Trong bối cảnh truyện kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung, ngoài những môn vơ công âm độc khiến các nhân sĩ vơ lâm khiếp sợ, c̣n có những địa danh mà ngay cả những cao thủ hàng đầu cũng e ngại đặt chân tới.
Băng Hoả đảo
Tạ Tốn trên Băng Hoả đảo.
Trong Ỷ thiên đồ long kư, khi Thiên ưng giáo, một giáo phái hưng thịnh lúc bấy giờ, tổ chức hội Dương Đao lập uy để khoe thanh Đồ long đao họ vừa chiếm đoạt được trên Vương Bàn sơn, th́ Tạ Tốn th́nh ĺnh xuất hiện, sát hại các cao thủ, đoạt Đồ long đao và thách đấu với Trương Thúy Sơn. Chàng dùng thư pháp viết lên hai mươi bốn chữ trên vách núi: "Vơ lâm chí tôn, bảo đao Đồ long, hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất ṭng, Ỷ thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong". Tạ Tốn chịu thua, tha chết cho Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố nhưng dùng tuyệt kĩ Sư Tử Hống hạ sát tất cả những người khác trên đảo - trừ vài người có nội công cao cường chỉ bị điên dại, hoặc bị ngất trước đó nên không sao cả.
Sau đó ba người lên một chiếc thuyền nhắm hướng ra biển cả. Trải qua một trận băo lớn, thuyền bị đắm, cả ba người bị trôi dạt lên vùng biển cực bắc. Tạ Tốn trong lúc nóng giận phát điên định giết Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố nhưng bị Ân cô nương bắn ngân châm làm mù mắt. Cuối cùng cả ba người đều trôi dạt đến một ḥn đảo có băng tuyết với một ngọn núi lửa ở trung tâm nhưng đất đai khá màu mỡ, nên họ đặt tên là Băng Hoả đảo.
Băng Hoả đảo là một ḥn đảo đặc biệt, do có một ngọn núi lửa đang hoạt động nên thường xuyên xảy ra động đất, khiến cho những cao thủ hàng đầu như Tạ Tốn, Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn cũng khiếp sợ. Tại đây, Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn cũng đă kết nghĩa vợ chồng, hạ sinh được một đứa con trai (nhận Tạ Tốn làm cha nuôi) đặt tên là Trương Vô Kỵ - tên đặt theo tên của con trai Tạ Tốn đă bị giết trước đây là Tạ Vô Kỵ. Trương Thúy Sơn bái Tạ Tốn là anh kết nghĩa.
Đến khi Vô Kỵ lớn lên, vợ chồng Trương Thúy Sơn có ư định về Trung thổ, song Tạ Tốn nhất quyết không chịu đi theo. Mặc mọi sự năn nỉ, ông quyết ở lại một ḿnh trên hoang đảo. Trong những ngày tháng hiu quạnh này, ông chú tâm nghiên cứu những ḍng chữ khắc trên đao Đồ long, nhưng vẫn không sao giải thích được ư nghĩa của câu sấm liên quan đến bí mật của bảo vật này, nên cho rằng những điều thiên hạ đồn đại bấy lâu chỉ là lầm tưởng.
Đảo Đào Hoa
Đông Tà Hoàng Dược Sư là đảo chủ đảo Đào Hoa.
Xuất hiện trong Anh hùng xạ điêu, đảo Đào Hoa là nơi ẩn cư của Đông Tà Hoàng Dược Sư, một trong Thiên hạ ngũ tuyệt. Ông ta là người am hiểu Kinh Dịch nên đă biến đảo Đào Hoa thành một Bát Trận Đồ khiến cho ai lạc vào không thể t́m lối ra. Ông c̣n nuôi rất nhiều người từng phạm tội ác trước đây, đem cắt lưỡi, chọc thủng màng nhĩ dùng làm người hầu chăm lo cho mọi thứ trên đảo. V́ vậy đối với người dân sống ven biển gần đảo Đào Hoa, họ luôn coi đây như một nơi rất nguy hiểm, không bao giờ xâm phạm. Ngay cả một cao thủ như Lăo Ngoan Đồng Chu Bá Thông khi biết ḿnh bị Hoàng Dược Sư lừa bèn t́m đến đảo Đào Hoa để cướp lại Cửu âm chân kinh, nhưng không may bị lạc vào Đào hoa trận và bị nhốt trên đảo Đào Hoa 15 năm v́ không t́m được lối ra.
Đảo Hiệp Khách
Theo tiểu thuyết Hiệp Khách Hành, năm xưa, có 2 vị tiền bối một người tên Long một người tên Mộc đă có cơ duyên lấy được tấm địa đồ và t́m ra được ḥn đảo Hiệp Khách. Sau đó 2 người đă chiếu theo những bức đồ giải trên trên vách đá mà tu tập nhưng khó khăn ở chỗ tuy vơ công của 2 người đă tịnh tiến tới mức xuất quỷ nhập thần nhưng chung quy lại 2 người vẫn luyện sai đường. Phàm những môn vơ công thượng thừa luyện chỉ cần sai trật một chút cũng dẫn đến tẩu hỏa nhập ma nhưng hết thảy 2 vị đảo chủ này lại không bị sao.
Rồi sau đó 2 vị đă không biết mời bao nhiêu cao thủ vơ lâm nên đảo cùng nghiên cứu nhưng rồi kết quả cũng vậy, không ai luyện giống ai, tất cả đều luyện sai hết. Chính v́ vậy đă dẫn đến giai thoại trên giang hồ, rằng ở ngoài Đông Hải có một đảo nhỏ, trên đó có một lực lượng vơ công cao cường. Cứ mười năm một lần, đảo chủ sẽ cử vào Trung Nguyên hai người gọi là hai sứ giả Thưởng thiện Phạt ác t́m đến các bang hội lớn trên giang hồ đưa hai tấm thẻ đồng (một tấm gọi là Thưởng thiện, một tấm gọi là Phạt ác) mời đích danh người đứng đầu đến dự tiệc cháo Lạp Bát trên đảo Hiệp khách.
Bang hội nào không tuân theo đều bị tiêu diệt, hai sứ giả này vơ công cực kỳ cao cường, không có bang hội nào đánh lại. Đă ba lần đảo Hiệp khách đến mời người, và những người đi đều không trở về. Đảo Hiệp khách được bao trùm bởi một màn sương mù bí ẩn, chết chóc, là nỗi khiếp sợ của vơ lâm Trung Nguyên.
VietBF@ sưu tập