Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, 1 nhân tài là được xem là vị Trạng Nguyên đi học muộn nhất nhưng vẫn được người đời tôn kính v́ những công trạng lớn lao cũng tấm gương về sự khảng khái.
Nguyễn Quốc Trinh (1624 - 1674) sinh ở Đại Áng, huyện Thanh Tŕ, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là xă Đại Áng, Thanh Tŕ - Hà Nội). Ông có cuộc đời làm quan nổi tiếng nhờ sự liêm khiết, chính trực và khiến nhiều người thương cảm v́ cái chết giữa đám loạn quân.
Ông sinh ra tài 1 trong 22 làng khoa bảng tiêu biểu của cả nước - Nguyệt Áng. Theo tư liệu thuộc ḍng họ Nguyễn làng Nguyệt Áng th́ Nguyễn Quốc Trinh sinh ra trong 1 gia đ́nh mồ côi cha mẹ nên từ nhỏ không được đi học và phải cùng em trai sang nhà anh rể.
Đến năm 17, ông vẫn không biết chữ nên cùng em là Nguyễn Đ́nh Trụ đi t́m thầy ở làng bên để học. Chị gái đă cố gắng tần tảo để hai nuôi anh em ăn học. Vốn là người sáng dạ nên Quốc Trinh học rất nhanh, giỏi văn chương. Tuy nhiên ông cũng là người ham chơi, ông từng bị chị gái bắt được đang thả diều ngoài đồng trong 1 lần 1 qua thăm nhà thầy đồ. Chị gái liền lôi Quốc Trinh vào tŕnh thầy, thầy đồ nghiêm nghị nói:"Tội anh đáng đ̣n. Nhân tiện có chị anh sang đây, ta cũng muốn để gia đ́nh biết được sức học của anh. Nay thầy ra một vế đối, nếu đối được th́ tha, đối không được ta sẽ đuổi về luôn".
"Mê chơi chẳng học, quên lời chị"- Thầy đồ đọc câu đối, Nguyễn Quốc Trinh liền đối ngay: "Thi đỗ cao khoa, nức tiếng thầy".Câu đối này khiến cả thầy lẫn chị gái đều vui vẻ, mừng rỡ.
Nguyễn Quốc Trinh cùng em trai dự khoa thi năm 1656 thời vua Lê Thần Tông. Khi Quốc Trinh gặp chỗ bí, nghĩ măi không ra, em trai ông đă ở lều bên có ư cho chép, nhưng Nguyễn Quốc Trinh cho rằng:"Từ xưa đến nay chưa có người nào đi xin chữ mà có thể tranh Trạng nguyên. Năm nay đỗ đầu thuộc về em, anh khoá tới nêu tên trên bảng vàng cũng chưa muộn".
Sau đó, ông giả vờ ốm xin ra khỏi trường thi để về nhà học tiếp. Cũng trong năm thi đó, em trai của ông là Nguyễn Đ́nh Trụ đă đỗ đầu. Sau đó, Nguyễn Quốc Trinh chúc mừng em và tiếp tục về quêdùi mài kinh sử chờ khoa thi tới.
Sau đó 3 năm, vào khoa thi năm Kỷ Hợi (1659), ông đă dự thi và lần này đă Trạng nguyên vào năm 35 tuổi.
Đáng nói, trong cuộc đời làm quan của ḿnh, Nguyễn Quốc Trinh đă lập công lớn khi đàm phán với thành công với nhà Thanh cho gộp hai kỳ tiến cống (3 năm một kỳ), tiết kiệm ngân khố quốc gia.
Cụ thể, ông được bổ nhiệm làm H́nh bộ Hữu thị lang vào tháng 3 âm lịch năm Cảnh Trị thứ 2 (1664).
Nguyễn Quốc Trinh được cử làm chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang nhà Thanh vào năm Đinh Mùi (1667). Khi ông tới nơi th́ sứ thần của Cao Ly cũng đến. Khi đó, hoàng đế Khang Hy muốn thử tài nên đă nói sứ thần 2 nước viết tên 100 danh thần trong lịch sử Trung Hoa trong thẻ tre.
Nếu như sứ thần Cao Ly chăm chú mài mực viết th́ Nguyễn Quốc Trinh vẫn vô cùng b́nh thản không đụng tay. Dù có nhiều người hối thúc, ông chỉ bảo rằng: "không có ǵ phải vội cả, tôi chỉ viết một loáng là xong ngay".
Chỉ đến lúc thời gian sắp hết, ông mới viết hai câu lên thẻ tre: "Khổng môn thất thập nhị hiền/ Vân Đài nhị thập bát tướng" (nghĩa là: Cửa Khổng có bảy mươi hai người hiền/ Vân Đài ghi tên hai mươi tám tướng giỏi).
Theo đó, Khổng Tử có 72 học tṛ nổi tiếng tài giỏi, Vân Đài" là Đài được xây dựng thời Hán Vũ Đế có khắc 28 danh tướng triều Hán.
Như vậy cộng là đủ 100 danh thần, sự thông minh của Nguyễn Quốc Trinh khiến vua Khang Hy khen tấm tắc: "Sứ thần nước Nam rất xứng đáng là Lưỡng quốc danh thần".
Cũng nhờ sự thông minh này mà Nguyễn Quốc Trinh đă đàm phán thành công về việc gộp hai kỳ tiến cống (3 năm một kỳ) làm một, tiết kiệm được chi phí cho triều đ́nh và giảm sự vất vả cho các đoàn sứ bộ.
Sau này, Nguyễn Quốc Trinh làm quan đến Bồi tụng và được húa Trịnh Tạc tin tưởng. Nhưng ôngcũng là người dám nói những điều phải trái của chúa trước triều.
Nguyễn Quốc Trinh bàn mưu cùng một số đại thần t́m cách ḱm hăm kiêu binh nhưng bị phát hiện và bị chúng ra tay giết hại.
VietBF@ Sưu tập