(Live Science) - Trong khi kiểm tra cá đuổi chửa trong bể cá thí nghiệm tại trường đại học Monash ở Melbourne (Austalia), nghiên cứu sinh Leonardo Guida đă thấy một số cá đuối mẹ đă sinh con và bị thu hút bởi một “vật thể có h́nh thù kỳ quặc, màu sắc nhợt nhạt trong nước”.
Vật thể kỳ quái này là một con cá đuối hai đầu nhưng đă chết khi chào đời. Đây là con cá đuối hai đầu đầu tiên được phát hiện tại Australia là một trong số ít những cá thể dị dạng hai đầu bẩm sinh trên thế giới ở loại cá mập và cá đuổi.
Dị dạng phát sinh khi ống thần kinh (như tủy sống) trong trứng thụ tinh duy nhất được nhân đôi, có thể xảy ra do đột biến gen hoặc do những nguyên nhân khác chưa rơ. Nó cũng có thể xảy ra khi một bào thai bắt đầu phân chia thành hai để h́nh thành cặp song sinh, nhưng bị dừng giữa chừng.
“Nguyên nhân của trường hợp này vẫn chưa rơ, nhưng dường như là do vấn đề phát triển và không phải do biến đổi gen”, nghiên cứu sinh Leonardo Guida cho biết. “Các chất ô nhiễm môi trường có thể gây ra những vấn đề về phát triển. Mặc dù vậy, chúng tôi chưa kiểm tra nguyên nhân này cũng như chưa thể kết luận nguyên nhân cuối cùng”.
Các nhà khoa học đă bắt những cá thể cá đuối phương nam (có tên khoa học là Trygonorrhina dumerilii) bằng tay trong chuyến lặn tại vịnh Swan ở phía nam Melbourne. Đây là khu vực có rất nhiều tàu thuyền qua lại và gần đây mới được nạo vét để mở rộng giao thông đường thủy, gây ô nhiễm đáy biển. Thói quen thường ăn những sinh vật ở tầng đáy của cá đuối có thể là nguyên nhân chúng hấp thụ chất ô nhiễm ở mức độ cao. Tuy nhiên, đây có phải là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng dị dạng hay không vẫn chưa được làm rơ.
Năm 2011, một ngư dân ở vịnh California cũng phát hiện một bào thai cá mập bệnh tạng với một mắt ở giữa mũi trong bụng một con cá mập cái chửa.
Hà Hương - Vietnamnet