Đụng độ dữ dội tại biểu t́nh ở Pháp. Cuối cuộc biểu t́nh ngày 28/11, hàng trăm người đă đụng độ với cảnh sát nhằm phản đối một đạo luật cấm ghi h́nh các sĩ quan.
Hàng ngh́n người đă tập trung lại trên khắp cả nước ngày 28/11 để biểu t́nh phản đối đạo luật cấm chia sẻ h́nh ảnh cảnh sát ở Pháp. Sự phẫn nộ càng dâng lên trong lúc một đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông da đen bị cảnh sát đánh đập đang lan truyền trên mạng xă hội.
Khoảng 133.000 người đă xuống đường biểu t́nh, theo số liệu của chính phủ. Họ mang cờ đỏ của liên đoàn, cờ Pháp và biểu ngữ phản đối bạo lực cảnh sát, đ̣i tự do báo chí và yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin từ chức. Biểu t́nh cũng diễn ra tại Bordeaux, Lille, Strasbourg, Montpellier, Nantes và các thành phố khác của Pháp.
Cảnh sát đă bắn hơi cay sau khi người biểu t́nh phóng pháo hoa về phía các sĩ quan, dựng rào chắn và ném đá. "37 cảnh sát và hiến binh đă bị thương trong cuộc biểu t́nh, theo số liệu tạm thời. Tôi lên án bạo lực chống lại lực lượng an ninh", ông Darmanin viết trên Twitter.
Đám đông tham gia biểu t́nh gồm nhà báo, sinh viên báo chí, nhà hoạt động cánh tả và nhiều phe khác nhau. Họ bày tỏ sự tức giận với các chiến thuật ngày càng cứng rắn cảnh sát sử dụng trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau các cuộc biểu t́nh Áo Vàng.
Phần lớn người tham gia tuần hành trong ḥa b́nh. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ người biểu t́nh đeo khẩu trang và mặc quần áo đen đă đập vỡ kính cửa hàng, đốt cháy 2 ôtô, một xe máy và một quán cà phê. Lửa được dập tắt nhanh chóng.
Cảnh sát đă bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông. Đến buổi tối 28/11, họ dùng ṿi rồng xịt vào những người biểu t́nh c̣n tụ tập ở quảng trường Bastille. Bộ Nội vụ cho biết 46.000 người đă tham gia cuộc biểu t́nh ở Paris. Cảnh sát cũng bắt giữ 9 người sau cuộc biểu t́nh.
Biểu t́nh cũng diễn ra sau khi một đoạn phim từ camera giám sát cho thấy nhạc sĩ da đen Michel Zecler bị ba cảnh sát ở Paris đánh đập vào ngày 21/11. Đoạn phim đă khiến công chúng Pháp vô cùng phẫn nộ. Bốn cảnh sát đă bị điều tra về vụ việc này.
Vụ việc trên cũng làm thổi bùng cơn giận về dự luật cấm chia sẻ h́nh ảnh cảnh sát trong những t́nh huống nhất định với mục đích "gây tổn hại về mặt thể chất hay tinh thần". Điều 24 của dự luật này được xem là hành động hạn chế tự do báo chí và ngăn cản nhà báo đưa tin về bạo lực cảnh sát.
Dự luật đă được Hạ viện Pháp thông qua vào ngày 20/11 và đang chờ Thượng viện phê duyệt. "Dự luật này không xâm phạm quyền đưa tin của nhà báo hay quyền phản ánh sự thật của công dân", Alice Thourot, nghị sĩ soạn ra điều 24 của dự luật, cho biết. "Điều luật này chỉ cấm mọi lời kêu gọi bạo lực hoặc trả thù cảnh sát trên mạng xă hội".
Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ và nhà báo đang kêu gọi rút điều 24 khỏi dự luật. Họ nói điều khoản này đi ngược với "các quyền tự do cơ bản của nền cộng ḥa này".
Theo điều luật, người vi phạm có thể bị phạt tù 1 năm và phải nộp 53.000 USD nếu bị kết tội v́ chia sẻ h́nh ảnh của các cảnh sát.
VietBF@ sưu tầm.