Vietbf.com - Thật khó có thể đếm hết các cuốn sách viết về các nữ nhân Trung Quốc, cũng khó có thể thống kê hết các sách viết về Từ Hy Thái hậu (Na Nạp Thị). Năm Quang Tự thứ 24 (tức năm 1908), Từ Hy Thái hậu lâm bệnh nặng và hấp hối. Ngự y bận rộn luôn chân luôn tay, kê những thuốc hồi sức để thái hậu hồi tỉnh: gạo một lượng (3,25 gram), nhân sâm năm phân (2,5 gram), đông mạch năm tiền (8/25 gram), thạch hộc tươi năm tiền, uống với nước ấm. Đây là bài thuốc cuối cùng mà Từ Hy Thái hậu được uống. Sau đó, bà cũng không vượt qua được quy luật của tự nhiên và một canh giờ sau khi uống thuốc th́ về nơi chín suối. Bà cùng với Vơ Tắc Thiên trở thành hai nữ nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Đi giày cao gót, dưỡng da bằng phân chim, ăn 200 món mỗi bữa… là những cách dưỡng sinh, dưỡng nhan khó tin của Từ Hy Thái hậu.
Cầu kỳ từ việc… đi vệ sinh!
Ngay từ khi c̣n trẻ, Từ Hy Thái hậu đă rất quan tâm tới việc dưỡng sinh, dưỡng nhan. Chính v́ vậy những thói quen sinh hoạt thường ngày của bà đều rất tinh tế, cẩn trọng.
Khi mở nắp quan tài của vị Tây Thái hậu này, Tôn Điện Anh và quan quân Quốc dân Đảng đều bị bất ngờ khi thấy thi thể được bảo quản hoàn hảo tới kỳ lạ.
Sở dĩ thi thể con người bị hư thối là do những thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài sau khi hệ tiêu hóa ngừng hoạt động. Tuy nhiên thi thể của Từ Hy không hề có mùi phân hủy, đó chính là nhờ thói quen sinh hoạt cá nhân cẩn trọng của bà khi c̣n sống.
Thời phong kiến không có nhà xí cố định. Thái hậu mỗi lần muốn đi vệ sinh đều phải truyền gọi “quan pḥng” (một loại bồn cầu không cố định).
“Quan pḥng” của Thái hậu được làm từ gỗ bạch đàn thơm, bên ngoài khắc một con thằn lẳn lớn, bốn chân của nó chạm xuống đất và cũng chính là chân đế của bồn cầu.
Miệng thằn lằn mở rộng để ngậm giấy, đuôi cuộn tṛn lại làm tay nắm, bụng thằn lằn chính là đồ đựng, bên trong đặt rất nhiều vụn gỗ thơm sạch sẽ.
Khi Từ Hy đại tiện, tiện vật liền bị vùi lấp vào trong ḍng vụn gỗ đó, bị vụn gỗ đó bọc chặt, v́ thế mà không thể nh́n thấy vật bẩn, đương nhiên cũng sẽ không có mùi hôi thối.
Khi Thái hậu đi vệ sinh, trước và sau đều có rất nhiều thái giám cung nữ lo việc xử lư quan pḥng, thay y phục, rửa tay …
Thái hậu chuộng “giày cao gót”
Khán giả truyền h́nh Việt Nam đă quá quen thuộc với loại giày cao gót này thông qua các bộ phim dă sử như Hoàn Châu cách cách, Công chúa Hoài Ngọc...
Khi Tôn Điện Anh mở nắp quan tài, thấy Từ Hy vẻ mặt vẫn hồng hào như lúc c̣n sống, phía trên đầu có phỉ thúy h́nh lá sen, trên kê miếng ngọc hoa sen.
Đặc biệt, chân của Thái hậu tương đối nhỏ (cỡ giày 38), tuy nhiên lại đi một đôi giày có đế rất cao.
Sinh thời, Từ Hy có niềm yêu thích đặc biệt với “hoa bồn để”. Đây là loại giày đế cao phổ biến trong hậu cung Thanh triều, có phần đế gỗ giống như chậu hoa.
Khác với kiểu giày có dáng đổ dốc của phụ nữ hiện đại, giày đế cao thời Thanh có gót ở chính giữa.
Kiểu giày “hoa bồn để” sẽ không làm bàn chân bị biến dạng. Khi "diện" loại giày này, người phụ nữ buộc phải thẳng lưng, chân bước khoan thai, toàn thân toát lên vẻ phong nhă nhẹ nhàng. Nếu gấp gáp lắm, chỉ có thể đi từng bước ngắn mới giữ được thăng bằng.
Loại giày này được làm bằng gỗ, bên ngoài bao bằng các loại vải thêu tinh xảo. Phía trên mũi giày thường đính đá quư hay bảo thạch.
Phụ nữ Măn Châu thường không có tục bó chân nên mới sử dụng được “Hoa bồn để”. Đối với phụ nữ người Hán có tục bó chân, việc đi giày cao gót thường không phổ biến
Điều này cũng bắt nguồn từ quê hương của người Măn. Ở vùng quan ngoại (Sơn Hải Quan, Gia Cốc Quan), v́ khí hậu quanh núi Trường Bạch tương đối ẩm ướt, nên phụ nữ Măn Châu đă sử dụng giày đế cao như một cách để tránh ướt ống quần.
Sau này, “hoa bồn để” dần trở thành thứ giày dành riêng cho phụ nữ quư tộc. Loại giày này đi lại tương đối bất tiện, nên dần trở nên không phổ biến, tới triều Thanh chỉ c̣n được sử dụng trong hoàng gia.
Bản thân Từ Hy khi vua Văn Tông c̣n tại thế cũng không hay sử dụng loại giày này. Chỉ khi Văn Tông qua đời, Thái hậu làm chủ hoàng cung, Từ Hy mới phổ biến hóa giày cao gót trong triều đ́nh.
Cho tới những năm cuối đời, Từ Hy vẫn sử dụng loại giày này. Trong các bức ảnh chụp cho thấy, “Lăo Phật gia” không chỉ ưa chuộng giày cao gót, mà c̣n sử dụng loại đế rất cao.
Dựa theo tính cách của Từ Hy, việc chuộng giày cao gót rất có thể là do bà muốn tận hưởng cảm giác từ trên cao nh́n xuống soi xét xuống quần thần.
Bí quyết chăm sóc da từ đá quư và phân chim
Thuở thiếu thời, Từ Hy có làn da vô cùng thô ráp. Nhưng sau này, làn da của Thái hậu lại nổi tiếng trắng trẻo, mềm mịn. Thậm chí tới lúc lớn tuổi, bà vẫn sở hữu nước da căng mịn như thiếu nữ đôi mươi.
Để có được làn da như vậy, Từ Hy phải sử dụng cách thức dưỡng da vô cùng cầu kỳ.
Mỗi khi rảnh rỗi, Thái hậu thường dùng các loại bảo ngọc, cẩm thạch h́nh tṛn lăn qua lăn lại trên da mặt. Bà c̣n kết hợp với loại kem dưỡng da đặc biệt làm từ bạch đinh hương, ưng điều bạch, cáp điều bạch.
Thực chất, bạch đinh hương, ưng điều bạch và cáp điều bạch là phân của chim ma tước, chim ưng và chim bồ câu. Từ Hy đă dùng 3 loại phân chim này để tiêu trừ các vết nám hoặc đồi mồi trên da và ngăn ngừa hữu hiệu các nếp nhăn.
Ngoài ra, Từ Hy c̣n dùng một loại phấn do ngự y trong cung đặc chế là hoắc hương phấn, đinh hương phấn… Những thứ phấn này không chỉ có công dụng làm đẹp mà c̣n dưỡng nhan rất tốt.
Từ Hy Thái hậu nổi tiếng v́ sự xa xỉ trong ăn, mặc và hưởng thụ khi c̣n sống.
Làm đẹp từ thiên nhiên
Trong cuốn hồi kư “Nhớ hai năm ở Thanh cung”, công chúa người Mỹ gốc Hoa Der - ling từng kể lại:
Từ Hy đặc biệt yêu thích hoa tươi. Bà thường cắt cử nhiều thái giám chăm sóc hoa trong vườn thượng uyển. Chỉ tính riêng trong Di Ḥa viên, số lượng hoa có thể lên tới ba, bốn ngh́n loại.
Bản thân Thái hậu cũng thường sử dụng các loại hoa này. Vào mùa hạ sen nở, bà thường yêu cầu ngự thiện pḥng chế biến các món từ sen,
“Thanh cung y án” ghi chép về “mỹ dung mỹ phu” của Tây Thái hậu cho biết: bà chủ yếu dùng nước hoa làm từ cây kim ngân, khi tắm c̣n dùng vô số hoa hồng hoặc hoa nhài làm hương liệu.
Chú trọng tới cả “chân răng kẽ tóc”
Khi khai quật mộ của Từ Hy, các nhà khảo cổ đă t́m thấy trong tay phải của bà có một chiếc túi nhỏ, trong đó đựng một chiếc răng và hai chiếc móng tay.
Tây Thái hậu có thói quen nuôi móng tay, nhưng mỗi bàn tay chỉ nuôi ba móng ở ngón cái, ngón út và áp út. Mỗi chiếc móng tay của bà đều có riêng một cung nữ phụ trách chăm sóc.
Tuy nhiên khi đến một độ dài nhất định, móng tay sẽ tự găy. V́ vậy Từ Hy đă đặc biệt yêu cầu ngự y đặc chế một loại thuốc dưỡng móng đặc biệt. Loại thuốc này khiến móng tay mềm hơn và khó găy.
Ngoài ra việc dũa, tỉa móng tay cho Thái hậu cũng vô cùng công phu. Bên cạnh một loạt các dụng cụ như kim móc, bàn chải, kéo nhỏ… mọi loại tinh dầu từ phương Tây du nhập đều được chuyển tới cung Thái hậu trước tiên.
Từ Hy c̣n có thói quen dùng những chiếc ống nhỏ như tháp bút chụp lên đầu các ngón tay để bảo vệ móng tay. Những chiếc ống này được thay đổi tùy theo thời tiết: mùa đông dùng gấm, mùa hè dùng cẩm thạch, c̣n lại hầu hết đều dùng vàng khảm ngọc thạch, đá quư.
Nhờ dốc ḷng bảo dưỡng, móng tay của Từ Hy có thể dài tới hơn 15cm (5 thốn).
Tuy nhiên khi liên quân tám nước đế quốc đánh vào Bắc Kinh, móng tay dài đă trở thành đặc điểm nhận diện để truy bắt Từ Hy thái hậu. V́ muốn an toàn, Từ Hy phải đổi thường phục, đồng thời cũng phải đem móng tay cắt bỏ.
Cung nữ thân cận khi cắt móng tay cho bà c̣n không khỏi rơi nước mắt. Sau này những chiếc móng tay được an táng cùng Thái hậu.
Sinh thời, Từ Hy vô cùng quư trọng mái tóc của ḿnh, cũng rất kiêng kỵ việc chải đứt tóc. Lư Liên Anh trước kia trở thành tâm phúc của Thái hậu chính là nhờ công phu chải đầu không rụng một sợi tóc của ḿnh.
Từ Hy thường xuyên yêu cầu ngự y chế ra các thứ cao, bột để gội đầu, đồng thời c̣n hay xoa bóp da đầu, cũng rất hạn chế để tóc bị găy rụng.
Tương truyền rằng mỗi lần nh́n thấy tóc rụng, Từ Hy đều rất buồn v́ cảm thấy bản thân già đi từng ngày. Thái giám cung nữ trong cung đều cẩn thận lặng lẽ thu từng sợi tóc rụng để Thái hậu bớt u sầu.
Hàm răng cũng được Từ Hy chú ư chăm sóc. Trước khi ăn cơm Thái hậu có thói quen nhai cau để tránh răng ê buốt. Sau khi ăn xong, bà thường uống nước trà. Nhờ vậy mà tới lúc qua đời, hàm răng của Từ Hy vẫn rất chắc khỏe.
Dù hậu thế biết đến Từ Hy Thái hậu qua các tai tiếng hơn là tiếng thơm, song nhan sắc của bà luôn đời sau ghi nhận và trở thành niềm ngưỡng vọng của phái đẹp.
Một bữa ăn của Thái hậu bằng vạn bữa ăn của dân thường
Từ Hy nổi danh là vị Thái hậu có đời sống sinh hoạt vô cùng xa xỉ, đặc biệt trên phương diện ăn uống.
Thông thường đồ ăn của vua và hoàng hậu đều do ngự thiện pḥng đảm nhiệm. Riêng Từ Hy lại mở riêng một ngự thiện trong cung gồm nhiều bộ như Diện điểm bộ, Thái phẩm bộ, Thiện thực bộ... nơi những món ăn nổi tiếng đông tây đều có thể làm được.
Theo ngự thiện pḥng trong Thanh cung, khu vực bếp trong Di Ḥa viên có tới 108 gian, trải dài 8 sân, có 128 người đảm nhiệm ngự trù.
Mỗi bữa ăn của Thái hậu có tới hơn 200 món, nhưng thực chất Từ Hy lại ăn rất ít, c̣n lại đều đem đi ban thưởng. Hậu thế thường nói “Nhất xan chi phí, bách tính vạn gia chi xuy” (Một bữa của Thái hậu bằng vạn bữa của dân thường) cũng không phải không có cơ sở.
Từ Hy c̣n quan niệm “đi bộ sau khi ăn, sống thọ tới 99 tuổi”. Chính v́ vậy bà cũng có thói quen tản bộ sau khi ăn, nhưng việc “tản bộ” này cũng vô cùng khoa trương.
Sau bữa ăn thứ hai trong ngày, Thái hậu sẽ truyền các cung nữ trong cung hộ giá để đi tản bộ. Sau đó, các công chúa, phi tần có mặt trong vườn thượng uyển sẽ nhập vào đoàn người để đi cùng “Lăo Phật gia”.
Các chuyên gia đánh giá rằng: việc tản bộ sau bữa ăn không chỉ giúp dưỡng tâm, an thần, mà c̣n là biện pháp dưỡng sinh, dưỡng nhan rất hiệu quả.
Năm 1928, Tôn Điện Anh và quân Quốc Dân Đảng trong khi đào trộm mộ Thái hậu đă không khỏi bất ngờ: Thi thể của Thái hậu không hề bị phân hủy, dung nhan vẫn hồng hào như đang ngủ.
Rất có thể nhờ lối sống và các biện pháp chăm sóc cầu kỳ như vậy, Từ Hy không chỉ giữ được nhan sắc trẻ đẹp khi đă lớn tuổi, mà thi thể của bà cũng được bảo quản một cách hoàn hảo đến khó tin!