Trong bối cảnh xu hướng phi đô la hoá là chủ đề được thảo luận ngày càng nhiều, khối BRICS tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn. Một số trang tin cho biết hiện có 34 quốc gia muốn gia nhập tổ chức này.
Hăng thông tấn TASS trích lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết có tới 34 quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, khi ông phát biểu tại một cuộc họp với các đại diện BRICS. Ông Putin nói: “Chúng ta không thể bỏ qua sự quan tâm ngày càng lớn của nhiều quốc gia với BRICS. Tính đến nay, 34 nước mong muốn tham gia các hoạt động của khối dưới nhiều h́nh thức.”
Ông Putin cho biết thêm, với vai tṛ hiện tại là chủ tịch BRICS, Nga đang làm mọi cách có thể để chào đón và đưa các quốc gia thành viên mới vào khối. Theo ông, do sự quan tâm ngày càng lớn, một cuộc thảo luận tích cực với các thành viên BRICS về phương thức gia nhập sẽ được phê duyệt tại hội nghị thượng đỉnh ngày 22-24/10.
Sau khi BRICS ra mắt vào năm 2009 với Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là những thành viên sáng lập, khối này đă kết nạp thêm 11 thành viên với sự tham gia của Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) Các thành viên BRICS+ hiện chiếm 45% dân số thế giới, 25% thương mại toàn cầu và 31,5% GDP toàn cầu.
Mới đây, Malaysia và Thái Lan nằm trong số các quốc gia quan tâm đến việc gia nhập khối, điều này cho thấy "triển vọng và khả năng mở rộng một khuôn khổ hợp tác có thể bao gồm BRICS+ và ASEAN".
Danh sách thành viên triển vọng ngày càng đông đảo đă nhấn mạnh sức hút lớn của khối. BRICS đang nhanh chóng thúc đẩy xu hướng phi đô la hóa và tập trung vào các đồng nội tệ để giúp phát triển nền kinh tế.
“BRICS, cùng với các thành viên mới và các đối tác đang không ngừng mong đợi một kỷ nguyên mới về việc phi đô la hóa hệ thống kinh tế toàn cầu. Khối này dự kiến sẽ cho ra mắt một loại tiền tệ mới và thiết lập một hệ thống thanh toán mới, nhiều khả năng là trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới vào tháng 10 năm 2024 tại Kazan”, Kester Kenn Klomegah, một nhà nghiên cứu và nhà văn độc lập về các vấn đề châu Phi ở khu vực Á-Âu và các nước cộng ḥa thuộc Liên Xô cũ, đă viết.
Viktoria Panova, người đứng đầu hội đồng chuyên gia có nhiệm vụ giám sát vị trí chủ tịch BRICS của Nga, từng nói rằng việc tạo ra khuôn khổ cho một cơ chế thanh toán chung sẽ là chủ đề thảo luận chính tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Hồi tháng 7, có thông tin cho rằng các thành viên BRICS đă phát triển một hệ thống tương tự như SWIFT, có tên là BRICS Bridge. Theo đó, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện bằng đồng tiền tệ của các nước BRICS, trong khi Ngân hàng Phát triển mới (NDB) đóng vai tṛ là nền tảng tích hợp, chuyển đổi và thanh toán bù trừ.
Mục tiêu chính của BRICS Bridge là giúp các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Nam bán cầu, giảm sự phụ thuộc của họ vào đồng USD bằng cách sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch thương mại, Klomegah cho biết.
Klomegah kết luận, "một số chuyên gia chính sách và học giả thừa nhận rằng sự phát triển của nền tảng thanh toán BRICS đă đạt đến giai đoạn nâng cao và nếu tiếp tục theo kế hoạch, hệ thống này sẽ bùng nổ như một quả bom trên toàn cầu".
Theo báo cáo từ Equip Editorial, mục tiêu cuối cùng của việc mở rộng BRICS+ là cân bằng quyền lực giữa các quốc gia G7 và BRICS. Nhóm nghiên cứu này chỉ ra rằng, các chu kỳ kinh tế và thị trường tài chính đang ngày càng ít tập trung vào hệ thống tiền tệ do Mỹ thống trị, nhường chỗ cho các giải pháp thay thế đang tái cân bằng cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu.
Equip Editorial nhấn mạnh G7 đang chiếm 43% GDP toàn cầu nhưng khoảng cách sẽ thu hẹp khi các quốc gia BRICS lớn, như Ấn Độ, tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn mức trung b́nh và khối này kết nạp nhiều thành viên hơn trong tương lai.
Nhóm lưu ư, dù G7 giàu có hơn nhưng các quốc gia mới nổi lại đông dân hơn và tập trung vào sản xuất dầu mỏ. Với sự gia nhập của Ả Rập Xê Út, UAE và Iran, BRICS đă tăng thị phần sản xuất dầu mỏ toàn cầu của các thành viên BRICS lên 43%.
Ngoài ra, nhiều nước thành viên BRICS có tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao hơn nhiều so với G7. Hơn nữa, Goldman Sachs dự kiến khối này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP b́nh quân từ 189% đến 205% vào năm 2050, trong khi G7 là 50%.
VietBF@ Sưu tập