(Nguoiduatin.vn) - Những bi kịch của một thế hệ thanh niên trí thức miền Nam trong giai đoạn chuyển giao lịch sử (1954 – 1975) đầy bức bối tù túng như thể bị cầm tù, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc đă làm nên một diện mạo âm nhạc Việt Nam vô cùng sôi động và đa sắc. Lam Phương là một trong những nhạc sĩ như thế, người nhạc sĩ của niềm đau, thương tích trái tim và một gia tài ca khúc ẩn ḿnh nằm sâu trong “kỷ nguyên bóng tối”.
Trong số tất cả những nhạc sĩ đứng ở trên đỉnh cao danh vọng của Tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên hay Vũ Thành An... có lẽ nhạc sĩ Lam Phương chênh vênh, long đong và lận đận hơn hết thảy. Suốt cuộc đời nhạc sĩ tài hoa này chỉ ngập trong vùng trời thương đau, nước mắt, chia ly và nỗi buồn. Nỗi buồn theo Lam Phương từ lúc ông mới chạm ngơ b́nh minh cuộc đời cho tới khi tựa ngọn đèn leo lắt tắt dần trước gió.
Nhạc sĩ Lam Phương (áo trắng) trong một ngày vui cùng bạn hữu
15 tuổi đă khắc khoải và nặng nợ với duyên phận t́nh yêu
Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đ́nh Phùng, sinh ngày 20/03/1937 tại Rạch Gía Kiên Giang. Nội tổ của ông chính là người Hoa, bỏ xứ lênh đênh sang Việt Nam lập nghiệp. Đời ông nội của ông đă bắt đầu lai ḍng máu Việt và đến bố ông th́ vẻ ngoài chẳng c̣n chút ǵ sót lại của bóng dáng của người gốc Hoa nữa.
Lam Phương sinh trưởng trong một gia đ́nh nghèo khó có sáu anh em, ông là anh cả. Bố đă rời bỏ gia đ́nh theo người đàn bà khác từ khi Lam Phương c̣n rất bé. Thậm chí, ông không nhớ nổi mặt cha v́ lớn lên chỉ biết có mẹ. Cả thời thơ ấu của Lam Phương ch́m ngập trong thiếu thốn, khó khăn và vất vả. Mẹ ông, người đàn bà tảo tần sớm khuya, người nuôi dưỡng cảm xúc, giúp ông viết trọn rất nhiều những ca khúc hay và là người mà mỗi khi Lam Phương nhắc đến đều không thể ngăn được nước mắt tuôn rơi đă một tay chăm lo cho cả đại gia đ́nh. “Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực ḷng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má tôi chỉ cần nói một câu thôi mà tôi đă ráng làm muốn chết luôn”, ông nhớ về má ḿnh trong hồi ức ấm áp bồi hồi.
Mười tuổi, Lam Phương giă từ mái nhà tranh xơ xác nơi vùng quê nghèo, lên Sài G̣n làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi các em. Ông ở trong khu lao động tối tăm, hàng ngày làm thuê, làm mướn tất cả các nghề để có tiền đi học và gửi về cho mẹ. Đây cũng chính là thời điểm Lam Phương phát hiện ḿnh có một đam mê, t́nh yêu mănh liệt và nhạc cảm tuyệt vời. Ông tự mua sách vở chong đèn mày ṃ học nhạc sau giờ đi làm. Rồi được hai nhạc sĩ Hoàng Lan và Lê Thương truyền nghề.
Bút hiệu Lam Phương được ông sử dụng cho sáng tác ca khúc đầu tay Chiều thu ấy (khi ông 15 tuổi) cho tới những nhạc phẩm cuối cùng trong đời. Theo cách lư giải của ông, nó rất giản dị và bắt nguồn từ chính tên thật của ḿnh. Lâm Đ́nh Phùng gần như chỉ lấy họ và tên của ḿnh để ghép thành hai từ: Lam Phương. Chính từ cái tên gợi sự nhẹ nhàng ấy, Tân nhạc Việt Nam có một tên tuổi gắn với 217 nhạc khúc (theo thống kê của Thời báo Canada) với nhiều chủ đề, đồng hành cùng nhiều thăng trầm của dân tộc và thời cuộc.
Nói về ca khúc Chiều thu ấy, Lam Phương coi nó như một hộp âm kỷ niệm suốt đời không thể nào quên. Ít ai có thể tượng tượng một cậu bé 15 tuổi, độ tuổi c̣n đầy mộng mơ, hồn nhiên và rất con trẻ lại có thể khắc khoải và nặng nợ với duyên phận t́nh yêu đến vậy. Một t́nh khúc với lời ca khúc triết, đầy suy tư. Sau đó, nó đă được những ca sỹ nổi tiếng nhất của Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đó thể hiện như Bích Thủy, Túy Hồng. Lúc này, Lam Phương đă có một quyết định- theo ông là liều lĩnh nhất trong cuộc đời thanh niên đó là vay mượn bạn bè khắp nơi được 600 đồng (khi đó rất lớn) để tự in bản nhạc rồi thuê xe lam chở đi giao ở các quầy hàng bán lẻ khắp Sài G̣n. Tuy cũng gỡ gạc được vốn nhưng Chiều thu ấy vẫn chưa phải là cú nổ đột phá để đưa Lam Phương chính thức có một tấm vé bước chân vào thiên đường Tân nhạc.
Nhạc sĩ Lam Phương
Những bản nhạc tựa nửa hồn thương đau
1955, sau ba năm âm thầm và tự ḿnh làm dày kiến thức âm nhạc, Lam Phương mới bắt đầu trở lại và lần này là sự trở lại đầy mạnh mẽ với một sức sáng tạo thần kỳ. Ông tung ra một số ca khúc làm nổ tung các sân khấu dành cho sinh viên, học sinh và nổi đ́nh nổi đám tại khắp các hang cùng ngơ hẻm Sài thành. Kiếp nghèo, Chuyến đ̣ vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Trăng thanh b́nh, Nắng đẹp miền Nam, Khúc ca ngày mưa…lần lượt được háo hức đón nhận và tung hô như một hiện tượng độc đáo trên bầu trời Tân nhạc khi ấy.
Đặc biệt với ca khúc Kiếp nghèo tựa tiếng ḷng Lam Phương mà ngân vang đồng điệu với hàng triệu trái tim sống cảnh túng quẫn, thiếu thốn khi đó “Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh”. Ca khúc này được ông coi như một phiên bản tâm trạng, tham chiếu mọi ngơ ngách sâu kín nhất trong trạng thái cô đơn, bất lực trước đời sống hiện thực của ông khi đó: “Tôi sáng tác Kiếp nghèo trong hoàn cảnh thật. Đó là một đêm mưa rất to, tôi đạp xe đi lang thang trong đêm, đi măi mà không nh́n thấy bất cứ một ngôi nhà nào để chạy vào xin nhờ trú mưa. Lúc đó, tôi thấy ḿnh thật cô đơn, thấy ḿnh bé nhỏ và h́nh như bị đời ruồng rẫy đến vô t́nh. Tôi đi măi cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về Kiếp nghèo, về phận bạc của ḿnh”.
17 tuổi với Kiếp nghèo, Lam Phương thấm thía mọi cay đắng và những cơ cực mà ḿnh và gia đ́nh đang phải chịu đựng. Dường như, đời ông lúc nào cũng nằm sẵn trong ṿng lẩn quẩn tối đen, niềm vui th́ ít mà nỗi buồn th́ nhiều. Nói như Lam Phương nó cũng gần tương tự ngọn đèn khuya thỉnh thoảng lóe lên trong tim rồi lại tắt và mịt mùng trong màn đêm vô tận
Thứ âm nhạc b́nh dân, mộc mạc được viết từ trải nghiệm cá nhân và ḥa vào với bộn bề của không khí thời đại đă trở thành tiếng ca mănh liệt đến với đông đảo trái tim mọi người yêu nhạc. Nhạc của Lam Phương có độ phủ rộng răi, là lời đầu môi của nhiều bạn trẻ theo suốt dọc dài đất nước. Ở đâu, nhất là trong các trường học, người ta cũng cho học sinh, sinh viên hát nhạc Lam Phương. Những bài đồng ca tươi vui, lành mạnh, đầy hào sảng như Nắng đẹp miền Nam hay Khúc ca ngày mưa có thể coi là những sáng tác cởi mở của ông.
Ở giai đoạn đầu trong cuộc đời Lam Phương dù không ít hơi thở bi ai th́ vẫn như một lời tuyên thệ có giá trị về vẻ đẹp quê hương và niềm tin chiến thắng vào một ngày đất nước được toàn vẹn thanh b́nh. Trong dáng h́nh của những ca khúc ngập tràn hơi thở thời đại ấy, người ta vẫn phác họa được chân dung của một kẻ sĩ nh́n đời bằng nửa hồn thương đau, nửa hồn lạc quan, trong sáng
Hồn nhạc là thứ trời cho
Chính cuộc đời đầy bóng tối không có nhiều tia sáng ấy lại trở thành một động lực sống mănh liệt thôi thúc Lam Phương viết nhạc. Giữa lúc phong trào phản chiến, lối sống Hippie và ḍng nghệ thuật hiện sinh phát triển như vũ băo với nhiều tác phẩm đầy ắp tiếng thở than, chỉ toàn một màu tro bụi th́ âm nhạc Lam Phương lại đi trở ngược những nguyên tắc và giá trị đầy khinh bạc cuộc đời ấy. Buồn lượm vào đời từ nhỏ, nhưng nếu nghe kỹ các tác phẩm mà ông viết vẫn thấy một tin yêu, một dấu vết của những khao khát hồi sinh trong đời.
Sau này, nhắc đến kỷ niệm đi học nhạc của ḿnh, Lam Phương vẫn bùi ngùi: “Tôi vẫn không bao giờ quên câu mà ông thầy Lê Thương nói với ḿnh khi buổi đầu tiên bước vào lớp học nhạc: “Anh có thể dạy cho em tất cả kỹ thuật nhưng hồn nhạc thứ trời cho th́ anh không dạy được. Cái này chỉ phụ thuộc vào em” . “Buồn v́ trời mưa hay v́ băo trong tim?”- Câu hát trong nhạc khúc của ông từng được đông đảo thanh niên Sài G̣n trước 1975 yêu thích cũng là một câu hỏi lớn mà suốt đời Lam Phương t́m kiếm nhưng vô vọng. Có lẽ trời đă đày một thiên tài rớt xuống nhân gian, đă khiến một tâm hồn yếu đuối suốt đời phải rơi lệ, thống thiết và nức nở mà chỉ biết gói gọn giăi bày trong những thang âm trầm bổng của cung đàn.
Hương Giang