Khi mắc bệnh tật, thay đổi lối sống cũng quan trọng không kém việc dùng thuốc đúng chỉ định. Nhất là đối với các bệnh măn tính như mỡ máu, tiểu đường…
Bác sĩ người Nhật Keiko Amano năm nay đă 81 tuổi và “chung sống ḥa b́nh” với bệnh tiểu đường, mỡ máu được hơn 6 năm. Thậm chí, mọi người xung quanh không phát hiện ra bà mắc bệnh tật nếu bà không tiết lộ. Lư do là nh́n bà trẻ, khỏe hơn tuổi thật rất nhiều, hàng ngày vẫn rất năng động, yêu đời.
Về phần Amano, bà cho biết ḿnh được chẩn đoán mắc tiểu đường và mỡ máu cao ở tuổi 75. Bản thân là một bác sĩ, bà hiểu rằng tuổi tác đi liền với tăng nguy cơ mắc bệnh tật, hơn nữa việc điều trị bệnh ở người cao tuổi cũng khó khăn hơn. Đương nhiên, việc dùng thuốc là cần thiết nhưng thay đổi lối sống cũng quan trọng không kém. V́ vậy, bà tập trung vào việc cải thiện sức khỏe qua lối sống khoa học, không phụ thuộc vào thuốc.
Bí quyết của bà là ăn 1 thứ và làm 2 việc mỗi ngày. Tuy đơn giản nhưng chúng hiệu quả trong việc giúp bác sĩ Amano kiểm soát t́nh trạng bệnh, đồng thời duy tŕ cuộc sống khỏe mạnh. Bà lưu ư rằng, ngay cả người khỏe mạnh học theo th́ có thể duy tŕ sức khỏe và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
1. Ăn một thứ: "Súp rau củ không hương vị" đặc biệt
“Bản thân chế độ ăn nhiều rau củ rất tốt cho sức khỏe, kiểm soát nhiều bệnh măn tính, nhất là tiểu đường và mỡ máu. Càng quan trọng hơn khi người già thường tiêu hóa kém hơn” - bác sĩ Amano nói. Điểm đặc biệt là bên cạnh chế độ ăn ít thịt, nhiều rau củ quả th́ bà c̣n tự nghiên cứu và tạo ra công thức “súp rau củ không hương vị” đặc biệt. Cách nấu rất đơn giản: cho các loại rau củ như hành tây, cà rốt, cải xanh, cần tây và cà chua vào nồi, đun lửa nhỏ trong 30 phút để giữ nguyên dinh dưỡng. Lưu ư không thêm muối hay gia vị nào khác.
Điểm đặc biệt ở món súp rau củ của bác sĩ Amano là chọn rau củ giàu chất chống oxy hóa và không thêm gia vị khi nấu (Ảnh minh họa)
Đây là một món ăn giàu chất chống oxy hóa và phytochemical. Giúp loại bỏ các gốc tự do, cải thiện miễn dịch và ổn định đường huyết. Việc không thêm muối trong súp rau củ c̣n giúp giảm áp lực lên tim mạch và hạn chế natri - một yếu tố góp phần làm tăng huyết áp. Chỉ sau một thời gian, bà nhận thấy đường huyết và mỡ máu của ḿnh đă giảm xuống mức an toàn.
2. Làm 2 việc: duy tŕ cơ bắp và "kết thân” với nước ấm
Sau khi phát hiện giảm 6kg đột ngột và cơ thể yếu đi rơ rệt, bác sĩ Amano hiểu rằng duy tŕ cơ bắp rất quan trọng để khỏe mạnh. Nhất là với người già. Trước đây bà vốn thường xuyên dắt chó đi dạo và coi đó là khoảng thời gian vận động. Tuy nhiên, sau khi tự nghiên cứu và tham khảo chuyên gia khác, bà đă lập kế hoạch tập thể dục hai lần một tuần với huấn luyện viên, đặc biệt chú trọng vào các bài tập tăng cơ. Nhờ quá tŕnh tập luyện kiên tŕ, bà không chỉ khôi phục được khối lượng cơ, mà c̣n thấy rơ hiệu quả trong việc ổn định đường huyết và mỡ máu.
Với bác sĩ Amano, bí quyết nằm ở việc cơ bắp giúp hấp thu đường huyết tốt hơn, đồng thời hỗ trợ quá tŕnh chuyển hóa chất béo và duy tŕ sức khỏe tổng thể. Bà chia sẻ: “Dù ở độ tuổi nào, cơ bắp vẫn là người bạn đồng hành không bao giờ phản bội nếu bạn chăm chỉ luyện tập".
Bên cạnh đó, bác sĩ Amano duy tŕ thói quen tắm nước ấm khoảng 40 - 45 độ C mỗi ngày trong 15 phút. Tắm nước ấm giúp kích thích lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất và hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, thói quen này c̣n giúp bà giải tỏa căng thẳng - là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Đồng thời, bà luôn uống 1 cốc nước ấm nhẹ vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và bụng c̣n rỗng. “Uống nước ấm mỗi sáng là thói quen tốt rất quen thuộc ở Nhật. Nó giúp tôi làm ấm cơ thể từ bên trong, cấp nước, thải độc cơ thể, kích hoạt hệ tiêu hóa, ổn định huyết áp và và đường huyết” - bà nói.
Bà cũng chia sẻ thêm rằng duy tŕ nhiệt độ cơ thể và cải thiện tuần hoàn là cách đơn giản để pḥng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Quan trọng là nhiệt độ nước không được quá cao v́ dễ phản tác dụng dù khi uống hay khi tắm.
VietBF@ Sưu tập