Cách đây 15 năm (2009), Thiếu tướng Lê Mă Lương – lúc đó là Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam – đă khẳng định rằng trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm, ngoài ra không c̣n lá cờ nào khác.
Sau khi xác minh bằng các phương pháp tiếp cận với nhân chứng, với tài liệu, bằng phương pháp khoa học và thái độ khách quan, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đă yêu cầu “trả lại cho lịch sử những điều vốn có của nó”.
Thiếu tướng Lê Mă Lương xác định rằng không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát. Đó chỉ là cảnh dựng lên để quay phim. “Từ đó, trong tâm tưởng của mọi người đều nghĩ rằng có lá cờ cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Cát”.
Thiếu tướng Lê Mă Lương – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam – quả quyết: Sau khi Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đă cất lá cờ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở Bảo tàng. Đó chỉ là một biểu tượng của chiến thắng. Phải tôn trọng sự thật. Ngay cả khi làm tư vấn lịch sử cho một dự án ở di tích Điện Biên Phủ, tôi cũng góp ư rằng, không nên có h́nh ảnh chiến sĩ ta cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát, v́ lịch sử không có chuyện đó”.
Trước đó 8 năm, tạp chí “Lịch sử quân đội” số 5-2001 trang 19 có đăng một bài báo của Đại tá Trần Quang Vĩ, trong đó khẳng định “không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát như trong phim ảnh”.
Ông Hoàng Đăng Vinh – một trong 5 chiến sĩ đầu tiên xông vào hầm bắt Tướng Đờ Cát đầu hàng – cho biết chưa bao giờ, khi kể chuyện bắt sống Tướng Đờ Cát, lại nói đến việc đă cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy. Ông cũng đă báo cáo với Tổng cục Chính trị hồi tháng 5 nâm 1984, nói với cán bộ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam khi về làm việc năm 1983 và trước Hội nghị các nhà báo họp tại Điện Biên tháng 3.1994 về vấn đề này. Ông nói: Sự việc diễn ra vào lúc 5 giờ chiều, ở miền núi đă hết bóng nắng nên cũng không ai cắm cờ để chụp ảnh. Việc chụp ảnh và quay phim là do nhà điện ảnh Karmen (Liên Xô) phối hợp với điện ảnh ta quay phim. Khi quay, kịch bản có cảnh cắm cờ để làm rơ chủ đề chiến thắng. Ba chiến sĩ được chọn ra để phất cờ và vác súng trên nóc hầm Đờ Cát như lâu nay ta thường thấy trong ảnh không phải là nhóm chiến sĩ của đồng chí Luật (Luật, Vinh, Nhỏ, Lam, Hiếu) mà là các chiến sĩ của Đại đoàn 316 dựng lại giờ phút vinh quang của chiến thắng”.
Tờ Lao Động ngày 24-4-2004 trang 6 cũng có đăng một bài báo, trong đó tác giả cho biết đă t́m gặp ông Hoàng Đặng Vinh và được ông Vinh kể lại toàn bộ diễn biến trận đánh và khẳng định:
“Không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát v́ thứ nhất tiểu đội chúng tôi không mang theo cờ, đại đội của tôi cũng không mang theo cờ, thứ hai là lúc đó đă chiều rồi, cả khu trung tâm đó không có một nhà nào, toàn giao thông hào, tù binh đă được áp giải ra hết và đơn vị chúng tôi cũng rút ra theo”.
Như vậy, giờ phút cuối cùng của cuộc chiến này, bộ đội ta chỉ xông vào hầm sở chỉ huy của địch bắt sống Đờ Cát và toàn bộ đội ngũ sĩ quan của ông ra rồi áp giải đi, không có chuyện các chiến sĩ xông lên phất cờ trên nắp hầm Đờ Cát, mà đó là cảnh nhà quay phim Karmen dựng thêm khi quay phim.
Đoạn phim sau đây (link) là phim câm (không có tiếng) dài 1 phút 24 giây là từ kho lưu trữ của Viện INA (Viện nghe nh́n quốc gia Pháp):
Viện INA nói rằng, đoạn phim này là một trong các cuộn phim được Jérôme Kanapa mua lại cho ECPA (hiện nay là ECPAD) hồi năm 1986. ECPAD là một công ty của Bộ Quốc pḥng Pháp.
Viện INA cho biết đây là một trích đoạn trong phim Việt Nam sản xuất hồi năm 1964 để kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (phim Chiến thắng Điện Biên Phủ).
Viện INA nhấn mạnh, đoạn phim này không phải là phim tài liệu quay cảnh chiến trường thật mà là chiến trường dàn dựng và phong cách quay phim là theo trường phái của đạo diễn người Nga Roman Karmen.
Được biết, Đạo diễn Roman Karmen sang Việt Nam để quay phim về Điện Biên Phủ. Ông và đoàn làm phim đặt chân đến Việt Nam ngày 24-5-1954 sau khi Điện Biên Phủ đă thất thủ hơn nửa tháng (ngày 7-5-1954).
Hiếu Bá Linh