Sau một thời gian dài chứng kiến xu hướng giảm tốc, kinh tế Trung Quốc có thể đang chuẩn bị cho một sự thay đổi, theo Goldman Sachs.
Nhà kinh tế trưởng của Goldman về Trung Quốc, Hui Shan, chỉ ra rằng việc nới lỏng chính sách tài khoá, động lực xuất khẩu mạnh mẽ và các rủi ro về thời tiết đă lắng xuống là những yếu tố thể hiện rằng t́nh h́nh kinh tế sẽ sớm thay đổi.
Shan cho biết trong một lưu ư rằng những yếu tố đó rất quan trọng v́ Trung Quốc tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5% trong năm nay.
Ông nói: “Hoạt động kinh tế thực sự đă chậm lại trong giai đoạn tháng 6 - tháng 8, rủi ro hạ dự báo tăng trưởng quư III của chúng tôi đă tăng lên và kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng rằng tăng trưởng sẽ hồi phục trong thời gian c̣n lại của năm, khi Bắc Kinh nỗ lực đạt mục tiêu GDP ‘khoảng 5%’ đă đặt ra hồi đầu năm nay.”
Shan chỉ ra, Goldman tăng dự báo một phần là do Bắc Kinh nới lỏng chính sách tài khoá. Động thái này đă được thúc đẩy mạnh hơn trong vài tuần qua, có khả năng giúp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 5%.
Ngoài ra, động lực xuất khẩu của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ. Các nhà phân tích của Goldman dự kiến kim ngạch xuất khẩu trong tháng trước sẽ tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế khác dự báo tăng trưởng xuất khẩu tháng 8 sẽ chậm lại c̣n 6,5%, theo một cuộc thăm ḍ của Reuters.
Shan cho biết, những rủi ro về vấn đề thời tiết từ mùa hè đối với Trung Quốc có khả năng đang lăng xuống. Công cụ theo dơi giao dịch tần suất cao (high frequency) của ngân hàng này cho thấy xu hướng đảo ngược trong những vấn đề liên quan đến thời tiết.
Theo đó, lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc cũng có thể nhận được sự thúc đẩy cần thiết. Dữ liệu công bố vào tháng trước cho thấy hoạt động đầu tư trái phiếu của Trung Quốc đă tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm, thấp hơn dự báo là 3,9% v́ đầu tư cơ sở hạ tầng chậm lại do mưa lớn và lũ lụt.
Những yếu tố tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đă xuất hiện sau nhiều tháng dữ liệu cho thấy t́nh trạng ảm đạm, do doanh số bất động sản giảm mạnh và xây mới trong vài năm qua v́ phần lớn nguồn cung nhà ở khả dụng vẫn bị bỏ trống.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc đă phát tín hiệu cảnh báo v́ chi tiêu của người tiêu dùng vẫn yếu dù thu nhập hộ gia đ́nh tăng. Doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 6, nhưng vọt tăng 2,7% vào tháng 7.
Lĩnh vực công nghệ của nước này cũng phải đối mặt với nhiều trở ngại, khi mức tăng trưởng thu nhập giảm tốc ở mức thấp nhất kể từ năm 2022. Điều này góp phần dẫn đến xu hướng chậm lại trên toàn thị trường chứng khoán, khi EPS của MSCI China Index giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
VietBF@ Sưu tập