Tổng giám đốc WHO từng ca ngợi Trung Quốc 'câu giờ' cho thế giới có thêm thời gian ứng phó với Covid-19, nhưng nhiều người hoài nghi đằng sau động thái này.
Trở về sau chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 2, nhóm chuyên gia về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả quốc gia châu Á này đă thực hiện nỗ lực khống chế dịch bệnh "tham vọng, nhanh chóng và quyết liệt nhất thế giới". Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng biện pháp phong tỏa của Trung Quốc đă giúp "câu giờ" để thế giới chuẩn bị ứng phó đại dịch.
Nếu những tuyên bố này của Tedros và các quan chức WHO là chính xác, Trung Quốc chính là "h́nh mẫu chống Covid-19" cho toàn thế giới.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 28/2. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc không những không giúp thế giới có thêm thời gian, Trung Quốc c̣n đẩy nhân loại vào t́nh thế nguy hiểm khi công bố những dữ liệu về sự lây lan của dịch bệnh một cách không nhất quán, thậm chí là bị tô vẽ. Trung Quốc cũng bị tố "giấu dịch" khi khiển trách những người đầu tiên cảnh báo về nCoV và phớt lờ những bằng chứng đầu tiên về khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Giới chức Trung Quốc đă thay đổi cách tính số ca nhiễm không dưới 8 lần kể từ khi Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019 và mới bắt đầu thống kê số ca nhiễm không triệu chứng từ tuần trước.
Khi bắt đầu công bố dữ liệu dịch bệnh hàng ngày hồi tháng 1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) đưa ra tiêu chí xác định ca nhiễm nCoV hẹp hơn hiện nay rất nhiều. Bệnh nhân chỉ được xếp vào danh sách nghi nhiễm nếu xuất hiện đủ 4 triệu chứng, gồm được chẩn đoán viêm phổi khi chụp lồng ngực, cũng như phải từng tới hoặc tiếp xúc gián tiếp với chợ hải sản ở Vũ Hán trong ṿng hai tuần trước đó. Với các tiêu chí này, hàng chục ngh́n ca nhiễm dạng nhẹ đă không được đưa vào số liệu thống kê.
Đến nay, t́nh báo Mỹ vẫn bày tỏ quan ngại rằng số liệu thống kê số ca nhiễm của Trung Quốc không chính xác, bởi Trung Quốc bị Covid-19 tấn công trước các quốc gia khác nhiều tuần, nhưng đến nay chỉ báo cáo gần 82.000 ca nhiễm.
Nhiều người cho rằng có thể nh́n thấy sự phi lư này của Trung Quốc khi so sánh với Mỹ. Quốc gia này ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên hồi giữa tháng 1 và hiện báo cáo gần 336.000 ca nhiễm, hơn 4 lần so với Trung Quốc, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Trong khi đó, Anh, quốc gia có dân số chưa bằng 5% của Trung Quốc và chậm trễ xét nghiệm, cũng đă phát hiện hơn 47.000 ca nhiễm.
"Covid-19 là đ̣n giáng vào nền kinh tế Trung Quốc nên họ đă nỗ lực để giảm số ca nhiễm nhanh nhất có thể. Và chúng tôi lo ngại rằng khi t́m cách làm điều đó, họ đă 'giấu' số liệu thực tế về những ǵ đă xảy ra ở đây. Chúng tôi không tin những số liệu đó", Iain Duncan Smith, nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh, tuyên bố.
"Sứ mệnh của WHO là đảm bảo an toàn cho mọi người ở bất kỳ đâu và đó chính là điều mà các chuyên gia y tế cộng đồng và nhà khoa học của chúng tôi đang làm. Tư cách cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc của WHO được các quốc gia quyết định và điều này không ảnh hưởng tới sứ mệnh của WHO, một tổ chức hoạt động dựa trên chứng cứ, có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe toàn cầu", một phát ngôn của WHO cho hay.
Những người ủng hộ Tổng giám đốc WHO cho rằng với tư cách cựu bộ trưởng y tế và sau đó là ngoại trưởng Ethiopia, ông Tedros là người có thiên hướng ngoại giao, nên những lời ca ngợi Trung Quốc của ông là nhằm đảm bảo quốc gia này tiếp tục chia sẻ những thông tin quan trọng.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng chính Trung Quốc là nước đă có nhiều tác động để Tedros có được vị trí như hiện nay. Theo đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc đă tích cực vận động cho ông Tedros trong cuộc bầu cử ghế tổng giám đốc WHO năm 2017. Trung Quốc được cho là đă sử dụng những cam kết về tài chính làm đ̣n bẩy để lôi kéo các quốc gia đang phát triển bầu cho Tedros, từ đó giúp ông vượt qua ứng cử viên David Nabarro của Anh để trở thành người đứng đầu WHO.
Số liệu ca nhiễm chính thức của Trung Quốc không phải là thông tin duy nhất tác động tới cách các quốc gia khác chuẩn bị ứng phó với nCoV. Giới chức Trung Quốc từng tuyên bố rằng không có bằng chứng rơ ràng về việc nCoV truyền từ người qua người, khi dường như đă bỏ qua những dấu hiệu sớm cho thấy nhiều bệnh nhân bị lây virus từ người khác.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa The Lancet có đồng tác giả là bác sĩ thuộc Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, lưu ư rằng vợ của người đầu tiên chết v́ Covid-19 cũng "xuất hiện triệu chứng viêm phổi và phải nhập viện điều trị cách ly".
Nghiên cứu có tên "Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc" này không nói rằng người phụ nữ nhiễm bệnh từ chồng, nhưng chỉ ra cô chưa từng tiếp xúc với chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán.
Một nghiên cứu tương tự cũng từng khẳng định chỉ có một trong 4 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên từng liên quan tới chợ hải sản Hoa Nam, là dấy lên hoài nghi về những tuyên bố trước đó ở Vũ Hán rằng nCoV khởi phát từ các khu chợ bán thịt tươi sống.
Tờ Wall Street Journal cho hay một phụ nữ bán tôm có tên Ngụy Quế Hiền là một trong những bệnh nhân đầu tiên nhiễm nCoV, khi xuất hiện những triệu chứng từ ngày 10/12. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giờ đây tin rằng dịch bệnh này đă bắt đầu lây lan ở Trung Quốc từ trước đó. Một bài đăng trên tạp chí The Lancet cho rằng Covid-19 có thể đă khởi phát từ trước đó một tuần rưỡi, tức ngày 1/12.
Trong khi đó, tờ South China Morning Post ở Hong Kong dẫn một tài liệu mật của chính quyền Trung Quốc đại lục cho rằng những bệnh nhân đầu tiên của Covid-19 có thể bị nhiễm bệnh từ ngày 17/11. Nếu thông tin này chính xác và dịch được công bố sớm hơn, mọi thứ có thể đă rất khác. Nghiên cứu của Đại học Southampton, Anh chỉ ra rằng 95% ca nhiễm có thể tránh được nếu Trung Quốc hành động sớm hơn ba tuần.
"Việc Trung Quốc chậm trễ khoảng 3-4 tuần khi báo cáo về nCoV cho WHO có thể đă khiến hàng trăm ngh́n người trên toàn cầu phải trả giá bằng tính mạng của ḿnh. Do đó, Trung Quốc không xứng đáng được ca ngợi", giáo sư Larry Gostin, giám đốc Trung tâm Hợp tác về Luật y tế cộng đồng và Nhân quyền thuộc WHO, khẳng định.
Người được cho là gióng lên hồi chuông báo động đầu tiên về Covid-19 của Trung Quốc là Ngải Hương, bác sĩ tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, người đă đăng thông tin về loại virus lạ trên WeChat ngày 30/12. Cuối ngày hôm đó, bác sĩ nhăn khoa Lư Văn Lượng công tác ở bệnh viện này, cũng cảnh báo với bạn bè trên WeChat về loại virus mà anh tin có thể nguy hiểm hơn SARS.
Cả hai bác sĩ này đều bị khiển trách với cáo buộc lan truyền thông tin sai lệch về dịch bệnh. Sau đó, chỉ trong hai ngày, 8 bác sĩ khác cũng bị công an Vũ Hán triệu tập v́ thảo luận về virus mới trên mạng xă hội. Theo truyền thông Trung Quốc, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đă yêu cầu tất cả pḥng thí nghiệm dừng xét nghiệm các mẫu sinh phẩm virus mới và tiêu hủy hết những mẫu hiện có.
John Mackenzie, thành viên của ủy ban ứng phó khẩn cấp thuộc WHO và giáo sư danh dự của Đại học Curtin ở Australia, hồi tháng 2 nói với tờ Financial Times rằng một số phản ứng ban đầu của Trung Quốc là "đáng trách" và ông tin rằng họ "cố t́nh giấu dịch một thời gian".
Rất nhiều thông tin trên truyền thông Trung Quốc cũng chứng ḿnh cho những hoài nghi của ông Mackenzie, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros đă "né" những chỉ trích của giáo sư Mackenzie. Ông nói rằng không thể b́nh luận về việc liệu Trung Quốc có "giấu dịch" hay không, nhưng xem điều đó là "phi lư" bởi nếu vậy, số ca nhiễm trên toàn thế giới sẽ phải cao hơn. Đó là vào tháng hai, khi số ca nhiễm ngoài Trung Quốc vẫn c̣n "rất ít". C̣n hiện giờ, số ca tử vong v́ nCoV trên toàn cầu là hơn 69.000 người.
Chủ tịch Tập Cận B́nh vẫy tay với người dân Vũ Hán trong chuyến thăm hồi tháng 3. Ảnh: Xinhua.
Vị thế của WHO trong đại dịch lần này cũng khác hẳn so với cuộc khủng hoảng SARS năm 2003, khi Gro Harlem Brundtland là tổng giám đốc. Khi WHO tuyên bố cảnh báo toàn cầu về SARS năm 2003, số ca nhiễm trên toàn cầu chỉ hơn 150. Nhưng với Covid-19, WHO chỉ tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu sau khi gần 10.000 người đă nhiễm bệnh.
"WHO có vẻ thường xuyên hạ thấp mức độ phản ứng của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của dịch. Chỉ trích Trung Quốc có lẽ không phải là chính sách ngoại giao khôn ngoan, nhưng tôi tin WHO có thể có cách tiếp cận cân bằng hơn", Hoàng Nghiêm Trung, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại và là tác giả của bài báo về phản ứng với SARS, nhận định.
WHO lên tiếng phủ nhận khi nói rằng đă điều phối phản ứng quốc tế để chống Covid-19 "một cách minh bạch", bằng cách công bố những thông tin quan trọng trên website của ḿnh để giúp các cá nhân và quốc gia ứng phó với đại dịch.
"Một phần nhiệm vụ của WHO là thông tin cho tất cả thành viên và chúng tôi đang làm điều đó thông qua các cuộc trao đổi song phương và các cuộc họp hàng tuần với sự tham dự của đại diện tất cả các nước. Xuyên suốt đại dịch, chúng tôi đă tổ chức những cuộc họp và thảo luận thường xuyên giữa lănh đạo WHO và các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới", một người phát ngôn của WHO khẳng định.
Tiến sĩ Nabarro, người từng là ứng viên tranh cử vị trí tổng giám đốc và hiện là đặc phái viên của WHO, chỉ ra rằng ông Tedros có thể đă có cách tiếp cận cân bằng. "Trung Quốc xây dựng cấu trúc gen của nCoV rất nhanh và điều đó đă giúp chúng tôi rất nhiều trong thời điểm dịch bắt đầu. Chúng tôi biết ơn về điều đó cũng như về tất cả thông tin về Covid-19 đă được cung cấp", ông Nabarro nói.
"Khi đại dịch qua đi, tất cả chính phủ đều phải rút kinh nghiệm về nó. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm vậy và đó là điều nên làm", ông Nabarro nói thêm.
Giáo sư Gostin, người từng là phát ngôn viên của tiến sĩ Nabarro trong cuộc tranh cử vị trí tổng giám đốc WHO, không tỏ ra rộng lượng như vậy. "Khi chúng ta nh́n lại và thấy rằng có quá nhiều sự ca ngợi dành cho Trung Quốc, liệu điều đó có gửi đi một thông điệp rằng quyền công dân không quan trọng như chúng ta vẫn tưởng. Tôi tin rằng dù thế nào, sự thật vẫn chiến thắng", Gostin nói.
VietBF@sưu tập