ khoản đầu tư sẽ được thực hiện thông qua công ty nào.
Thị trường Việt Nam hay các nước láng giềng?
Báo chí và các chuyên gia Indonesia cũng có những phân tích về nguyên nhân thực sự khiến Indonesia hiện đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư Tesla.
Nhà phân tích cấp cao Ronny P Sasmita của Viện hành động kinh tế và chiến lược Indonesia (ISEAI) cho rằng, hệ sinh thái đầu tư của Indonesia thực sự không toàn diện như Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí cả nước láng giềng Malaysia. Lợi thế về niken chắc chắn không thể ngay lập tức dễ dàng thu hút các nhà đầu tư vào xe điện. Chuyên gia Sasmita nêu một số lư do khiến Tesla chưa đầu tư vào Indonesia.
Đầu tiên, liên quan đến vị trí của Indonesia trên bản đồ chuỗi cung ứng toàn cầu ít mang tính chiến lược hơn. V́ vậy, nhu cầu của các nhà sản xuất xe điện đối với nguyên liệu thô và các vật liệu bán thành phẩm khác ngoài niken vẫn phải nhập khẩu, bao gồm cả vi mạch và nhiều thứ khác.
Thứ hai, nguồn nhân lực (HR) có chất lượng vẫn c̣n thấp. Do đó, Tesla cần đầu tư bổ sung lớn để cung cấp nguồn nhân lực cần thiết.
Thứ ba, sự phát triển của thị trường xe điện hạng cao cấp như Tesla ở Indonesia rất chậm v́ giá vẫn được coi là quá đắt. Xây dựng nhà máy sản xuất xe điện Tesla ở Indonesia vẫn không phải là một hoạt động kinh doanh "khả thi" v́ thị trường vẫn c̣n rất hạn chế. Thị trường này cũng bị thống trị bởi các nhà sản xuất Hàn Quốc và Trung Quốc, với giá cả thân thiện hơn nhiều so với Tesla.
Thứ tư, Tesla coi hoạt động khai thác niken ở Indonesia vẫn chưa thân thiện với môi trường.
Thứ năm, chuỗi cung ứng niken của Indonesia cũng sẽ bị tác động liên quan đến những căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn đang tiếp diễn.
Giám đốc điều hành Trung tâm Cải cách Kinh tế (CORE) Indonesia Mohammad Faisal cũng nhận định, một trong những điều cần cân nhắc đối với một thực thể kinh doanh công nghệ muốn đầu tư vốn vào một quốc gia là năng lực của hệ sinh thái của quốc gia đó.Theo ông Mohamad Faisal, trên thực tế, ngày càng có nhiều công ty công nghệ cao quan tâm đầu tư vào các nước này v́ hệ sinh thái ở quốc gia đó được chuẩn bị tốt hơn. Mặc dù giá nhân công ở Indonesia rẻ hơn nhưng các nước láng giềng được coi là có hệ sinh thái sẵn sàng, cần thiết hơn để ngành công nghệ có thể hoạt động. V́ vậy, đây là điều Indonesia cần phải có chiến lược toàn diện và lâu dài hơn mặc dù để xây dựng hệ sinh thái này có thể kéo dài hàng chục năm. Nếu có tư duy chỉ xây dựng trong 2-3 năm sẽ khó làm chủ một ngành công nghệ hay thu hút đầu tư vào công nghệ.
Chuyên gia Faisal cũng tiết lộ lư do Indonesia thực sự muốn các công ty công nghệ cao như Tesla và Apple đầu tư vốn vào nước này.
Theo ông, khả năng phát triển ngành công nghệ của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của quốc gia đó. Điều này có thể cải thiện vị thế của Indonesia trong chuỗi cung ứng thế giới, không chỉ với tư cách là nhà cung cấp nguyên liệu thô hàng hóa mà c̣n các ngành công nghiệp có giá trị cao, như ngành công nghệ cao. Bằng cách khuyến khích ngành công nghiệp cao sẽ thu hút đầu tư và tạo ra chuỗi cung ứng trong nước, mang lại giá trị gia tăng cho tăng trưởng kinh tế của Indonesia.
|