Cho đến năm 2024, cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă chết được 23 năm nhưng chưa có một ai hay một đoàn thể nào dám đứng ra kêu gọi trả lại danh dự cho ông, mặc dầu ngay khi ông vừa mới qua đời vào năm 2001 th́ phóng viên chiến trường nổi tiếng nhất thế giới là Orihana Fallaci đă kêu gọi dư luận hăy trả lại danh dự cho ông.
Sở dĩ Orihana Fallaci phải kêu gọi bởi v́ sau 1975 các phương tiện truyền thông của Mỹ trên khắp thế giới đă nhận được lệnh của Kissinger là phải trút hết tội làm Mỹ thua trong chiến tranh VN cho ông Nguyễn Văn Thiệu để cho sự thua của Mỹ tại Việt Nam “khả dĩ coi được” ( đỡ nhục ).
Riêng các phương tiện truyền thông Việt gian trên đất Mỹ th́ có bổn phận nguyền rủa NVT độc tài tham nhũng mới làm cho mất nước, nhằm hướng nỗi hận mất nước của ngụi Việt vào ông NVT mà quên đi nguyên do mất nước là bị Mỹ phản bội.
Ngày 29-9 năm nay đă là ngày giỗ thứ 23, 2001-2024 của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước khi chết ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đă làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác. Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu th́ quả là vô lư, thế nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đă làm.
Frank Snepp là một nhân viên CIA làm việc tại chi nhánh CIA tại Sài G̣n năm 1975. Nhiệm vụ của ông là đọc báo và nghe đài phát thanh của CSVN và VNCH để tŕnh cho Polgar, trưởng CIA tại Sài G̣n, những tin nào mà ông ta thấy đáng quan tâm.
Sau biến cố 1975 Frank Snepp quyết định viết thành sách về những ǵ ông chứng kiến trong vai tṛ một nhân viên CIA làm việc tại VN trong giai đoạn Hoa Kỳ cuốn cờ ra khỏi Việt Nam. Nhờ đó ông nhanh chóng trở thành nhân chứng sống duy nhất dám tiết lộ những bí mật mà một nhân viên CIA không được phép tiết lộ.
Theo Frank Snepp th́ mọi chuyện đều bắt đầu từ khi kư kết Hiệp định Paris. Rồi 3 tháng sau khi kư kết hiệp định, Tổng thống Nixon cử Martin làm đại sứ Mỹ tại VN thay Bunker.Frank Snepp mô tả vai tṛ của Đại sứ Martin :
“Mỹ buộc phải ḅ ra khỏi Việt Nam trong tư thế đường hoàng, và muốn tạo được ấn tượng như vậy th́ cần phải có một chuyên gia về ảo thuật và kịch nghệ mà Martin thuộc vào hạng sư phụ. ( Trang 75, nguyên văn : “The United States was obliged to crawl out of Vietnam standing up, and to foster that illusion required the kind of conjuring and stagecraft at which Martin so adept” ).
Như vậy màn kịch bỏ rơi Việt Nam đă được lên giàn từ tháng 4 năm 1973.
Hết đạn và hết nhiên liệu :
Tường tŕnh của Tướng Cao Văn Viên :
“Một sự thực không thể chối căi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” ( Tài liệu của Ngũ Giác Đài : Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 136 ).
Tài liệu của CIA : “Từ cuối tháng 12-1973 đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông đă làm việc ngày đêm để cố gắng t́m đáp số cho bài toán viện trợ quân sự. Nhưng mỗi lần họ t́m ra một giải pháp để giải quyết vấn đề th́ lại phát sinh một vấn đề khác mà kết quả cũng chỉ đưa tới bí lối” ( Frank Snepp, Decent Interval, trang 95 ).
Tướng Jhon Murray là Tư lệnh cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Ông đến Việt Nam sau Hiệp định Paris 1973, sang đầu năm 1974 ông và Bộ tham mưu Hoa Kỳ tại Việt Nam phải tính toán sổ sách về viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam trong nửa cuối 1974 và đầu năm 1975. Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đă cho ông biết trước là có thể dưới 700 triệu đô la; nhưng theo các chuyên viên tham mưu của John Murray th́ 700 triệu chỉ đủ giữ được Vùng 4.
T́nh h́nh thực sự vào tháng 3 năm 1975 :
Năm 1975, ngày 7-1. Sau khi mất Phước Long, Mỹ tuyên bố : “Tổng thống Pho không có ư vi phạm những điều cấm chỉ ( của Quốc hội ) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam” ( Hồi kư của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái, trang 161 )
Ngay sau khi nhận được tin, Lê Duẩn chỉ thị cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái tiến hành kế hoạch tiến chiếm miền Nam : “Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên” ( Hoàng Văn Thái, trang 172).
- Tuần đầu của tháng 3 năm 1975. Trong một cuộc họp đầu tuần của Bộ Ngoại giao HK, Kissinger đă giải thích hành động viện trợ “lấy có” cho Cam Bốt: “Chính phủ Lon Nol đang trên đà sụp đổ, đây là nguyên do chính khiến chúng ta phải tiếp tục viện trợ để cho sau này không ai có thể trách chúng ta vô trách nhiệm”.( Frank Snepp, Decent Interval, trang 175 ).
*( Nguyên văn : “…he say, the Lon Nol Government was on the brink of collapse, it was essential to keep open the aid pipeline so no one could later blame the United States for the disaster” ).
- Ngày 7-3-1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại giao HK trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông : “Hăy làm mọi cách để Quốc hội tiếp tục duy tŕ viện trợ ( lấy có ) cho Cam Bốt và Việt Nam. Không phải để cứu văn hai nước đó, mà v́ không thể nào cứu văn được hai nước đó” ( Frank Snepp, Decent Interval trang 176 ).
*( Nguyên Văn : Do every thing possible to ensure that Congress lived up our aid commitments to Cambodia and Vietnam- not because the two countries were necessarily salvageable, but precisely because they might not be ). Hai ngày sau khi Kissinger nói cậu này th́ Văn Tiến Dũng ra lệnh tấn công Ban Mê Thuột.
Thế bắt buộc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu :
Năm 1975, ngày 11-3, một ngày sau khi mất Ban Mê Thuột. Tướng Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại dinh Độc Lập và sau đó tŕnh bày ư định muốn cắt bỏ bớt lănh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK vào năm 1975. Tướng Viên ghi lại cảm nghĩ của ông lúc đó :
“Quyết định của Tổng thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đă suy xét thận trọng. H́nh như Tổng thống Thiệu đă ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…”
“… Tổng thống Thiệu phác họa sơ : …Một vài phần đất quan trọng đang bị Cọng sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi giá… …Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại… …” ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131 ).
“Ngay sau khi Phước Long bị tấn công, Hoa Kỳ không có một phản ứng nào … . Một thực tế gần như hiển nhiên là Hoa Kỳ không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biều quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra. Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đă kết thúc” ( trang 132 ).
Các đoạn trích dẫn trên đây đă giải thích v́ sao Tổng thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2.
Cuối cùng, sau 30-4-1975 Mỹ mở chiến dịch đổ tội làm mất nước cho Tổng thống Thiệu để cho người ta không oán hận Mỹ đă bỏ rơi VNCH. Giờ đây đă 49 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu, th́ cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử.
BÙI ANH TRINH