Theo như cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây tuyên bố "mọi thứ kết thúc với Nga", để đạt được mục tiêu này, Ukraine sẽ cần vũ khí tầm xa, tư cách thành viên NATO và “nửa ngh́n tỷ USD… hoặc thậm chí là 1 ngh́n tỷ USD” nhưng chỉ khi phương Tây nhượng bộ mọi yêu cầu của Kiev.
Đài RT (Nga) đưa tin, trong một xă luận được đăng trên tạp chí lâu đời The Spectator (Anh) hôm 21/9, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận định, Moscow cần phải hiểu rằng “mọi thứ đă kết thúc” và Ukraine sẽ không nhượng bộ bất kỳ lănh thổ nào để đổi lấy ḥa b́nh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Kiev sẽ cần vũ khí tầm xa, tư cách thành viên NATO và nửa ngh́n tỷ USD.
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Getty
Ông Johnson lập luận rằng, lực lượng Ukraine vẫn có “khả năng giành chiến thắng” nhưng chỉ khi phương Tây nhượng bộ mọi yêu cầu của Kiev. Những yêu cầu này bao gồm: được phép tấn công sâu vào lănh thổ Nga bằng tên lửa Storm Shadow và ATACMS, lời mời gia nhập NATO ngay lập tức kèm theo các đảm bảo an ninh theo Điều 5 Hiến chương NATO, “nửa ngh́n tỷ USD… hoặc thậm chí là một ngh́n tỷ USD”.
Điều 5 Hiến chương NATO quy định rằng, bất cứ hành động tấn công hoặc đe dọa nào nhằm vào một trong các thành viên của NATO đều sẽ bị coi là nhằm vào toàn bộ liên minh và cho phép họ tiến hành biện pháp pḥng vệ tập thể.
Ông Johnson mô tả lời cảnh báo gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin - rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lănh thổ Nga sẽ đặt NATO vào t́nh trạng chiến tranh với Nga - là "hung hăng và đe dọa". Cựu Thủ tướng Anh đánh giá những bước đi như vậy là cần thiết để "gửi thông điệp quan trọng đến Điện Kremlin".
"Thông điệp là: thế là hết. Mọi thứ đă kết thúc. Các vị [Nga] không c̣n đế chế nữa. Các vị không c̣n 'nước lân cận' hay 'phạm vi ảnh hưởng'. Các vị không có quyền ra lệnh cho người Ukraine phải làm ǵ, cũng như người Anh chúng tôi không có quyền ra lệnh cho các thuộc địa cũ của ḿnh phải làm ǵ", ông Johnson khẳng định.
"Đă đến lúc ông Putin phải hiểu rằng Nga có thể có một tương lai tươi sáng và huy hoàng, nhưng giống như La Mă và Anh, người Nga đă quyết định gia nhập hàng ngũ các cường quốc hậu đế quốc, và đó cũng là điều tốt", ông Johnson tiếp tục.
Cựu Thủ tướng Anh lập luận rằng, phương Tây "phải từ bỏ mọi ư tưởng rằng người Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận" hoặc "đổi đất lấy ḥa b́nh".
“Phương Tây chúng tôi sẽ là điên rồ nếu cố gắng áp đặt kết quả đó”, ông Johnson nói thêm.
Theo RT, Nga và Ukraine được cho là đă đồng ư một thỏa thuận ḥa b́nh trong các cuộc đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 2022. Thỏa thuận này sẽ bao gồm việc Ukraine tuyên bố trung lập về mặt quân sự, hạn chế lực lượng vũ trang và cam kết không phân biệt đối xử với người Nga. Đổi lại, Moscow sẽ tham gia cùng các cường quốc hàng đầu khác trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă rút khỏi các cuộc đàm phán vào phút chót. Theo nhà đàm phán Ukraine David Arakhamia, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland và một số báo cáo của truyền thông Ukraine, cựu Thủ tướng Anh Johnson đóng vai tṛ quan trọng trong việc thuyết phục ông Zelensky từ bỏ các cuộc đàm phán.
Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett và Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus cũng từng tuyên bố rằng một số quốc gia phương Tây đă âm mưu phá hỏng thỏa thuận.
RT đưa tin, 5 tháng sau các cuộc đàm phán tại Istanbul, Nga đă nắm quyền kiểm soát bốn khu vực của Ukraine.
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Quốc pḥng Nga, quân đội Ukraine đă mất gần nửa triệu người kể từ tháng 2/2022. Lầu Năm Góc từng kết luận vào năm ngoái rằng Ukraine có rất ít cơ hội giành lại lănh thổ trước đây của ḿnh.