Theo như gần đây thông qua mạng xă hội chia sẻ những băn khoăn của nhiều gia đ́nh Việt kiều và những người nước ngoài lấy vợ hoặc chồng Việt, v́ họ muốn đặt tên con bằng tiếng Anh, nhưng điều này đồng nghĩa với việc con của họ không được cấp hộ chiếu Việt Nam.
Một người nước ngoài lấy vợ Việt giấu tên nói với BBC: "Văn pḥng một quận ở TP.HCM không cho phép chúng tôi đặt tên tiếng Anh cho con gái. Chúng tôi đă phải về Phú Yên quê vợ để làm giấy khai sinh cho cháu".
Trong khi đó chị Ngọc Diệp, một Việt Kiều Pháp đang sinh sống tại Đà Nẵng cho biết, con trai chị chỉ có một tên tiếng Pháp, mặc dù sinh ra ở Việt Nam.
Chị cùng chồng cũ (người Pháp), quyết định chỉ đặt tên bằng tiếng Pháp, một cái tên dễ phát âm trong cả tiếng Anh, tiếng Pháp lẫn tiếng Việt Nam. Điều này đồng nghĩ với việc đứa trẻ không có quốc tịch Việt Nam mà chỉ có quốc tịch Pháp, ở Việt Nam theo diện visa và thẻ tạm trú.
Nhận định pháp luật
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Thạc sĩ Luật Vũ Thị Ngọc Phục, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Celigal nói: "Hiện nay, việc đặt tên có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài khá phổ biến, thường được thấy ở các trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đặt tên cho con."
"Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123, khi đăng kư khai sinh, họ, chữ đệm, tên của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng kư khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, th́ xác định theo tập quán."
"Đối với trường hợp đăng kư khai sinh có yếu tố nước ngoài, theo quy định pháp luật hộ tịch, con mang quốc tịch Việt Nam, th́ họ của con có thể xác định theo họ của cha hoặc họ của mẹ tuỳ theo thoả thuận của cha mẹ. Như vậy họ của con có thể là tiếng nước ngoài (tuỳ thuộc họ của cha hoặc mẹ được chọn), nhưng tên gọi (bao gồm cả chữ đệm) phải là tên tiếng Việt."
"Về nguyên tắc, khi cấp đăng kư khai sinh cho trẻ, các cơ quan hộ tịch sẽ chấp nhận họ và tên của trẻ em có cha hoặc mẹ là người nước ngoài sẽ có một từ tiếng nước ngoài ở phần họ, nhưng phần chữ đệm và tên bắt buộc là tiếng Việt (VD: Nam Anh). Do vậy, những người nước ngoài hoặc Việt Kiều có muốn đặt tên con bằng tiếng Anh cũng không thể làm được tại thời điểm hiện nay."
Tuy nhiên, trên thực tế, một bạn người nước ngoài của bà Phục đă từng đặt tên cho con có quốc tịch Việt Nam có hai từ tiếng nước ngoài ở cả phần họ và chữ đệm (Vivian Taylor Thi) tại một cơ quan hộ tịch ở Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2017 lúc Thông tư 04 chưa ra đời.
Nhưng cũng chính người bạn gần đây khi đặt tên cho con thứ hai, cơ quan hộ tịch này chỉ cho phép được dùng một từ tiếng nước ngoài ở phần họ, bắt buộc phần tên và phần chữ đệm (nếu có) phải bằng tiếng Việt.
Do vậy, người này đă đặt tên con theo tiếng Việt không dấu An Na để đọc vẫn giống tiếng Anh và chỉ cần viết liền lại th́ ra tên bằng tiếng Anh.
Thạc sĩ Luật Vũ Thị Ngọc Phục, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Celigal
Luật về hộ chiếu Việt Nam
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, Thạc sĩ Phục nói rằng theo khoản 3 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2019 ("Luật Xuất Cảnh, Nhập Cảnh"): "Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân."
Khoản 1 Điều 5 quy định: "Công dân Việt Nam có các quyền sau đây: a) Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này [.]"
Khoản 1 Điều 26 quy định: "Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu phổ thông được sử dụng hộ chiếu phổ thông để xuất cảnh, nhập cảnh, trừ trường hợp bị tạm hoăn xuất cảnh."
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 ("Luật Quốc tịch Việt Nam"): "Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam."
Luật Xuất Cảnh, Nhập Cảnh chỉ quy định các trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:
"1. Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 của Luật này.
2. Người bị tạm hoăn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 của Luật này.
3. Trường hợp v́ lư do quốc pḥng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, Bộ trưởng Bộ Công an."
Như vậy, nếu cá nhân là Công dân Việt Nam, tức là người có quốc tịch Việt Nam th́ đương nhiên có quyền được cấp hộ chiếu Việt Nam.
Hiện tại, có vẻ không có bất kỳ quy định nào về điều kiện tên của cá nhân là phải "thuần Việt" th́ mới được cấp hộ chiếu.
Hộ chiếu Việt Nam
Như thế nào là "thuần Việt"?
Theo Thạc sĩ Ngọc Phục, rất khó để định nghĩa, diễn giải hai từ "thuần Việt". Bà cho rằng trước hết cần phải định nghĩa được như thế nào là tên "thuần Việt" và mục đích, ư nghĩa thực sự của việc áp đặt luật này là ǵ bởi lẽ sẽ có tác động rất lớn đến cộng đồng, không chỉ ở những trẻ em là con lai hay con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
"Đối với quy định đăng kư khai sinh có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam hiện đang có những quy định mở đối với phần họ có thể đặt theo tiếng nước ngoài (tuỳ thoả thuận của cha mẹ)".
Mặt khác, cũng theo bà Phục, việc luật hoá quy định về đặt tên "thuần Việt", nếu không có cơ chế rơ ràng, vô h́nh trung gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn.
"Theo quan điểm cá nhân của tôi th́ tên gọi của người có quốc tịch Việt Nam phải đọc được dễ dàng bởi người Việt Nam và khi nghe tên có thể viết được dễ dàng bằng tiếng Việt. V́ vậy, tôi đồng ư với pháp luật hiện hành, nếu chọn quốc tịch Việt Nam th́ tên bằng tiếng Việt. Trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng không cần thiết ban hành quy định về đặt tên "thuần Việt" khi đăng kư khai sinh cho trẻ em có quốc tịch Việt Nam."
"Thay vào đó, pháp luật Việt Nam có thể điều chỉnh quy định về việc cho phép chữ đệm của trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài có thể là tiếng nước ngoài tuỳ thoả thuận của cha mẹ."
"Đồng thời, cần ban hành những văn bản pháp luật thống nhất hướng dẫn chi tiết về vấn đề đặt tên tiếng Việt để giải quyết được những bất cập trong thực tiễn, đáp ứng quyền lợi hợp pháp của công dân và đồng thời giữ ǵn bản sắc của tiếng Việt, bảo vệ văn hoá dân tộc Việt Nam", bà Phục nêu ư kiến.
'Không nên ép buộc v́ cái tên không làm nên văn hóa'
Chị Ngọc Diệp cho biết bạn bè người nước ngoài hoặc Việt kiều đang sinh sống tại Việt Nam thường đặt tên con bằng tiếng Anh, tiếng Pháp v́ dễ phát âm hơn trên toàn thế giới.
"Những đứa trẻ như con tôi là một phần của phong trào công dân toàn cầu, đang sống ở nước ngoài, cùng với những trẻ em là con lai hoặc mang nhiều quốc tịch khác nhau. Những trẻ em này có thể nói từ 2 - 5 ngôn ngữ từ khi c̣n nhỏ, có bạn bè thuộc các quốc tịch khác nhau và ngôn ngữ chung được sử dụng là tiếng Anh."
Bản thân chị Diệp là người lớn lên ở Pháp, cho biết rằng có những giai đoạn gặp khó khăn đối với cái tên Việt Nam khi ở nước ngoài.
"Đôi khi tôi ước ḿnh có một cái tên tiếng Pháp. Họ Trần của tôi không thành vấn đề, dễ phát âm và nó cũng thuộc về cha mẹ tôi", chị nói với BBC.
"Khi tôi 10 tuổi, được cấp quốc tịch Pháp và có thể đổi tên của ḿnh sang tên Pháp. Sự lựa chọn lúc đó của mẹ tôi là Claire, theo tên của nữ hộ sinh đă giúp đỡ khi tôi chào đời, vào thời mà bố mẹ tôi vẫn c̣n sống trong trung tâm tị nạn trên dăy Alps."
"Nhưng chúng tôi cảm thấy không ổn v́ nguồn cội của tôi. Cha mẹ tôi muốn chúng tôi không bao giờ quên nguồn gốc của ḿnh và việc họ đến từ đâu. V́ vậy, tất cả mọi người quyết định không đổi tên của tôi nữa, v́ tên Diệp cũng dễ phát âm trong tiếng Pháp nhưng theo cách của người Pháp".
Tuy nhiên, một trong những người chị em trong gia đ́nh của chị Diệp là Trân Trần, th́ bị mọi người trêu chọc về cái tên của ḿnh, do trong tiếng Việt th́ hai âm này khác nhau, nhưng ở nước ngoài th́ giống hệt nhau.
"Nếu là vấn đề bảo vệ văn hóa, hoặc sợ mất đi văn hóa, tôi nghĩ chúng ta không nên lo lắng. Các gia đ́nh có 2 nền văn hóa không có nghĩa là nền văn hóa Việt Nam sẽ bị xóa xổ. Và trên thực tế, cái tên không khiến bạn trở thành một phần của nền văn hóa đó."
"Tôi thấy nhiều Việt Kiều có tên Việt Nam mà không biết nói tiếng Việt, trong khi những đứa trẻ như con trai tôi nói tiếng Việt mà tên hoàn toàn là tiếng Pháp."
Theo chị Diệp, việc đặt tên cho trẻ em không nên bị ép buộc, và mọi người có thể quyết định cái tên mà họ muốn đặt cho con ḿnh.
"Việc ép buộc sẽ gây ra phản đối," là kết luận của chị Diệp.
Quy định của pháp luật
Theo một văn bản mà Thạc sĩ Ngọc Phục cung cấp cho BBC, vấn đề xác định họ, tên cho một cá nhân đă được pháp luật cụ thể hoá tại Bộ Luật Dân Sự. Khoản 1 Điều 26 BLDS quy định:
"Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó."
Trên thực tế, một cá nhân có thể có nhiều tên gọi tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, nhiều đứa trẻ khi sinh ra được bố mẹ đặt tên là Bi, Tí, Bông v.v. cho dễ nuôi.
Tuy nhiên, chỉ có một tên duy nhất được pháp luật ghi nhận và bảo vệ đó là tên trong giấy khai sinh.
BLDS 2015 đă đưa ra nguyên tắc của việc đặt tên như sau: "Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một kư tự mà không phải là chữ." (Khoản 3 Điều 26 BLDS)
Theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP ("Thông Tư 04"): "Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ ǵn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng."
Trước đây, v́ không quy định rơ nguyên tắc đặt tên như thế nào khi khai sinh đă dẫn đến t́nh trạng những cái tên như Thị B, Văn 3 và những cái tên không phải là chữ mà dưới dạng số hay bằng các kư tự khác ra đời khiến cho cơ quan quản lư nhà nước gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, cách xác định tên bằng tiếng Việt theo BLDS 2015 và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan vẫn là một vấn đề khá khó khăn và chưa được thống nhất áp dụng v́ tên như thế nào là tiếng Việt th́ BLDS 2015 chưa lư giải và cũng chưa có văn bản pháp luật nào lư giải khái niệm này.
Theo Hiến Pháp nước Cộng Hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia.
Chữ tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) là bộ chữ được dùng để ghi lại tiếng Việt và được cấu tạo từ các chữ cái thuộc bảng chữ cái cái hệ la-tinh.
Quy định là tên phải bằng chữ thế nhưng không có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể.
Vậy có thể tuỳ ư ghép các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt với nhau hoặc sử dụng duy nhất một chữ cái để đặt tên cho một người hay không? Theo các văn bản hiện hành, câu trả lời vẫn chưa được giải đáp.
Hiện nay, chưa có bất ḱ văn bản pháp luật nào hướng dẫn về vấn đề tên của công dân bằng tiếng Việt, do đó chưa thể khẳng định tên bằng tiếng Việt có thể viết liền hay viết cách và bắt buộc có ư nghĩa hay không.
Thạc sĩ Ngọc Phục chia sẻ với BBC: "Theo quan điểm của tôi, bởi v́ là tên (gọi) tiếng Việt nên ít nhất phải là một "tiếng". "Tiếng" là một đơn vị cấu tạo nên từ. Một tiếng gồm âm đầu, vần và thanh."
"Tiếng phải bắt buộc có vần và thanh, âm đầu không bắt buộc và thanh ngang không cần đánh dấu khi viết. Nếu theo nguyên tắc này, những tên như A hay En (chỉ gồm vần và thanh) vẫn là một tiếng trong ngôn ngữ tiếng Việt và có thể đáp ứng điều kiện được đặt tên. Không thể dùng từng chữ cái như B, K hay những tên như Ella, Thomas để đặt tên v́ không phải là "tiếng" trong tiếng Việt.
"Thay vào đó, đối với tên dù không mang ư nghĩa trong tiếng Việt nhưng nếu được viết dưới dạng tiếng Việt như Phi Líp, Lu Ca hay Lin Đa vẫn có thể sử dụng đặt tên."
"Nguyên tắc này giải quyết được mong muốn đặt tên cho con theo tiếng nước ngoài đối với trường hợp cha hoặc mẹ là người nước ngoài. Nếu quy định tên (có nguồn gốc nước ngoài) phải mang ư nghĩa trong tiếng Việt th́ sẽ gây rất nhiều khó khăn, thậm chí cản trở quá tŕnh đặt tên cho con của cha mẹ," bà Ngọc Phục chia sẻ