Ăn nhiều nội tạng, khoai lang, thịt đỏ, nước ngọt, đồ chiên chứa nhiều đường, dễ gây tích tụ mỡ trong gan, làm tăng chỉ số men gan.
Tăng men gan xảy ra do bệnh gan, viêm gan, ung thư, song chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến chỉ số men gan.
Đồ chiên rán
Các món chiên rán chứa nhiều carbohydrate (carbs), làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, khiến men gan cao hơn. Một trong những vai tṛ của gan là duy tŕ nồng độ glucose (đường) để kiểm soát quá tŕnh chuyển hóa carbs. Nếu gan căng thẳng quá mức do quá tải carbs, dễ ṛ rỉ enzyme vào máu, dẫn đến tăng men gan.
Thịt đỏ
Thiếu sắt làm giảm khả năng của hệ miễn dịch. Nhưng thừa sắt có thể gây độc gan, xảy ra do ngộ độc sắt. Hấp thụ quá nhiều sắt làm tăng men gan do tổn thương.
Một khẩu phần thịt ḅ xay 100 g chứa khoảng 3 mg sắt, đáp ứng 15% lượng khuyến nghị hằng ngày. Người lớn nên tính toán lượng sắt nạp vào mỗi ngày, tránh quá liều lượng khuyến nghị. Không ăn quá 500 g thịt đỏ một tuần để pḥng nguy cơ mắc các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, ung thư…
Nội tạng
Đồng là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, góp phần h́nh thành các tế bào hồng cầu, xương, mô. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều đồng có thể làm tăng nguy cơ tích trữ đồng. Gan không thể xử lư được lượng lớn đồng, dẫn đến tích tụ đồng trong gan, gây tổn thương, khiến men gan tăng. Thịt nội tạng như gan có chứa nhiều đồng, cần hạn chế.
Nước ngọt
Gan dễ hấp thụ đường từ các loại đồ uống nhiều nước như soda, nước ngọt, nước ép đóng chai. Người uống nhiều nước ngọt có khả năng cao gặp t́nh trạng tích tụ mỡ trong gan do đường chuyển hóa thành chất béo. Tích tụ mỡ trong gan là yếu tố dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao.
Khoai lang
Beta carotene trong khoai lang được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Khoai lang có nhiều chất xơ, chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin A trong loại củ này cao, nếu ăn quá nhiều có xu hướng dẫn đến cô đặc. Lượng vitamin A quá cao, vượt quá khuyến nghị lại gây độc cho gan.
Mỗi người nên cân đối lượng vitamin A cần thiết trong ngày. Nam giới nên có khoảng 900 mcg, nữ giới cần khoảng 700 mcg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai có thể tăng lượng vitamin A mỗi ngày lên mức 850 mcg.
|