Một trận gió lốc bất ngờ nổi lên làm găy cờ của Lư Cảnh Long, Yên Vương Chu Đệ thuận gió phóng hỏa đánh trả, rồi lại chém đầu mấy vạn, lại thêm hơn chục vạn quân địch chết đuối...
Câu chuyện xảy ra sau khi Chu Nguyên Chương xưng đế và định đô ở Nam Kinh. Vào năm Hồng Vũ thứ 28, Chu Nguyên Chương đă thỉnh mời một số tăng nhân dạy cho các hoàng tử học tập kinh Phật, trong đó có vị ḥa thượng pháp danh là Đạo Diễn, tên tục gia là Diêu Quảng Hiếu.
Hoàng tử thứ tư của Chu Nguyên Chương tên là Chu Đệ, khi đó được sắc phong ở Bắc Kinh nên c̣n gọi là Yên Vương. Khi vừa nh́n thấy Yên Vương, ḥa thượng Đạo Diễn đă nhận thấy tướng mạo của vị hoàng tử này không giống như những người b́nh thường.
Trong Minh sử chép là Yên Vương "dung mạo kỳ vĩ với bộ râu đẹp", hơn nữa ngoại h́nh lại vô cùng cao lớn khôi ngô. Ông cũng là một viên tướng tài hiếm có của triều Minh, trong mỗi trận đánh đều vô cùng lợi hại.
Ḥa thượng Đạo Diễn liền chạy đến trước mặt Yên Vương và nói: Xin ngài hăy cho tôi đi theo ngài, nếu được như vậy tôi sẽ tặng ngài một chiếc mũ trắng. Quyển thứ 16 trong Minh sử kỷ sự bản mạt ghi lại lời Đạo Diễn nói với Yên Vương như sau: "Nếu đại vương cho phép thần được theo hầu, thần sẽ dâng một chiếc mũ trắng cho đại vương đội".
Cái mũ màu trắng tức chữ "bạch", đội lên quân vương tức chữ "vương" sẽ tạo thành chữ "hoàng". Ư nói rằng, nếu như ngài cho tôi được theo hầu, tôi chắc chắn sẽ giúp ngài trở thành hoàng đế. Chu Đệ hiểu hàm ư đó nên rất sốt sắng, bởi bấy giờ triều đ́nh đă lập thái tử rồi.
Vị thái tử được Chu Nguyên Chương sắc phong đầu tiên chính là người anh cả của Chu Đệ, tên là Chu Tiêu. Con người Chu Tiêu rất nhân hậu. Bản thân Chu Nguyên Chương cũng rơ ràng một điều, đó là có thể giành được thiên hạ trên lưng ngựa, chứ không thể dùng lưng ngựa mà cai trị thiên hạ được.
Vậy nên Chu Nguyên Chương đă chọn ra những vị Nho sinh xuất sắc nhất lúc bấy giờ để dạy đạo lư "trị quốc bằng ḷng nhân ái" cho Chu Tiêu, vậy nên con người Chu Tiêu vô cùng nhân từ. Nhưng tiếc thay sức khỏe của ông lại không được tốt, Chu Nguyên Chương chưa quy tiên th́ Chu Tiêu đă ra đi trước rồi.
Nhưng Chu Nguyên Chương lại đặc biệt yêu quư đứa con trai cả này, vậy nên ông đă lập con trai của Chu Tiêu là Chu Doăn Văn lên làm thái tử. Như vậy sau khi Chu Nguyên Chương qua đời th́ Chu Doăn Văn sẽ lên kế vị. Và thực tế cũng là như vậy, Chu Doăn Văn chính là Kiến Văn Đế sau này.
H́nh dáng oai phong của Chu Đệ
Thân phận khi đó của Chu Đệ là phiên vương. Chính là Chu Nguyên Chương đă sắc phong vương vị cho các hoàng tử, chia đất phong hầu cho họ ở các nơi khác nhau để làm "phiên vương". Phiên vương rất có quyền lực, họ có quân đội riêng, có lănh thổ riêng, và có chế tài thu thuế riêng biệt.
Vậy nên quyền lực của phiên vương là rất lớn. Sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, Chu Doăn Văn lên làm hoàng đế. Ông ta nhận ra quyền lực của các phiên vương th́ không khỏi giật ḿnh kinh sợ.
Những phiên vương đó đều là chú ruột của Chu Doăn Văn, thế lực của mỗi người đều rất lớn mạnh. Chu Doăn Văn trong tâm nơm nớp lo sợ địa vị của ḿnh sẽ bị uy hiếp.
Trong triều có hai đại thần, một người tên là Tề Thái, một người tên là Hoàng Tử Trừng. Cả hai cùng kiến nghị khuyên Chu Doăn Văn hăy nhanh chóng loại trừ các phiên vương và triệt tiêu quyền lực của họ.
Kỳ thực, người mà Chu Doăn Văn muốn loại bỏ nhất chính là Yên Vương, nhưng ông ta không dám hành động ngay mà lại ra tay từ người khác trước. Trong số các phiên vương, người th́ bị bắt giam, người th́ bị bỏ tù, có người th́ tự sát, v.v. Cứ như vậy, cuối cùng khi đến lượt Yên Vương th́ t́nh thế đă hoàn toàn thay đổi.
Thực ra, năm xưa sau khi Yên Vương được phong hầu tới Bắc Kinh, vị ḥa thượng Đạo Diễn đă suốt ngày lẽo đẽo theo sau không ngừng khuyên nhủ: tạo phản đi thôi, tạo phản đi thôi. Những lời này đă nói đi nói lại suốt mấy năm trời. Về sau, do h́nh thế bức ép, Yên Vương bất đắc dĩ đă thật sự tạo phản.
Nhưng quân đội của ông so với triều đ́nh th́ không cách nào b́ được. Trong tay Chu Đệ chỉ có mười mấy vạn, trong khi đội quân của triều đ́nh lại là mấy chục vạn. Hai bên đă từng phát sinh nhiều trận chiến, nhưng trong đó có một trận quyết định.
Vào năm Kiến Văn thứ hai (năm 1400) đă diễn ra trận quyết chiến giữa quân đội của Chu Đệ với đội quân của triều đ́nh ở sông Bạch Câu, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Quân đội của Chu Đệ từ Bắc Kinh tiến về phía Nam Kinh, ở đây tạm gọi là quân Bắc, c̣n đội quân của triều đ́nh th́ từ Nam Kinh tiến về phía Bắc Kinh, tạm gọi là quân Nam. Khi đó quân Bắc và quân Nam đă đánh một trận quyết liệt ở sông Bạch Câu.
Thống soái của quân Nam chính là thống soái của bộ quân triều đ́nh, tên là Lư Cảnh Long, dẫn theo 60 vạn đại quân. C̣n Chu Đệ th́ chỉ có mười mấy vạn quân.
Trận chiến đó khá là khốc liệt, sau cùng quân đội của Chu Đệ đă bị Lư Cảnh Long bao vây. Giữa lúc đó, con trai của Chu Đệ là Chu Cao Húc dẫn một nhóm quân tinh nhuệ đến ứng cứu, nhưng cũng mau chóng bị tiêu diệt sạch. Bản thân Chu Đệ đă phải đổi đến 3 con ngựa chiến, 3 thanh gươm, khi đó ông rơi vào t́nh cảnh hết gạo sạch đạn.
Ngay lúc này đă phát sinh một sự việc hết sức kỳ quái. Minh sử quyển 5 chép rằng:
"Hội tuyền phong khởi, chiết Cảnh Long kỳ, vương thừa phong túng hỏa phấn kích, trảm thủ sổ vạn, nịch tử giả thập dư vạn."
Nghĩa là một trận gió lốc bất ngờ nổi lên làm găy cờ của Lư Cảnh Long, Yên Vương thuận gió phóng hỏa đánh trả, rồi lại chém đầu mấy vạn, lại thêm hơn chục vạn quân địch chết đuối. Tâm nhăn của cơn gió lốc này vừa khéo lại nổi lên ngay trên lá cờ chủ soái của Lư Cảnh Long, ngay lập tức bẻ găy cờ chỉ huy.
Trong phút chốc toàn bộ chiến trường đều im phăng phắc, mọi người cùng trố mắt ra nh́n: Cờ chỉ huy sao lại bị đánh găy rồi? Bởi trong chiến tranh, đây là một tín hiệu vô cùng bất lợi.
Ngay sau đó cơn gió lốc lại biến thành một trận gió bắc, từ phía bắc thổi xuống phía nam khiến cho quân Nam không tài nào mở được mắt. Lúc này Chu Đệ đă "thừa gió phóng hỏa", thuận theo hướng gió mà phóng một mồi lửa, tiêu diệt hơn mấy vạn quân địch, cộng thêm số quân địch chết đuối lên đến hơn chục vạn. Trước đó quân Nam đang ở trong t́nh thế đắc thắng, nhưng chỉ một trận gió quái lạ mà khiến cho cục diện tan hoang.
Ở đây không chỉ là một trận gió. Khi Chu Đệ đang xông pha đánh trận, cả thảy là ba lần, th́ chính ngay lúc ngh́n cân treo sợi tóc gió lớn đă nổi lên, cả ba trận gió này đă "thổi" Chu Đệ từ Bắc Kinh đến Nam Kinh, đưa ông lên ngôi hoàng đế. Những sự việc xác suất rất nhỏ xem ra lại bất ngờ diễn ra.
Minh sử quyển 145 có ghi lại một đoạn đối thoại giữa Yên Vương và Đạo Diễn. Yên Vương hỏi Đạo Diễn rằng: "Ḷng dân hướng về bên đó, thế phải làm sao?" Ông ta nói nhà ngươi cứ luôn khuyên ta tạo phản, nhưng ḷng dân lại hướng về Kiến Văn Đế, vậy ta sao có thể làm được ǵ?
Đạo Diễn đă trả lời bằng 8 chữ: "Thần tri thiên đạo, hà luận dân tâm?" (thần đây biết được thiên cơ, cần ǵ phải xét đến ḷng dân?). Nghĩa là, tôi biết ngài sẽ lên làm hoàng đế, vậy nên ngài không cần phải lo lắng nữa làm ǵ.
Triều Minh có một người rất giỏi xem tướng tên là Viên Củng. Một lần nọ, Yên Vương muốn ra ngoài uống rượu nên đă dẫn theo một số thị vệ trong cung đi cùng. Ông ta v́ để che giấu thân phận nên đă cởi y phục hoàng tộc mà vận y phục của thị vệ thông thường.
Trong tửu quán, Viên Củng khi ấy cũng đang uống rượu. Ông ta vừa trông thấy Yên Vương th́ liền bước đến quỳ dưới đất, nói: "Điện hạ, sao ngài lại có thể vận y phục của bọn hạ nhân chứ?" Yên vương nói y phục của hạ nhân ǵ chứ, ta chính là thị vệ. Viên Củng nói ngài không cần phải khách sáo đâu, mai sau thể nào ngài cũng sẽ làm hoàng đế.
Chúng ta vừa nhắc lại bốn câu chuyện liên quan đến gió: Trong trận chiến Xích Bích, một trận gió lớn đă đặt định ra cục diện Tam quốc chia ba thiên hạ.
Trong trận chiến Hán-Sở, một trận gió lớn đă cứu tính mạng của Lưu Bang, khai sáng giang sơn 400 năm nhà Hán. Trong trận đại chiến ở hồ Bà Dương, một trận gió lớn đă giúp Chu Nguyên Chương tiêu diệt Trần Hữu Lượng, trở thành hoàng đế khai quốc của triều Minh.
Thế th́ trong trận chiến sông Bạch Câu, không phải là một cơn gió lớn, mà là ba cơn gió lớn đă giúp Chu Đệ tiến vào Nam Kinh, trở thành Minh Thành Tổ sau này. Về sau, ông đă dời đô thành từ Nam Kinh đến Bắc Kinh.
VietBF@ sưu tập