Tác phẩm do Trương Đại Thiên sáng tạo lại kiệt tác thời Bắc Tống - "Thiên lư giang sơn" của Vương Hy Mạnh - được bán giá 47,2 triệu USD.
Bức Landscape after Wang Ximeng được giới thiệu trong phiên "Fine Chinese Paintings" của Sotheby's hôm 30/4 với mức giá khởi điểm 40 triệu HKD (5,1 triệu USD). Sau 18 phút với hơn 50 lượt ra giá, tranh được một nhà sưu tập châu Á mua ở mức 370.495.000 HKD (47,2 triệu USD). Con số này phá vỡ kỷ lục đấu giá của Trương Đại Thiên, trở thành tác phẩm tranh và thư pháp Trung Quốc có giá cao nhất mọi thời của Sotheby's.
Thiên lư giang sơn là tác phẩm duy nhất được lưu truyền của họa sĩ Vương Hy Mạnh thời Bắc Tống, hiện trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh. Tranh dài 12 m, mô tả cảnh sông núi, phong cảnh tráng lệ. Tháng 1-2/1948, Trương Đại Thiên sống trong chùa Chiêu Giác ở Thành Đô và vẽ bức tranh dựa trên kiệt tác của Vương Hy Mạnh. Khi đó, Đại Thiên có bút lực tuyệt vời, đang ở đỉnh cao trong việc tạo ra những bức tranh phong cảnh truyền thống công phu và tỉ mỉ.
Tác phẩm do Trương Đại Thiên vẽ, chất liệu mực và màu trên lụa, cuộn treo, kích thước 133,6 x 72,8 cm. Ảnh: Sotheby's
Bức "Thiên lư giang sơn" của Vương Hy Mạnh, cao 0,5 m và dài gần 12 m, là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của nền nghệ thuật Trung Quốc. Video: YouTubeArtShare
Trên Thevalue, Diệp Trác Mẫn - đứng đầu bộ môn Thư pháp và Hội họa Hiện đại Trung Quốc của Sotheby's - nhận định dù sáng tác của Trương Đại Thiên được gọi là "nhái", thực chất tác giả "mượn đề tài để kể chuyện của ḿnh".
Tác phẩm của Vương Hy Mạnh bề ngang 12 m, áp dụng phối cảnh phân tán ba điểm, khắc họa cảnh sông núi ngh́n dặm. Trong khi tranh của Đại Thiên thay đổi thành bố cục thẳng đứng, lấy bối cảnh hai bên bờ sông, tiền cảnh lớn khiến người xem như đang nh́n về núi xa, cảnh đẹp trong tranh càng lộ vẻ xa xăm, rộng lớn.
Trương Đại Thiên loại bỏ những dăy núi trùng điệp mang tính biểu tượng của bản gốc, thay vào đó sử dụng khung cảnh trải dài thường thấy trong tranh phong cảnh Giang Nam, cũng như phong cách của danh họa Đổng Nguyên. Bên ḍng sông uốn lượn, dưới những tán cây cổ thụ, hai học giả cùng người hầu đi dạo. Trên mỏm đất bên trái, một người đứng phóng tầm mắt ra xa, nơi có những con sóng xanh nối tiếp nhau, một chiếc thuyền buồm và đàn chim nơi chân trời. Nhân vật được đưa vào tranh một cách khéo léo nhằm thu hút sự chú ư của người xem. Bố cục tạo ra không gian thư thái và yên b́nh, làm nổi bật sự bao la, vô tận của sông núi.
Tranh gốc là phong cảnh màu xanh lục và lam sẫm, Trương Đại Thiên thêm màu vàng và xanh lam. Đường chân trời, mặt núi và sườn dốc - những nơi có màu đất, được phủ một lớp màu vàng đậm tính trang trí. Cách vẽ được cho là phá vỡ phong cách của Vương Hy Mạnh ở triều đại Bắc Tống, đến gần hơn các phong cảnh vàng và xanh của thời nhà Đường.
Khi vẽ những gợn sóng nước, Vương Hy Mạnh chỉ dùng mực để phác thảo, trong khi Đại Thiên thêm những đường vàng lạnh trên những nét mực tạo cảm giác lấp lánh.
Đại Thiên lần đầu giới thiệu tác phẩm trong triển lăm cá nhân tại Thượng Hải vào năm 1948, dịp sinh nhật lần thứ 50. Sau đó, năm 1983, khi họa sĩ qua đời, tranh được trưng bày tại triển lăm ở Bảo tàng Thượng Hải và Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc. Tranh sau đó nằm trong bộ sưu tập của doanh nhân Tôn Chí Phi, không được giới thiệu trước công chúng cho đến khi đưa ra đấu giá.
Theo The Paper, tranh phong cảnh màu xanh của Trương Đại Thiên lần đầu được nh́n thấy vào những năm 1930. Họa sĩ tốn nhiều thời gian công sức để t́m hiểu các danh thắng, tác phẩm nổi tiếng để vẽ. Kỹ năng của ông đạt đến mức thuần thục vào những năm 1940. Họa sĩ chọn những điểm tinh túy từ các tác phẩm khác nhau của bậc tiền bối rồi tạo ra phiên bản của riêng ḿnh.
Trương Đại Thiên (1899-1983), tên thật là Trương Chính Tắc, là con thứ tám trong gia đ́nh có 12 người con ở Tứ Xuyên. Ngay từ bé, ông được tiếp xúc với nghệ thuật qua mẹ - họa sĩ Tằng Hữu Trinh. Tranh của ông kết hợp phương Đông và phương Tây, mang đậm dấu ấn riêng, được giới thiệu tại nhiều bảo tàng trên thế giới. Ngoài hội họa, ông c̣n có tài sáng tác thơ ca. Ông là một trong những nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Đại Thiên có tranh bán chạy nhất thế giới, vượt Picasso. Trong năm 2011, 1.371 tác phẩm của ông đă bán được 554 triệu USD. Năm 2016, bức Vườn đào của ông bán giá 270 triệu HKD (34,5 triệu USD) - lập kỷ lục cá nhân tại thời điểm đó.
Fine Chinese Paintings giới thiệu 200 bức tranh Trung Quốc hiện đại, tinh tế đến từ các bộ sưu tập khác nhau. Bức Tử đằng của Ngô Quan Trung đứng thứ hai với giá 14.290.000 HKD (1,8 triệu USD). Tác phẩm Hà sơn nhập họa đồ của Lư Khả Nhiễm đạt 10.660.000 HKD (1,36 triệu USD), bức Hoa sen trong gió của Trương Đại Thiên đạt mức 8.190.000 HKD (1,04 triệu USD). Tổng doanh thu là 517.923.300 HKD (gần 66 triệu USD).