Microsoft đă quyết định ngừng sản xuất các thiết bị thực tế hỗn hợp. HoloLens, đánh dấu một sự chuyển hướng của gă khổng lồ công nghệ khi từ bỏ tham vọng về metaverse và ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh sự quan tâm và nhu cầu về thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đang ngày càng suy giảm. Các công ty công nghệ lớn, bao gồm Meta, đă bắt đầu chuyển nguồn lực sang những dự án có tiềm năng sinh lời rơ ràng hơn.Động thái từ bỏ đầu tiên là khi Microsoft chấm dứt HoloLens và giấc mơ Metaverse.
Phiên bản đầu tiên của HoloLens, ra mắt năm 2016, sẽ bị ngừng hỗ trợ phần mềm vào ngày 10 tháng 12 tới đây. Phiên bản nâng cấp HoloLens 2, phát hành vào năm 2019, sẽ tiếp tục nhận các bản cập nhật phần mềm cho đến đầu năm 2028.
Với mức giá 3.500 USD, HoloLens đă thu hút được sự chú ư từ các doanh nghiệp trong các ngành như y tế và sản xuất, nhờ vào các ứng dụng thực tế mà thiết bị này mang lại. Đặc biệt, vào năm 2018, Microsoft đă gây nhiều tranh căi khi kư hợp đồng với quân đội Mỹ để phát triển một phiên bản HoloLens phục vụ mục đích quân sự. Bất chấp sự phản đối, Microsoft khẳng định vẫn cam kết thực hiện hợp đồng này.
Tiếp đến là sự rời bỏ của các ông lớn công nghệ khỏi Metaverse. Ban đầu, metaverse được quảng bá như một thế giới kỹ thuật số có khả năng thay đổi mọi thứ, nơi con người có thể giao tiếp, làm việc và tương tác trong các không gian ảo sống động.
Tầm nh́n này đă khiến các tập đoàn lớn, đặc biệt là Meta, đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường. Khi Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta vào năm 2021, ông đă nói về một tương lai nơi mọi người có thể dễ dàng di chuyển giữa các không gian kỹ thuật số thông qua VR và AR.
Tuy nhiên, qua thời gian và hàng tỷ USD được chi tiêu, người ta nhận ra rằng công nghệ cần thiết để hỗ trợ một thế giới ảo hoàn chỉnh phức tạp hơn rất nhiều so với dự đoán ban đầu. Sản phẩm tiêu biểu của Meta, Horizon Worlds, đă vấp phải rất nhiều chỉ trích v́ đồ họa chất lượng thấp và trải nghiệm người dùng rườm rà, trở thành biểu tượng của sự thiếu sót trong giấc mơ metaverse của Zuckerberg.
Các yếu tố kinh tế cũng là nguyên nhân khiến Microsoft và nhiều công ty khác phải rút lui khỏi metaverse. Trước t́nh h́nh lạm phát gia tăng và nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải tập trung vào những dự án mang lại lợi nhuận tức th́ hơn.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu IDC, doanh số bán các thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường - thành phần cốt lơi của metaverse - đă giảm 67,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong quư đầu năm 2024.
Tuy vậy, Jitesh Ubrani, quản lư nghiên cứu tại IDC, nhận định rằng các sản phẩm thực tế hỗn hợp như Apple Vision Pro có thể sẽ trở thành xu hướng chính, nhờ vào sự phát triển của phần cứng tiên tiến.
Ông nói: "Với sự gia tăng của thực tế hỗn hợp, các thiết bị thực tế ảo thuần túy có thể sẽ mờ nhạt dần trong vài năm tới, khi các thương hiệu và nhà phát triển tạo ra những trải nghiệm và phần cứng mới để dần đưa người dùng chuyển sang thực tế tăng cường".
Điều này đă được thể hiện rơ ràng qua việc Meta vừa công bố kính thực tế tăng cường Orion tại hội nghị Connect thường niên vào tuần trước. Zuckerberg phát biểu: "Hiện tại, tôi nghĩ cách đúng đắn để nh́n nhận Orion là như một cỗ máy thời gian. Những chiếc kính này tồn tại, chúng thật tuyệt vời và chúng cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn".
Quay lại với ‘thế giới thực’, giống như nhiều công ty công nghệ khác, Microsoft đang thu được lợi nhuận lớn hơn từ AI và các dịch vụ đám mây so với những ǵ họ từng mong đợi từ giấc mơ metaverse.
Vào tháng 4 vừa qua, Microsoft Cloud đă báo cáo doanh thu 35,1 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong buổi họp báo cáo tài chính, giám đốc tài chính Amy Hood cho biết nhu cầu về AI của Microsoft trong ngắn hạn đang vượt quá nguồn cung.
Giám đốc điều hành Satya Nadella khẳng định rằng bộ công cụ AI Copilot của Microsoft đang "khởi xướng một kỷ nguyên mới của sự chuyển đổi AI, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong mọi ngành nghề và lĩnh vực."
|