Trong khi ở Hoa Kỳ chưa dịu đi vụ scandal xung quanh việc Quốc hội cáo buộc gián điệp hai công ty Trung Quốc Huawei và ZTE, th́ đă bùng nổ vụ bê bối mới cũng trên cơ sở này. Ở Mỹ đă bắt giữ công dân Trung Quốc, người có nỗ lực xuất khẩu vật liệu cấm - sợi carbon - cho Không quân Trung Quốc.
Vật liệu này được sử dụng trong ngành công nghiệp quốc pḥng và ngành chế tạo máy bay của Mỹ. Công dân Trung Quốc này đă nói với nhân viên hành pháp mật rằng, vật liệu này là cần thiết để thực hiện chuyến bay thử nghiệm của một máy bay chiến đấu. Trong thời gian chuyển mẫu sợi carbon, người Trung Quốc đă bị bắt giữ. Luật sư của ông tuyên bố, có ai đó ḥng bôi nhọ doanh nhân trung thực. Nếu ṭa án thấy công dân Trung Quốc có tội vi phạm pháp luật Mỹ th́ nhân vật này có thể đối mặt với 20 năm tù.
Không có ǵ bí mật, hiện nay, nạn gián điệp công nghiệp đang lan tràn khắp thế giới. Và Trung Quốc cũng làm như vậy. Sau đây là ư kiến của chuyên viên Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Xă hội: “Rơ ràng tại sao Trung Quốc làm như vậy. Bắc Kinh muốn đi nhanh đuổi kịp các quốc gia tiên tiến và sẵn sàng làm tất cả v́ mục đích đó. Trung Quốc đă sao chép tất cả các mẫu vũ khí của quân đội Nga. Hiện nay, Bắc Kinh chế tạo phiên bản riêng của hệ thống tên lửa pḥng không vác vai "Stinger". Trung Quốc đă sao chép tên lửa có cánh tầm xa X55, hệ thống tên lửa "Topol". Khả năng sao chép của Trung Quốc thật là vô tận. Cần phải hiểu rằng, ở giai đoạn đầu tiên Trung Quốc sao chép, rồi bắt đầu làm phiên bản tốt hơn. Đó là điều mà phương Tây lo ngại nhất”.
Về mặt này có thể hiểu sự quan tâm của Trung Quốc đến các vật liệu mới được sử dụng trong ngành chế tạo máy bay của Mỹ. Ở Trung Quốc, đó là một trong những ưu tiên của khối công nghiệp quân sự. Ngành chế tạo máy bay Trung Quốc được đặt ra mục tiêu không chỉ đuổi kịp Hoa Kỳ, mà c̣n cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực này. Chính v́ thế mà Trung Quốc đang tích cực phát triển chương tŕnh chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5. Tại Thành Đô và Thẩm Dương đang sáng chế chế tạo hai nguyên mẫu của máy bay mới. Hai mẫu này bổ sung cho nhau v́ có thể thực hiện các nhiệm vụ quân sự khác nhau. Chẳng hạn, giới chuyên viên cho rằng, phiên bản máy bay tiêm kích của Thẩm Dương sẽ có thể bố trí trên tàu sân bay.
Các chuyên viên chỉ ra rằng, Trung Quốc đă trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới đang song song thực hiện hai chương tŕnh thiết kế chế tạo máy bay thế hệ 5. Cả Mỹ và Nga không cho phép ḿnh thực hiện hai chương tŕnh quy mô lớn như vậy. C̣n Liên minh châu Âu th́ không dám suy nghĩ về việc tự chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Tuy nhiên, bước đột phá của Không quân Trung Quốc có thể bị tŕ hoăn do vấn đề với động cơ. Nước này không sở hữu toàn bộ dây chuyền công nghệ để tự sản xuất động cơ máy bay cho phi cơ chiến đấu thế hệ 5. Ngay cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư - cơ sở sức mạnh chiến đấu của Không quân Trung Quốc, th́ hầu hết các động cơ phải mua ở Nga. V́ vậy, không loại trừ khả năng, Trung Quốc sẽ phải t́m đến hỗ trợ nước ngoài. Mỹ và EU dứt khoát từ chối không chuyển giao cho Trung Quốc các công nghệ tính năng kép - họ áp dụng lệnh cấm vận. Ngoài ra, Mỹ không muốn bằng bàn tay ḿnh tăng cường vị thế của đối thủ chính trên bầu trời Thái B́nh Dương. Như vậy, không loại trừ rằng, ở Hoa Kỳ sẽ bùng nổ những vụ bê bối gián điệp mới.
Nguồn: TNNN