Ánh nắng vàng trải những tia yếu ớt, xen qua kẻ lá rọi vào một mái nhà nhỏ trong một ngày cuối thu, làm cho buổi chiều thêm man mác . Ở đó trên bộ vạt nhỏ làm bằng tre. Chiếm hết một góc hàng hiên có một ông lão chắc đã gần bảy mươi ngồi xếp bằng nhâm nhi chai rượu đế với miếng khô cá lóc nướng. Độ cũng ngà ngà say ông gọi thằng cháu nội.
-Tí à
-Dạ
-Lên ông nội biểu
Thằng Tí vội vả chạy lên dạ một tiếng rõ to và chừng như hiểu được bài sáu câu vọng cổ quen thuộc của ông nội nó lại sắp mở lên
-Ráng học giỏi nghe con, cha mẹ mày làm công nhân trên Bình Dương đang mùa dịch covid này nghe nói khó khăn lắm. Phần thì bị cắt việc mà lại không có tăng ca chắc không có tiền gửi về cho ông cháu mình đâu con.Lại tháng này phải mua đồ đi học và đóng tiền trường cho con nữa ông lo quá con ơi .Ráng học cho giỏi mà tiến thân đừng giống như cái đời ông nội mày và cha mẹ mày dốt nát có nhiều cái thiệt thòi và tức lắm con à .
Nói dứt câu ông lão bưng ly rượu lên uống cái trót ...khà một hơi rồi nói tiếp
Là cái tức của ông cũng đã gần 50 năm rồi tao nghĩ tới nuốt vẫn chưa trôi . Thuở đó ông cũng đã trổ mã thanh niên nhà thì nghèo , anh em đông nên thất học . Ở miệt sông nước này lúc mới giải phóng xong chỉ làm lúa chính vụ ( mỗi năm có một mùa ) không hà . Được cái vào mùa nước nổi sống nhờ thêm con cá con mắm . Lúc đó tao có thằng bạn thân lắm tên Phước ,nhờ nó biết chữ mà nó được chọn vô làm chức gì đó bên đoàn thể thanh niên của xã . Không vì thế mà nó xa lánh ông nội là nông dân đen đúa như trâu .Một bữa nọ thằng Phước nói với ông :
- Ê Phú ! Dạo này tao thấy phong trào người ta mang dép lào nhiều mà đẹp quá trời đất luôn á mày . Hay tụi mình kiếm tiền mua đứa một đôi nhen .
- Nhưng tao nghe nói mắc lắm tới mấy trăm đồng lận .
- Ừ hén thôi tao tính vầy mày nghe được không ? Mùa lúa này tụi mình ráng làm thêm tao với mày hùn mua một đôi đứa mang một bữa cho bảnh với người ta .
Ông nghe nó bàn vậy gật đầu cái rụp liền ( nó có học mà ) . Mùa lúa năm đó ông nội làm hết cỡ . Sau khi cắt mấy công lúa gia đình lãnh ông lãnh thêm cắt riêng ban đên khi có trăng ,rồi đi giăng câu bán được mấy chục ký mắm sổi ( mắm chưa thính )gom góp chắt chiu cuối cùng cũng đủ tiền hùn mua đôi dép lào . Hôm đó ông và ông Phước lội bộ vô chợ xã, lại sạp bà Tư Bầu chọn lựa mua được đôi dép lào màu vàng số 10 . Khỏi phải nói là hai ông mừng tới cỡ nào . Tuy bàn giò ông vừa thì ông Phước hơi rộng một chút .
Đem đôi dép về tới bờ sông trước cửa hai đứa mới phân công lên lịch mang dép . Giai đoạn này hơi căng à . Sau một lúc cù cưa thằng Phước cho ông chọn trước ( nó có học mừ ) Ông suy nghĩ quá trời . Suốt ngày ông lội ruộng không hà đâu có mang dép . Thôi thì ông chia , ông Phước mang dép ban ngày ông mang dép ban đêm .
Sáng sớm hôm đó nhìn Thằng Phước " ăn ta ni " chải đầu bằng dầu vuốt láng bóng mang đôi dép lào vàng chái nó oách thiệt con ơi ..
Cả ngày đó ông trông cho mau tới tối hết sức . Cuối cùng cũng tới lúc được mang đôi đép .
Đêm đầu tiên ông chà hai cái bàn giò cẩn thận bằng miếng mẻ ngói cho sạch phèn mấy đầu móng chân . Xỏ đôi dép vô . Ôi thôi nó mát rượi hai cái bàn giò . Đi tới đi lui trong nhà tiếng dép nó ma sát nghe kin kít mới đã cái lỗ tai làm sao . Đi tới đi lui gần tới sáng ....lớp thì mỏi , lớp thì buồn ngủ ông phủi bụi đôi dép đem theo vô mùng.
- Bà nội cha nó !
Ông bỗng lớn giọng bực tức
...Một đêm...hai đêm...ba đêm..đêm nào cũng thức gần tới sáng để mang dép tao chịu hết nổi rồi . Sáng ra ruộng cày hổng nổi ngáp lên ngáp xuống bị chửi te tua . Tối về thức đêm mang đôi dép hùn đi tới đi lui... mà hổng mang thì lỗ sao mậy .
Ráng lắm thì cũng chỉ được một tuần ông đem đôi dép chìa ra trước mặt thằng Phước
- Thôi thì mày mang luôn đi tao mang hết nổi rồi...
Đó ! con thấy cũng vì cái thất học của ông nội mà vừa tức vừa thiệt thòi không con ? tự mình giao đứt cho người ta...đôi dép !
VietBF@sưu tập