Đều là những nữ nghệ sĩ tài năng, giàu đam mê với nghề, sự ra đi của NSND Lê Dung, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Bùi Phương Nga khiến đồng nghiệp và khán giả không khỏi bàng hoàng, thương tiếc.
Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Lê Dung là một trong những huyền thoại của nền âm nhạc Việt Nam. Bà tên thật là Đoàn Lê Dung, sinh năm 1951 tại Quảng Ninh. Dù gia đ́nh không có truyền thống nghệ thuật nhưng Lê Dung sớm bộc lộ năng khiếu, được nhạc sĩ Đức Huyên phát hiện tài năng khi chỉ mới 8 tuổi.
Năm 1976, nữ nghệ sĩ về Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị và có một năm theo học Thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Đến năm 1982, Lê Dung bắt đầu đỗ Thủ khoa và được công chúng yêu nhạc biết tới một cách rộng răi.
Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung. (Ảnh: NX)
Với chất giọng nữ cao đẹp hiếm có, NSND Lê Dung chinh phục được nhiều thể loại như opera, bán cổ điển, tiền chiến, nhạc đỏ đến nhạc nhẹ. Các tác phẩm gắn liền với tên tuổi của bà, in sâu vào kư ức của công chúng, có thể kể tới như: Người Hà Nội (Nguyễn Đ́nh Thi); Trường ca sông Lô (Văn Cao); Xa khơi (Nguyễn Tài Tuệ)... NSND Lê Dung cũng đoạt một số giải thưởng cao quý: Giải Tư cuộc thi quốc tế Những nghệ sĩ hát opera trẻ tổ chức tại Bulgaria, Giải Mùa xuân tại Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Giải Người hát dân ca hay nhất trong cuộc thi âm nhạc quốc tế tại Liên Xô (cũ)...
Năm 1984, ở tuổi 33, Lê Dung được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. 9 năm sau, ở tuổi 42, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Tháng 1/2001, ở tuổi 50, NSND Lê Dung qua đời do tai biến mạch máu năo. Sự ra đi của bà vào đúng ngày mùng 6 Tết khiến đồng nghiệp và khán giả không khỏi bàng hoàng, tiếc nuối.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga
Thanh Nga là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng bậc nhất Sài G̣n vào những năm 1960 - 1970. Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31/7/1942, ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga nổi tiếng một thời.
Từ năm 16 tuổi, NSƯT Thanh Nga đă trở thành "ngôi sao sáng" của làng cải lương miền Nam. Tên tuổi của nữ nghệ sĩ gắn liền với nhiều vở diễn kinh điển như: Người vợ không bao giờ cưới; Bên cầu dệt lụa; Tiếng trống Mê Linh... Bên cạnh tài năng, nữ nghệ sĩ c̣n sở hữu nhan sắc vạn người mê, luôn bừng sáng mỗi khi đứng dưới ánh đèn sân khấu.
.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga. (Ảnh: NX)
Bà từng đoạt giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới. Năm 1966, nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai Giáng Hương trong vở Sân khấu về khuya. Ngoài cải lương, Thanh Nga cũng là gương mặt tham gia nhiều phim điện ảnh. Thanh Nga từng nhận giải Diễn viên xuất sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức năm 1974, với vai cô gái Huế trong phim Nắng chiều.
Biến cố xảy ra với NSƯT Thanh Nga vào tháng 11/1978. Tối đó, bà cùng gia đ́nh bước lên xe sau khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng. Một kẻ lạ mặt đă xông vào xe, chĩa súng đ̣i bắt cóc con trai bà. Trong lúc cố gắng bảo vệ con trai, nữ nghệ sĩ Thanh Nga và chồng đă bị bọn bắt cóc nổ súng sát hại. Bà qua đời ở tuổi 36, khi đang ở thời kỳ rực rỡ nhất.
Năm 1984, bà là nữ nghệ sĩ đầu tiên dù đă qua đời nhưng vẫn được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú trong đợt xét tặng đầu tiên. Danh hiệu một lần nữa khẳng định những đóng góp của Thanh Nga với nền cải lương nước nhà.
Nghệ sĩ Ưu tú Bùi Phương Nga
NSƯT Bùi Phương Nga sinh năm 1977, chị tốt nghiệp Đại học Sân khấu - Điện ảnh năm 1998, chuyên ngành diễn viên. Năm 2018, chị có thêm bằng đạo diễn. Trong 30 năm gắn bó sân khấu Nhà hát Kịch Việt Nam, chị từng tham gia nhiều vở diễn như: Hoa cúc xanh trên đầm lầy; Lăo hà tiện; Giấc mộng đêm hè; Người cầu may...
Nghệ sĩ Ưu tú Bùi Phương Nga. (Ảnh: FBNV)
Với tài năng và sự đam mê dành cho nghề, NSƯT từng được vinh danh bằng nhiều giải thưởng, có thể kể tới giải Diễn viên trẻ triển vọng (vai bà già trong vở T́m gạo năm 2008); Huy chương Bạc tại Liên hoan Sân khấu Kịch Lưu Quang Vũ năm 2013 vai vợ người hàng thịt (vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt); Huy chương Bạc vai Hoàng hậu Giectrut (vở Hamlet) tại Liên hoan Quốc tế Sân khấu thử nghiệm năm 2016; Huy chương Vàng vai Hoạn Thư (vở Kiều) tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2018. Năm 2019, chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Bùi Phương Nga cũng từng tham gia một số phim như: Cuốn sổ ghi đời; Ngă ba thời gian; Nguyên quán; Bảy ngày làm vợ; Giai điệu phố.
Tháng 7/2024, NSƯT Phương Nga qua đời tại nhà riêng ở phố Minh Khai (Hà Nội) v́ bệnh ung thư. Trong 3 năm mắc bệnh hiểm nghèo, vào những thời điểm sức khỏe cho phép, chị vẫn cố gắng tham gia diễn và làm trợ lư đạo diễn các vở tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
VietBF@ sưu tập