Nhân vật lịch sử với di sản gây tranh căi ở cả Nga và Phần Lan - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhân vật lịch sử với di sản gây tranh căi ở cả Nga và Phần Lan
80 năm trước, Thống chế Carl Gustaf Mannerheim đă trở thành Tổng thống Phần Lan. Là chỉ huy quân sự và chính khách ở cả Nga và Phần Lan, ông cũng để lại di sản gây tranh căi ở mỗi quốc gia.

Ngoài đường biên giới chung dài 1.340km và 108 năm từng chung một quốc gia, Nga và Phần Lan c̣n có một điểm chung: Carl Gustav Mannerheim - một sĩ quan quân đội Nga đă trở thành Tổng thống Phần Lan trong Thế chiến thứ hai. Nhưng người đó là ai và tại sao các tượng đài dành riêng cho ông không ít lần bị vẩy sơn đỏ ở cả 2 bên biên giới Phần Lan - Nga?


Bia tưởng niệm Thống chế Carl Gustaf Mannerheim trên một bức tường ở St. Petersburg, Nga

Từ chỉ huy kỵ binh Nga đến viên tướng trong nội chiến Phần Lan

Gia tộc Mannerheim nổi tiếng trong giới thương nhân, sau này trở thành gia đ́nh quư tộc ở Thụy Điển. Một người con của gia tộc này đă chuyển đến Phần Lan (khi đó là một phần lănh thổ của Thụy Điển). Carl Gustaf Mannerheim chào đời ở Phần Lan năm 1867, trong khi Nga đă sáp nhập Phần Lan vào năm 1809. Mặc dù sinh ra trong một gia đ́nh danh giá nhưng Carl Gustaf không được nuông chiều trong suốt thời thơ ấu. Gia đ́nh gặp biến cố do người cha phung phí cả gia tài, mẹ của Carl Gustaf đă phải bán điền trang chuyển đến nơi nhỏ hơn. Được gửi đến một trường thiếu sinh quân, cậu bé Carl Gustaf liên tục gây rắc rối và thường bị nhốt trong pḥng phạt của trường. Tuy nhiên, chàng trai trẻ này cũng khá tham vọng. Carl Gustaf kiên tŕ học tập và trúng tuyển Trường Kỵ binh Nikolaev. Theo lời giới thiệu của nữ Nam tước Skalon, ông được chuyển đến Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ Cuirassier, gồm toàn những tinh hoa của giới quư tộc.

Năm Carl Gustaf 37 tuổi, chiến tranh Nga - Nhật nổ ra. Ông đă thực hiện tốt vai tṛ chỉ huy các đội kỵ binh người Măn Châu và người Tungus. Khi trở về, ông được Hoàng đế Nicholas II bổ nhiệm làm chỉ huy một trung đoàn kỵ binh cận vệ và sau đó là một lữ đoàn kỵ binh. Với những kinh nghiệm đă tích lũy, Carl Gustaf bước vào Thế chiến thứ nhất, chiến đấu trên một mặt trận rộng lớn và có cơ hội thể hiện những phẩm chất tốt nhất của ḿnh. Trong cuộc chiến ác liệt ở Đông Nam Ba Lan, ông đă chứng tỏ ḿnh là một chiến thuật gia xuất sắc, không chỉ dũng cảm và quyết đoán mà c̣n thận trọng. Huân chương quân sự và danh tiếng của ông ngày càng tăng. Trong khi đó, cách mạng Nga đă diễn ra ở Petrograd (sau này là Leningrad và hiện giờ là St Petersburg).

Mùa xuân năm 1917, chế độ quân chủ ở Nga sụp đổ. Carl Gustaf đă gây dựng sự nghiệp ở St Petersburg, làm sĩ quan t́nh báo, nhà nghiên cứu và có một sự nghiệp lẫy lừng trong triều đ́nh và quân đội. Nhưng ở tuổi 50, số phận của ông bất ngờ rẽ sang một hướng khác. Năm 1917 là bước ngoặt không chỉ đối với Nga mà c̣n đối với Phần Lan. Phần Lan tuyên bố độc lập nhưng phải chịu một sự chia rẽ lớn. Những người Phần Lan Đỏ được những người cộng sản Bolshevik ở Nga hỗ trợ, trong khi phe Bạch vệ liên minh với Đức. Người Đức đă thành lập một đơn vị gồm 1.200 người ủng hộ nền độc lập của Phần Lan. Họ chủ yếu có quan điểm cực hữu và chống Nga mạnh mẽ, thậm chí c̣n kỳ thị người Nga.


Tướng Carl Gustaf Mannerheim dẫn đầu cuộc diễu hành mừng chiến thắng của lực lượng Bạch vệ ở Helsinki (Phần Lan) ngày 16-5-1918

Năm 1918, Carl Gustaf trở về Phần Lan, trở thành nhà lănh đạo quân sự của phong trào White địa phương, ban đầu xuất phát từ thành phố Oulu, phía Bắc vịnh Phần Lan. Ông sau đó chỉ huy cuộc tấn công của phe Bạch vệ và được người Đức hỗ trợ do thấy phù hợp với lợi ích của họ. Vào tháng 4-1918, quân Đức đă đến Helsingfors (Helsinki), Thủ đô của Phần Lan. Phong trào Đỏ của Phần Lan đang tan ră. Phần Lan đă rơi vào cuộc nội chiến chết chóc, rất nhiều máu đă đổ và nhiều người chết trong các trại tập trung. Ở Vyborg, một thành phố nằm trên biên giới Nga - Phần Lan, những người chiến thắng đă tiến hành thanh trừng sắc tộc. Ngày nay, thành phố này thuộc về Nga và khách du lịch đến thăm thành phố để chiêm ngưỡng những ngôi nhà, nhà thờ, thậm chí là lâu đài có kiến trúc phương Tây xen kẽ với các công viên lớn từ thời Đế chế Nga. Vào năm 1918, thành phố này khá đa dạng về sắc tộc gồm người Nga, người Phần Lan, người Đức… Nhưng sau khi chiếm được Vyborg, phe Bạch vệ Phần Lan đă tiến hành một cuộc thảm sát. Hàng trăm người đă bị hành quyết, hầu hết là người Nga.

Carl Gustaf Mannerheim đă giành chiến thắng trong nội chiến Phần Lan. Tuy nhiên, chiến thắng này đă khiến Phần Lan phải trả giá đắt và làm hoen ố danh tiếng của ông. Tổn thất của cả 2 phe lên tới hơn 10.000 người. Ngay cả ngày nay, nhiều người Phần Lan vẫn phản ứng mạnh mẽ với những sự kiện này. Tại thành phố Tampere, nơi bị tàn phá nghiêm trọng trong cuộc tấn công của phe Bạch vệ, tượng đài Carl Gustaf Mannerheim đôi khi bị vẩy sơn như một h́nh thức trả thù.

Đỉnh cao quyền lực với lựa chọn sai lầm

Trong một thời gian dài, Carl Gustaf tránh xa chính trị. Ông tham gia vào các hoạt động xă hội, đi du lịch và săn bắn. Nhưng vào năm 1931, ông được triệu tập trở lại để tham gia lănh đạo Phần Lan. Lần này, Carl Gustaf được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quốc pḥng Phần Lan. Ông đă cải tổ lực lượng vũ trang và giám sát việc xây dựng một loạt các công sự trên eo đất Karelian (được gọi một cách không chính thức là đường Mannerheim). Ông tin rằng sớm hay muộn, Phần Lan cũng sẽ xung đột với Liên Xô. Thật vậy, vào cuối những năm 1930, căng thẳng giữa Matxcơva và Helsinki bắt đầu gia tăng. Liên Xô tin rằng Phần Lan có thể trở thành bàn đạp cho hành động xâm lược lănh thổ của họ nên cố đ̣i lại một số khu vực trọng yếu, chủ yếu là eo đất Karelian. Tất nhiên, Phần Lan lo ngại cho an ninh của chính ḿnh nên không muốn chuyển giao. Kết quả là vào tháng 11-1939, Liên Xô đă bắt đầu cuộc chiến chống Phần Lan, lên kế hoạch dùng vũ lực ở những nơi ngoại giao thất bại.

Cuộc giao tranh 1939 - 1940 là thời kỳ đỉnh cao của Carl Gustaf với tư cách là một chỉ huy quân sự. Dưới sự lănh đạo kiên định và đầy năng lượng của ông, quân đội Liên Xô đă phải chịu tổn thất cực kỳ nặng nề. Mặc dù Liên Xô đạt được các mục tiêu quân sự ban đầu, nhưng cả thế giới vẫn nói về những chiến thắng về mặt chiến thuật của Phần Lan, quốc gia vốn thua kém hơn hẳn về dân số và sức mạnh quân sự.

Cuộc xung đột tiếp theo lại hoàn toàn khác. Khi t́m kiếm đồng minh, Phần Lan đă t́m thấy người bảo trợ mới: trùm phát xít Adolf Hitler. Carl Gustaf Mannerheim là một trong số lănh đạo Phần Lan đưa ra quyết định quan trọng là sẽ tham gia vào kế hoạch cùng Đức tấn công Liên Xô. Vào ngày 22-6-1941, Không quân Phần Lan bắt đầu rải thủy lôi trên vùng biển Liên Xô. Hướng tới mục tiêu Leningrad (tên cũ là St. Petersburg), kế hoạch của Hitler là muốn phá hủy hoàn toàn thành phố. Người Phần Lan được cho là đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc tấn công vào Leningrad. Cuối năm 1941, gần 650.000 người Liên Xô đă chết v́ pháo kích và nạn đói trong cuộc bao vây Leningrad. Carl Gustaf Mannerheim trực tiếp tham gia vào cuộc tàn sát này, giúp Đức quốc xă siết chặt ṿng vây thành phố. Đầu năm 1943, cuộc phong tỏa Leningrad của quân Đức đă bị Hồng quân phá vỡ sườn phía Nam. Và vào năm sau, quân Đức ở đây đă bị Liên Xô đánh bại.


Thống chế Carl Gustaf Mannerheim được bầu làm Tổng thống Phần Lan vào đầu tháng 8-1944

Mùa hè năm 1944, Liên Xô đă phát động một cuộc tấn công vào eo đất Karelian và phá vỡ các tuyến pḥng thủ của Phần Lan, giành lại quyền kiểm soát Vyborg. Cuộc tấn công đe dọa sẽ lan vào sâu trong Phần Lan. Do t́nh h́nh xấu đến mức thê thảm ở mặt trận, Tổng thống Phần Lan Risto Ryti đă từ chức. Ngày 4-8-1944, Thống chế Carl Gustaf Mannerheim trở thành Tổng thống Phần Lan. Nhiệm vụ chính của nhà lănh đạo này là phải đạt được ḥa b́nh. Vào tháng 9-1944, Phần Lan chấp nhận các yêu sách của Liên Xô để đổi lấy việc được rút ra khỏi cuộc chiến. Quân đội Đức ở Phần Lan trước khi rời đi đă đốt cháy thành phố Rovaniemi. Chiến tranh kết thúc. Vào thời điểm đó, Carl Gustaf Mannerheim đă kiệt sức. Ông lo sợ rằng ḿnh sẽ bị xét xử v́ những sự kiện năm 1941, đặc biệt là sau khi Tổng thống Rísto Ryti bị kết án nhiều năm tù. Ông từ chức vào tháng 3-1946, dành phần đời c̣n lại để đi du lịch và viết hồi kư. Ngày 27-1-1951, Carl Gustaf Mannerheim qua đời.

Carl Gustav Mannerheim vẫn là một trong những nhân vật chủ chốt trong lịch sử Phần Lan nhưng cũng gây tranh căi, bởi tội ác của cuộc nội chiến Phần Lan vẫn chưa bị lăng quên và vai tṛ của ông trong Thế chiến 2. Nhưng đối với người Nga, câu chuyện phức tạp hơn. Nhân vật này được nhớ đến ở nhiều vai tṛ. Đầu tiên ông là một sĩ quan t́nh báo và quân sự lỗi lạc, sau đó trở thành một chỉ huy tàn ác trong nội chiến Phần Lan. Trong Thế chiến 2, ông trở thành đồng minh của Hitler, chịu trách nhiệm trực tiếp cho một trong những thảm họa nhân đạo và tội ác chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người. Các chính trị gia lớn hiếm khi là những nhân vật có lư tưởng rơ ràng (nhất là trong thời đại hỗn loạn như nửa đầu thế kỷ 20), đặc biệt là khi được ghi danh vào lịch sử của nhiều dân tộc khác nhau. Và Carl Gustaf Mannerheim là bằng chứng sống cho điều này.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 09-15-2024
Reputation: 13806


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 34,247
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ad035fa21dedf4b3adfc.jpg
Views:	0
Size:	55.1 KB
ID:	2427215  
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,674 Times in 1,516 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 45 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:18.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05654 seconds with 15 queries