Dù không có một đám cưới, chuyện t́nh hơn 40 năm của đôi nghệ sĩ tài sắc Hoài Thanh - Đỗ Quyên vẫn luôn cháy bỏng và được công chúng yêu mến mỗi khi nhắc lại.
Chuyện t́nh của cậu bé miền quê và tiểu thư Sài G̣n
Nghệ sĩ Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Ngọc Thạch, sinh năm 1947 tại Hóc Môn. Xuất thân trong gia đ́nh nghèo với 8 người em, ông sớm phải gánh vác trách nhiệm gia đ́nh. Để có tiền mua sách vở, cậu bé Ngọc Thạch phải đi hái rau dại đem bán và phụ giúp cha mẹ.
Hoài Thanh là một trong những nghệ sĩ cải lương nổi trội ở miền Nam.
Thời trẻ, nghệ sĩ Hoài Thanh học trung học tại Trường Tân Dân và học ca cổ với nghệ nhân guitar Thanh Tùng. Năm 1964, qua cuộc thi Tuyển chọn Ngôi sao xanh, ông gia nhập đoàn cải lương Út Bạch Lan - Thành Được để học nghề sân khấu. Ông tích cực hoạt động trong các ban nhạc tài tử nổi tiếng như: Văn Vỹ, Út Trong, Thành Công...
Tên tuổi Hoài Thanh bắt đầu nổi danh khi thay nghệ sĩ Minh Phụng vào vai Trần Dinh trong tuồng Gánh cỏ sông Hàn. Nghệ danh Hoài Thanh được ông bầu Ba Bản (chủ đoàn Thủ Đô) đặt, với ư nghĩa: "Hoài là nhớ, Thanh là giải Thanh Tâm. Con cứ nhớ giải Thanh Tâm mà trau dồi nghiệp ca hát".
Trải qua nhiều đoàn cải lương khác nhau, Hoài Thanh để lại ấn tượng qua các vai diễn: Phạm Lăi trong vở Tây Thi, Trác Phùng Quân trong Mùa thu trên Bạch Mă Sơn, Cao Nguyên B́nh trong vở Đêm lạnh chùa hoang, Trần Vinh trong vở Gánh cỏ sông Hàn, Alika trong vở Ngày tàn bạo chúa, bộ đội Vĩnh trong vở Thiên thần áo trắng, Thúc Sinh trong vở Thúy Kiều…
Hoài Thanh ghi dấu ấn qua các tuồng dă sử và cổ tích Việt Nam. Trong ảnh là nghệ sĩ Hoài Thanh (trái) trong vở "Gánh cỏ sông Hàn".
Trái ngược với Hoài Thanh, Đỗ Quyên là một cô đào đa năng, sinh ra trong gia đ́nh có truyền thống nghệ thuật và được cha là nghệ nhân Xuân Lạc dạy ca từ nhỏ. Năm 1966, bà thi đỗ trường Quốc gia Âm nhạc kịch nghệ Sài G̣n và 4 năm sau trở thành đào chánh của đoàn cải lương Thái Dương.
Đỗ Quyên nổi tiếng với các vai đào vơ, giả trai và đào lẳng độc. Một số vai diễn ấn tượng của bà gồm: Triệu Thị Trinh trong vở Nhụy Kiều tướng quân, Bùi Thị Xuân trong Nữ tướng cờ đào, An Lộc Sơn trong Tây Thi và Giáng Hương trong Sân khấu về khuya. Bà là học tṛ xuất sắc được các Giáo sư Năm Châu, Phùng Há trực tiếp dạy nghề.
Vợ chồng Hoài Thanh - Đỗ Quyên thời trẻ.
Trong thời gian hoạt động tại đoàn Hương Mùa Thu, giọng ca của Hoài Thanh được cố NSND Phùng Há chú ư. Ông được mời về đào tạo và diễn xuất trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, Quận 1, TPHCM). Tại đây, Hoài Thanh gặp Đỗ Quyên, và lần đóng cặp trong vở Nắm cơm chan máu, mở ra một mối t́nh đẹp nhưng nhiều truân chuyên, sóng gió giữa đôi nghệ sĩ.
10 năm chia ly
Những ngày học tập tại nhà má Bảy Phùng Há, Hoài Thanh và Đỗ Quyên thường xuyên được cố nghệ sĩ Phương Thanh ghép đôi. Đỗ Quyên nhớ lại rằng mỗi lần bà gặp Phương Thanh, ông đều nói về Hoài Thanh, và mỗi lần gặp Hoài Thanh, ông lại nhắc đến Đỗ Quyên. Một lần, trời mưa lớn khiến nhà nghệ sĩ Phùng Há bị ngập nước và thường Hoài Thanh chở Phương Thanh về nhà. Nhưng hôm đó, Phương Thanh bảo đi xích lô và yêu cầu Hoài Thanh chở Đỗ Quyên về. Dù con đường không dài, Hoài Thanh cố t́nh chạy ḷng ṿng nên đi măi không tới nơi.
Ngày đó, Hoài Thanh là chàng trai miền quê gầy g̣, nghèo khó, c̣n Đỗ Quyên là tiểu thư Sài G̣n cành vàng lá ngọc. Dù chịu nhiều sự ngăn cách và cản trở, thậm chí bố của Đỗ Quyên không tán thành, cả hai vẫn âm thầm gắn bó bên nhau.
Hoài Thanh và Đỗ Quyên yêu nhau từ thuở tóc xanh.
Năm 1973, đoàn Hương Mùa Thu khai trương vở diễn Người chăn hạc và Hoài Thanh được mời đóng vai chính. Dù buồn bă v́ không thể diễn chung với người yêu, Đỗ Quyên vẫn ủng hộ quyết định của ông. Họ hẹn sẽ tổ chức đám cưới khi thành danh.
Ngày đó không có phương tiện liên lạc, họ chỉ biết về nhau qua báo chí và tin đồn về chuyện t́nh cảm với người khác. Sau mười năm xa cách, cả Hoài Thanh và Đỗ Quyên đều đă có gia đ́nh nhưng không t́m được hạnh phúc lâu bền.
Năm 1983, định mệnh đưa họ gặp lại nhau trong bộ phim Ngày tàn bạo chúa. Lúc này, Hoài Thanh đă ly hôn, c̣n Đỗ Quyên vẫn giữ t́nh cảm dành cho người cũ. Họ quyết định hàn gắn lại mối t́nh dang dở sau 10 năm chia ly.
Theo lời kể của Hoài Thanh, ông là người chủ động nối lại t́nh xưa. Do hoàn cảnh khó khăn, họ chỉ tổ chức một mâm cơm cúng ông bà đơn giản trước sự chứng kiến của gia đ́nh hai bên. Cuộc hôn nhân của họ đă kéo dài hơn 40 năm với hai người con: Nguyễn Quốc Thy Thư (hiện định cư tại Úc) và ca sĩ Hoài Anh Kiệt.
“Chuyện t́nh chúng tôi có kể cả ngày cũng không hết, bởi biết bao lần sóng dập gió vùi”, nghệ sĩ Hoài Thanh từng chia sẻ. Ông tin rằng khoảng thời gian xa cách đă làm cho t́nh cảm của họ thêm gắn bó. Dù không tổ chức đám cưới chính thức, họ đă cùng các nghệ sĩ khác tổ chức một buổi lễ kỷ niệm đám cưới vàng như một cách đánh dấu chặng đường dài gắn bó.
Tuổi U80 hạnh phúc, đồng hành nơi xứ người
Trong suốt sự nghiệp, đôi vợ chồng nghệ sĩ Hoài Thanh và Đỗ Quyên đă có những đóng góp to lớn cho nghệ thuật cải lương. Sau khi sinh con trai, Đỗ Quyên nghỉ hát để học đạo diễn tại Trường Sân khấu Điện ảnh TPHCM và làm giảng viên. Họ đă thành lập CLB cải lương Hoài Thanh - Đỗ Quyên, đào tạo nhiều thế hệ học tṛ giỏi như NSƯT Lê Tứ, NSƯT Thy Trang, nghệ sĩ Thy Phương, Hoài Nhung, Linh Phượng…
Hiện tại, vợ chồng Hoài Thanh và Đỗ Quyên đă định cư tại Australia cùng con cái nhưng thường xuyên về Việt Nam để tận hưởng không khí quê nhà. Dù đă ở tuổi xế chiều, cả hai vẫn giữ niềm đam mê với nghệ thuật. Đỗ Quyên chia sẻ bà duy tŕ sức khỏe bằng cách ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục, và thường xuyên hát karaoke để giữ giọng hát.
Hoài Thanh - Đỗ Quyên có cuộc sống viên măn ở Úc.
Tại Australia, Hoài Thanh và Đỗ Quyên đă mở lớp dạy cải lương dành cho cộng đồng người Việt sống xa quê. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc duy tŕ lớp học, họ vẫn không từ bỏ và tiếp tục đưa t́nh yêu nghệ thuật cải lương đến các học viên. Đỗ Quyên tâm sự dạy từ những bài học cơ bản, khuyến khích học viên luyện tập tiếng Việt. Việc này không chỉ giúp bà giảm bớt nỗi nhớ nghề mà c̣n giúp thỏa măn niềm đam mê. Bà vui v́ có cơ hội được sống với nghề một lần nữa.
Khi nh́n lại quăng đường đă qua, Hoài Thanh chia sẻ ông cảm thấy như ông Tổ nghề đă thương và cho phép họ hàn gắn lại mối quan hệ. Đối với ông, vợ vừa là người bạn, vừa là người thầy. Hiện tại, hai vợ chồng không c̣n mong cầu điều ǵ cho riêng ḿnh, chỉ mong sao sân khấu cải lương có thể hồi sinh như chính cuộc t́nh của họ. Năm 2024, Hoài Thanh sẽ kỷ niệm 60 năm theo đuổi nghề cải lương và ông đang dự định tổ chức một buổi diễn đặc biệt để đánh dấu sự kiện này, nếu điều kiện cho phép.
VietBF @ sưu tập