Đau lưng, mỏi cổ, kém linh hoạt có thể là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống, người bệnh có nguy cơ tàn phế nếu không điều trị kịp thời.
Thoái hóa cột sống xảy ra khi lớp sụn khớp nằm giữa các đốt sống bị ṃn dần, các đầu xương đốt sống ma sát trực tiếp với nhau khi cơ thể vận động và gây viêm. T́nh trạng này dẫn đến sưng bao hoạt dịch khớp và khô khớp do dịch khớp tiết ra bị hạn chế. Sự ma sát của các đầu xương c̣n góp phần h́nh thành gai xương. Gai xương phát triển quá mức lại tiếp tục cọ xát ảnh hưởng đến xương đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh.
BS.CKI Lê Anh Khánh, khoa Cột sống, Pḥng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thoái hóa cột sống không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tê yếu tay chân, teo cơ, rối loạn cơ ṿng gây đại tiện và/hoặc tiểu tiện không tự chủ, thậm chí tàn phế.
Những cơn đau nhức liên quan đến thoái hóa cột sống có đặc điểm đau nhiều hơn khi vận động, nhất là khi thực hiện những động tác như vặn người, cúi người sâu, nâng vật nặng..., giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên t́nh trạng đau nhức xảy ra nếu người bệnh nghỉ vận động quá lâu. Tùy theo vị trí đốt sống bị thoái hóa, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau.
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đau vùng lưng dưới, mông, bẹn và sau đùi. Nếu không được kiểm soát tốt, t́nh trạng này ảnh hưởng đến bắp chân, cẳng chân và cả bàn chân.
Thoái hóa đốt sống cổ: Người bệnh đau nhức, khó chịu ở cổ, vai, lưng trên và lưng giữa. Khi bệnh trở nặng, cơn đau có thể lan xuống cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Người bệnh cũng có thể thường xuyên bị đau đầu.
Thoái hóa đốt sống ngực: Triệu chứng là đau nhức, thường bắt đầu ở vùng lưng giữa và có thể lan đến vùng cổ - vai, cánh tay. Cơn đau dễ khởi phát khi người bệnh chúi người về trước hoặc thực hiện động tác gập người.
Các dấu hiệu khác: Cột sống cứng và kém linh hoạt, nhất là vào sáng sớm hoặc sau khi người bệnh ngồi, nằm lâu. Người bệnh có thể nghe tiếng "lạo xạo, lục cục" mỗi khi cúi người hoặc ưỡn ngực; có thể bị gù hoặc cong vẹo cột sống. Khu vực có đốt sống bị viêm có thể sưng đau và mềm, ấm khi sờ vào...
Bác sĩ Khánh cho biết hiện vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa cột sống. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào giảm đau, cải thiện khả năng vận động và làm chậm quá tŕnh tiến triển nặng của bệnh. Trường hợp nặng và có triệu chứng tổn thương thần kinh tiến triển, gây đau nhiều, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, người bệnh được chỉ định phẫu thuật.
Theo bác sĩ Khánh, tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với các máy móc hiện đại như robot trong phẫu thuật, máy định vị C-arm, hệ thống kính vi phẫu Zeiss..., tỷ lệ điều trị bệnh thành công hơn 90%, giảm tối đa nguy cơ tổn thương thần kinh, phát sinh biến chứng. Thường chỉ 1-2 ngày sau phẫu thuật, người bệnh hết đau và có thể đi lại, vận động nhẹ.
Chủ động pḥng ngừa thoái hóa cột sống, làm chậm quá tŕnh phát triển bệnh bằng cách sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế, tránh hoạt động khiến cột sống quá tải, thực hiện các bài tập tốt cho cột sống. Khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có biểu hiện bất thường ở lưng và cổ, nhất là người thường xuyên lao động nặng.
|