Nói tới chợ nổi trên sông, người ta nhớ tới những chợ nổi ở miền Tây mà ít ai biết chợ nổi cũng đă hiện diện tại Sài G̣n hàng chục năm nay.
Chợ lộ thiên trên đường Trần Xuân Soạn. (H́nh: Nguyễn Đạt/Người Việt)
Chợ nổi mang tên Trần Văn Kiểu, là nhóm thuyền bè họp chợ ở nơi giao nhau giữa kênh Tàu Hũ và kênh Bến Nghé.
Chợ nổi xa hơn, ở ngoại thành, là nhóm thuyền bè họp chợ trên ḍng kênh đi ngang cửa ngơ thành phố, hướng B́nh Chánh đi các tỉnh miền Tây.
Chợ nổi chúng tôi nói tới ở đây, là chợ nổi trên ḍng kênh Tẻ; ḍng kênh chạy song song đường Trần Xuân Soạn, quận 7, Sài G̣n.
Đây hiển nhiên là chợ nổi đặc biệt nhất, sầm uất hơn cả so với 2 chợ nổi nói ở trên; rất thuận tiện cho bà con thành phố mua được những trái cây tươi ngon, đặc sản của “miệt vườn” miền Tây.
Quận 7 chỉ cách quận 4, quận 1, quận 5 có một ḍng kênh. Cầu Tân Thuận, cầu kênh Tẻ, cầu Nguyễn Văn Cừ... nối liền các quận ở bờ bên kia; sang quận 7, quận 8, ở bờ bên này của ḍng kênh.
Qua cầu Tân Thuận, ṿng theo lối xe cộ giao thông; ngoặt lại nơi đầu cầu Tân Thuận ở quận 7, là gặp những sạp hàng quay mặt ra đường Trần Xuân Soạn; phía sau lưng các sạp hàng, thuyền bè đậu san sát: đủ loại trái cây của những nhà vườn ở Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang... chất đầy ḷng thuyền bè, chuyên chở từ những nơi đó.
Chúng tôi thường sang quận 7; có khi sáng sớm, có khi chiều tối. Đường Trần Xuân Soạn rất dài, khoảng 6-7 cây số, bao gồm hai phường Tân Thuận Tây và Tân Kiểng; có nhiều đoạn vỉa hè khá rộng răi, lát xi-măng sạch sẽ; nhiều hàng cà phê giải khát bày bán trên vỉa hè.
Ngồi uống cà phê đón gió mát từ ḍng kênh Tẻ; ngắm những thuyền bè từ miệt vườn chở trái cây lên bán. Nhiều con thuyền lớn, là “căn nhà di động” của cả gia đ́nh; chiều chiều, họ thư thả dùng bữa trên sàn phía đầu thuyền; bên cạnh những đứa trẻ đă ăn xong, cởi trần đứng hóng gió mát bên cạnh con chó thân thuộc vẫy đuôi ríu rít...
Anh Ba Bến Tre cùng ngồi uống cà phê, cho chúng tôi biết: “Tụi tui bán dừa ở đây đă hai năm... Dừa tụi tui bán hiện nay với giá 8-9 ngàn đồng/trái, rẻ hơn một phần ba so với giá người ta bán trên đường phố Sài G̣n. C̣n so với giá dừa bán ở các chợ, các siêu thị tại thành phố, giá dừa của tụi tui chỉ bằng phân nửa...”
Với giá bán như vậy, anh Ba Bến Tre đắt hàng là phải; v́ dừa của anh Ba Bến Tre là từ vườn nhà hái xuống đem bán trực tiếp.
Bến Tre vốn nổi tiếng là xứ dừa từ bao đời nay. Nhưng bán quá rẻ như vậy sao có lời? Anh Ba Bến Tre vui vẻ nói: “Tụi tui có lời chớ! Bị bán lẻ bán trực tiếp phải được hơn giá bán sỉ! Có cái chợ nổi này cũng đỡ cho tụi tui nhiều lắm; hồi trước tụi tui dong thuyền bán lẻ dọc bờ sông, đâu có bằng đậu bán cố định ở một chỗ, như họp chợ nổi tại đây... Tui ngồi uống cà phê, người đi đường dừng xe lợi, kêu bán mấy trái dừa; tui đặt ly cà phe xuống, leo lên thuyền lấy dừa cho khách, khỏe re!”
Không xa chỗ chúng tôi uống cà phê, chị Năm Vĩnh Long sắp những nải chuối từ dưới thuyền mang lên. Nh́n sạp hàng lộ thiên bày san sát đều đặn những nải chuối sắc vàng óng ả, sắc xanh trầm dịu dưới nắng chiều, thấy đẹp như bức tranh tĩnh vật.
Hỏi sao chị không bán trong khu sạp có lều có mái che, ở phía dưới của đầu cầu Tân Thuận, chị Năm Vĩnh Long cười nói nhỏ nhẹ: “Tui biết chớ, bán ngoài này được cái thoáng mát; ngặt khi mưa gió th́ cũng cực khổ lắm. Nhưng mà trong đó số sạp hàng có hạn đó đâu c̣n chỗ nữa. Những sạp hàng đó thành h́nh cố định từ lâu rồi; tui mới bán ở đây chưa đầy một năm mà.”
Thuyền bè đậu ở bờ kênh, sau lưng sạp hàng. (H́nh: Nguyễn Đạt/Người Việt)
Người bạn chúng tôi vào khu sạp hàng mua trái mít, hỏi chuyện chị bán hàng. Chị ở Cai Lậy lên bán ở đây từ nhiều năm rồi; mít Cai Lậy được bà con chiếu cố mua về thật đông, khoảng mươi bữa chị bán hết 200 trái. Chị em bán trái cây trong sạp tất nhiên phải đóng thuế cho nhà nước địa phương; nhưng cũng không đến nỗi “sưu cao thuế nặng”, có lẽ v́ khu vực dựng lều sạp này chỉ là băi đất trống bỏ không, đất sỏi lổn ngổn, nằm nép dưới đầu cầu Tân Thuận. Cũng có một số sạp hàng tươm tất, ở chỗ tiếp giáp mặt đường Trần Xuân Soạn.
Bên cạnh hàng mít của chị, là những sạp bày bán chôm chôm, dừa, mận, nhăn, sa kê...; nói chung là những cây trái quanh năm hay theo mùa; lúc nào cũng có, hoặc ở Long An, hoặc ở “miệt vườn” miền Tây Nam bộ.
Khách hàng chiếu cố đông đảo, là những bà con đi tập thể dục mỗi sáng. Tập thể dục, đi bộ xuôi ngược trên con đường Trần Xuân Soạn xong; bà con vào khu lều sạp dưới đầu cầu Tân Thuận, hoặc dừng chân trước những con thuyền đậu ở bờ kênh dọc đường Trần Xuân Soạn, mua trái cây. Cô hàng cà phê cười nói: “Bà con ở đường Trần Xuân Soạn lúc nào cũng có trái cây tươi ngon bực nhứt của miệt vườn!”
Cũng có nhiều tiểu thương ở các chợ, bà con bán trái cây lẻ, tới mua trái cây ở chợ nổi vùng cầu Tân Thuận - đường Trần Xuân Soạn, quận 7 này. Những năm trước đây, họ vẫn phải dùng vận chuyển trái cây bằng xe đ̣, khi thu mua trái cây ở các tỉnh miền Tây; hoặc mua trái cây tại các vựa trái cây lớn; vừa đắt đỏ hơn, vừa không bằng trái cây ở chợ nổi của Sài G̣n.
Nguyễn Đạt/Người Việt