Theo như hiện châu Âu suy yếu và bị chia rẽ đă tỏ ra bất lực trong việc xây dựng một nền pḥng thủ chung và đề ra các đối sách chống cuộc chiến thương mại của Mỹ, trong lúc Donald Trump đă giành chiến thắng áp đảo trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và trở thành tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Ông Donald Trump tại Palm Beach County Convention Center, bang Florida, Mỹ, ngày 06/11/2024. REUTERS - Carlos Barria
Bất chấp nỗi lo phải đối mặt với một Donald Trump « khó lường », cứng rắn hơn trở lại cầm quyền, nhưng châu Âu suy yếu và bị chia rẽ đă tỏ ra bất lực trong việc xây dựng một nền pḥng thủ chung và đề ra các đối sách chống cuộc chiến thương mại của Mỹ.
Theo truyền thông Mỹ, Donald Trump đă giành chiến thắng áp đảo trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và trở thành tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Thắng lợi của ông Donald Trump đă được nhiều nhà quan sát và truyền thông châu Âu dự phóng từ nhiều tháng qua. Khác với năm 2016, châu Âu lần này có nguy cơ đối mặt với một Donald Trump đă trở nên cực đoan hơn, thô bạo hơn và tự tin vào chính ḿnh hơn, khi trở lại cầm quyền với những người thân cận có cùng suy nghĩ với ông.
Vấn đề đầu tiên đặt ra cho châu Âu chính là hồ sơ Ukraina. Khu vực 27 nước thành viên phải chuẩn bị trước viễn cảnh Hoa Kỳ dưới nhiệm kỳ hai của Donald Trump có nguy cơ « bỏ rơi » Ukraina.
Thách thức lớn thứ hai cho châu Âu là vấn đề pḥng thủ. Quan hệ xuyên Đại Tây Dương dưới thời Biden dường như đă được củng cố và thắt chặt hơn. Tuy nhiên, theo quan sát của ông Axel Krause, cựu tổng biên tập tờ International Herald Tribune tại Paris, chủ đề này không là mối bận tâm của Mỹ, và hầu như vắng bóng trong các cuộc tranh luận bầu cử.
Liệu rằng Donald Trump tái đắc cử có thể rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp ước Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương ? Cựu đại sứ Pháp tại Washington và Tel Aviv, ông Gerard Araud, trong hội thảo có chủ đề « Hoa Kỳ : Lại bị chao đảo ? », do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS tổ chức ở Nantes hồi cuối tháng 9/2024, khẳng định đó không phải là điểm thực sự để tranh luận.
Điều khoản số 5 của hiệp ước mới là đáng quan tâm. Nếu một thành viên của khối bị Nga tấn công, chẳng hạn như Estonia, nước Mỹ của Donald Trump có sẽ đến ứng cứu hay không ? Chắc chắn là Không. Đây sẽ là một thách thức thực sự cho nền pḥng thủ châu Âu.
Về điểm này, chuyên gia về quốc pḥng Mỹ, Martin Quencez, giám đốc trung tâm cố vấn German Marshall Fund, chi nhánh tại Paris, trong một chương tŕnh của RFI nhận định rằng bất chấp việc nhiều nước thành viên trong NATO đă tăng mức ngân sách quốc pḥng nhưng giữa Mỹ và các nước đồng minh châu Âu vẫn có một sự cách biệt lớn.
Và hố sâu ngăn cách này cần được suy ra từ t́nh trạng suy thoái tương đối của châu Âu trên nhiều lĩnh vực lớn, từ trí tuệ nhân tạo, các nền công nghệ mới, kinh tế, thương mại, cho đến quân sự. Mối quan tâm đến châu Âu vẫn c̣n đó nhưng ngày càng ít đi, bởi v́, « khả năng châu Âu hỗ trợ Mỹ áp đặt một số mô h́nh và quy định trên cấp độ toàn cầu chỉ có giảm dần », nhất là trong bối cảnh nhiều nước đồng minh châu Âu lớn, được cho những đầu tầu kinh tế của khu vực như Pháp, Đức… đang ngày càng lún sâu trong khủng hoảng kinh tế - chính trị.
Vấn đề thứ ba đặt ra là thương mại. Donald Trump muốn giảm thâm hụt trao đổi mậu dịch giữa hai bờ Đại Tây Dương từ mức 190 tỷ đô la xuống bằng 0. Châu Âu khó có thể đối phó với những biện pháp cứng rắn sắp tới của chính quyền Trump 2.0 do việc nhiều doanh nghiệp lớn châu Âu hối thúc Bruxelles chớ nên phản ứng : Thị trường Mỹ là một thị trường quan trọng không thể bỏ qua.
Thách thức cuối cùng là Trung Quốc. Mối quan hệ quốc tế quan trọng nhất sẽ định h́nh tương lai thế giới trong 20 năm sắp tới chính là quan hệ Trung – Mỹ. Cũng giống như những ǵ từng diễn ra dưới thời Chiến Tranh Lạnh, quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ đă định hướng tương lai châu Âu thời đó, Washington sẽ một lần nữa, bằng cách này hay cách khác, buộc châu Âu phải theo Mỹ để đối phó với Bắc Kinh.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử có lợi cho Donald Trump, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk kêu gọi châu lục Già nên nắm bắt thời cơ, rằng đă đến lúc châu Âu « phải tự lớn mạnh » và thời kỳ « là nhà thầu phụ địa chính trị đă qua ». Chỉ có điều, với mức tăng ngân sách quốc pḥng hơn 4%, Ba Lan vẫn là một trong những khách hàng vũ khí lớn khi mua nhiều xe tăng và chiến đấu cơ từ các hăng vũ khí lớn của Mỹ.