Hơn 12 giờ bị ḍng nước cuốn ra xa, giữa đêm tối mịt mù, có lúc Kim Thi kiệt sức, muốn buông xuôi v́ không thể chống chọi trước những đợt sóng dữ.
"Đêm đó tôi tưởng sẽ chết trên biển", chị Nguyễn Ngọc Kim Thi, 19 tuổi, du khách người Đà Lạt, kể lại thời gian gặp nạn suốt đêm giữa ḍng nước lớn ở biển Phú Quư. Cô là một trong 6 người chèo thuyền sup bị nước cuốn trôi xa vào chiều 26/10.
Kim Thi cho biết nhóm bạn (4 nữ, 2 nam) quen nhau ở Đà Lạt. Tuần trước mọi người rủ xuống Phan Thiết chơi. Sau hai ngày, cả nhóm quyết định bắt tàu khách ra đảo Phú Quư du lịch.
Bốn ngày đầu nhóm đi tham quan, nghỉ ngơi tại một homestay trên đảo. Trưa 26/10, nhóm chuyển qua khu nghỉ Windy Villa. Chiều hôm đó, thấy sóng khá êm, mọi người hỏi mượn thuyền sup của khu lưu trú để ra biển vui chơi, chụp h́nh.
Khoảng 17h, nhóm chèo hai thuyền sup ra biển. Mọi người không mặc áo phao do không t́m thấy. Riêng Thi không biết bơi nên trước khi xuống nước đă mang theo phao h́nh tṛn, choàng vào người.
Khi cả nhóm bơi ra biển chừng 200 m dừng lại chụp ảnh, bỗng dưng sóng gió nổi lên, đẩy hai thuyền sup trôi xa. Một người trong nhóm mang điện thoại gọi báo tin cho quản lư khu lưu trú. Sau đó cả nhóm cố gắng giữ b́nh tĩnh, cứ ba người đu bám một sup chờ cứu hộ. Tuy nhiên sóng càng lúc càng lớn đẩy hai sup trôi cách xa nhau.
Hơn nửa giờ sau, Thi thấy một canô chạy tới cứu nhóm ba người ở gần bờ hơn. Khi canô quay lại, nhóm của Thi đă bị nước đẩy trôi ra xa, mất dấu. Từng đợt sóng lớn dâng cao đánh lật sup, ba người rơi xuống biển. Lúc này Thi chỉ biết níu chặt phao mang theo.
Cô thấy có tàu và canô đi t́m ở phía xa, nhưng sóng vỗ mạnh át tiếng cô gọi. Nữ du khách sợ hăi khi trôi ra xa sóng càng lớn, đập liên tục vào người, bóng đêm dần buông xuống.
Trong đêm tối, mỗi khi thấy tàu từ xa thấp thoáng ánh đèn, Kim Thi cố gắng đạp chân bơi tới, giơ tay ra hiệu nhưng đều vô vọng. Bơi nhiều mỏi tay, cô chuyển phao xuống dùng chân giữ chặt để cơ thể nổi lên. Nhiều lần bị sóng đánh mạnh vào người, dù mỏi mệt nhưng cô cố đu bám phao cứu sinh.
"Suốt đêm đó, tôi vật lộn với sóng biển, cả người ê ẩm, có lúc như muốn buông phao nhưng vẫn cố gắng gượng mong thoát qua cơn hoạn nạn", Kim Thi nói.
Khoảng 8h hôm sau, vừa đói khát, mệt lả người, song thấy từ xa có chiếc xuồng, cô ráng sức giơ tay cầu cứu. Sau hơn 5 phút, xuồng chạy tới, đảo hai ṿng xung quanh khu vực rồi người ở trên nhảy xuống vớt cô lên.
Ngư dân Nguyễn Tấn Viện, 38 tuổi, làm nghề chĩa cá nhái (cá xương xanh) ở biển Phú Quư, người cứu nữ du khách, kể biển động nên sáng đó anh chạy xuồng về khu vực gần nhà săn cá. Khi vừa ra khỏi cửa biển, anh thấy cách xa khoảng một km, có cánh tay đưa lên.
Ban đầu anh tưởng đồng nghiệp làm nghề lặn thấy người quen vẫy tay chào. Anh bẻ lái chạy xuồng đến gần tính thăm hỏi th́ phát hiện cô gái cùng phao trôi lênh đênh trên biển. Vị trí nạn nhân trôi dạt cách bờ hơn 6 hải lư (khoảng 11 km).
Sau khi cứu và cho cô gái ăn bánh ngọt, uống nước, anh Viện gọi điện báo với gia đ́nh, biết được đây là nạn nhân trong vụ 6 du khách bị lật sup chiều hôm trước ở khu vực biển xă Long Hải. Anh nhanh chóng chở cô gái vào bờ, bàn giao cho cơ quan chức năng.
Anh Nguyễn Khánh Linh, chủ khu nghỉ Windy Villa (xă Long Hải), nơi nhóm du khách lưu trú, cho hay khi sự cố xảy ra, cơ sở huy động canô ra ứng cứu. Chuyến đầu đưa được ba người vào bờ, nhưng khi canô quay trở ra không thấy nhóm c̣n lại.
Đơn vị lưu trú đă báo cho biên pḥng và cơ quan chức năng địa phương, huy động tàu cá ngư dân đang neo quanh đó t́m kiếm ba người mất tích. Đến khoảng 19h, nam du khách Ngô Xuân Hùng (26 tuổi) bơi được vào bờ - cách vị trí gặp nạn chừng một km.
Từ đêm 26/10 đến nay, chính quyền huy động nhiều tàu, thuyền và hơn 60 thợ lặn t́m nạn nhân mất tích. Sau khi Kim Thi được cứu, người cuối cùng chưa t́m thấy là anh Cấn Hoàng Minh, 19 tuổi, trú Lâm Đồng. Những ngày qua, ảnh hưởng băo Trà Mi, biển Phú Quư gió cấp 5-6, sóng cao 1,5-2 m, gây khó khăn cho công tác cứu nạn.