Khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng nhiều kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết “Lam y nữ hiệp” của Hồng Kông, một tác phẩm thuộc loại “tân trào vơ hiệp tiểu thuyết” (danh từ của các nhà xuất bản Hồng Kông), nghĩa là nó khác với các loại “cựu trào” trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Do mới và lạ, “Lam y nữ hiệp” được đông đảo độc giả đón nhận, khen hay, báo bán đắt như tôm tươi! Thấy “ngon ăn”, một tờ báo khác vung tiền “mua đứt” dịch giả cuốn Lam y nữ hiệp, mời ông này dịch bộ Lă Mai Nương.
Từ đó, truyện chưởng Hồng Kông bắt đầu bùng nổ trên báo chí miền Nam Việt Nam, khi cùng lúc xuất hiện hai dịch giả Tiền Phong (thường gọi là “Śn Phoóng”, tên Việt là Từ Khánh Phụng) ngoài 50 tuổi, người Minh Hương, và Tam Khôi (người gốc Hải Nam). Có thể tuyên bố Từ tiên sinh là vị sứ giả đầu tiên đưa truyện chưởng Kim Dung đến Sài G̣n qua bộ Bích huyết kiếm, c̣n Tam Khôi dịch bộ Anh hùng xạ điêu.
Tờ Đồng Nai đăng nhiều kỳ truyện dịch của Tiền Phong (Cô gái Đồ Long), c̣n tờ Dân Việt khai thác tài dịch thuật của Tam Khôi, tờ Báo Mới, đăng bộ Thần điêu đại hiệp và hàng chục tờ báo (trong số đó có một số nhật báo Hoa ngữ như Thành Công, Tân Văn Khoải báo, Luân Đàn Mới, Nhân Nhân, Quang Hoa, Á Châu, Kiến Quốc…) đua nhau đăng truyện chưởng. “Có báo sắp khai tử, nhờ đăng Cô gái Đồ Long mà hồi sinh mănh liệt, lượng phát hành tăng vọt”!
Tên truyện của Kim Dung được nhiều báo khai thác theo những cách khác nhau, như trường thiên tiểu thuyết Thiên long bát bộ, có báo đặt tên là A Tỷ Kiều Phong, báo th́ đăng Lục mạch thần kiếm, có báo lại là Cô Tô Mộ Dung…
Có năm NXB in 5 bộ chưởng của Ngọa Long Sinh, trong đó có bộ dài tới 2.000 trang; có ít nhất sáu NXB in sách chưởng của Gia Cát Thanh Vân. Trong hơn mười bộ sách chưởng của cây bút này, có bộ Tứ hải quần hùng dài hơn 1.300 trang, bộ Đoạt hồng kỳ dài hơn 1.500 trang. Không hề kém cạnh, sách chưởng của Cổ Long được bốn NXB in khoảng 11 bộ, cộng chung lại gần 40 tập, tṛm trèm 13.000 trang!
Nổi bật hơn cả là truyện chưởng Kim Dung, đạt mức kỷ lục: hơn 20 bộ, trong đó Cô gái Đồ Long gồm 6 tập với 2.370 trang; Lục mạch thần kiếm (8 tập) cộng lại tới 2.400 trang; Anh hùng xạ điêu cũng 8 tập với 2.820 trang, c̣n Tiếu ngạo giang hồ có tới 15 tập với ngót 3.000 trang.
Từ khi thể loại truyện chưởng tràn ngập Sài G̣n – Chợ Lớn, lập tức xuất hiện một “guồng máy dịch thuật”: Từ Khánh Vân, Từ Khánh Phụng, Thương Lan, Phan Cảnh Trung, Hàn Giang Nhạn, Phương Thảo, Khưu Văn, Dương Quân, Quần Ngọc, Lăo Son Nhân, Điền Trung Tử, Lă Phi Khanh… Phan Cảnh Trung dịch ít nhất 10 bộ chưởng của sáu tác giả, in ở năm nhà xuất bản, trong khi đó chỉ từ năm 1969 đến 1973, riêng Thương Lan đă dịch không dưới 62 bộ chưởng của 5 tác giả, in ở 5 NXB khác nhau, c̣n Hàn Giang Nhạn th́ dịch ít nhất 25 bộ truyện chưởng, in ở năm NXB (riêng sách chưởng Kim Dung là 14 bộ gồm 102 tập với ngót 25.000 trang)! Đặc biệt, bộ Ỷ thiên Đồ Long kư (tức Cô gái Đồ Long) của Kim Dung do Từ Khánh Phụng dịch (NXB Trung Thành – 1966) thu hút hàng trăm ngàn độc giả thuộc mọi tầng lớp.
Bên cạnh việc tranh nhau phóng tác, in truyện chưởng, cải biên truyện chưởng thành truyện tranh, viết truyện chưởng… giả, người ta c̣n bày ra những cuộc đàm luận, tranh căi, phân tích, phê b́nh truyện chưởng, thậm chí một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo ghiền truyện kiếm hiệp đến độ đă không ngần ngại lấy tên các nhân vât vơ lâm làm bút danh như Lê Tất Điều (Kiều Phong), Nguyên Sa (Hư Trúc), Chu Tử (Kha Trấn Ác)…
Các cao thủ vơ lâm trong truyện chưởng Kim Dung như Lệnh Hồ Xung, Hoàng Dược Sư, Trương Vô Kỵ, Dương Quá, Đông Phương Bất Bại, Cừu Thiên Nhận, Âu Dương Phong, Vi Tiểu Bảo, Nhạc Bất Quần, Quách Tĩnh, Châu Bá Thông, Vương Trùng Dương… được giới trẻ coi như thần tượng, hoặc như những anh hùng hảo hán. Những tên nhân vật, chiêu thức vơ công, ai cũng phải nằm ḷng để không bi chê là… lạc hậu!
Do quá nhập tâm truyện chưởng Kim Dung, cả giới chính khách (chỉ lănh đạo VNCH nhưng không nói rơ là những ai) lúc thảo luận, tranh luận, tọa đàm về đường lối kinh tế, ngoại giao, chính sách kinh tế, xă hội, an sinh… họ đều viện dẫn lư lẽ dựa trên các sự kiện, nhân vật… vơ lâm trong truyện chưởng! Không chỉ “đi sâu vào thế giới Kim Dung”, nhiều người c̣n bỏ công sức, tiền của tổ chức các buổi “loạn đàm” về tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung và sản phẩm của họ không chỉ là các bài báo lẻ tẻ mà có khi là sách, là công tŕnh chuyên khảo về truyện chưởng Kim Dung hẳn hoi như Vô Kỵ giữa chúng ta của Đỗ Long Vân (NXB Tŕnh Bày -1968); Nỗi băn khoăn của Kim Dung (Nguyễn Mộng Giác, NXB Văn Mới – 1972).
Nguồn: Nhạc Xưa Thời Báo
Nguyễn Hoàng Tuân