Theo nhưsau khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ lần hai một cách vang dội, khiến vào hôm qua Đại sứ Úc tại Mỹ, cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd gây bối rối ngoại giao cho chính phủ Úc chỉ vì một bài đăng chửi ông Donald Trump trên mạng xã hội Twitter, sau đó phải xoá một bình luận rất dữ dằn về ông Donald Trump .
Năm 2020, Kevin Rudd viết trên Twitter về Trump như là một
"Tổng thống hủy diệt nhứt trong lịch sử. Ông ta kéo lê nước Mĩ và nền dân chủ xuống vũng lầy. Ông ta thăng tiến nhờ vào việc khơi dậy, không phải hàn gắn, sự chia rẽ. Ông ta lạm dụng Thiên Chúa giáo, nhà thờ và Kinh Thánh để biện minh cho bạo lực."
Rudd rất ghét tập đoàn truyền thông Fox của Rupert Murdoch (một tỉ phú gốc Úc), nên ông viết thêm:
"Tất cả được sự hỗ trợ và xúi giục bởi mạng lưới FoxNews của Murdoch ở Mĩ, nơi tiếp tay cho hành động này."
Kevin Rudd thuộc phe cánh tả và từng là thủ tướng Úc. Sau khi thất cử ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Úc tại Mĩ.
Ông Rudd là một người nho nhã và thạo tiếng Hoa. Ấy vậy mà ông ta viết ra những câu chữ xúc phạm đó thì tôi không thể nào tưởng tượng nổi.
Năm nay (2024), sau khi Trump đắc cử một cách thuyết phục, Rudd xoá bỏ bình luận trên.
Sự việc của Kevin Rudd làm tôi liên tưởng đến nguyên tắc của phát ngôn. Tôi học được rằng trước khi viết xuống hay nói ra điều gì, cần phải qua 3 'bộ lọc':
1. Có đúng không?
2. Nếu đúng, có cần thiết nói ra không?
3. Nếu cần thiết, lời nói có gây xúc phạm đến người khác?
Nếu biết qua nguyên tắc trên, ông Rudd (đã ở tuổi 67) có lẽ không viết ra những câu đó.
Bây giờ thì ông ấy có thể phải chịu hậu quả của qui luật karma: Chánh phủ Úc đang chịu áp lực để xem xét việc ông ấy có thể tiếp tục tại chức, hay phải triệu hồi ông ấy về Úc và chọn người khác thay thế.