Bệnh nhân Lưu Bảo (45 tuổi, ở Đài Loan, Trung Quốc) đă bất ngờ phát hiện chức năng thận bị suy yếu trong một lần đi khám.
Bỏ qua "thủ phạm" khiến thận suy yếu
Mới đây, bác sĩ Thái Tùng Ân, chuyên khoa Nội tại Bệnh viện Đại học Y ở Đài Loan (Trung Quốc) đă chia sẻ trên chương tŕnh “Doctors are hot” về trường hợp suy giảm chức năng thận mà ông từng điều trị hơn 1 năm trước.
Bác sĩ Thái Tùng Ân chia sẻ, bệnh nhân tên Lưu Bảo (45 tuổi) đến viện khám sau khi nhận thấy bất thường khi tiểu tiện.
Ông Lưu cho biết: “Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, tôi nhận thấy nước tiểu ḿnh có nhiều bọt hơn b́nh thường. Tôi đă lên mạng tra cứu và biết đây có thể là dấu hiệu cảnh báo suy thận. Do vậy, tôi đă vội vàng đến Bệnh viện Đại học Y để kiểm tra sức khỏe”.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy chỉ số protein niệu trong nước tiểu của bệnh nhân tăng cao, vượt chỉ số tiêu chuẩn 20 lần. Chức năng thận của bệnh nhân Lưu Bảo cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
Bác sĩ Thái Tùng Ân cho biết, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ có nguy cơ phải chạy thận suốt đời.
Trong quá tŕnh thăm khám, các bác sĩ cũng phát hiện ra rằng chỉ số huyết áp của Lưu Bảo tăng cao. Bệnh nhân Lưu Bảo cũng chia sẻ, ông đă bị cao huyết áp khoảng 3 năm. Chỉ số huyết áp đo tại nhà luôn ở mức cao trên 170-180/100mmHg. Mặc dù mắc huyết áp cao trong thời gian dài nhưng ông Lưu không mấy bận tâm, ông cũng không đi khám hay điều trị.
Bác sĩ Thái Tùng Ân giải thích huyết áp và thận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. T́nh trạng huyết áp tăng cao trong thời gian dài có thể phá hủy các mạch máu, làm giảm lượng máu đến thận. Ngoài ra, t́nh trạng huyết áp cao c̣n phá hủy bộ lọc ở cầu thận, gây suy giảm chức năng thận khiến thận không thể loại bỏ được những chất cặn bă độc hại cũng như nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này khiến nước ứ thừa ở trong hệ thống mạch máu dẫn đến t́nh trạng huyết áp tiếp tục tăng cao hơn.
Bác sĩ Thái Tùng Ân nói: “Nguyên nhân khiến ông Lưu bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng là do ông đă bỏ qua việc điều trị huyết áp cao suốt 3 năm”.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận, bác sĩ Thái Tùng Ân đă kê đơn thuốc điều trị phù hợp cho ông Lưu. Sau một năm điều trị, t́nh trạng huyết áp cao của ông Lưu đă được kiểm soát, chức năng thận cũng dần hồi phục.
Nguy cơ sức khỏe nếu không điều trị huyết áp cao
Thông qua trường hợp của bệnh nhân Lưu, bác sĩ Thái Tùng Ân khuyến cáo mọi người nếu gặp t́nh trạng tăng huyết áp th́ không nên tŕ hoăn việc điều trị v́ nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Thái Tùng Ân, t́nh trạng huyết áp cao kéo dài không chỉ gây suy giảm chức năng thận mà c̣n tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Huyết áp cao có thể làm gia tăng áp lực cho tim, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết năo, xơ cứng động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim,... Các vấn đề tim mạch này nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
Huyết áp cao không chỉ gây ra các vấn đề ở thận mà c̣n gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. (Ảnh minh họa)
Để pḥng ngừa t́nh trạng tăng huyết áp và suy giảm chức năng thận, bác sĩ lưu ư mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn ít dầu, mỡ, giảm ăn muối, tăng cường ăn các loại rau củ quả. Đồng thời, chuyên gia cũng khuyên mọi người nên thay đổi lối sống, tăng cường tập thể dục, bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu, bia.
Cuối cùng, bác sĩ Thái Tùng Ân cho biết, khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, nước tiểu chứa nhiều bọt, sưng phù… mọi người nên đến bệnh viện khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
VietBF@ Sưu tập