HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
NHỮNG CĂN BỆNH THUỘC VỀ NĂO BỘ
(BRAIN DISEASES)
Lynn Ly phỏng dịch, tóm tắt theo thông tin từ website WebMD.com
Bệnh năo bao gồm nhiều dạng khác nhau. Nhiễm trùng, chấn thương, đột quỵ hay tai biến mạch máu năo, co giật, và u bướu là một số loại bệnh chính của những bệnh năo. Dưới đây là một cái nh́n tổng quát về các căn bệnh khác nhau thuộc về bộ năo.
I. NHỮNG BỆNH NĂO: NHIỄM TRÙNG (BRAIN DISEASES: INFECTIONS)
Những bệnh năo trong phân loại về nhiễm trùng bao gồm:
•Bệnh Viêm Màng Năo (Meningitis): Một t́nh trạng viêm tại màng bao phủ năo bộ hoặc tủy sống, thường là do nhiễm trùng. Đau cổ, nhức đầu, và lú lẫn / nhầm lẫn là những triệu chứng phổ biến.
•Bệnh Viêm Năo (Encephalitis): Một t́nh trạng viêm tại mô năo (brain tissue), thường là do nhiễm trùng. Viêm màng năo (Meningitis) và viêm năo (Encephalitis) thường xuất hiện cùng một lúc, được gọi là viêm năo màng năo (meningoencephalitis ).
•Áp-xe Năo (Brain abscess): Một t́nh trạng nhiễm trùng có bọc mủ nằm trong hộp sọ ở vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong năo mà thường gây ra bởi vi khuẩn. Thuốc kháng sinh và phẫu thuật giải thoát dịch mủ ở khu vực này thường là cần thiết.
II. NHỮNG BỆNH NĂO: CO GIẬT / ĐỘNG KINH (BRAIN DISEASES: SEIZURES)
Động Kinh Rối Loạn (Epilepsy = Seizure Disorder ) được gom chung vào trong các loại động kinh thuộc về bệnh năo. Những kiểu chấn thương đầu và các kiểu đột quỵ có thể gây ra động kinh / co giật, nhưng nguyên nhân thường không được xác định.
III. NHỮNG BỆNH NĂO: CHẤN THUƠNG ( BRAIN DISEASES: TRAUMA )
Chấn thương bao gồm những t́nh trạng sau đây:
•Chấn Động (Concussion): Một thương tích năo bộ gây ra một sự xáo trộn tạm thời trong chức năng hoạt động của năo, đôi khi kèm theo sự bất tỉnh và lú lẫn. Các tổn thuơng năo do chấn thuơng mà gây ra bởi những chấn động (concussions).
•Tổn Thương Năo Do Chấn Thương (Traumatic Brain Injury): Năo bị hư hại vĩnh viễn từ 1 vết thương ở đầu do chấn thương. Sự suy giảm tinh thần rơ ràngg hoặc có thể xảy ra biến đối tinh tế hơn về nhân cách và tính khí / tâm trạng (mood) .
• Xuất Huyết Nội Sọ (Intracerebral hemorrhage): Bất kỳ t́nh trạng chảy máu thế nào ở bên trong năo mà có thể xảy ra sau một tổn thương do chấn thương hoặc do bị cao huyết áp.
IV. NHỮNG BỆNH NĂO: NHỮNG U BƯỚU, NHỮNG KHỐI U, VÀ SỰ GIA TĂNG ÁP LỰC HỘP SỌ (BRAIN DISEASES: TUMORS, MASSES, AND INCREASED PRESSURE)
Các loại bệnh năo này bao gồm:
•Bướu Năo (Brain tumor) Bất kỳ sự phát triển mô bất thường ở bên trong năo. Cho dù những khối u năo ác tính (ung thư) hoặc lành tính, thường gây ra những vấn đề bởi áp lực mà tác động lên một bộ năo b́nh thường (normal brain).
•U Nguyên Bào Đệm (Glioblastoma): Một khối u năo ác tính hung hẵn. U nguyên bào đệm năo (Brain glioblastomas) tiến triển rất nhanh chóng và thường rất khó chữa trị.
•Năo úng thủy (Hydrocephalus): Một số lượng dịch năo(cerebrospinal fluid) gia tăng bất thường bên trong hộp sọ. Thông thường, t́nh trạng này là do các chất dịch lỏng không được lưu hành thỏa đáng.
•Năo Úng Thuỷ Áp Lực B́nh Thường (Normal pressure hydrocephalus): Một dạng năo úng thủy thường gây ra những vấn đề về đi đứng, cùng với sự sa sút trí tuệ (dementia) và chứng đi tiểu không tự chủ / chứng són tiểu(urinary incontinence). Những áp lực bên trong năo vẫn b́nh thường, mặc dù chất dịch gia tăng.
•U Giả Năo Bộ (pseudotumor cerebri), hay c̣n gọi là Tăng Áp Lực Nội Sọ Hiền Tính (Benign Intracranialhyperten sion) : Áp lực bên trong hộp sọ gia tăng mà không có nguyên nhân rơ ràng. Những thay đổi thị lực, đau đầu, chóng mặt, và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến.
V. NHỮNG BỆNH NĂO: NHỮNG T̀NH TRẠNG THUỘC VỀ MẠCH MÁU ( BRAIN DISEASES: VASCULAR (BLOOD VESSELS) CONDITIONS )
Những bệnh năo liên kết đến những t́nh trạng thuộc về mạch máu bao gồm:
•Đột Quỵ (Stroke): lưu lượng máu và oxygen đột nhiên bị gián đoạn khi đi đến một vùng mô năo, rồi th́ vùng mô năo đó chết đi. Một phần cơ thể được điều khiển bởi các vùng năo bị hư hỏng đó (chẳng hạn như một cánh tay hoặc một chân) có thể không c̣n hoạt động thỏa đáng nữa.
•Đột Qụy Do Thiếu Máu Cục Bộ (ischemic stroke) : Một cục máu đông đột nhiên phát triến trong một động mạch(artery), ngăn chặn ḍng máu chảy và gây ra một cơn đột quỵ.
•Đột Quỵ Do Xuất Huyết (Hemorrhagic stroke): Sự chảy máu trong năo tạo ra sự ùn tắc(congestion) và áp lực lên mô năo, làm suy yếu việc vận chuyển máu và gây ra một cơn đột quỵ.
•Tai Biến Mạch Máu Năo( Cerebrovascular accident = CVA): Một tên gọi khác về đột quỵ.
•Cơn Thiếu Máu Năo Thoáng Qua (Transient ischemic attack = TIA): Một gián đoạn tạm thời về lưu lượng máu và oxygen đến một vùng năo bộ. Những triệu chứng tương tự như triệu chứng một cơn đột quỵ, nhưng chúng tan biến hoàn toàn không có sự thiệt hại đến mô năo.
•Chứng ph́nh động mạch năo (Brain aneurysm): Một động mạch trong năo phát triển một khu vực suy nhược mà phồng như bong bóng. Sụ vỡ động mạch năo tại nơi ph́nh ra đó gây ra đột quỵ do chảy máu.
•Máu Tụ Dưới Màng Cứng (Subdural Hematoma): Sự chảy máu ở bề mặt của năo bộ. Máu Tụ Dưới Màng Cứng có thể gây áp lực lên năo, gây ra các vấn đề về thần kinh.
•Máu Tụ Ngoài Màng Cứng (Epidural Hematoma = extradural hematoma): Sự chảy máu ở giữa hộp sọ và màng cứng của năo bộ. Sự chảy máu thường là từ động mạch, thông thường là ngay sau khi bị chấn thương đầu. Những triệu chứng ban đầu nhè nhẹ có thể tiến triển nhanh chóng đến bất tỉnh và tử vong nếu không được điều trị.
•Xuất Huyết trong Năo Bộ (IntraCerebral Hemorrhage): Sự chảy máu ở bên trong năo bộ .
•Phù năo (Cerebral edema): Sự sưng mô năo có thể là do những nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả sự phản hồi của 1 thương tích hoặc sự mất cân bằng chất điện phân (electrolyte imbalances).
VI. NHỮNG BỆNH NĂO: T̀NH TRẠNG TỰ MIỄN DỊCH (BRAIN DISEASES: AUTOIMMUNE CONDITIONS)
Những bệnh năo liên quan đến t́nh trạng tự miễn dịch bao gồm:
•Viêm Mạch Máu (Vasculitis): Sự viêm các mạch máu của năo bộ. Lú lẫn/ lầm lẫn, co giật, nhức đầu, và bất tỉnh có thể là kết quả.
•Đa xơ cứng (Multiple sclerosis = MS): Hệ thống miễn dịch tấn công một cách nhầm lẫn và làm hư hại các dây thần kinh của cơ thể. Bắp thịt bị co thắt (chuột rút = vọp bẻ), mệt mỏi, và suy nhược là những triệu chứng. MS có thể xảy ra ở những cuộc tấn công bởi hệ thống miễn dịnh một cách định kỳ hoặc liên tục không gián đoạn.
VII. NHỮNG BỆNH NĂO: T̀NH TRẠNG THOÁI HÓA THẦN KINH (BRAIN DISEASES: NEURODEGENERATIVE CONDITIONS)
Những bệnh năo liên quan đến t́nh trạng thần kinh thoái hóa bao gồm:
•Bệnh Parkinson (Parkinson's disease): Những dây thần kinh trong một khu vực trung tâm năo bộ bị thoái hóa chầm chậm, gây ra các vấn đề về cử động và khả năng phối hợp. Run rẩy / run lẩy bẩy bàn tay là một dấu hiệu phổ biến ở thời kỳ khởi đầu của căn bệnh .
•Bệnh Huntington: Một chứng rối loạn thần kinh do di truyền có ảnh hưởng đến năo bộ. Chứng sa sút trí tuệ (dementia) và khó khăn trong việc kiểm soát các cử động là những triệu chứng của căn bệnh . Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối th́ người bệnh bị mất hoàn toàn các kỹ năng vận động ngay cả cử động nhai nuốt hay nói năng.
•Bệnh Pick (Pick's Disease) c̣n gọi là Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trán-Thái Dương ( Frontotemporal Dementia ): Qua nhiều năm, khu vực rộng lớn của các dây thần kinh ở phía trước (trán) và hai bên năo (thái dương) bị phá hủy do sự tích tụ một protein bất thường. Những thay đổi nhân cách, những hành vi không phù hợp, và mất trí nhớ cùng mất khả năng trí tuệ là những triệu chứng. Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trán-Thái Dương c̣n gọi là bệnh Pick th́ tiến triển liên tục một cách kiên định .
•Bệnh Xơ Cứng Cột Bên Teo Cơ = Bệnh Thoái Hóa Thần Kinh Vận Động Một Bên (Amyotrophic lateral sclerosis = ALS): Bệnh này c̣n được gọi là bệnh Lou Gehrig . Trong căn bệnh này, các dây thần kinh kiểm soát chức năng bắp thịt bị phá hủy liên tục thật đều đặn. Bệnh ALS tiến triển liên tục đến mức bại liệt và mất khả năng hô hấp khi không có máy hỗ trợ hô hấp. Chức năng nhận thức nói chung th́ không bị ảnh hưởng.
•Bệnh Sa Sút Trí Tuệ (Dementia): Sự suy giảm chức năng nhận thức, do các tế bào thần kinh trong năo chết đi hoặc không vận động. Những t́nh trạng mà trong đó các dây thần kinh trong năo thoái hóa, cũng tương tự như sự lạm dụng rượu và đột quỵ có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ .
•Bệnh Mất Trí Nhớ = Bệnh Alzheimer (Alzheimer): Đối với những lư do không rơ ràng, các dây thần kinh trong vùng năo nhất định bị thoái hóa đi, gây ra sự mất dần trí nhớ và kỹ năng thuộc về tâm thần. Sự tích tụ những mô bất thường ở những khu vực năo bộ - thường được gọi là những tảo bẹ (tangles) và những mảng bợn (plaques) - được cho là góp phần gây ra căn bệnh này. Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ.
Đột quỵ là một hội chứng lâm sàng, được xác định bởi các liệt thần kinh cấp tính trong khung cảnh gián đoạn khu trú tuần hoàn năo. Có một số tiểu loại, gồm có đột quỵ do huyết khối (atheothrombotic), đột quỵ do nghẽn mạch phát xuất từ tim (cardioembolic), đột quỵ ổ khuyết (lacunar), và xuất huyết (hemorrhagic). Đột quỵ không phải là một kết thúc chẩn đoán mà phải khiến t́m kiếm một giải thích nguyên nhân.
2/ ĐỊNH NGHĨA ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU CỤC BỘ (ISCHEMIC STROKE).
Một cơn đột quỵ (stroke) là do sự gián đoạn luồng máu đến năo bộ. Sự thiếu máu cục bộ (ischemia) được định nghĩa như là giảm máu (hypoemia), một sự giảm phân phát oxy và glucose đến cơ quan đích (target organ), trong trường hợp này là năo bộ. Trong năo, sự thiếu máu cục bộ có thể gọi là toàn bộ (như trong ngừng tim) hay khu trú (liên quan một mạch máu đặc hiệu hay một nhóm mạch máu đặc hiệu trong năo bộ) ; nghẽn mạch (embolic) hay huyết khối (thrombotic) ; và mạch máu lớn (liên quan một trong những mạch máu lớn của năo bộ) hay mạch máu nhỏ (liên quan một trong những mạch máu nhỏ đi xuyên của năo bộ).
3/ NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ QUAN TRỌNG CỦA ĐỘT QUỴ ?
Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất được xác lập của đột quỵ là tuổi tác, và yếu tố nguy cơ quan trọng thứ hai là cao huyết áp. Những yếu tố nguy cơ được xác lập khác là :
1.Giới tính (nam)
2.Bệnh sử gia đ́nh
3.Bệnh đái đường
4.Bệnh tim
5.Trước đây đă bị đột quỵ
6.Cơn thiếu máu năo cục bộ tạm thời (TIA : transient ischemic attacks)
7.Tiếng thổi động mạch cảnh
8.Nghiện thuốc lá
9.Hematocrit gia tăng
10.Nồng độ fibrinogen tăng cao
11.Bệnh hemoglobin
12.Nghiện ma túy, như cocaine
4/ NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ KHÁC ĐĂ ĐƯỢC MÔ TẢ ?
1. Tăng lipit-huyết
2.Chế độ ăn uống
3.Thuốc ngừa thai
4.Lối sống ít hoạt động
5.Chứng béo ph́
6.Bệnh huyết quản ngoại biên
7.Tăng axit uric-huyết
8.Nhiễm trùng
5/ NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ QUAN TRỌNG CỦA NHỒI MÁU NĂO DO HUYẾT KHỐI (THROMBOTIC CEREBRAL INFARCTION) ?
Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Nguy cơ gia tăng tỷ lệ với mức độ của cao huyết áp. Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ : tỷ lệ bị nhồi máu năo bộ gia tăng với tuổi và ở đàn ông 1,3 lần cao hơn ở đàn bà. Những yếu tố nguy cơ khác gồm có bệnh đái đường, bệnh động mạch vành, suy tim sung huyết, rung nhĩ, và ph́ đại tâm thất trái. Béo ph́, tăng cholesterol-huyết, và tăng lipit-huyết là những yếu tố nguy cơ .
6/ NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ QUAN TRỌNG CỦA NHỒI MÁU NĂO DO NGHẼN MẠCH (EMBOLIC CEREBRAL INFARCTION) ?
Những tai biến mạch máu năo do nghẽn mạch (embolic) thường có nguồn gốc ở tim. Những yếu tố nguy cơ quan trọng gồm có bệnh tim do thiếu máu cục bộ (ischemic heart disease) với cục huyết khối thành (mural thrombus) ; loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ (atrial fibrillation) ; các van tim nhân tạo (prosthetic cardiac valves) ; bệnh thấp tim (rheumatic heart disease) ; các bất thường van tim, như hẹp van hai lá (mitral stenosis) ; và viêm nội tâm mạc do vi khuẩn (bacterial endocarditis). Một ḿnh rung nhĩ, mà không có bằng cớ bệnh thấp tim (rheumatic heart disease), gia tăng nguy cơ đột quỵ khoảng 5 lần. Những người già có nguy cơ cao nhất bị rung nhĩ, bởi v́ tỷ lệ đột quỵ do rung nhĩ gia tăng với tuổi tác. Xơ vữa động mạch chủ, các động mạch cổ, và các động mạch đốt sống (vertebral arteries) cũng là những yếu tố nguy cơ.
7/ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ VỚI RUNG NHĨ ?
Rung nhĩ xảy ra nơi 2-4% những người 60 tuổi hoặc hơn. Nguy cơ hàng năm được ước tính nơi người trưởng thành 60 tuổi hoặc hơn với rung nhĩ là khoảng 3,8% mỗi bệnh nhân mỗi năm. Có một nguy cơ cao hơn bị đột quỵ nơi những người có những bệnh kèm theo như đái đường, cao huyết áp, cơn thiếu máu cục bộ năo tạm thời (transient ischemic attack), tuổi lớn hơn 65, và suy tim sung huyết mới đây.
TỶ LỆ BỊ ĐỘT QUỴ MỖI NĂM VỚI RUNG NHĨ
Tuổi ( năm )
Tỷ lệ ( % năm )
50-59
1,3
60 - 69
2.2
70 - 79
4.2
80 - 89
5,1
8/ NHỮNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ NÀO NƠI NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI RUNG NHĨ ?
Tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ hàng năm nơi các bệnh nhân với rung nhĩ không được điều trị kháng đông là khoảng 5%. Hầu hết các đột quỵ là do nghẽn mạch (embolic) và xảy ra trong ṿng 2 năm sau khi khởi đầu rung nhĩ. Những yếu tố liên kết với một nguy cơ gia tăng bị đột quỵ gồm có lớn tâm nhĩ trái, cao huyết áp, loạn chức năng tâm nhĩ trái, và cao tuổi. Vài thử nghiệm đă chứng tỏ rằng điều trị bằng thuốc kháng đông warfarin dùng bằng đường miệng làm giảm nguy cơ đột quỵ thứ phát nghẽn mạch (emboli) trong nhóm những bệnh nhân này.
9/ NÊN PHẢI LÀM G̀ ĐỂ GIẢM NGUY CƠ ĐỘT QUỴ NƠI MỘT BỆNH NHÂN VỚI RUNG NHĨ MĂN TÍNH HAY KỊCH PHÁT ?
Điều trị kháng đông thường thường nên được thực hiện trong những trường hợp rung nhĩ trong đó thuốc không bị chống chỉ định. Đối với một bệnh nhân vừa chịu một thủ thuật xâm nhập, phẫu thuật viên góp phần trong quyết định về nguy cơ chảy máu do liệu pháp kháng đông đặt ra.
Ở những bệnh nhân có huyết động ổn định và bị rung nhĩ trong hơn 48 giờ không nên thực hiện khử rung (cardioversion), trừ phi những bệnh nhân này đă được điều trị kháng đông trong 3 tuần hoặc đă được làm siêu âm qua thực quản để loại bỏ cục máu đông trong tâm nhĩ.
10/ NGHIỆN MA TUƯ CÓ LÀM DỄ ĐỘT QUỴ KHÔNG ?
Nghiện ma túy (drug abuse) đă xuất hiện như một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến đột quỵ nơi các bệnh nhân trẻ. Ít nhất một công tŕnh nghiên cứu đă chứng tỏ nghiện ma túy là yếu tố nguy cơ tiềm năng thường được nhận diện nhất trong các bệnh nhân đột quỵ dưới 35 tuổi.
11/ TRỊ SỐ B̀NH THƯỜNG ĐỐI VỚI LƯU LƯỢNG MÁU NĂO ?
Ở người trưởng thành, lưu lượng máu năo (cerebral blood flow) là khoảng 55 ml/100gam mô năo/phút, hay 15% lưu lượng tim b́nh thường. Khi lưu lượng máu giảm dưới 20 ml/100mg/phút evoked potential sẽ mất và điện năo đồ (electroencephalogra m) sẽ trở nên đẳng điện. Khi lưu lượng máu giảm dưới 15ml/100mg/phút và không được tái phục nhanh chóng, thương tổn năo không thể hồi phục được sẽ xảy ra.
12/ MÔ TẢ SỰ CUNG CẤP MÁU CHO NĂO
4 động mạch mang máu đến năo. Đó là hai động mạch cảnh trong(internal carotid artery) ở phía trước và hai động mạch đốt sống (vertebral artery) ở phía sau. Những động mạch cảnh trong xuất phát từ những động mạch cảnh chung (common carotid artery). Động mạch cảnh chung trái là một nhánh của động mạch dưới đ̣n trái ; động mạch cảnh phải xuất phát từ thân cánh tay-đầu (brachiocephalic trunk) phải. Mỗi động mạch cảnh chung, ở góc xương hàm, chia thành các nhánh trong và ngoài. Các động mạch cảnh trong cung cấp máu cho các dây thần kinh thị giác (optic nerves), vơng mạc, và phần lớn của những bán cầu đại năo (các thùy trán, đỉnh, và thái dương trước).
Các nhánh của động mạch cảnh gồm có (1) động mạch nhăn (ophthalmic artery), (2) động mạch thông sau ( posterior communicating artery), (3) động mạch màng mạch trước (anterior choriodal artery), (4) động mạch năo trước (anterior cerebral artery), và (5) động mạch năo trung (middle cerebral artery).
Tuần hoàn sau (posterior circulation) được chi phối bởi hai động mạch đốt sống (vertebral arteries). Những động mạch đốt sống phải và trái phát xuất từ các động mạch dưới đ̣n hai bên và đi vào hố sau (posterior fossa) qua foramen magnum. Chúng sinh ra động mạch tiểu năo sau dưới (posterior inferior cerebellar artery) và các động mạch tủy (spinal arteries) trước và sau trước khi hợp lại để tạo thành động mạch nền (basilar artery) ở pontomedullary junction. Hệ động mạch đốt sống-nền (vertebrobasilar system) cung cấp máu tủy sống cổ, thân năo, các thùy trán trong và sau, và các thùy chẩm.
Động mạch năo sau (PCA : posterior cerebral artery) cung cấp máu các thùy chẩm. Nơi đại đa số các bệnh nhân (70%), động mạch này phát xuất từ chĩa của động mạch nền (the bifurcation of the basilar artery). Trong 95% các trường hợp, một hay cả hai động mạch năo sau phát xuất tự động mạch nền, trong khi trong 5% c̣n lại động mạch năo sau phát xuất từ động mạch cảnh trong hai bên.
Các nhánh quan trọng của động mạch nền gồm có (1) động mạch mê cung (labyrinthine artery) đến tai trong. (2) động mạch tiểu năo trên (superior cerebellar artery), (3) động mạch năo sau, và (4) động mạch tiểu năo trước dưới (anterior inferior cerebellar artery).
13/ MÔ TẢ V̉NG ĐỘNG MẠCH NĂO WILLIS.
Hệ động mạch đốt sống-nền (vertebrobasilar system) được nối vào hệ động mạch cảnh (carotid system) bởi một ṿng nối động mạch (anastomotic ring). Các động mạch thông trước và sau (anterior and posterior communicating arteries) liên kết các tuần hoàn bán cầu đại năo trước/sau và trái/phải. 4 động mạch tạo nên ṿng động mạch Willis : động mạch thông sau (posterior communicating artery), động mạch năo sau (posterior cerebral artery) ở hai bên, động mạch thông trước (anterior communicating artery), và động mạch năo trước (anterior cerebral artery) ở hai bên.
14/ MỘT BỆNH CẢNH LÂM SÀNG CỦA ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠCH MÁU LỚN (LARGE VASCULAR ISCHMIC STROKE).
Triệu chứng lâm sàng của những bệnh nhân bị tai biến mạch máu năo do thiếu máu cục bộ tùy thuộc vào vị trị và kích thước của nhồi máu (infarct). Nhồi máu động mạch cảnh (carotid artery infarction) thường đưa đến những triệu chứng một bên : nhồi máu hệ đốt sống-nền ( vertebrobasilar system infarction) có thể đưa đến những triệu chứng cả hai bên.
TẮC ĐỘNG MẠCH CẢNH (CAROTID ARTERY OCCLUSION) : đưa đến liệt nhẹ nửa người bên đối diện, hemihypesthesia, bán manh cùng bên (homonymous hemianopsia), mất nhận thức (agnosia), và, nếu bán cầu đại năo trội (dominant hemisphere) bị thương tổn, mất ngôn ngữ toàn bộ (global aphasia).Vài bệnh nhân (15%) có một hội chứng Horner cùng bên.Thường kích thước của nhồi máu đưa đến phù năo rơ rệt, và bệnh nhân có thể obtunded hay hôn mê. Hầu hết những tắc động mạch cảnh là do huyết khối (thrombotic). Những tai biến thiếu máu cục bộ tạm thời (TIA) xảy ra trước những tắc động mạch cảnh quan trọng khoảng 50 % các trường hợp. Vài bệnh nhân với tắc hoàn toàn động mạch cảnh có thể có ít hoặc không có dấu hiệu liệt thần kinh bởi v́ lưu lượng máu phụ qua ṿng động mạch Willis có thể cho phép cung ứng lưu lượng máu đầy đủ để ngăn ngừa thiếu máu cục bộ.
THIẾU MÁU CỤC BỘ ĐỘNG MẠCH NĂO GIỮA ( MIDDLE CEREBRAL ARTERY ISCHEMIA): có thể đưa đến một bệnh cảnh lâm sàng tương tự với bệnh cảnh lâm sàng của tắc động mạch cảnh.Trong hẹp động mạch cảnh cấp tính (acute carotid stenosis) (một mạch máu bị xơ mỡ tiến đến chỗ đóng kín hoàn toàn) là lóc động mạch cảnh (carotid artery dissection), các nghẽn mạch (emboli) có thể đến động mạch năo giữa (middle cerebral artery), dẫn đến thiếu máu cục bộ trong địa phận động mạch năo giữa.Trong trường hợp điển h́nh, thiếu máu cục bộ như thế đưa đến loạn năng vận động chi phối ở mặt và chi trên nhưng không ảnh hưởng chi dưới. Tắc các nhánh đưa đến ít bại liệt hơn. Chức năng nói và ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng bởi v́ động mạch năo giữa cung cấp máu cho các trung tâm nói và ngôn ngữ của năo bộ (ở bán cầu năo trái trong đa số các trường hợp)
THIẾU MÁU CỤC BỘ ĐỘNG MẠCH NĂO TRƯỚC (ANTERIOR CEREBRAL ARTERY ISCHEMIA): ít xảy ra hơn nhiều. Đưa đến loạn năng vận động bên đối diện, ảnh hưởng cẳng chân hơn là cánh tay và mặt.
TẮC ĐỘNG MẠCH NỀN (BASILAR ARTEY OCCLUSION): đưa đến liệt các dây thần kinh sọ hai bên và liệt chi (quadriparesis). Nếu nhồi máu bao gồm reticular activating system nơi thân năo, bệnh nhân bị hôn mê.Tuy nhiên, reticular activating system ở phần trên trung năo có thể không bị thương tổn, trong khi các đường vận động bị thương tổn. Sự mất hoàn toàn chức năng vận động nơi một bệnh nhân thức tỉnh thường được gọi là locked-in syndrome. Những triệu chứng khác của thiếu máu cục bộ động mạch nền gồm có chóng mặt (vertigo), thất điều (ataxia), và song thị (diplopia).
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG MỘT BÊN
• có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ hành tủy bên (nếu động mạch tiểu năo sau dưới bị tắc). Thiếu máu cục bộ đường dẫn truyền gai thị (spinothalamic tracts) đưa đến thất điều cùng bên, tăng loạn cảm mặt (facial hypesthesia), và mất bên đối diện, phía dưới mặt, cảm giác đau và nhiệt độ. Mất chức năng các dây thần kinh sọ IX và X đưa đến khó nuốt và khàn giọng. Hội chứng Horner có thể xảy ra cùng bên với thương tổn. Hội chứng này thường được gọi là hội chứng tủy bên (lateral medullary syndrome) hay Wallenberg’s syndrome.
• Hội chứng Wallenberg là một hội chứng đột quỵ đặc biệt của tuần hoàn sau năo bộ, do tắc một động mạch đốt sống (vertebral artery) và/hay động mạch tiểu năo sau dưới (posterior inferior cerebellar artery). Những dấu hiệu gồm có mất cùng bên cảm giác đau và nhiệt độ ở mặt và mất bên đối diện những cảm giác này nhưng trên thân thể.
15/ NHỒI MÁU Ổ KHUYẾT (LACUNAR INFARCT) LÀ G̀ ?
Ổ khuyết (lacuna) là chữ Latin để chỉ một hốc hay xoang rỗng nhỏ. Các ổ khuyết năo (cerebral lacunes) chỉ nhiều nhồi máu nhỏ do tắc các nhánh xuyên (penetrating branches) nhỏ (đuờng kính 50 - 150 microns) của huyết quản năo lớn.Mô năo bị hoại tử mềm ra và bị mục, để lại những xoang nhỏ ( 1-3 mm đường kính), thấy rơ lúc giải phẫu tử thi. Các ổ khuyết gây ra các triệu chứng cảm giác và vận động thay đổi tùy theo vị trí của chúng. Nhiều ổ khuyết có thể đưa đến mất khả năng trí tuệ với thương tổn trí nhớ gần (recent memory). Trong vài trường hợp sa sút trí tuệ nặng có thể xảy ra. Có 4 hội chứng ổ khuyết (lacunar syndrome) cổ điển :
1.Liệt nhẹ nửa người thuần vận động (Pure motor hemiparesis) : liệt thường ảnh hưởng đều nhau mặt, cánh tay, và cẳng chân ở một phía của cơ thể, với sự bảo tồn chức năng cảm giác, trí tuệ, và ngôn từ.
2. Mất thuần cảm giác nửa người (Pure hemisensory loss) : mất một cảm giác ở một phía của cơ thể, với sự bảo tồn chức năng vận động, trí tuệ và ngôn từ.
3. Loạn vận ngôn-hội chứng bàn tay vụng về (Dysarthria-clumsy hand syndrome) : liệt chủ yếu ở bàn tay và loạn vận ngôn (nói lớ).
4.Thất điều-liệt nhẹ nửa người (Ataxia-hemiparesis) : thất điều và liệt mặt, cánh tay, và cẳng chân ở một phía của cơ thể, kết hợp với thất điều.
16/ NHỒI MÁU VÙNG BIÊN (WATERSHED OR BORDER-ZONE INFARCT) LÀ G̀ ?
Một nhồi máu vùng biên (watershed infarct) để chỉ một vùng thiếu máu cục bộ khu trú năo, do giảm áp lực đẩy máu (perfusion pressure). Nhồi máu vùng biên điển h́nh xảy ra cả hai bên nơi những vùng biên giới giữa các huyết quản lớn như động mạch năo giữa (middle cerebral artery) và động mạch năo sau (posterior cerebral artery). Nhồi máu vùng biên hai bên thường là do hạ huyết áp toàn thể. Những nhồi máu vùng biên một bên có thể được liên kết với hep mạch máu lớn một bên.
17/ NÓI VỀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU CỤC BỘ CẤP TÍNH (ACUTE ISCHEMIC STROKE).
Ngăn ngừa đột quỵ qua biến đổi yếu tố nguy cơ, các tác nhân chống tiểu cầu, và kháng đông bằng warfarin trong trường hợp rung nhĩ đă tác động một cách thuận lợi lên tỷ lệ xảy ra những tai biến mới. Tuy nhiên , điều trị hiệu quả đột quỵ trong bối cảnh cấp tính đă chứng tỏ là một công việc khó hơn.
Năm 1995, sự sử dụng liệu pháp tan huyết khối bằng đường tĩnh mạch (intravenous thrombolytic therapy) với chất hoạt hóa plasminogen mô (rt-PA) đă chứng tỏ cải thiện tiên lượng nơi những bệnh nhân bị đột quỵ cấp tính nếu trị liệu có thể được bắt đầu trong ṿng 3 giờ từ khi phát khởi các triệu chứng. Những thử nghiệm khác dùng rt-PA bằng đường tĩnh mạch đă không chứng tỏ thành công bởi v́ chủ yếu là do time window (đến 5 giờ từ khi phát khởi triệu chứng). Những thứ nghiệm khác dùng rt-PA bằng đường tĩnh mạch đă không chứng tỏ thành công bởi v́ chủ yếu là do time window (đến 5 giờ từ khi phát khởi triệu chứng). Mới đây hơn, sự sử dụng prourokinase bằng đường trong động mạch đă chứng tỏ lợi ích trong điều trị tắc động mạch năo giữa nếu điều trị có thể được bắt đầu trong ṿng 6 giờ từ khi triệu chứng khởi phát. Những nghiên cứu đang được tiến hành để nghiên cứu liệu pháp phối hợp với rt-PA cho bằng đường tĩnh mạch, được cho tiếp theo sau bởi rt-PT bằng đường động mạch, để xác định lợi ích cộng lại so với sự sử dụng riêng rẽ mỗi điều trị.Mục đích là tái lập lưu lượng máu trước khi chết mô. Biến chứng quan trọng của liệu pháp tan huyết khối là xuất huyết trong năo. Trong công tŕnh nghiên cứu 1995, những tỷ lệ xuất huyết nói những bệnh nhân nhận rt-PA là trong khoảng 6%, trong khi những bệnh nhân không nhận rt-PA có tỷ lệ xuất huyết là 0,6%
Sự sử dụng các thuốc chống tiểu cầu trong giai đoạn cấp tính đă được chứng tỏ cho một lợi ích nhỏ nhưng đáng kể về mặt thống kê, và sự phối hợp aspirin với rt-PA cũng đă chứng tỏ lợi ích vẻ mặt tái tưới máu, mặc dầu nguy cơ xuất huyết có thể gia tăng.
Sự sử dụng héparine trong giai đoạn cấp tính của đột quỵ đă là một chủ đề được bàn cải trong nhiều năm.Việc sử dụng héparine được căn cứ trên quan niệm sự lan tràn của cục máu đông hay nghẽn mạch tái phát (recurrent embolism) từ nguồn gốc tim hay mạch máu, như là nguyên nhân của sự trở nặng các triệu chứng thần kinh trong đột quỵ. Trị liệu kháng đông đă chứng tỏ lợi ích trong việc làm giảm tỷ lệ đột quỵ nơi những bệnh nhân với rung nhĩ. Tuy nhiên việc sử dụng héparine trong điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính vẫn đang được bàn căi.
Những phương thức điều trị khác với trị liệu tiêu sợi huyết (thrombolytic therapy) cũng đang được nghiên cứu. Glutamate đă được chứng tỏ là một chất trung gian quan trọng của chết tế bào trong các mô h́nh đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke). Các tác dụng của glutamate được trung gian bởi các thụ thể glutamate, là những kênh calcium nhạy cảm với điện thế (voltage-sensitive calcium channel). Tiếc thay không có một công tŕnh nghiên cứu nào xem xét các thuốc phong bế các kênh này đă chứng tỏ là hữu ích. Những nghiên cứu khác nghiên cứu các tác nhân bảo vệ thần kinh (neuroprotective agents) cũng không chứng tỏ lợi ích về mặt lâm sàng.
Những cân nhắc điều trị khác gồm có việc tránh giảm huyết áp một cách quá mức. Bởi v́ lưu lượng máu chung quanh những vùng năo bố bị hoại tử vốn đă thấp, sự giảm lưu lượng máu thêm nữa bằng cách hạ huyết áp có thể dẫn đến một sự lan rộng vùng bị hoại tử. Do đó các huyết áp cao nói chung được mong muốn trong bối cảnh đột quỵ cấp tính, và các cố gắng làm hạ huyết áp cần nên tránh. Việc sử dụng các thuốc an thân trong bối cảnh đột quỵ cấp tính cũng nên được giảm thiểu, bởi v́ sự sử dụng chúng có thể cản khả năng của thầy thuốc lâm sàng trong việc theo dơi chuỗi các thăm khám thần kinh.
Sau cùng, những cân nhắc về săn sóc thường quy, như những buổi luyện tập biên độ vận động (rang-of-motion exercises) đối với các chi bị làm bất động hay yếu đi do đột quỵ ; sự ngăn ngừa hít dịch, nghẽn mạch phổi, và loét da ; và sự hỗ trợ dinh dưỡng (nutritional support), cũng quan trọng.
18/ MÔ TẢ BỆNH NĂO DO CAO HUYẾT ÁP(HYPERTENSIVE ENEPHALOPATHY) ?
Thuật ngữ này chỉ một bệnh năo (encephalopathy), được đặc trưng bởi đau đầu, nôn, mửa, rối loạn thị giác, co giật, lú lẫn, và hôn mê trong khung cảnh cao huyết áp nghiêm trọng. Một lư thuyết gợi ư rằng sự gia tăng nhanh huyết áp làm mất sự điều ḥa tự trị của tuần hoàn năo, tạo nên những vùng co thắt mạch và thiếu máu cục bộ khu trú (focal vasospasm or ischemia), cùng với những vùng giăn mạch và tăng lưu lượng máu năo. Phù năo là một tính chất thường xảy nhưng không hằng định. Những nguyên nhân liên quan với tuổi tác và gồm có (1) viêm vi cầu thận cấp tính (trẻ em và thiếu niên), (2) viêm vi cầu thận măn tính (những người trưởng thành trẻ tuổi), (3) sản giật (phụ nữ mang thai), và (4) cao huyết áp ác tính (bệnh nhân hơn 30-40 tuổi). Dấu hiệu luôn luôn có là cao huyết áp toàn thân. Phù gai mắt (papilledema) hầu như luôn luôn hiện diện, và phải nghi ngờ chẩn đoán nếu thiếu dấu hiệu này.
19/ TIA LÀ G̀ ?
Một cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (TIA : transient ischemic attack) là một cơn thiếu máu cục bộ có thể hồi phục, không dẫn đến nhồi máu hay bại liệt vĩnh viễn. Theo định nghĩa, các cơn phải hoàn toàn tan biến trong ṿng 24 giờ ; hầu hết sẽ biến mất trong ṿng 1 giờ. Cơn thiếu máu cục bộ tạm thời động mạch cảnh (carotid TIA) liên kết với bệnh xơ mỡ động mạch cảnh. Thiếu máu cục bộ trong lănh vực động mạch cảnh dẫn đến những khuyết trong thị trường cùng bên hay liệt vận động cảm giác bên đối diện. Trong trường hợp điển h́nh, những triệu chứng thị giác và bán cầu năo không xảy ra đồng thời. Mù ḷa tạm thời (amaurosis fugax) để chỉ mù một mắt cùng bên tạm thời do TIA. Các cơn bán cầu đại năo tạm thời (transient hemispheric attack) để chỉ sự thiếu máu cục bộ nơi vùng của động mạch năo giữa với liệt vận động và cảm giác khu trú ở cánh tay và bàn tay đối diện.
20/ BỆNH SỬ TỰ NHIÊN CỦA TIA ?
Bệnh sử tự nhiên của TIA được xác định bởi bệnh lư của động mạch cảnh cùng bên. Nơi những bệnh nhân với hẹp động mạch nặng (>70%), nguy cơ bị đột quỵ cùng bên trong 24 giờ là 26%. Đối với những bệnh nhân với hẹp vừa phải (50-69%), nguy cơ là 22% vào lúc 5 năm. Với hẹp tối thiểu (<30%), nguy cơ là 1% vào lúc 3 năm.
21/ TÁC DỤNG CỦA ASPIRIN LÊN TIA ?
Acetylsalicylic là một chất cản cyclooxygenase, làm giảm sự kết dính của các tiểu cầu và hạ tỷ lệ mắc phải TIA và đột quỵ.
22/ NHỮNG BỆNH NÀO ẢNH HƯỞNG LÊN CÁC ĐỘNG MẠCH CẢNH ?
Xơ mỡ (atherosclerosis)là thông thường nhất (chịu trách nhiệm 90% các thương tổn ở các nước Tây Phương). Động mạch cảnh cũng có thể bị thương tổn bởi loạn sản xơ-cơ (fibromuscular dysplasia), những bệnh động mạch do viêm (ví dụ Takayasu’s arteritis), đè ép ngoại tại (ví dụ ung thư) và chấn thương.
23/ NHỮNG TRIỆU CHỨNG THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA BỆNH ĐỘNG MẠCH CẢNH ?
• TIA (transient ischemic attack : cơn thiếu máu cục bộ tạm thời)
• RIND
• CVA hay Stroke
• Amaurosis Fugax (mù ḷa tạm thời).
24/ Ư NGHĨA CỦA HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH ?
Hẹp động mạch cảnh (carotid stenosis) có thể đưa đến thiếu máu cục bộ năo, được thể hiện bởi các đợt thiếu máu cục bộ năo (TIA) hoặc, trong những trường hợp nặng hơn, bởi đột quỵ. Thiếu máu cục bộ (ischemia) thường là kết quả của vi nghẽn mạch do xơ mỡ động mạch (atherosclerotic microembolism) hơn là nhồi máu phần xa do hẹp động mạch cảnh.
25/ TIẾNG THỔI ĐỘNG MẠCH CẢNH CÓ Ư NGHĨA G̀ ?
Tiếc thay, một tiếng thổi động mạch cảnh (carotid bruit) là một chỉ dấu tổng quát của chứng xơ vữa động mạch (atherosclerosis) và rất ít đặc hiệu. Tiếng thổi này có tính chất tiên đoán một biến cố tim hơn là thần kinh. Mặc dầu một tiếng thổi chỉ nguy cơ gia tăng bị những biến cố thần kinh, nhưng biến cố này cũng có thể xảy ra ở phía bên đối diện cũng như ở phía có tiếng thổi.
26/ CƯỜNG ĐỘ CỦA TIẾNG THỔI CÓ TƯƠNG QUAN VỚI MỨC ĐỘ HẸP ĐỘNG MẠCH HAY KHÔNG ?
Không. Khi một hẹp động mạch tiếng triển, tiếng thổi bị giảm và biến mắt khi lưu lượng máu dừng lại.
27/ TRẮC NGHIỆM NÀO NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN ĐỀ ĐÁNH GIÁ TIẾNG THỔI ?
Duplex scanning.
28/ KHI NÀO TH̀ PHẪU THUẬT ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH ĐỔI VỚI BỆNH ĐỘNG MẠCH CẢNH CÓ TRIỆU CHỨNG ?
Phẫu thuật được chỉ định rơ đối với bệnh động mạch cảnh có triệu chứng (symptomatic carotid artery disease) liên kết với hẹp > 70%. Sự giảm nguy cơ tuyệt đối của đột quỵ là 17% lúc năm . Những dữ kiện mới đây cũng gợi ư một lợi ích nhỏ hơn nơi những bệnh nhân với hẹp triệu chứng 50%-69% ( giảm nguy cơ 6,5% lúc 5 năm). Những bệnh nhân với hẹp < 50% không có lợi ích do phẫu thuật.
29/ MỘT BỆNH NHÂN VỚI HẸP KHÔNG TRIỆU CHỨNG CÓ NÊN ĐƯỢC PHẪU THUẬT HAY KHÔNG ?
Sự giảm tuyệt đối nguy cơ bị đột quỵ là 6% trong một thời kỳ 5 năm nơi những bệnh nhân không triệu chứng với hẹp >60% chịu phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (carotid endarterectomy) + aspirin so với những bệnh nhân được điều trị bởi aspirin đơn độc (5,1% so voi 11%). Do đó CEA nên được thực hiện đối với bệnh động mạch cảnh không triệu chứng khi bệnh nhân có hy vọng sống thêm ít nhất 3 năm và khi CEA có thể được thực hiện với một đột quỵ được kết hợp và tỷ lệ tử vong dưới 3%.
30/ HỘI CHỨNG TRỘM DƯỚI Đ̉N (SUBCLAVIAN STEAL SYNDROME) LÀ G̀ ?
Hội chứng này để chỉ những triệu chứng của bất túc động mạch cột sống-nền (vertebrobasilar insufficiency) xuất hiện khi thể dục, đặc biệt là của các cánh tay. Hội chứng phản ánh sự chuyển (hay trộm) máu từ động mạch đốt sống (vertebral artery) qua động mạch cánh tay (brachial artery). Khi sự giăn mạch liên kết với thể dục đi đôi với hẹp đoạn gần của động mạch dưới đ̣n hay động mạch vô danh (subclavian or innominate artery), máu có thể chảy ngược lại qua động mạch đốt sống để làm đầy vùng giăn mạch nơi cánh tay. Hội chứng này được xác nhận khi các triệu chứng được liên kết với giảm huyết áp nơi một cánh tay và một tiếng thổi trên đ̣n (supraclavicular bruit) cùng bên. Hội chứng thường xảy ra về phía trái hơn là phía phải.
TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO
(TRANSIENT ISCHEMIC ATTACK AND
CEREBROVASCULAR ACCIDENT)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
1/ SỰ KHÁC NHAU GIỮA MỘT CƠN THIẾU MÁU NĂO THOÁNG QUA VÀ MỘT TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO ?
Cơn thiếu máu năo thoáng qua (TIA : transient ischemic attack) và Tai biến mạch máu năo (CVA : Cerebrovascular accident) chỉ t́nh trạng thiếu máu cục bộ (ischemia) trong năo, đưa đến những triệu chứng liệt thần kinh. Nếu triệu chứng liệt lâm sàng (clinical deficit) biến mất trong 24 giờ, t́nh trạng thiếu máu cục bộ được gọi là cơn thiếu máu năo thoáng qua (TIA). Nếu liệt vẫn tồn tại vào lúc giờ 24 giờ, mặc dầu nó sẽ biến mất trong vài ngày, t́nh trạng này được gọi là tai biến mạch máu năo (CVA) hay đột qụy (stroke). Thuật ngữ trở nên phức tạp hơn bởi v́ 30% đến 50% những bệnh nhân với cơn thiếu máu năo thoáng qua được định nghĩa về mặt lâm sàng, có một bất thường thường trực trên CT Scan, MRI hay trong năo bộ lúc giải phẫu tử thi. Cơn thiếu máu năo thoáng qua có thể là biểu hiện lâm sàng của những vùng nhỏ tế bào chết trong năo bộ, mặc dầu không có triệu chứng liệt thần kinh thường trực.
2/ ĐỊNH NGHĨA TIA, RIND, VA CVA.
Những thuật ngữ lâm sàng này mô tả một phổ các hội chứng thiếu máu cục bộ năo (cerabral ischemic syndrome).
• Cơn thiếu máu năo thoáng qua (TIA : transient ischemic attack hay AIT : accident ischémique transitoire) là một liệt thần kinh kéo dài dưới 24 giờ. Hầu hết các cơn thiếu máu năo thoáng qua chỉ kéo dài 15-30 giây.
• Thiếu hụt thần kinh do thiếu máu cục bộ có thể hồi phục (RIND : reversible ischemic neurologic deficit) kéo dài lâu hơn 24 giờ và hoàn toàn biến mất trong ṿng một tuần (thường là trong ṿng 3 ngày).
• CVA (cerebral vascular accident) hay đột qụy cấp tính (acute stroke) là một bại liệt thần kinh ổn định, có thể biểu lộ sự cải thiện dần dần trong một thời gian dài.
3/ ĐỊNH NGHĨA CHỨNG THOÁNG MÙ (AMAUROSIS FUGAX) ?
Đó là một đợt mù một mắt tạm thời (vài phút đến vài giờ), thường bệnh nhân có cảm tưởng như một bức mành mành cửa sổ kéo qua mắt. Triệu chứng này được gây nên do sự giảm lưu lượng máu đi qua hay do nghẽn mạch động mạch nhăn (ophthalmic artery).
4/ ĐỐI VỚI HẦU HẾT CÁC ĐỘT QỤY TH̀ CHẲNG LÀM G̀ ĐƯỢC. THẾ TH̀ ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU CÓ LỢI ÍCH G̀ ?
Mặc dầu hồi sức cấp cứu là có thể và chỉ thích hợp đối với một số ít bệnh nhân, các biến chứng của đột qụy và sự tái phát sớm của đột qụy nên được xử trí ở pḥng cấp cứu. Về mặt triết lư, điều này tương tự như thái độ xử trí đối với nhồi máu cơ tim. Nguy cơ cao nhất đối với một đột qụy tái phát là xảy ra trong vài ngày và vài tuần đầu sau một đột qụy khởi đầu hay sau một cơn thiếu máu năo thoáng qua (TIA). Điều chủ yếu là bệnh nhân phải được đánh giá một cách thích đáng để xác định nguyên nhân của đột qụy hầu một biến cố thiếu máu cục bộ thứ hai có thể tránh được. Bởi v́ nguyên nhân chính xác của đột qụy thường không rơ ràng ở pḥng cấp cứu, nên điều trị bằng aspirin hay bằng thuốc kháng đông (heparin) trong một thời gian ngắn, nên được khởi đầu trong lúc bệnh nhân lưu lại ở bệnh viện. Lúc xuất viện, một kế hoạch dài hạn có thể được đặt ra để giúp ngăn ngừa một cơn đột qụy khác.
NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT : NHỮNG CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ LÀM GIA TĂNG MỘT ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU CỤC BỘ Ỏ PH̉NG CẤP CỨU
1. Hạ huyết áp, làm phương hại sự thông máu năo hơn nữa
2. Lơ là quên cấp nước (rehydrate)
3. Chờ đợi cho bệnh nhân lên pḥng rồi mới cho một thuốc chống huyết khối hay chống đông máu
4. Để không điều trị bệnh nhân bị sốt từ nhẹ đến trung b́nh
5. Để nồng độ đường trong máu vẫn tăng cao
5/ VAI TR̉ CỦA CÁC THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT ĐỐI VỚI ĐỘT QỤY ?
Việc sử dụng TPA (tissue phasminogen activator) đă được chấp thuận vào tháng 6 năm 1996 cho những bệnh nhân với đột qụy do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke). Trong một công tŕnh nghiên cứu đưa đến sự chấp thuận của FDA, những bệnh nhân được cho TPA trong ṿng 3 giờ sau khi khởi đầu đột qụy, đă có những tiên lượng tốt hơn và không cho thấy gia tăng tỷ lệ tử vong hay tật nguyền nghiêm trọng. Đối với những bệnh nhân đến pḥng cấp cứu sớm (hay <2 giờ), đột qụy là một cấp cứu nội khoa, tương tự như chấn thương nặng bởi v́ những ǵ anh làm ở pḥng cấp cứu trong giờ đầu có thể ảnh hưởng rất nhiều tiên lượng sau này.
6/ TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QỤY, LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIỆC SỬ DỤNG CÁC THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT (THROMBOLYTICS) ĐƯỢC AN TOÀN ?
Trước hết, phải có các hỗ trợ cơ bản như chụp cắt lớp vi tính (CT scan), xét nghiệm, điều trị ở đơn vị điều trị tăng cường (ICU). Thứ hai, những thầy thuốc cấp cứu và các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh phải phát triển một phác đồ điều trị đáp ứng nhanh để xử trí đột qụy. Thứ ba, những chỉ định và chống chỉ định cơ bản đối với các thuốc tiêu sợi huyết (thrombolytics), được căn cứ trên những thử nghiệm lâm sàng mới nhất, phải được tuân thủ. Thứ tư, nên thiết lập một kế hoạch hợp lư để xử trí các biến chứng của đột qụy, kể cả xuất huyết. Đối với nhiều bệnh viện, điều này bao gồm việc chuyển bệnh nhân đến đơn vị điều trị tăng cường thần kinh (Neuro-ICU) hay trung tâm giải phẫu thần kinh (neurosurgical center).
7/ CT SCAN GIÚP TÔI QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT NHƯ THẾ NÀO ?
• Chụp cắt lớp vi tính đă trở nên một khía cạnh quan trọng trong sự chọn lựa điều trị đối với liệu pháp tiêu sợi huyết (thrombolytic therapy). Mặc dầu một scan hoàn toàn b́nh thường là điều tốt nhất, nhưng sự hiện diện của các đột qụy cũ (nhiều tháng) hay những biến đổi thiếu máu cục bộ ở giai đoạn sớm xảy ra trong những vùng nhỏ, (nhỏ hơn 1/3 địa phận của động mạch năo giữa), không chống chỉ định việc cho một thuốc tiêu sợi huyết.
8/ VIỆC CHO CÁC THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?
• Việc sử dụng an toàn TPA (tissue plasminogen activator) đ̣i hỏi một sự hiểu biết về những nguy cơ xuất huyết. Đáng ghi nhớ nhất là sự sử dụng TPA sau thời hạn 3 giờ. Nhiều thử nghiệm với thuốc tiêu sợi huyết được thực hiện với giới hạn 6 giờ từ lúc khởi đầu đột qụy và đều cho các kết quả âm tính. Các thuốc tiêu sợi huyết bị chống chỉ định nếu có bất cứ một xuất huyết nào, nếu có những dấu hiệu chấn thương mới xảy ra, hoặc một vùng đột qụy lớn (hơn 1/3 địa phận do động mạch năo giữa chi phối).
9/ TÔI PHẢI LÀM G̀ NẾU BỆNH NHÂN CAO HUYẾT ÁP ?
• Huyết áp thường cao trong những phút đầu sau đột qụy nhưng giảm đều trong giờ đầu. Một trị số khởi đầu 220/120 mmHg thường giảm xuống mức có thể chấp nhận được 185/110 mmHg vào giờ thứ hai hay thứ ba. Vài trung tâm ấn định mức huyết áp có thể được hạ xuống (ví dụ 15/7 mmHg) bằng thuốc, để tạo điều kiện cho việc sử dụng các thuốc tiêu sợi huyết. Huyết áp nặng và kéo dài, đ̣i hỏi phải tiêm truyền tĩnh mạch liên tục các thuốc hạ huyết áp, là một chống chỉ định khác.
10/ NGUY CƠ XUẤT HUYẾT NĂO DO TPA ?
• Nguy cơ xuất huyết cao hơn ở những đột qụy có quy mô lớn nhất. Điều này giải thích tỷ lệ tử vong thấp hơn ở nhóm được điều trị bởi v́ những bệnh nhân bị đột qụy chết người hay nặng có những tiên lượng xấu, dầu cho họ có được điều trị với thuốc tiêu sợi huyết hay không. Ngay cả trong nhóm này, với điều trị bệnh nhân vẫn tốt hơn. Một nồng độ glucose tăng cao trong máu là một dấu hiệu tiên đoán về khả năng cao bị xuất huyết. Điều này không có nghĩa là các bệnh nhân với lượng đường trong máu tăng cao không nên được điều trị với thuốc tiêu sợi huyết, nhưng nên cần thận trọng hơn, và một nguy cơ lớn hơn nên được dự kiến. Tần số xuất huyết nặng khoảng 6% đối với TPA tĩnh mạch, so với 0,6% không co một điều trị nào. Trong công tŕnh nghiên cứu PROACT, những nguy cơ TPA động mạch là 10% đối với điều trị tiêu sợi huyết và 2% đối với placebo. Những yếu tố chỉ nguy cơ xuất huyết cao hơn là kích thước của đột qụy, nồng độ đường tăng cao, và điều trị bị tŕ hoăn.
• Cần ghi nhớ rằng phải cần vài năm để thuốc tiêu sợi huyết được chấp nhận trong điều trị nhồi máu cơ tim. Cũng cần cùng quá tŕnh và các dữ kiện tiên lượng lâm sàng bổ sung đối với các thuốc tiêu sợi huyết và bệnh đột qụy.
11/ NHỮNG NGUY CƠ CỦA TRỊ LIỆU VỚI THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT (THROMBOLYTICS) ?
Với sự tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn điều trị, nguy cơ bị xuất huyết năo có triệu chứng là 6%. Một nửa các trường hợp là tử vong. Nguy cơ xuất huyết trong sọ gia tăng đáng kể nếu các hướng dẫn bị vi phạm. Liệu pháp tiêu sợi huyết có thể được liên kết với một nguy cơ xuất huyết cao hơn nếu điều trị được thực hiện sau 3 giờ, nếu dùng một liều lượng cao hơn hay nếu sử dụng một loại thuốc tiêu sợi huyết khác, nếu aspirin hay heparin được cho trong 24 giờ đầu, hay nếu huyết áp không được duy tŕ dưới 185/100 mmHg. Mặc dầu các nguy cơ do liệu pháp tiêu sợi huyết được công nhận, nhưng điều trị làm gia tăng 50% khả năng hồi phục rất tốt và làm giảm số bệnh nhân chết hay bị tật nguyền trầm trọng.
12/ VAI TR̉ CỦA ĐIỀU TRỊ TIÊU SỢI HUYẾT BẰNG ĐƯỜNG ĐỘNG MẠCH ?
Trị liệu tiêu sợi huyết bằng đường động mạch (intraarterial thrombolytic therapy) đă được chứng tỏ có lợi ở những bệnh nhân đột qụy với tắc động mạch năo giữa (middle cerebral artery) đến 6 giờ sau khởi đầu các triệu chứng. Những ưu điểm tiềm tàng của việc cho bằng đường động mạch (intraarterial) so với đường tĩnh mạch (intravenous) (xác nhận tắc động mạch, những liều lượng thuốc tiêu sợi huyết thấp hơn, tỷ lệ làm thông suốt động mạch bị tắc cao hơn) được đối trọng với những bất lợi (thuốc ít có sẵn để được sử dụng).
Những kết quả của PROCAT Trial đă chứng minh những lợi ích đối với tiêm truyền động mạch thuốc tiêu sợi huyết và đă ḿnh định rằng nhiều bệnh nhân có thể hưởng lợi sau giới hạn 3 giờ. Những công tŕnh nghiên cứu khác đang được thực hiện để xác định tốt hon những bệnh nhân nào nên được chọn lọc để điều trị với phương thức này. Ở những trung tâm đột qụy lớn, phương thức chung là sử dụng TPA tĩnh mạch đối với những đột qụy kích thước nhỏ đến trung b́nh và dành điều trị tiêu sợi huyết bằng đương động mạch đối với những bệnh nhân bị chống chỉ định đối với TPA tĩnh mạch và những bệnh nhân có những đột qụy rất lớn.
13/ ĐIỀU TRỊ TIÊU HUYẾT KHỐI BẰNG ĐƯỜNG ĐỘNG MẠCH CÓ TỐT HƠN BẰNG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH HAY KHÔNG ?
Cho đến khi thử nghiệm lâm sàng so sánh những phương pháp điều trị tiêu sợi huyết này được thực hiện, không có thể có câu trả lời rơ ràng. Những dữ kiện của thử nghiệm PROACT về prourokinase dùng bằng đường tĩnh mạch, cho thấy trong hầu hết các trường hợp, sự tái thông huyết quản (recanalisation) tốt hơn và những tiên lượng tốt hơn ngay cả khi điều trị được bắt đầu sau 4 đến 5 giờ. Dường như kỹ thuật dùng bằng đường động mạch đạt được sự tái thông tốt hơn, nhưng cần thời gian lâu hơn để có thể khởi đầu điều trị. Bởi v́ “ Thời gian là năo bộ ” ( “ Time is brain ” ), nên sự tŕ chậm này có thể đi ngược lại những lợi ích.
Điều trị bằng đường động mạch được chấp nhận ở những bệnh nhân với nguy cơ xuất huyết toàn thân do những thay đổi liều lượng. Liều lượng của TPA tĩnh mạch ở người trưởng thành nặng 80 kg là 72 mg. Khi tiêm truyền bằng catheter trong động mạch, tổng liều từ 10 đến 20 mg. Tần số xuất huyết được cho là giống nhau đối với cả hai kỹ thuật, nhưng những nguy cơ toàn thân thấp hơn nhiều với TPA với liều thấp hơn cho bằng đường động mạch. Đó là lư do tại sao những bệnh nhân bị chống chỉ định TPA tĩnh mạch là những ứng viên đối với TPA động mạch.
14/ ĐIỀU G̀ XẢY RA NẾU TÔI ĐIỀU TRỊ CÁI G̀ ĐÓ VỀ SAU HÓA RA KHÔNG PHẢI LÀ ĐỘT QỤY ?
Sau khi chụp cắt lớp vi tính loại trừ các trường hợp xuất huyết, những bệnh có các triệu chứng giống với đột qụy không bị ảnh hưởng khi dùng các thuốc tiêu sợi huyết (thrombolytics). Bệnh thiên đầu thống có biến chứng (complicated migraine), liệt do nguyên nhân tâm thần (psychogenic weakness), liệt sau cơn động kinh (postictal weakness), và cơn thiếu máu năo thoáng qua (TIA) không bị ảnh hưởng khi dùng thuốc tiêu sợi huyết.
15/ CẦN CÓ SỰ ƯNG THUẬN CỦA BỆNH NHÂN RỒI MỚI ĐIỀU TRỊ VỚI TPA ?
Có được một sự ưng thuận được đả thông (informed consent), có thể là khó hay không có thể thực hiện được ở những bệnh nhân đột qụy với quy mô cần điều trị với TPA. Những bệnh nhân này thường mất ngôn ngữ (aphasic) (bán cầu trội) hay không chú ư (neglectful) (bán cầu không trội). Một trong hai t́nh trạng này làm cho cho việc ưng thuận có ư nghĩa có thể có vấn đề hay không có thể thực hiện được. Người nhà có thể bị sốc nên do dự khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Trước khi TPA dùng bằng đường tĩnh mạch được chấp thuận bởi FDA, một văn bản thỏa thuận đầy chi tiết của bệnh nhân là không cần thiết.Thái độ chung là nhận được sự ưng thuận của bệnh nhân hay gia đ́nh ở bất cứ mức độ ưng thuận nào có thể được. Nếu không được, hăy xem việc sử dụng TPA như bất cứ thủ thuật cấp cứu khác, với giấy chứng nhận biện minh cho sự lựa chọn điều trị (hoặc là điều trị hoặc không điều trị với TPA) trong từng trường hợp.
16/ TẠI SAO CẦN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG KHI BỆNH NHÂN ỔN ĐỊNH VÀ RƠ RÀNG ĐĂ BỊ MỘT CƠN ĐỘT QỤY ?
Trong hầu hết các trường hợp, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) ở một bệnh nhân bị đột qụy rơ rệt, mang lại rất ít thông tin. Trong 5% đến 10% các trường hợp, bại liệt là do xuất huyết, khối u, hay áp-xe. Bởi v́ điều trị bằng thuốc kháng đông hay kháng tiểu cầu ở các bệnh nhân này có thể gây tai họa, v́ vậy nên khuyên chụp cắt lớp vi tính ở tất cả các bệnh nhân bị đột qụy và cơn thiếu máu năo thoáng qua (TIA) trước khi bắt đầu một điều trị như thế.
NHỮNG ĐIỀM THEN CHỐT : NHỮNG CHỈ ĐỊNH ĐỐI VỚI CHỤP MẠCH MÁU QUY ƯỚC ( CONVENTIONAL ANGIOGRAPHY)
1. Để xác nhận vị trí cơ thể học và tính chất của các ph́nh mạch và những dị dạng động tĩnh mạch
2. Khi c̣n mơ hồ
3. Khi một thủ thuật can thiệp như angioplasty, stenting, hay phương pháp làm tan cục máu đông trực tiếp sẽ cần thiết
4. Khi protocol chụp h́nh ảnh không xâm nhập ,sử dụng CT,MRI, hay siêu âm không được thích đáng.
17/ VAI TR̉ CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI) TRONG ĐỘT QỤY LÀ G̀ ?
Nói chung, chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) chỉ được chỉ định khi nó có thể trả lời một câu hỏi đặc biệt mà chụp cắt lớp vi tính (CT scan) không thể có. Đột qụy do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) thường không biểu hiện trên chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ hạt nhân trong ṿng vài giờ đầu. Chụp cắt lớp vi tính được dùng trong những giờ đầu để loại trừ những quá tŕnh bệnh lư khác (xuất huyết, khối u, áp-xe) ; Về điểm này chụp cắt lớp vi tínhcũng làm tốt như chụp cộng hưởng từ hạt nhân. Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ hạt nhân có thể cho h́nh ảnh đột qụy một cách đầy đủ vào ngày thứ 5 đến thứ 7. Những đột qụy nhỏ hơn (nghĩa là nhẹ hơn) có thể được thấy tốt hơn với chụp cộng hưởng từ hạt nhân, nhưng tính đặc hiệu là một vấn đề. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân là một thăm ḍ được lựa chọn để chụp h́nh một đột qụy (hay bất cứ cái ǵ khác) trong hố sau (thân năo và tiểu năo).
Chụp cộng hưởng từ hạt nhân có ưu điểm là có khả năng tốt hơn chụp h́nh các nhồi máu gây nên bởi những huyết quản nhỏ, ví dụ nhồi máu ổ khuyết (lacunar infarct). Chụp cộng hưởng từ hạt nhân có khuynh hướng có tính đặc hiệu kém, bởi v́ các bệnh nhân với các yếu tố nguy cơ huyết quản điển h́nh thường có nhiều bất thường có tín hiệu cao trong chất trắng do đột quỵ hay do những thay đổi liên quan với tuổi tác. Một kiến thức sâu rộng về cơ thể học thần kinh thường có thể cho phép nhận diện triệu chứng bất thường nhờ MRI scan.
Khi kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hạt nhân và chụp cắt lớp vi tính được cải thiện, chúng ta có thể có khả năng dùng một trong hai dạng kỹ thuật như là thăm ḍ độc nhất để xem xét năo bộ, hệ mạch máu trong sọ, hệ mạch máu ngoài sọ, và lưu lượng máu của năo bộ. Những kỹ thuật thăm ḍ này cần chứng tỏ rằng thông tin muốn t́m kiếm là đáng mất thêm thời gian và phí tổn trước khi việc sử dụng chúng có thể trở nên thường quy đối với tất cả các đột qụy.
18/ KHI NÀO ANGIO CT SCAN (CTA : COMPUTED TOMOGRAPHY ANGIOGRAPHY) HAY ANGIO IRM (MRA : MAGNETIC RESONANCE ANGIOGRAPHY) ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH ?
Thông tin do CTA hay MRA mang lại có thể hữu ích trên lư thuyết, nhưng tiếc thay những thăm ḍ này chiếm quá nhiều thời gian trong thực hành (đặc biệt là MRA). Vài cơ sở thực hiện một cách thường quy CTA với CT, chỉ thêm hơn vài phút. Điều này hữu ích nếu bệnh nhân được chọn lọc để can thiệp tĩnh mạch hay động mạch. Tuy nhiên nhiều trung tâm khác sử dụng kích thước của đột qụy cũng như những chống chỉ định đối với TPA tĩnh mạch để chọn lọc ai cần một can thiệp động mạch.
19/ CÓ NÊN CHO STEROIDS Ở MỘT BỆNH NHÂN VỚI ĐỘT QỤY HAY KHÔNG ?
Không. Mặc dầu steroids có hiệu quả đối với phù năo liên kết với khối u và áp-xe, nhưng steroids không có tác dụng trong đột qụy do thiếu máu cục bộ. Phù nề gây nên bởi một đột qụy là phức tạp hơn phù nề gây nên bởi khối u. Do một vài báo cáo thành công, steroids đôi khi được sử dụng, trong những đột qụy lớn, đe dọa mạng sống (large, life-threatening stroke), như là một hành động tuyệt vọng. Những cố gắng tương tự, với sự sử dụng barbiturates, gây mê tổng quát, naloxone, các chất phong bế kênh calcium (calcium channel blockers), hay làm loăng máu (hemodilution) nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của đột qụy, đều không đáp ứng sự mong đợi.
20/ NHỮNG BỆNH NHÂN NÀO NÊN ĐƯỢC MONITORING ?
Ở những bệnh nhân với cơn thiếu máu năo thoáng qua hay đột qụy mà nguyên nhân không được biết đến hay những bệnh nhân với các nguy cơ tim không chắc chắn, có thể cần monitoring trong một thời gian ngắn (1 ngày) :[list type=decimal][li]Monitoring làm gia tăng khả năng nhận diện một loạn nhịp tim (cardiac arrhythmia) hay thiếu máu cục bộ cơ tim (cardiac ischemia).[/li]
[li]Monitoring trong đơn vị điều trị tăng cường (ICU) cho phép theo dơi sát những dấu hiệu thần kinh.[/li][/list]Những bệnh nhân với một cơ chế gây đột qụy được xác định rơ và một sinh lư tim ổn định thường không cần monitoring ở đơn vị điều trị tăng cường hay tim.
21/ C̉N VỀ HẠ THÂN NHIỆT ?
Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa hạ thân nhiệt (hypothermia) có hiệu quả cứu năo bộ trong khung cảnh ngừng tim hay những bối cảnh hạ huyết áp hay ngừng tuần hoàn trong khi mổ. Bởi v́ khó làm lạnh một con người so với một con chuột pḥng thí nghiệm, những thử nghiệm lam sàng để chứng tỏ một lợi ích trong đột qụy thiếu máu cục bộ và hướng dẫn sự sử dụng nó một cách an toàn, đă chưa được hoàn thành. Ở điểm này, có một sự nhất trí rằng tránh sốt trong ngày đầu hay sau đột qụy rơ ràng là có lợi. Sau đó, việc xác định hạ thân nhiệt bao nhiêu và phải được thực hiện sớm như thế nào, không được rơ ràng, và không có ǵ hơn là lư thuyết để hướng dẫn sự chọn lọc bệnh nhân.
22/ CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC BỆNH NHÂN ĐỘT QỤY ĐỀU CẦN MỘT SIÊU ÂM TÂM KƯ (EHOCARDIOGRAM) ?
Không, nhưng cần xác định cơ chế gây đột qụy ở tất cả các bệnh nhân. Siêu âm tim (cardiac ultrasound), hoặc qua ngực (transthoracic) hay qua thực quản (transesophageal), đă cho thấy rất nhiều nguồn xuất phát từ tim có khả năng gây nên các nghẽn mạch (emboli). Những nguồn thông thường gồm có rung nhĩ, van nhân tạo (prosthetic valves), viêm nội tâm mạc, và các huyết khối thành tim (mural thrombi), và những nguồn hiếm hơn như các nghẽn mạch nghịch lư (paradoxic emboli) đi qua các lỗ bầu dục không được đóng kín (patent foramen ovale). Những nạn nhân trẻ bị đột qụy (<45 tuổi ) có tỷ lệ bị lỗ bầu dục không được đóng kín, một đến ba lần cao hơn những người chứng cùng lứa tuổi, điều này gợi ư rằng những bất thường tim bẩm sinh này có một vai tṛ quan trọng trong việc gây nên đột qụy.
23/ LÀM SAO CÓ THẾ NGĂN NGỪA ĐỘT QỤY XẢY RA Ở PH̉NG CẤP CỨU ?
Ở pḥng cấp cứu, hai nhóm bệnh nhân có thể được nhận diện trước khi một đột qụy xảy ra.[list type=decimal][li] Nhóm thứ nhất gồm những bệnh nhân với nhồi máu cơ tim cấp tính. Hầu hết các nghẽn mạch (emboli) liên kết với nhồi máu cơ tim xảy ra chẳng bao lâu sau khi bị nhồi máu. Những bệnh nhân với nhồi máu thành trước cơ tim (anterior wall MI) có nguy cơ cao nhất. Sự can thiệp thích đáng với điều trị kháng đông (anticoagulation) hay liệu pháp kháng tiểu cầu (antiplatelet therapy) ở pḥng cấp cứu có thể ngăn ngừa một đột qụy xảy ra vài giờ sau đó.[/li]
[li]Nhóm thứ hai bao gồm những bệnh nhân bị đa chấn thương. Những bệnh nhân này nổi tiếng là dễ bị một đột qụy trong bệnh viện sau khi “ mạng sống đă được cứu thoát ”. Nguy cơ cao nhất của đột qụy có liên quan với chấn thương là ở những bệnh nhân bị chấn thương trực tiếp vào các động mạch cảnh hay đốt sống. Động mạch đốt sống đặc biệt dễ bị thương tổn do những cử động nhanh của đầu. Những găy xương mặt đă được liên kết với một nguy cơ thương tổn động mạch cảnh cao hơn, dẫn đến tắc động mạch cảnh, lóc động mạch cảnh (carotid dissection), hay nghẽn mạch động mạch-động mạch (artery-to-artery embolism). Nhận biết các bệnh nhân có nguy cơ cao và chụp mạch sớm cho phép những biện pháp pḥng ngừa, như điều trị kháng đông, được thiết đặt nếu không có các chống chỉ định. [/li][/list]24/ NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ ĐỘT QỤY HAY CƠN THIẾU MÁU NĂO THOÁNG QUA CÓ ĐƯỢC CHO PHÉP ĂN UỐNG KHÔNG ?
Hầu hết những bệnh nhân đột qụy và cơn thiếu máu năo thoáng qua có thể nuốt không khó khăn. Đối với những bệnh nhân có sự phát ngôn khó khăn hay sự tỉnh táo bị giảm sút hay những bệnh nhân đă có những đột qụy rất lớn (large strokes), không nên cho ăn hay uống ǵ bằng đường miệng cho đến khi đă được thăm ḍ xét nghiệm. Khó nuốt do nguyên nhân thần kinh được trắc nghiệm với chất lỏng tốt hơn là với chất rắn. Mặc dầu sự dinh dưỡng có thể được tŕ hoăn cho đến khi bệnh nhân được nhận vào giường bệnh, nhưng cần cho bệnh nhân uống thuốc thường lệ trong lúc chờ đợi.
25/ ĐIỀU TRỊ NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NGĂN NGỪA MỘT ĐỘT QỤY Ở NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI CƠN THIẾU MÁU NĂO THOÁNG QUA (TIA) HAY ĐĂ BỊ ĐỘT QỤY TRƯỚC ĐÂY ?
Aspirin vẫn là thuốc phổ biến nhất được sử dụng để ngăn ngừa đột qụy thứ phát. Liều lượng chuẩn là 325 hay 81mg mỗi ngày. Có những tác giả chủ trương cho aspirin với liều lượng cao, nhưng những liều lượng cao hơn gây những tác dụng phụ dạ dày-ruột hơn, trong khi đó lại không có bằng cớ về một lợi ích lớn hơn.
26/ ASPIRIN ĐƯỢC CHO BAO NHIÊU LÀ ĐỦ ĐỂ NGĂN NGỪA ĐỘT QỤY ?
Mặc dầu lúc đầu aspirin được cho 4 viên mỗi ngày, sau đó 3 viên mỗi ngày, nhưng bằng cớ chứng tỏ rằng 1 viên aspirin mỗi ngày cũng có hiệu quả như aspirin cho với liều lượng cao hơn. Có thể giảm liều lượng này hơn nữa để ngay cả aspirin với những liều lượng thấp hơn (ví dụ 80mg/ngày, 1 viên 3 lần mỗi tuần) có thể trở nên điều trị chuẩn. Giảm liều lượng aspirin có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày-ruột và có lẽ xuất huyết năo. Nơi một vài bệnh nhân có các tiểu cầu tăng khả năng kết tụ (hyperaggregable), cần cho aspirin với liều lượng cao hơn để phong bế một cách hiệu quả sự kết tụ tiểu cầu (platelet aggregation). Không có những chỉ dẫn đặc hiệu về ai sẽ cần một liều lượng aspirin cao hơn hay ai sẽ dùng thuốc kháng tiểu cầu. Hăy dành aspirin với liều lượng cao hay những thuốc kháng tiểu cầu cho những bệnh nhân không thành công với aspirin liều lượng thấp, những bệnh nhân trẻ, hay những bệnh nhân không có những yêu tố nguy cơ điển h́nh đối với đột qụy .
27/ NHỮNG THUỐC KHÁNG TIỂU CẦU NÀO KHÁC VỚI ASPIRIN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PH̉NG NGỪA ĐỘT QỤY ?
Clopidrogel (Plavix) 75 mg mỗi ngày có hiệu quả hơn aspirin trong việc ngăn ngừa những sự cố do thiếu máu cục bộ (đột qụy, nhồi máu cơ tim, và chết huyết quản). Tỷ lệ giảm nguy cơ là 8-9%. Clopidogrel được chỉ định ở những bệnh nhân không chịu được aspirin và nên được xét đến ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, ví dụ, những bệnh nhân thất bại với điều trị aspirin đơn độc.
Aspirin kết hợp với dipyridamole (Persantine) có tác dụng kéo dài, là một chế độ pḥng ngừa đột quỵ thứ phát có hiệu quả khác. Lợi ích của hai thứ thuốc được cộng lại trong phối hợp này. Đau đầu là tác dụng phụ thông thường nhất, có thể được quy cho sự hiện diện của dipyridamole.
Ticlopidine (Ticlid) là một chất đối kháng với thụ thể adenosine phosphate của tiểu cầu, về cấu tạo hóa học có liên quan với clopidogrel. Thuốc có một hiệu quả ưu việt hơn so với aspirin, nhưng những tác dụng phụ như nổi ban, tiêu chảy, và giảm bạch cầu trung tính làm cho sự theo dơi công thức máu là cần thiết. V́ những lư do này, ticlopidine hiếm khi được sử dụng như thuốc được chọn lựa đầu tiên.
28/ NHỮNG THUỐC KHÁNG TIỂU CẦU (ANTIPLATELET AGENTS) MỚI CÓ LỢI ÍCH NÀO ?
Thienopyridines (clopidogrel và ticlopidine) tác dụng tốt hơn aspirin khoảng 10%. Chỉ định chủ yếu là các bệnh nhân không dung nạp được aspirin. Clopidrogel (Plavix) hơi an toàn hơn ticlopidine (Ticlid) và không đ̣i hỏi xét nghiệm máu thường quy, v́ vậy đó là một lựa chọn được ưa thích. Do các dữ kiện chứng tỏ tác dụng làm thông suốt của các stent tim, nên sự phối hợp của một trong những tác nhân này (clopidogrel hay ticlopidine) với aspirine, thay v́ aspirine đơn độc, đă trở nên phổ biến ở những bệnh nhân đột qụy được cho là có nguy cơ cao, hay ở những bệnh nhân không thành công khi dùng aspirin đơn độc.
Dipyridamole (Persantine), trong những năm 1970 là thuốc thường được phối hợp với aspirin, đă bị bỏ không dùng nữa trong những năm 1980 bởi v́ các nghiên cứu đă không nhận thấy một lợi ích nào. Hai thử nghiệm mới đây của Châu Âu (ESPS-1 và ESPS-2) đă khơi lại niềm hy vọng rằng sự phối hợp aspirin/dipyridamole có thể có một giá trị nào đó dưới dạng tác dụng chậm. Bởi v́ những dữ kiện này không nhất quán từ thử nghiệm này qua thử nghiệm khác, nên việc phối hợp dipyridamole/aspirin cần được kiểm tra.
29/ VAI TR̉ CỦA CẮT BỎ NỘI MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH(CAROTID ENDARTERECTOMY) TRONG BỆNH MẠCH MÁU NĂO ?
Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (carotid endarterectomy) đă được chứng tỏ là có tác dụng ngăn ngừa đột qụy thiếu máu cục bộ tái diễn (recurrent ischemic stroke) ở những bệnh nhân với hẹp động mạch cảnh mức độ cao (high-grade carotid stenosis). Ở những bệnh nhân có triệu chứng với hẹp động mạch cảnh trong (internal carotid stenosis) ở mức 70% hoặc hơn, th́ phẫu thuật làm giảm nguy cơ bị đột qụy về sau này. Lợi ích do phẫu thuật ít hơn ở những bệnh nhân có triệu chứng với hẹp 50-70%. Những thương tổn dưới 50% tốt hơn nên được điều trị nội khoa. Một lợi ích của cắt nội mạc động mạch cảnh cũng đă được chứng tỏ đối với những bệnh nhân không có triệu chứng với hẹp động mạch cảnh ở mức 60% hoặc lớn hơn, nhưng sự giảm tuyệt đối nguy cơ đột qụy nhỏ hơn nhiều.
30/ NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG LỢI ÍCH CỦA CẮT BỎ NỘI MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH ?
Tỷ lệ bệnh tật và tử vong do phẫu thuật là những yếu tố chủ chốt xác định lợi ích của phẫu thuật động mạch cảnh. Hiệu quả của cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh có một tỷ lệ bệnh tật và tử vong 6% hay thấp hơn đối với bệnh động mạch cảnh có triệu chứng (symptomatic carotid disease) và 3% hay thấp hơn đối với bệnh không có triệu chứng. Lợi ích của phẫu thuật có thể mất khi mức độ bệnh tật và tử vong vượt quá những tỷ lệ này.
31/ PHẪU THUẬT ĐỘNG MẠCH CẢNH (CAROTID SURGERY) CÓ THẬT SỰ CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG ?
Vâng, đối với những bệnh nhân có triệu chứng (symptomatic patients). 3 thử nghiệm cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (carotid endarterectomy) đă báo cáo những kết quả trong điều trị những bệnh nhân có triệu chứng. Những bệnh nhân với hẹp động mạch cảnh (carotid stenosis) ở mức bằng hoặc lớn hơn 70%, nhờ phẫu thuật, đă có sự giảm nguy cơ 71% vào tháng thứ 24 (công tŕnh nghiên cứu NASCET: North American Symptomatic Carotid Trial). Những kết quả này được xác nhận bởi European Carotid Surgery Trial. Công tŕnh nghiên cứu NASCET xác nhận rằng phẫu thuật có một vai tṛ đối với những bệnh nhân với hẹp động mạch cảnh ở mức độ vừa phải (50% đến 69%), nhưng những lợi ich của phẫu thuật trong trường hợp này là khiêm tốn.
Có sự tranh căi đáng kể về tính hữu ích của phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (carotid endarterectomy) trong trường hợp hẹp động mạch cảnh không có triệu chứng (asymptomatic carotid stenosis) hay hẹp động cảnh có triệu chứng ở mức độ vừa phải. Công tŕnh nghiên cứu ACAS (Asymptomatic Carotid Atherosclerosis Study) đă cho thấy một lợi ích (11% đến 5%) trong 5 năm đối với phẫu thuật.
32/ KHI NÀO ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNG TRONG BỆNH MẠCH MÁU NĂO ?
Vai tṛ của điều trị kháng đông (anticoagulation) trong bệnh mạch máu năo rất gây tranh căi. Các thầy thuốc thần kinh nhất trí rằng điều trị kháng đông chủ yếu có lợi trong sự ngăn ngừa đột qụy do nghẽn mạch (embolic stroke) xuất phát từ tim. Sau một lần đầu bị nghẽn mạch năo (cerebral embolus) xuất phát từ tim, bệnh nhân có nguy cơ cao bị những nghẽn mạch năo tiếp theo, đặc biệt là trong vài ngày hoặc vài tuần lễ sau đó, và có bằng cớ gợi ư rằng việc điều trị kháng đông ngay sau tai biến làm giảm nguy cơ xảy ra tái phát. Mặc dầu điều trị kháng đông sẽ có khả năng làm trở nặng một đột qụy bằng cách biến hóa t́nh trạng thiếu máu cục bộ (ischemia) thành t́nh trạng xuất huyết, nhưng các dữ kiện gợi ư rằng nguy cơ của sự trở nặng này thấp hơn so với những lợi ích trong việc ngăn ngừa các nghẽn mạch tái phát.
33/ ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNG CÓ C̉N HIỆU QUẢ KHÔNG ?
Không rơ là điều trị kháng đông (anticoagulation) có thật sự hiệu quả hay không.Tuy nhiên heparin cho bằng đường tĩnh mạch và warfarin vẫn được dùng phổ biến để ngăn ngừa sự tạo thành và sự làm nghẽn mạch (embolization) của những huyết khối đỏ có kích thước lớn (large red thrombus) hay các huyết khối nghẽn mạch (thromboemboli). Nhiều người ít có khuynh hướng dùng heparin, ngoại trừ ở bệnh nhân có nguy cơ cao. Heparin được sử dụng để pḥng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu (deep venous thrombosis). Những lợi ích của warfarin trong rung nhĩ vẫn nổi bật, với giảm nguy cơ 70%, bao gồm giảm các đột qụy lớn và gây tử vong. Việc sử dụng warfarin đối với van nhân tạo (prosthetic valve), lóc động mạch chủ (aortic dissection), và t́nh trạng tăng đông máu (hypercoagulable state) vẫn hợp lư.
34/ VAI TR̉ CỦA ĐIỀU TRỊ VỚI COUMADIN TRONG BỆNH MẠCH MÁU NĂO ?
Coumadin là điều trị pḥng ngừa được chọn lựa ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị nghẽn mạch do tim (cardiogenic emboli). Lư tưởng nhất, coumadin nên được bắt đầu lúc bệnh nhân được điều trị với heparin chuẩn (standard heparin) hay heparin trọng lượng phân tử thấp (low-molecular weight heparin). Trong sử dụng lâu dài, coumadin có hiệu quả làm giảm nguy cơ đột qụy trong trường hợp rung nhĩ không phải do van tim (nonvalvular atrial fibrillation), cũng như trong rung nhĩ có liên hệ với bệnh van do thấp (rheumatic valvular-related atrial fibrillation) và huyết khối trong tim (intracardiac thrombus). Lợi ích của coumadin tùy thuộc vào nguy cơ đột qụy so với nguy cơ xuất huyết quan trọng trong khi được điều trị với coumadin. Mặc dầu mục tiêu của điều trị với coumadin là đạt được INR (international normalized ratio) 2-3 trong hầu hết các trường hợp, nhưng tỷ số này có thể cao hơn đối với những bệnh nhân với van tim cơ học (mechanical cardiac valves), và có thể thấp hơn đối với những bệnh nhân rất già hay những người có nguy cơ bị biến chứng xuất huyết cao hơn. Nguy cơ xuất huyết có liên quan với cường độ của điều trị kháng đông.
35/ VAI TR̉ CỦA ANGIOPLASY HAY STENT TRONG ĐỘT QỤY ?
Với những catheter cỡ nhỏ và những thiết bị bảo vệ vật nghẽn mạch (embolus) được đưa về phía dưới của chỗ hẹp, angioplasty vối stenting hiện nay là phương pháp được chấp nhận đối với những bệnh nhân có nguy cơ với gây mê tổng quát và ngoại khoa. Những công tŕnh nghiên cứu khác đang được tiến hành đẻ xem những phương pháp này có thể được xem là tương đương hay không với cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (carotid endarterectomy) ỏ những bệnh nhân được mô tả trong những thử nghiệm NASCET ve ACAS.
36/ CÓ VAI TR̉ NÀO ĐỐI VỚI ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNG CHỨNG ĐỘT QỤY TRONG PH̉NG CẤP CỨU ?
V́ lănh vực này không được nghiên cứu kỹ, phải có một lựa chọn. Những thuốc chống tiểu cầu, héparine non fractionnée, héparine có trọng lượng phân tử thấp, hay không điều trị (đối với những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao) là những lựa chọn thường được dùng nhất căn cứ trên nguy cơ tái phát và cơ chế của đột qụy. Một hội chần ngắn ngủi giữa thầy thuốc chuyên khoa cấp cứu và thầy thuốc nhận bệnh (Admitted Physician) cũng đủ để chọn một kế hoạch điều trị thích hợp.
NHỮNG ĐIỀM THEN CHỐT : NHỮNG CHỈ ĐỊNH CÙA ĐIỀU TRỊ CHỐNG ĐÔNG MÁU
1. Rung nhĩ
2. Các van tim cơ học
3. T́nh trạng tăng đông máu
4. Nghẽn mạch tái phát mặc dầu điều trị chống tiểu cầu
5. Bảo vệ trong thời gian ngắn do vỡ nội mạc như lóc hay thương tổn nội mạc do catheter
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(15/11/2008 ) Update : 15/4/2012
TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO
( ACCIDENT VASCULAIRE CÉRÉBRAL)
JEAN-LOUIS VINCENT, Chef du Service de soins intensifs , Hôpital Erasme, Bruxelles.
Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh
ĐỊNH NGHĨA
Một tai biến mạch máu năo (accident vasculaire cérébral) là một liệt thần kinh khởi đầu đột ngột, gây nên những dấu hiệu thần kinh khu trú hơn là toàn bộ, kéo dài hơn 24 giờ hoặc đưa đến tử vong trong ṿng 24 giờ và nguyên nhân được giả định là do huyết quản không do chấn thương.
Có vài biến thể :
•tai biến thiếu máu cục bộ tạm thời (AIT : accident ischémique transitoire hay TIA : transient ischemic accident) : đợt cấp tính mất khu trú chức năng năo và thị giác và được quy cho là do một tai biến mạch máu.
•bệnh thiếu máu cục bộ hồi phục được hoặc tai biến mạch máu năo nhẹ (gần như biến mất toàn bộ trong ṿng 1-3 tuần)
CÁC LOẠI TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO
•Thiếu máu cục bộ do huyết khối-tắc mạch (ischémie thromboembolique) : 85%
•Xuất huyết : 15% :
◦với xuất huyết dưới màng nhện (5%)
◦không xuất huyết dưới màng nhện ( 10%)
•Tai biến mạch máu năo lỗ khuyết (AVC lacunaire) : những nhồi máu nhỏ và nằm sâu, gặp nhiều nhất nơi các người cao huyết áp và đái đường ; thường thuần vận động hoặc thuần cảm giác ; tiên lượng tương đối tốt.Trong trường hợp nhiều nhồi máu, các tai biến mạch máu năo lỗ hổng có thể dẫn đến bại liệt giả hành tủy (paralysie pseudo-bulbaire).
Khoảng 25% bệnh nhân có triệu chứng đau đầu. Các cơn đau đầu dai dẳng phải nghĩ đến chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng (hématome sous-dural). Các cơn đau đầu đặt biệt dữ dội trong xuất huyết dưới màng nhện (hémorragie sous-arachnoide). Xuất huyết năo (hémorragie intracérébrale) đôi khi khởi đầu đột ngột hơn, không có dấu hiệu báo trước, liên kết với các cơn đau đầu dữ dội và một sự biến đổi tri giác nhanh chóng.
Chẩn đoán phân biệt của các tai biến mạch máu năo chủ yếu dựa vào h́nh ảnh (CT hay MRN) và rất quan trọng đối với quyết định điều trị.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH CỦA TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO
•Cao huyết áp : yếu tố tiên đoán quan trọng nhất.
•Nghiện thuốc lá (tai biến mạch máu năo xuất huyết và thiếu máu cục bộ)
•Không dung nạp gluxit (intolérance glucidique) (nhất là tai biến mạch
máu năo do thiếu máu cục bộ)
•Chứng béo ph́ (obésité)
•Sự nhàn rỗi ít hoạt động
•Tăng cholestérol huyết
•Nghiện rượu nghiêm trọng
•Sử dụng thuốc ngừa thai
CÁC BIẾN CHỨNG.
•Phù năo và tụt kẹt xuyên màng (engagement transtentoriel) (nhất là trong trường hợp nhồi máu hay xuất huyết trong năo)
•Tràn dịch năo (hydrocéphalie) (nhất là trong trường hợp tai biến mạch máu năo của hố sau, do tắc năo thất 4 )
•Lan rộng thương tổn : trong trường hợp tai biến mạch máu năo do thiếu máu cục bộ (AVC ischémique) thường hơn là trong trường hợp nhồi máu do nghẽn mạch (infarctus embolique), do lan xa cục huyết khối (thrombus), do lan rộng sự tắc nghẽn hay do sự biến đổi đổi hệ mạch máu bàng hệ.
NHỮNG THĂM D̉ PHỤ
•CT scan : cho phép xác định loại và mức độ lan rộng của tai biến mạch máu năo. CT scan có thể b́nh thường trong trường hợp tai biến mạch máu năo do thiếu máu cục bộ giai đoạn sớm (AVC ischémique précoce).
•T́m kiếm bệnh lư gây nghẽn mạch (pathologie emboligène), bằng siêu âm tâm kư xuyên ngực (échocardiographie transthoracique) và nếu có thể, siêu âm tâm kư xuyên thực quản (échocardiographie transoesophagienne), để t́m kiếm bệnh van tim (valvulopathie) hay shunt trong tim, cục huyết khối (thrombus)...Theo dơi tim (monitorage cardiaque) và/hay Holter nhằm t́m kiếm các loạn nhịp tim.
•Khám các huyết quản của cổ (Doppler-duplex) để t́m một hẹp động mạch cảnh quan trọng cùng bên.
•Chọc ḍ tủy sống cần phải tránh bởi v́ thủ thuật này không mang lại lợi ích ǵ hết (sẽ không cho thấy hồng cầu nếu xuất huyết xảy ra trong nhu mô năo) và có tiềm năng nguy hiểm (nguy cơ tụt kẹt). Chọc ḍ chỉ có thể được chỉ định trong trường hợp nghi xuất huyết dưới màng nhện, nếu như CT scan không chứng tỏ xuất huyết dưới mạng nhện, được gợi ư bởi thăm lâm sàng.
ĐIỀU TRỊ
1/ TƯ THẾ.
Trong 48 gió đầu, bệnh nhân được khuyên nằm ngửa (đầu được nâng lên cao tối đa 30 độ) để cải thiện sự đẩy máu ở các vùng tranh tối tranh sáng (zones de pénombre).Tuy nhiên phải xét đến nguy cơ hít chất dịch dạ dày (inhalation gastrique) : sự đặt ống thông hút dạ dày để hút dịch có thể cần thiết.
2/ HUYẾT ÁP CAO
Cao huyết áp thường hiện diện, ít nhất là tạm thời. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị cao huyết áp măn tính. Điều trị phải rất thận trọng. Một mặt, huyết áp cao có thể bù sự thiếu máu cục bộ (ischémie) và/hoặc tăng áp lực trong sọ (hypertension intracranienne) và phải được duy tŕ. Mặt khác, huyết áp cao có thể làm dễ sự phát triển xuất huyết trong năo, phù năo, bệnh năo do cao huyết áp (encéphalopathie hypertensive), hay là một nguyên nhân của biến chứng tim (thiếu máu cục bộ hay suy tim). Ngoài ra, sự tự điều ḥa (autorégulation) của năo bộ có thể bị ảnh hưởng trong tai biến mạch máu năo, làm các vùng bị thiếu máu cục bộ dễ nhạy cảm hơn đối với một sự giảm áp lực động mạch. Tiếc thay, khó có thể đánh giá những tác dụng của thay đổi áp lực động mạch lên tuần hoàn năo bộ.
Nói chung, chúng ta chấp nhận một gia tăng huyết áp trung b́nh (pression artérielle moyenne) lên đến 130mmHg. Ngưỡng điều trị (seuil de traitement) này là :
•trong trường hợp xuất huyết năo thấp hơn là trong trường hợp tai biến mạch máu năo do thiếu máu cục bộ (AVC ischémique).
•cao hơn nơi bệnh nhân bị cáo huyết áp măn tính. Nơi những bệnh nhân này, các giới hạn của sự tự điều ḥa được hướng về những trị số cao hơn.
Trong tất cả các trường hợp, sự giảm nhanh huyết áp có thể có hại, bởi v́ sự giảm lưu lượng máu năo làm dễ sự lan rộng của quá tŕnh thiếu máu cục bộ.
Cũng như trong tất cả những bệnh lư thần kinh khác, các bêta-bloquants được ưa thích hơn là các thuốc giăn mạch (vasodilatateurs), nhất là trong trường hợp có nguy cơ tăng áp lực nội sọ.
3/ THỂ TÍCH MÁU VÀ ĐỘ NHỚT CỦA MÁU.
Sự gia tăng độ nhớt của máu(viscosité sanguine), do chứng tăng hồng cầu (polycythémie), mất nước, sự hoạt hóa các bạch cầu, có thể ảnh hưởng lưu lượng máu khu vực của năo bộ (débit cérébral régional). Nhiều bệnh nhân với tai biến mạch máu năo bị mất nước, và do đó cần cung cấp hào phóng các dịch bổ sung. Mặt khác, việc cho dịch không đúng lúc có thể làm kịch phát sự phù năo. Nguy cơ này tương đối giới hạn nơi bệnh nhân với teo năo (atrophie cérébrale), nhưng trái lại gia tăng nơi bệnh nhân đă có một mức độ phù năo nào đó.
4/ TRÁNH TĂNG GLUCOSE-HUYẾT.
Tăng glucose-huyết (hyperglycémie) trong vùng bị thiếu máu cục bộ làm gia trọng nhiễm axit lactic (acidose lactique), điều này có thể làm nặng các thương tổn do thiếu máu cục bộ. Khởi đầu, tốt hơn là tránh truyền glucose để làm giảm nguy cơ tăng glucose-huyết.
5/ CÁC CHỈ ĐINH NGOẠI THẦN KINH.
Việc thiết đặt đo lường áp lực nội sọ phải được xét đến trong trường hợp phù năo được phát hiện bởi CT scan.
Việc lấy hết khối máu tụ vùng thái dương (hématome temporal) có thể cần thiết để tránh một tụt kẹt xuyên màng (hernie tentorielle). Các nhồi máu tiểu năo thường cần dẫn lưu để tránh một sự đè ép thân năo hay tràn dịch năo (hydrocéphalie). Một tràn dịch năo có thể gây nên một sự biến đổi tri giác và cần đến mở thông năo thất (ventriculostomie).
6/ CORTICOIDES .
Không có vai tṛ trong bệnh lư này.
7/ THÔNG KHÍ CƠ HỌC (VENTILATION MECANIQUE)
Việc nhờ đến thông khí cơ học trong trường hợp suy thoái hô hấp phải được cân nhắc, v́ lẽ tiên lượng xấu nơi bệnh nhân bị tai biến mạch máu năo cần phải thông khí cơ học : hơn 50% những trường hợp tử vong xảy ra ngắn hạn, và các di chứng thường quan trọng nơi những người sống sót.
8/ CÁC THUỐC CHỐNG NGƯNG KẾT TIỂU CẦU.
Aspirine được chỉ định trong tất cả các trường hợp tai biến mạch máu năo do huyết khối (AVC thrombotique). Một liều lượng 325 mg/ngày thường được khuyên cho.
Ticlopidine (ức chế ADP mà không ảnh hưởng đến cyclo-oxygénase) có thể hiệu quả hơn aspirine, nhất là trong trường hợp thương tổn động mạch cột sống-nền (artère vertébro-basilaire). Tuy nhiên Ticlopidine có những tác dụng phụ quan trọng : nổi ban da, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, giảm bạch cầu trung tính (neutropénie) (2-3% các trường hợp, nhưng có thể đảo ngược lúc ngừng điều trị). Thuốc này phải được xem như là thuốc dùng hàng thứ hai, dành cho những trường hợp aspirine không dung nạp được hay không có hiệu quả.
9/ ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNG (ANTICOAGULATION)
Những chỉ định điều trị bằng Héparine :
•Tai biến mạch máu năo đang tiến triển.
•Hẹp huyết quản quan trọng.
•Nghẽn mạch (embolisation) phát xuất từ tim.
Một vấn đề quan trọng là khi nào bắt đầu điều trị. Nguy cơ là nguy cơ tái phát nếu điều trị được bắt đầu muộn, nhưng xuất huyết thứ phát (hémorragie secondaire) nếu điều trị bắt đầu quá sớm. Nguy cơ xuất huyết lớn hơn trong trường hợp bại liệt nghiêm trọng, tương đối được giới hạn sau khoảng 10 ngày.Vậy có thể đề nghị bắt đầu điều trị kháng đông ngay tức thời nếu bại liệt nhẹ nhưng vào ngày thứ 11 nếu bại liệt nghiêm trọng hơn.
10/ CÁC THUỐC LÀM TAN SỢI HUYẾT.
rtPA có hiệu quả nếu được cho rất sớm (nếu có thể trong ṿng 90 phút và phải trong ṿng 6 giờ), nhưng trước hết phải làm CT Scan năo để loại trừ một quá tŕnh xuất huyết. Nguy cơ chủ yếu là nguy cơ chảy máu trong sọ(được ước tính là 10%).
11/ PHẪU THUẬT HUYẾT QUẢN.
Cắt bỏ nội mạc động mạch (endartériectomie) nếu tai biến thiếu máu cục bộ năo tạm thời (TIA) hay tai biến mạch máu năo nhẹ (AVC mineur) và hẹp động mạch cảnh (sténose carotidienne) > 70% ở cùng bên . Trong trường hợp TIA hay tai biến mạch máu năo có những di chứng được giới hạn thuộc địa phận động mạch cảnh, một phẫu thuật có thể được đề nghị cấp cứu (trong ṿng 24-48 giờ). Trong trường hợp hẹp nặng (sténose serrée), một trị liệu bằng héparine phải đuợc xét đến trong lúc chờ đợi,
Angioplastie, các thủ thuật bắt cầu (bypass) (nhất là trong trường hợp thương tổn động mạch cột sống-nền (artère vertébro-basilaire)
12/ ĐIỀU TRỊ DÀI HẠN•thuốc chống ngưng kết tiểu cầu : aspirine 325 mg/ ngày
•ticlopidine 500 mg/ngày nếu không dung nạp tốt đối với aspirine
•nếu rung nhĩ nhưng không bị bệnh van tim :
•Bệnh nhân < 60 tuổi, không có yếu tố nguy cơ quan trọng :
không điều trị bằng thuốc kháng đông.
•Bệnh nhân > 75 tuổi : aspirine ít có hiệu quả, nhưng điều trị bằng thuốc kháng đông nguy hiểm hơn.
TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO
DO THIẾU MÁU CỤC BỘ.
(ACCIDENT VASCULAIRE CEREBRAL ISCHEMIQUE)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
N.Bruder
Service d’Anesthésie-Réanimation
Hôpital de la Timone, Marseille
Tai biến mạch máu năo thiếu máu cục bộ (AVC ischémique) là một cấp cứu nội khóa cũng như nhồi máu cơ tim vậy. Việc thực thi các phương tiện chẩn đoán phải càng nhanh càng tốt để có thể bắt đầu điều trị trong những thời hạn ngắn nhất. Mặc dầu các triệu chứng đă thoái lui, một sự trầm trong các triệu chứng thần kinh thường xảy ra trong những giờ sau tai biến ban đầu. Những đơn vị chuyên môn trong điều trị những bệnh nhân này (“stroke units ) tăng lên. Những đơn vị này phải được tiếp xúc ngay khi chẩn đoán được nghi ngờ nhằm thực hiện một liệu pháp tan huyết khối (thrombolyse) nếu có chỉ định.
A/ CHẨN ĐOÁN
I/ LÂM SÀNG
Các triệu chứng rất thay đổi tùy theo vùng năo bộ bị thương tổn và sai lầm chẩn đoán(do thiếu sót hay do quá mức) thường xảy ra. Các rối loạn tri giác hiếm xảy ra ở giai đoạn đầu và điều này khiến nghĩ đến một nguyên nhân khác (tai biến mạch máu năo xuất huyết : AVC hémorragique). Thăm khám phải t́m kiếm những dấu hiệu biện minh cho việc cần đưa vào pḥng điều trị tăng cường : sự biến đổi tri giác, bại liệt thần kinh rộng lớn, bại liệt thần kinh tiến triển, các rối loạn nuốt, bệnh lư xảy ra đồng thời nghiêm trọng.
II/ NHỮNG THĂM KHÁM PHỤ.
1/ Ban đầu
a.TDM năo không tiêm chất cản quang : một cách hệ thống bởi v́ không có một dấu hiệu lâm sàng nào đáng tin cậy để phân biệt một tai biến mạch máu năo xuất huyết (AVC hémorragique) với một tai biến mạch máu năo do thiếu máu cục bộ (AVC ischémique). Chụp cắt lớp vi tính năo có thể b́nh thường lúc khởi đầu hay cho thấy những dấu hiệu sớm (động mạch sylvienne hyperdense, phù năo khu trú, biến mất sự phân biệt giữa chất trắng và chất xám). Cần lập lại 12 đến 24 giờ sau. Angio-scanner có thể cho phép định vị trí nơi tắc động mạch.
b.IRM : hiếm khi có để thực hiện lúc ban đầu, cho thấy những h́nh ảnh đặc hiệu ngay những phút đầu tiên của tai biến mạch máu năo(IRM de diffusion et de perfusion), angio-IRM cho phép thăm ḍ những động mạch năo.
c.Điện tâm đồ : để chẩn đoán những rối loạn nhịp.
d.Chụp phim ngực : những dấu hiệu hít phế quản (signes d’inhalation bronchique).
e.NFS, chất điện giải, glucose-huyết, Quick, TC, khí huyết động mạch (Sp02).
2/ Trong 24 giờ.
•Siêu âm tim.
•Echodoppler các mạch máu cổ.
•Chụp mạch máu năo (angiographie cérébrale) trong vài trường hợp.- Điện năo đồ trong trường hợp nghi cơn động kinh.
III/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CẦN T̀M KIẾM CẤP CỨU.
•Những bệnh lư động mạch cảnh hay động mạch đốt sống : lóc động mạch (dissection) nơi người trẻ, hẹp xơ mỡ (sténose athéromateuse).
•Bệnh tim sinh cục nghẽn mạch (cardiopathie emboligène).
B/ ĐIỀU TRỊ
I/ ĐIỀU TRỊ TỔNG QUÁT
Sự điều trị không đặc hiệu này nhằm giới hạn sự trầm trọng hóa của các thương tốn năo bộ.
1/ Chống lại t́nh trạng giảm oxy mô (hypoxie) : Theo dơi liên tục Sp02. Liệu pháp oxy ngay khi Sp02 < 95%. Pḥng ngừa bệnh phổi do hít dịch (pneumopathie d’inhalation) bằng cách thiết đặt một ống thông dạ dày và ngừng nuôi dưỡng bằng đường miệng trong trường hợp lạc đường (fausses routes). Những chỉ định nội thông khí quản bị tranh căi và tính đến tiên lượng tổng quát. Một giám oxy huyết nghiêm trọng (hypoxémie sévère), một tăng thán huyết (hypercapnie), một hôn mê (score de Glasgow < 9) là những chỉ định cua nội thông khí quản.
2/ Huyết áp : một huyết áp tăng cao làm dễ sự phân bố mạch (vasculatisation) của những vùng tranh tối tranh sáng thiếu máu cục bộ (pénombre ischémique). Nơi bệnh nhân vốn có huyết áp b́nh thường, mục tiêu là một huyết áp thu tâm trên 120 mmHg. Nơi bệnh nhân cao huyết áp măn tính, mục tiêu là một huyết áp tâm thu khoảng 180 mmHg. Khi có một cao huyết áp nghiêm trọng, sự giảm huyết áp phải rất từ từ và vừa phải v́ lẽ huyết áp thường giảm một cách ngẫu nhiên trong 24 giờ đầu sau tai biến mạch máu năo.
SƠ ĐỒ ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP Ở GIAI ĐOẠN CẤP TÍNH CỦA TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO CỤC BỘ.
Huyết áp tâm thu 180-220mmHg
Huyết áp tâm trương 105-120mmHg
Huyết áp thu tâm > 220 mmHg (do nhiều lần)
hay
Huyết áp trương tâm > 120 mmg Hg
Không điều trị Labétalol 5-20 mmg tiêm tĩnh mạch rồi 4-10 mg/ giờ (trừ chống chỉ định đối với beta bloquants.
Urapidil 10-50mg tiêm tĩnh mạch rồi 5-20mg/giờ
Nicardipine 0,5-1mg tiêm tĩnh mạch rồi 1-4mg/giờ Mục tiêu huyết áp thu tâm 180-200 mmHg
3/ Glucose-huyết : Kiểm soát một cách hệ thống và lập lại. Điều trị tăng glucose-huyết ( > 10mmol/L) bằng insuline. Nếu glucose-huyết b́nh thường, tránh cung cấp glucose trong 24 giờ đầu.
4/ Sốt : sốt làm gia trọng tiên lượng thần kinh và cần điều trị bằng paracétamol (>37,8 độ C). Nơi những bệnh nhân với thông khí nhân tạo, cần điều trị tích cực sốt bằng cách làm lạnh bên ngoài (refroidissement externe) liên kết với an thần hoặc ngay cả curarisation.
5/ Cung cấp dịch : phải đầy đủ (2 đến 2,5 L/24 giờ với NaCl, 8 đến 12 g/24 giờ) để tránh giảm thể tích máu và giảm natri-huyết.
6/ Pḥng ngừa huyết khối tĩnh mạch : bas de contention, héparine trọng lượng phân tử thấp.
7/ Vật lư liệu pháp – phục hồi sớm (Kinésithérapie-rééducation précoce) : tránh cứng khớp và những biến chứng do nằm lâu.
II/ ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU.
1/ Điều trị tan huyết khối (traitement thrombolytique).
a.Tan huyết khối tĩnh mạch (thrombolyse intraveineuse) bởi rt-PA, được chỉ định trong 3 giờ sau khởi đầu của những dấu hiệu lâm sàng (0,9 mg/kg, tối đa 90mg, với 10% liều lượng tiêm trực tiếp và phần c̣n lại trong 1 giờ). Do nguy cơ xuất huyết năo, điều trị này chỉ có thể được đề nghị sau ư kiến của một thầy thuốc chuyên khoa trong điều trị các tai biến mạch máu năo do thiếu máu cục bộ và sau khi đả thông gia đ́nh. Khi sự khởi đầu của các triệu chứng không có thể được xác định một cách chính xác (tai biến mạch máu năo lúc thức dậy), liệu pháp tan huyết khối không được chỉ định.
b.Tan huyết khối động mạch (thrombolyse intraartérielle) được chỉ định trong 6 giờ sau khởi đầu của các triệu chứng. Phương pháp điều trị này cần thông siêu chọn lọc (cathétérisme supersélectif) các động mạch năo và do đó chỉ có thể được thực hiện trong vài trung tâm có một thầy thuốc quang tuyến thần kinh can thiệp (neuroradiologue interventionnel).
2/ Điều trị kháng đông (traitement anticoagulant) : hiếm khi được chỉ định v́ nguy cơ xuất huyết. Một tai biến mạch máu năo lan rộng (hơn 50% địa phận của động mạch sylvienne) là một chống chỉ định.
CHỈ ĐỊNH CỦA ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNG Ở GIAI ĐOẠN CẤP TÍNH CỦA TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO.
•Bệnh tim sinh nghẽn mạch (Cardiopathie embogène) : van cơ học, rung nhĩ, huyết khối của tâm nhĩ trái, nhồi máu cơ tim.
•Lóc (Dissection) các động mạch ngoài sọ (động mạch cảnh, đốt sống)
•Sự hẹp sít của một động mạch ngoài hay trong sọ.
•Các bệnh đông máu : thiếu hụt protéine C hay S, sự đề kháng với protéine C hoạt hóa.
3/ Điều trị chống ngưng kết (traitement antiaggtégant). Aspirine (100 đến 300mg) được cho trong 48 giờ theo sau tai biến mạch máu năo làm giảm một cách khiêm tốn nhưng đáng kể tỷ lệ tử vong và nguy cơ tái phát.[/b][/size][/color][/center][/b][/size][/color]
4/ Phù năo và tăng áp lực nội sọ : đó là một biến chứng của các nhồi máu năo to lớn nơi bệnh nhân trẻ tuổi. Sự nhờ đến ngoại khoa đôi khi cần thiết. Ở tầng trên lều (étage sus-tentoriel), đó là một crâniectomie décompressive với các kết quả cơ năng đôi khi tốt. Ở tầng dưới lều (étage sous-tentoriel) nhồi máu tiểu năo có thể gây hôn mê do đè ép thân năo. Ngoại khoa thường có một tác dụng ngoan mục với những di chứng nhỏ về lâu về dài trong chỉ định này.
TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO XUẤT HUYẾT
(ACCIDENT VASCULAIRE CEREBRAL HEMORRAGIQUE)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
N.Bruder
Service d’Anesthésie-Réanimation
Hôpital de la Timone, Marseille
Chẩn đoán tai biến mạch máu năo xuất huyết được gợi ra trước những triệu chứng thần kinh đột ngột, bại liệt thần kinh khu trú liên kết hay không với một rối loạn tri giác. Những tai biến mạch máu năo là xuất huyết trong một trường hợp trên năm, và tính chất xuất huyết được xác nhận nhờ một scanner năo không tiêm chất cản quang. Nơi những bệnh nhân trẻ, người ta t́m thấy một thương tổn xuất huyết trong hơn 1/3 các trường hợp, ngược với những người lớn tuổi hơn, nơi những người này cao huyết áp thường là nguyên nhân.
I/ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ BAN ĐẦU.
Vào lúc nhập viện, chính mức độ tri giác và sự tiến triển của nó trong những giờ đầu tạo nên mức độ nghiêm trọng. Thái độ xử trí ban đầu sẽ là giữ cho bệnh nhân được an toàn, đồng thời xác nhận vị trí xuất huyết và t́m kiếm một chỉ định ngoại khoa.
1/ Đặt bệnh nhân trong t́nh trạng an toàn.
Liệt khu trú (déficit focal) sau khi được chứng thực, sự bảo vệ các đường dẫn khí của bệnh nhân hôn mê bằng nội thông miệng-khí quản (intubation orotrachéale) là cần thiết. Trong khi thực hiện TDM (tomodensitométrie), người ta đặc biệt chú ư duy tŕ một huyết áp b́nh thường (huyết áp trung b́nh cần duy tŕ trên 65 mmHg, v́ một sự giảm quá rơ rệt có thể làm phương hại sự tưới máu năo, do đó sự điều trị quá mức của một cao huyết áp là nguy hiểm), và một sự thông khí được thích ứng với một thán huyết (capnie) b́nh thường hay thấp (CO2 cuối kỳ thở vào : ETCO2 từ 30 đến 35 mmHg), để không phải thêm vào một nguyên nhân của tăng áp lực nội sọ (HTIC : hypertension intracranienne).
2/ Chẩn đoán vị trí xuất huyết : vai tṛ của chụp h́nh ảnh.
TDM năo mang lại chẩn đoán và xác nhận vị trí của xuất huyết. Những khối máu tụ nằm ở sâu, quanh năo thất, với ngập năo thất (inondation ventriculaire) hay không, thường được liên kết với cao huyết áp. Những khối máu tụ có vị trí ở ngoài hơn (vỏ năo, thùy) sẽ phải t́m kiếm một dị dạng mạch máu (malformation vasculaire) hay viêm động mạch (artérite). Những khối máu tụ nằm trong thân năo có thể thứ phát cao huyết áp cũng như một dị dạng mạch máu. Những xuất huyết nằm trong tiểu năo thường nhất là biến chứng của cao huyết áp và có nguy cơ gia tăng bị tràn dịch năo (hydrocéphalie) do phong bế tuần hoàn của nước dịch năo tủy.
3/ T́m kiếm một chỉ định ngoại khoa.
Hai vũ khí ngoại khoa được bàn căi. Sự loại bỏ ngoại khoa (évacuation chirurgicale) của khối máu tụ (hay một phần) nhằm điều trị tăng áp lực nội sọ hơn là để có được một sự cầm máu. Sự thiết đặt của một dẫn lưu năo thất ngoài (dérivation ventriculaire externe) cho phép điều trị hoặc ngăn ngừa một tràn dịch năo (hydrocéphalie) và như thế cũng ngăn ngừa và điều trị tăng áp lực nội sọ. Những yếu tố thúc đẫy phải loại bỏ các khối máu tụ là kích thước của chúng và khả năng lớn bị tăng áp lực nội sọ, hay vị trí của chúng (hố sau, dẫn đến một tràn dịch năo do phong bế của dịch năo tủy). Trong trường hợp đặc biệt những khối máu tụ nằm rất sâu (các nhân xám, đồi thị, hay thân năo) được phẫu thuật.
Máu dồi dào trong các năo thất, hay trong năo thất ba, vị trí của sự xuất huyết trong hố sau, là những lư lẽ biện minh cho sự thiết đặt một một dẫn lưu năo thất ngoài (dérivation ventriculaire externe).
Vậy một hội chẩn ngoại thần kinh là cần thiết. Tùy theo các cơ sở điều trị, ư kiến này có thể có được từ xa bằng cách khai thác những khả năng viễn truyền các h́nh ảnh (télétransmission d’images).
II/ ĐIỀU CHỈNH NHỮNG BẤT THƯỜNG VỀ ĐÔNG MÁU.
Khi nguyên nhân của tai biến mạch máu năo là một tai biến của các thuốc kháng đông (AVK), sự điều chỉnh của sự đông máu huyết tương phải được thực hiện không chậm trễ. Sau khi cho một liều lượng lớn anti-vitamine K, ta nhờ đến các thành phần làm dễ đông máu (fractions procoagulantes) của phức hợp prothrombine (Kaskadyl), liên kết với vitamine K1 để có được một INR dưới 2.
III/ T̀M KIẾM MỘT NGUYÊN NHÂN.
Các nguyên nhân rất khác nhau tùy theo đó là một bệnh nhân trẻ hay một bệnh nhân lớn tuổi. Một cách sơ đồ, bệnh nhân già là nạn nhân của một tai biến mạch máu năo xuất huyết, biến chứng của cao huyết áp hay một điều trị chống đông máu, trong khi nơi người trẻ ta sẽ t́m thấy một dị dạng huyết quản (malformation vasculaire) hay một t́nh trạng nghiện ma túy (toxicomanie) bằng đường tĩnh mạch hoặc một bất thường thể địa của sự cầm máu.
Bệnh sử, các điều trị được theo đuổi, lối sống trước tai biến và vị trí của xuất huyết cho phép hoạch định các xét nghiệm phụ. Một chụp động mạch (artériographie) được thực hiện không tŕ hoăn nơi những bệnh nhân trẻ, với xuất huyết ngoại biên hay thùy. Nếu chụp động mạch âm tính, hăy hoạch định một bilan cầm máu (bilan de l’hémostase). Nơi người già, một tai biến mạch máu năo xuất huyết thùy hay vỏ năo, trong một bối cảnh sa sút trí tuệ, hay tái phát, phải t́m kiếm một bệnh mạch dạng tinh bột (angiopathie amyloide). Một viêm nội tâm mạc (endocardite), một viêm huyết quản (vascularite) liên kết với một bệnh hệ thống (maladie du système), có thể có biến chứng tai biến mạch máu năo xuất huyết.
Sau hết, một tai biến mạch máu năo xuất huyết liên kết với một xuất huyết màng năo, hay có vị trí xuất huyết trong vallée sylvienne hay trong thùy trán, hơi xa các động mạch năo trước hay péricalleuse, phải được xem như có thể đó là một vỡ ph́nh động mạch (rupture d’anévrisme) và phải được điều trị như thế.
IV/ TIẾN TRIỂN VỀ SAU.
Hy vọng tốt nhất của bệnh nhân là một sự hồi phục thần kinh có chất lượng tốt và một sự trở lại một khả năng độc lập nào đó. Sự hồi phục này xảy ra, nhưng đ̣i hỏi nhiều tháng, sự can thiệp của các thầy thuốc phục hồi chức năng trong những cơ sở thích ứng. Vào lúc đầu, rất khó, thậm chí không có thể tien lượng được mức độ của sự phục hồi này : không thể nói trước tương lai của những bệnh nhân này.
Các mục tiêu của những điều trị ban đầu, một mặt, là sự sống c̣n, nghĩa là sự quản lư t́nh trạng tăng áp lực nội sọ, mặt khác là sự ngăn ngừa các tái phát, và sau cùng là sự chuẩn bị cho thời kỳ phục hồi chức năng.
1/ Quản lư sự tăng áp lực nội sọ.
Ngoài những nhiễm trùng ngoại thần kinh đă được nói đến, việc quản lư tăng áp lực nội sọ chỉ nhắm vào triệu chứng và nhờ đến thông khi cơ học với thán huyết (capnie) khá thấp, sự an thần và thẩm thấu liệu pháp (osmothérapie) (bằng dung dịch ưu trương mannitol. MANNITOL 20%, 0,25 g/kg).Ta bàn với kíp ngoạ thần kinh sự thiết đặt một monitoring áp lực nội sọ đối với những bệnh nhân trầm trọng nhất, thậm chí thực hiện một craniectome décompressive.
2/ Ngăn ngừa các tái phát.
Đó là điều trị một dị dạng huyết quản (ngoại khoa hay radiologie interventionnelle), điều trị một viem mạch máu, hay cần bằng huyết áp, ngừng các thuốc kháng đông.
3/ Chuẩn bị phục hồi chức năng.
Chuẩn bị sự phục hồi chức năng sẽ cần có được một sự tự trị thông khí, một sự cho ăn bằng đường ruột (nếu không ăn được bằng đường tự nhiên), và tiếp tục bảo vệ những đường dẫn khí, pḥng ngừa bệnh huyết khối nghẽn mạch và ngăn ngừa những rối loạn dinh dưỡng (trouble trophique).
Những bệnh nhân khiến ta chú ư là những bệnh nhân bị thương tổn nặng nhất, nơi họ buộc phải kiểm soát các đường khí, lâu hay mau, và nơi họ không có được một sự trở lại mức tri giác thỏa măn. Có được một sự thông khí ngẫu nhiên trở lại bằng canun mở khí quản (canule de trachéotomie), cho phép bảo vệ lâu dài và tiện lợi các đường hô hấp trên. Sự nuôi ăn bằng đường ruột có thể được theo đuổi nhờ một ống nuôi ăn mũi dạ dày (sonde d’alimentation nasogastrique) hay cho ăn bằng mở dạ dày (gastrostomie d’alimentation). Sự ngăn ngừa bệnh huyết khối-nghẽn mạch (maladie thromboembolique), bằng héparine có trọng lượng phân tử thấp, có thể được bắt đầu 10 ngày sau khi xuất huyết
Sự ngăn ngừa các rối loạn dinh dưỡng (các mảng mô hoại tử gót chân, các mảng mô hoại tử vùng xương cùng) là một mốỉ quan tâm cần được xét đến ngay lúc bắt đầu điều trị và buộc, hoặc là những săn sóc điều dưỡng nặng nề, hoặc là nhờ đến những hỗ trợ có hiệu năng : giường khí (lits à air), các đệm đặc biệt, mà bất tiện duy nhất là phí tổn. Tuy nhiên đó là một phần chủ yếu của điều trị, bởi v́ những mảng mục hoại tử to lớn sẽ đè nặng một cách quan trọng lên tiến triển về sau.
Bệnh nhân được ổn định để có được tốt nhất t́nh trạng tự trị của ḿnh, được chuyển đến một khoa phục hồi chức năng, đơn vị duy nhất sẽ có thể đảm bảo khả năng tốt hơn của tiến triển.
TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO
(ACCIDENT VASCULAIRE CEREBRAL)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
Marc Freysz
Samu 21, CHU de Dijon
Benoit Guillon
Unité neurovasculaire, CHU de Nantes
Patrick Miroux
Service des Urgences, SMUR, CH de Compiène
XỬ TRÍ BỆNH VIỆN
(PRISE EN CHARGE HOSPITALIERE)
I/ LÚC ĐẾN BỆNH VIỆN
Đối với tất cả những bệnh nhân đến trực tiếp ở pḥng cấp cứu, tất cả đều dựa vào sự chọn lọc (tri) và đánh giá bệnh nhân, được thực hiện bởi thầy thuốc hay y tá tổ chức tiếp đón (MOA : médecin organisateur de l’accueil hay IOA : infirmier organisateur de l’acceuil). Trong trường hợp lư tưởng, mọi bệnh nhân nghi bị tai biến mạch máu năo phải có thể được khám trong những phút sau khi đến bởi một thầy thuốc (thí dụ thầy thuốc tiếp bệnh nhân : médecin d’accueil) để khởi động càng nhanh càng tốt khâu điều trị và nhất là rút ngắn thời hạn tiếp cận với chụp h́nh ảnh. Đă có những công cụ giúp nhận biết các trường hợp tai biến mạch máu năo dành cho nhân viên tiếp đón (personnel d’accueil). Thí dụ, thang điểm ROSIER (Recognition of Stroke in the Emergency Room) được phát triển mới đây ở Vương Quốc Anh, đă chứng tỏ hiệu quả với một độ nhạy cảm và đặc hiệu cao (92 và 86%).Thang điểm ghi sự hiện diện hay không của 7 dấu hiệu (mất tri giác, t́nh trạng khó ở, mặt bất đối xứng, yếu một cánh tay hay cẳng chân, rối loạn thị giác hay lời nói). Điểm số (score) càng cao, càng có thể đó là tai biến mạch máu năo. Tuy nhiên đó chỉ là một hỗ trợ, v́ một điểm số âm không loại bỏ hoàn toàn chẩn đoán. Ưu điểm của nó là một điểm số đáng tin cậy và đánh giá nhanh, do đó dễ sử dụng trong một khoa cấp cứu.
Dầu thế nào đi nữa, filière được thiết lập trước và thủ thuật điều trị tai biến mạch máu năo phải được khởi động.
Từ khi xuất hiện mới đây điều trị tiêu sợi huyết (thrombolyse) các nhồi máu năo, việc xử trí các tai biến mạch máu năo được xem như một cấp cứu điều trị, điều trị chỉ được cho phép trong một giới hạn 3 giờ sau khi xuất hiện các rối loạn. Tất cả các phương tiện phải được thực thi để một bệnh nhân vừa là nạn nhân của một tai biến mạch máu năo được đánh giá càng nhanh càng tốt và, nếu không có chống chỉ định, được điều trị tiêu sợi huyết.
Đối với những bệnh nhân đến một cách ngẫu nhiên trong một cơ sở cấp cứu không có khâu điều trị tai biến mạch máu năo, sự đánh giá chẩn đoán phải tức thời, và nếu có một chỉ định điều trị tiêu sợi huyết, bilan sẽ chỉ giới hạn vào biologie và điện tâm đồ, bệnh nhân phải đến một trung tâm điều trị tai biến mạch máu năo. Chụp cắt lớp vi tính chỉ được thực hiện nếu điều đó không làm tŕ hoăn việc vận chuyển.
II/ NHỮNG CƠ CẤU BỆNH VIỆN ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU.
Theo những khuyến nghị của các hiệp hội bệnh lư thần kinh-mạch máu (pathologie neurovasculaire) Pháp và châu Âu, các bệnh nhân nghi bị tai biến mạch máu năo phải được chuyển không chậm trễ đến một đơn vị thần kinh - mạch máu (Unité NeuroVasculaire) gần nhất.
1/ ĐỊNH NGHĨA VÀ TỔ CHỨC CÁC ĐƠN VỊ THẦN KINH-MẠCH MÁU (UNV : UNITE NEURO-VASCULAIRE)
Đơn vị thần kinh mạch máu (UNV) là những trung tâm hay những đơn vị chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị sớm các tai biến mạch máu năo. Hiện diện rộng răi trong các nước anglo-saxon, đơn vị thần kinh-mạch máu phát triển dần dần ở Pháp, dưới sự thúc đẩy của hai chỉ thị của bộ. Các đơn vị thần kinh-mạch máu có những giường dành cho điều trị tăng cường (lits de soins intensifs) để đảm bảo ở giai đoạn cấp tính, việc thực hiện những điều trị cấp cứu (đặc biệt là điều trị tiêu sợi huyết), sự theo dơi sát, sự duy tŕ những hằng số sinh tồn (constantes vitales) và sự khởi đầu phục hồi chức năng, và những giường dành cho những trường hợp tai biến mạch máu năo (lits dédiés aux AVC) để đảm bảo xử trí tức thời những bệnh nhân khác, những tiếp tục điều trị sau khi đă qua các giường điều trị tăng cường và sự thiết lập hay theo đuổi dự án y-xă hội (projet médico-social) thích ứng cho mỗi bệnh nhân. Các đơn vị thần kinh mạch máu quy tụ các thầy thuốc và những nhân viên bán y khoa, như y tá, aide-soignante, kinésithérapeute, chuyên viên chỉnh âm (orthophoniste), ergothérapeute, psychologue, assistantes sociales), được đào tạo nhằm xử tri đặc hiệu các tai biến mạch máu năo, có kinh nghiệm và làm việc phối hợp với nhau. Đơn vị mạch máu thần kinh phụ trách các bệnh nhân 24 giờ/24 giờ mỗi ngày trong năm. Permanence de soins được đảm bảo bởi một garde sur place. Các đơn vị mạch máu thần kinh là ch́a khóa của khâu xử trí phối hợp của các tai biến mạch máu năo, cộng tác chặt chẽ với các khoa cấp cứu và những service de régulation thuợng nguồn, với những khoa có liên hệ trong xử trí chẩn đoán các bệnh nhân (thần kinh quang tuyến, ngoại thần kinh, khoa tim…) và với những khoa điều trị tiếp tục ở hạ nguồn. Các đơn vị mạch máu thần kinh cũng tạo nên một mạng trong bệnh viện liên kết với những trung tâm ngoại biên không có đơn vị thần kinh mạch máu.
2/ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐƠN VỊ THẦN KINH MẠCH MÁU
Những phân tích méta của 23 thử nghiệm điều trị so sánh sự nhập viện trong đơn vị thần kinh mạch máu với sự nhập viện trong một đơn vị y tế không chuyên môn, cho thấy một sự giảm nguy cơ tử vong 14% lúc 1 năm và nguy cơ tử vong hay phụ thuộc 22%. Candelise và các cộng sự viên mới đây đă so sánh tương lai lúc 2 năm của hơn 11.000 bệnh nhân người Ư được nhập viện trong đơn vị thần kinh mạch máu trong 48 giờ (Đơn vị thần kinh-mạch máu được định nghĩa bởi những giường và nhân viên dành cho tai biến mạch máu năo) hay trong khoa nội không chuyên môn trong xử trí tai biến mạch máu năo. Những kết quả xác nhận ở quy mô lớn và trong thực hành hàng ngày phân tích méta : giảm tiêu chuẩn tử vong hay phế tật 20%. Tất cả các bệnh nhân dường như được lợi từ cơ sở này, dầu tuổi tác, loại tai biến mạch máu năo, mức độ nghiêm trọng của sót thần kinh. Trái lại tiên lượng không bị biến đổi bởi những bệnh nhân có những rối loạn sớm của tri giác.
3/ T̀NH TRẠNG Ở PHÁP
Mặc dầu sự xử trí các tai biến mạch máu năo đuợc khuyến nghị rộng răi bởi các société savante và chính quyền, ta buộc phải chứng thực rằng ở Pháp mạng lưới đơn vị thần kinh mạch máu (UNV) không đủ để đáp ứng tham vọng này. Tuy nhiên hai điều tra được thực hiện bởi Société Française NeuroVasculaire cho thấy rằng t́nh huống được cải thiện : 4% những tai biến mạch máu năo được điều trị trong 22 đơn vị thần kinh-mạch máu năm 1999, so với 20 đến 30% vào năm 2005 trong 58 đơn vị thần kinh-mạch máu.
Xét v́ các khả năng hạn chế nhập đơn vị thần kinh-mạch máu, các tai biến mạch máu năo cấp tính hay mới xảy ra ở những bệnh nhân với một khả năng cao nhiên hậu phục hồi lại sự độc lập được nhập ưu tiên. Những bệnh nhân không được nhập tức thời đơn vị thần kinh-mạch máu, được điều trị trong những khoa cấp cứu rồi sau đó chuyển đến đơn vị thần kinh-mạch máu hay trong một khoa nội hay một unité de proximité. Các khoa này bổ sung mạng lưới vùng trong những cơ sở tiếp đón đều đặn những trường hợp tai biến mạch máu năo nhưng không tuyển mộ đủ nhân viên để biện minh cho việc đầu tư những phương tiện để nâng lên tầm cỡ đơn vị thần kinh-mạch máu. Các khoa cấp cứu và những unité de proximité hoạt động theo mạng với một đơn vị thần kinh - mạch máu hay một thầy thuốc thần kinh tham chiếu (neurologue référent), và nhân viên được đào tạo để nhận biết (y tá tiếp đón và định hướng) và xử trí các tai biến mạch máu năo (protocoles điều trị chung, các cuộc họp chung…). Trong tất cả các trường hợp tai biến mạch máu năo dưới 3 giờ, một sự đánh giá tức thời bởi một thầy thuốc chuyên khoa cấp cứu và một thầy thuốc thần kinh phải được thực hiện nhằm điều trị tiêu sợi huyết.
III/ CHẤN ĐOÁN LÂM SÀNG
Một tai biến mạch máu năo được định nghĩa bởi sự xuất hiện đột ngột một thiếu sót thần kinh khu trú (déficit neurologique focal) được hệ thống hóa theo một vùng động mạch, nguồn gốc mạch máu. Các tai biến mạch máu năo là một nhóm không thuần nhất các bệnh, trong đó phải phân biệt những tai biến mạch máu năo thiếu máu cục bộ (AVC ischémique) hay các nhồi máu năo (85% các trường hợp) và những tai biến mạch máu năo xuất huyết (15), lại được chia thành những xuất huyết năo (10%) và màng năo (5%). Những tai biến thiếu máu cục bộ năo (accidents ischémiques cérébraux) tập hợp những nhồi máu năo và những tai biến thiếu máu cục bộ tạm thời (AIT).
Một định nghĩa mới của tai biến thiếu máu cục bộ tạm thời đă được đề nghị bởi HAS như là một đợt ngắn rối loạn chức năng thần kinh (dysfonction neurologique) do một thiếu máu cục bộ khu trú năo hay vơng mạc, trong đó những triệu chứng lâm sàng kéo dài dưới 1 giờ, nhưng không có bằng cớ nhồi máu cấp tính. Trong thực tiễn, khi một bệnh nhân được khám ngay sau một thiếu sót thần kinh nguồn gốc huyết quản và các triệu chứng đă thoái lui, sự xử trí là của một tai biến thiếu máu cục bộ tạm thời, mà các triệu chứng có thể thoái lui nhanh hay không.
Sự đánh giá ban đầu một bệnh nhân có một thiếu sót thần kinh khu trú kéo dài gợi một tai biến mạch máu năo phải trả lời 6 câu hỏi :
1/ Đó có phải là một tai biến mạch máu năo ?
Vấn chẩn bệnh nhân và/hoặc những người chung quanh xác nhận các tiền căn, các yếu tố nguy cơ mạch máu, các điều trị đang được tiến hành, cách xuất hiện thiếu sót thần kinh (đột ngột hay nhanh), sự tiến triển tức thời của nó và những triệu chứng liên kết (nhất là đau đầu). Thăm khám lâm sàng xác nhận những dấu hiệu thiếu sót thần kinh (signes déficitaires) và cường độ của chúng, và đánh giá t́nh trạng tri giác (vigilance). Sự sử dụng một score về thiếu sót thần kinh tiêu chuẩn hóa được khuyến nghị. Được sử dụng nhất là score NIHSS. Những chẩn đoán phân biệt chính là : cơn đau nửa đầu với tiền triệu (migraine với aura), cơn động kinh không hoàn toàn với thiếu sót thần kinh sau cơn vật (déficit post-critique), cơn mất trí nhớ thoáng qua (ictus amnésique), giảm đường huyết, bệnh Ménière và những bệnh tiền đ́nh (vestibulopathie) khác, u năo, xơ cứng rải rác, cơn hoảng sợ, conversion hystérique. Chụp h́nh ảnh là công cụ chẩn đoán xác định duy nhất của tai biến mạch máu năo.
2/ Có một bệnh cấp tính và nghiêm trọng liên kết không ?
Thăm khám tổng quát bệnh nhân t́m kiếm những lư lẽ cho một bệnh lư kết hợp cần xử trí cấp cứu (nhồi máu cơ tim, suy tim, détresse respiratoire)
3/ Tính chất của tai biến mạch máu năo ?
Mặc dầu đau đầu và những rối loạn tri giác thường được liên kết với những trường hợp xuất huyết năo, nhưng không có một tiêu chuẩn lâm sàng chính thức nào cho phép phân biệt một tai biến thiếu máu cục bộ với một tai biến xuất huyết năo. Chỉ có chụp h́nh ảnh mới có thể trả lời cho câu hỏi này.
4/ Vị trí của tai biến mạch máu năo ?
Sự tập hợp những dấu hiệu thăm khám cho phép xác định tai biến liên hệ đến tuần hoàn cảnh hay đốt sống-nền và có thể nhận diện những hội chứng đặc hiệu (nhánh sylvius nông, sâu hay toàn bộ ; năo trước ; năo sau…).Vài hội chứng quan trọng cần nhận biết bởi v́ có một nguy cơ sinh tồn (syndrome sylvien total, syndrome basilaire, nhồi máu tiểu năo). Chúng phải được theo dơi một cách chăm chú và nếu cần phải được điều trị một cách thích ứng. Vị trí của tai biến mạch máu năo sẽ được xác nhận bằng chụp h́nh ảnh.
5/ Cơ chế của tai biến mạch máu năo ?
Những tai biến thiếu máu cục bộ tùy theo cơ chế được chia thành xơ vữa huyết khối (athérothrombotique) (30% các trường hợp), tim• nghẽn mạch (cardio-embolique) (20%), ổ khuyết (lacunaire (20%), những nguyên nhân hiếm (loại tách thành động mạch cổ, 5%) và những nguyên nhân không được xác định khác (25%). Những dữ kiện của vấn chẩn, của thăm khám thần kinh và tổng quát (bao gồm nhịp tim, thính chẩn tim và mạch máu, ấn chẩn các mạch ngoại biên) có thể mang lại những lư lẽ cho các cơ chế, nhưng chỉ có những thăm ḍ phụ sẽ cho phép xếp loại một cách khẳng định tai biến mạch máu năo. Cũng vậy trong những tai biến xuất huyết (do cao huyết áp, vỡ dị dạng huyết quản, angiopathie amyloide, quá liều AVK…)
6/ Tiên lượng của tai biến mạch máu năo ?
Ngoài những bệnh nhân có tức thời những rối loạn tri giác, khó tiên đoán tương lai của bệnh nhân nếu không chụp h́nh ảnh (và đặc biệt là chụp cộng hưởng từ), do đó giá trị của một đánh giá thần kinh khởi đầu chính xác, định lượng và được lập lại.
IV/ CHỤP H̀NH ẢNH CẤP CỨU
Đứng trước sự xuất hiện của một tai biến mạch máu năo, hai thăm ḍ chụp h́nh ảnh năo được chủ trương cấp cứu là chụp cắt lớp vi tính năo không tiêm chất cản quang và chụp cộng hưởng từ hạt nhân. Một trong hai thăm ḍ này phải được thực hiện không chậm trễ sau khi một tai biến mạch máu năo xuất hiện.
Chụp cắt lớp vi tính năo không tiêm chất cản quang hiện nay là thăm ḍ đầu tiên trong đánh giá cấp cứu một tai biến mạch máu năo. Nó cho phép phân biệt dứt điểm giữa tai biến thiếu máu cục bộ (accident ischémique) và tai biến xuất huyết (accident hémorragique) và cũng có thể loại trừ những bệnh năo không phải do huyết quản.
Trong xuất huyết năo (hémorragie intracérébrale), một tăng mật độ (hyperdensité) tự nhiên được nh́n thấy rất sớm.
Trong những tai biến thiếu máu cục bộ, chụp cắt lớp vi tính có thể không cho thấy những thương tổn thiếu máu cục bộ (lésions ischémiques) trong những giờ đầu, giảm mật độ (hypodensité) chứng tỏ nhồi máu chỉ xuất hiện sau đó. Những dấu hiệu sớm của thiếu máu cục bộ gồm có sự giảm mật độ (atténuation de densité) và dấu hiệu choàng chỗ (effet de masse), sự hiện diện tăng mật độ tự nhiên của một động mạch năo (tắc do một cục huyết khối mới (thrombus frais) nhưng không luôn luôn có và khó giải thích. Sự tiêm chất cản quang (angioscanner) đôi khi được sử dụng bổ sung để thấy được sự phân bố mạch (vascularisation) ngoài và trong sọ (t́m kiếm hẹp và tắc) và bổ sung với chụp h́nh ảnh tưới máu năo (imagerie de perfusion cérébrale).
Sự tiếp cận chụp cộng hưởng từ (IRM) cấp cứu ở Pháp chỉ có thể trong vài trung tâm. Vả lại, thăm ḍ này buộc bệnh nhân phải cộng tác, không phải luôn luôn như thế ở giai đoạn cấp tính của một tai biến mạch máu năo. Tuy nhiên tất cả các công tŕnh nghiên cứu có khuynh hướng chứng minh mức độ nhạy cảm cao nhất của chụp cộng hưởng từ để thấy thương tổn (séquence de diffusion), một sự ăn khớp tốt hơn giữa người quan sát để đánh giá thương tổn và mức độ lan rộng của nó (lợi ích về tiên lượng), và để phân biệt những thương tổn cấp tính với những thương tổn di chứng (lésions séquellaires). Séquence d’écho de gradient cho phép thấy một xuất huyết năo. Sự phối hợp séquence de diffusion và séquence de perfusion cho phép xác định vị trí mô bị giảm tưới máu (tissu hypoperfusé) nhưng c̣n sống được, đe dọa bị hoại tử nếu không được tái tưới máu (reperfusion). Sau cùng những séquences d’angio-IRM có hay không tiêm chất cản quang, cho phép thấy sự phân bố mạch trong năo và cổ, và do đó phát hiện những trường hợp hẹp và tắc động mạch.
V/ NHỮNG THĂM D̉ KHÁC
Những thăm ḍ khác cần được thực hiện trong bối cảnh cấp cứu là một điện tâm đồ và một bilan biologique (NFS-plaquettes, INR-TCA, điện giải đồ, đường huyết, urê và creatinin).
Những thăm ḍ siêu âm phải được thực hiện một cách nhanh chóng, lư tưởng là trong một thời hạn 48 giờ. Siêu âm cổ và qua sọ cho phép nhận diện những bệnh lư hẹp-tắc (pathologies sténo-occlusives) vùng cổ và cũng có thể hữu ích để theo dơi tiêu sợi huyết (thrombolyse) ngẫu nhiên hay dùng thuốc. Siêu âm tim qua ngực và đôi khi qua thực quản được chỉ định đặc biệt khi một bệnh lư tim-nghẽn mạch (pathologie cardio-embolique) được nghi ngờ.
VI/ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
1/ Theo dơi thần kinh và các tham số sinh tử.
a/ Theo dơi thần kinh.
T́nh trạng tri giác (état de vigilance) và t́nh trạng thần kinh phải được ghi nhận càng sớm càng tốt và được theo dơi một cách đều đặn cho đến khi t́nh trạng thần kinh ổn định. Khuyến nghị sử dụng những thang điểm (échelle) được tiêu chuẩn hóa, loại thang điểm hay Glasgow đối với t́nh trạng tri giác (vigilance), thang điểm NIHSS đối với thiếu sót thần kinh (déficit).
b/ Theo dơi những tham số sinh tử.
Huyết áp, chức năng hô hấp, nhiệt độ thân thể phải được theo dơi một cách đều đặn. Một sự theo dơi liên tục bằng cardioscope trong 48 gió đầu cho phép phát hiện một loạn nhịp tim kịch phát hay một bệnh lư tim liên kết.
2/ Điều trị những biến chứng chung.
a/ Huyết áp
Huyết áp thường tăng cao ở giai đoạn cấp tính của một tai biến mạch máu năo và sự tăng cao này phải được tôn trọng cho đến một ngưỡng 220/120 mmHg trong trường hợp nhồi máu và 185/110 trong xuất huyết năo, hay trong trường hợp những bệnh lư liên kết (tách thành động mạch chủ, bệnh năo cao huyết áp, suy tim mất bù). Nếu cần phải điều trị, đường tĩnh mạch được ưa thích hơn, sử dụng ưu tiên nicardipine (Rydène), urapidil (Eupressyl) hay labétalol (Trandate). Sự giảm huyết áp phải được thực hiện dần dần.
b/ Những rối loạn hô hấp
Sự khai thông đường hô hấp trên phải được đảm bảo. Ứ tiết phế quản (encombrement bronchique) và bệnh phổi do hít dịch (pneumopathie d’inhalation) phải được ngăn ngừa. Không cho oxy một cách hệ thống.
c/ Tăng thân nhiệt
Khuyên điều trị tăng thân nhiệt bằng thuốc hạ nhiệt (paracétamol) khi nhiệt độ trên 38 độ C. Phải t́m kiếm nguyên nhân của tăng thân nhiệt.
d/ Rối loạn nuốt
Các rối loạn nuốt được t́m kiếm trước khi cho ăn bằng đường miệng. Nếu có rối loạn, ngừng cho ăn bằng đường miệng và cho ăn bằng ống thông mũi-dạ dày.
e/ Các rối loạn điện giải, tăng đường huyết.
Các cân bằng nước-điện giải phải được theo dơi và các bất thường phải được điều chỉnh. Nếu cần tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch, dung dịch sinh lư phải được ưu tiên. Nếu đường huyết trên 10 mmol/L, có thể điều trị bằng insuline.
f/ Pḥng ngừa bệnh huyết khối nghẽn tĩnh mạch
Sự pḥng ngừa dựa trên cho dậy sớm (lever précoce), trừ trong trường hợp t́nh trạng huyết động năo không ổn định (trầm trọng ở tư thế đứng, các dữ kiện của chụp h́nh ảnh và/hoặc của Doppler qua sọ), mobilisation và contention précoce và cho héparine có trọng lượng phân tử thấp (HBPM) liều pḥng ngừa trong trường hợp bất động hay liệt ở một chi dưới. Héparine có trọng lượng phân tử thấp có thể được bắt đầu sớm trong các nhồi máu năo, và sẽ được tŕ hoăn từ 24 đến 48 giờ trong các tai biến xuất huyết.
3/ Điều trị những biến chứng thần kinh của tai biến mạch máu năo
a/ Phù năo
Các thuốc làm tăng nồng độ osmole (agent hyperosmolaire) (mannitol) được đề nghị nhưng không có bằng cớ về tính hiệu quả chính thức. Phẫu thuật giảm áp (chirurgie de décompression) đôi khi được đề nghị.
b/ Cơn động kinh
Không có vấn đề phải điều trị pḥng ngừa sự xuất hiện các cơn (được báo cáo trong 20 đến 30% các tai biến mạch máu năo ở giai đoạn cấp tính của tai biến mạch máu năo). Các cơn xảy ra trong 2/3 các trường hợp và không biện minh một cách hệ thống một điều trị chống động kinh lâu dài.
4/ Những đặc điểm của điều trị các tai biến thiếu máu cục bộ năo
a/ Điều trị tiêu sợi huyết (fibrinolyse).
Điều trị tiêu sợi huyết với rt-PA (altéplase) bằng đường tĩnh mạch đă chứng tỏ tính hiệu quả của nó trong nhồi máu năo dưới 3 giờ, với liều 0,9mg/kg (liều tối đa 90mg, 10% tiêm trực tiếp tĩnh mạch, 90% tiêm truyền trong một giờ). Điều trị này làm giảm 42% nguy cơ tử vong và t́nh trạng phụ thuộc, nhưng không ảnh hưởng lên tỷ lệ tử vong. Lợi ích càng rơ rệt khi điều trị càng được tiến hành sớm.
Một công tŕnh nghiên cứu đang được tiến hành để so sánh lợi ích của rt-PA giữa 3 giờ và 4 giờ 30 (ECASS3). Có nhiều chống chỉ định và phải được loại bỏ trước khi điều trị. Một điều trị chống huyết khối (traitement antithrombotique) bị chống chỉ định trong 24 giờ sau điều trị tiêu sợi huyết, nhưng việc sử dụng aspirine trước đây không bị chống chỉ định. Biến chứng chính là xuất huyết năo, xảy ra trong 4 đến 5% các trường hợp, tiên lượng xấu.
Điều trị phải được thực hiện bởi một thầy thuốc được đào tạo và có kinh nghiệm trong thần kinh học (thầy thuốc chuyên khoa thần kinh hay thầy thuốc có văn bằng DIU de pathologies neurovasculaires). Đơn vị thần kinh-mạch máu là khung lư tưởng để cho rt-PA, để theo dơi chuyên môn sớm và để xử trí những biến chứng. Trong những cơ sở không có đơn vị thần kinh-mạch máu, điều trị phải được thực hiện và theo dơi ở đơn vị điều trị tăng cường (ICU) (với đào tạo nhân viên, những protocole các thủ thuật). Trong tất cả những cơ sở có thể thực hiện một điều trị tiêu sợi huyết, sự tiếp đón bệnh nhân phải được hoạch định một cách chính xác, đồng thời có xét đến những g̣ bó riêng đối với mỗi cơ sở, và những thủ thuật phải được viết dưới dạng protocole.
Theo yêu cầu của cơ quan dược phẩm châu Âu, sự cho phép sử dụng rt-PA trong 3 giờ đ̣i hỏi quản lư một số ghi các bệnh nhân được điều trị tiêu sợi huyết. Các kết quả được thực hiện trên 6483 bệnh nhân cho thấy rằng sự sử dụng rt-PA mang lại những kết quả có thể so sánh với những kết quả đuoc so sánh trong những công tŕnh nghiên cứu được kiểm tra. , về mặt lợi ích, tỷ lệ tử vong và những biến chứng xuất huyết, xác nhận tính hiệu quả và mức độ dung nap của nó. Ở Pháp, 1.080 điều trị tiêu sợi huyết được thực hiện năm 2005 (hoặc dưới 1% của toàn thể các tai biến mạch máu năo).
b/ Thuốc chống huyết khối (antithrombotique)
Điều trị chống huyết khối ở giai đoạn cấp tính dựa vào aspirine bằng đường miệng hay tĩnh mạch với liều 160 đến 300mg/ngày, bắt đầu cho càng sớm càng tốt, trừ phi một điều trị tiêu sợi huyết được dự kiến. Các thuốc kháng đông loại héparine liều điều trị (héparine à dose curative) đă không chứng tỏ tính hiệu quả.
Sự sủ dụng héparine được nhất trí trong những trường hợp sau đây :
• những bệnh tim có nguy cơ cao gây nghẽn mạch
• hẹp động mạch nặng
• sự hiện diện của một cục huyết khối trong ḷng động mạch.
• tách thành động mạch ngoài sọ.
Lợi ích tiềm tàng phải được cân bằng nguy cơ xuất huyết, đặc biệt cao trong trường hợp nhồi máu lan rộng, những dấu hiệu sớm của thiếu máu cục bộ trên chụp cắt lớp vi tính hay cao huyết áp không kiểm soát được. Trong một phân tich méta 7 công tŕnh nghiên cứu, so sánh điều trị kháng đông sớm (anticoagulation précoce) với những điều trị khác (aspirine, placebo) trong các nhồi máu nguồn gốc tim-nghẽn mạch (d’origine cardio-embolique), điều trị kháng đông không làm giảm một cách đáng kể nguy cơ tái phát sớm và không cải thiện tiên lượng, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ xuất huyết nội sọ. Trong t́nh huống này, aspirine phải được ưu tiên ngay khi một thiếu sót thần kinh kéo dài.
c/ Điều trị ngọai thần kinh
Những nhồi máu phù nề của tiểu năo có thể có biến chứng tràn dịch năo cấp tính (hydrocéphalie aigue) (thiếu sót thần kinh trở nặng, đau đầu, rối loạn tri giác). Chúng cần được theo dơi sát để dẫn lưu ngoài năo thất (dérivation ventriculaire externe), thậm chí cắt bỏ vùng bị hoại tử (sau khi loại bỏ bằng chụp h́nh ảnh một sự lan rộng của thiếu máu cục bộ đến thân năo).
Bán mở hộp sọ giảm áp (hémicraniectomie décompressive) được thực hiện sớm (trong 24 giờ) đă chứng tỏ hiệu quả của nó trong những nhồi máu nhánh sylvius ác tính (infarctus sylvien malin) xảy ra ở những người dưới 55 tuổi : gia tăng 22% số người sống sót với phế tật nhẹ hay trung b́nh lúc 1 năm. Những chỉ định phải được bàn bạc tùy theo từng trường hợp.
d/ Điều trị nội huyết quản (traitement endovasculaire)
Điều trị nội huyết quản với hay không điều trị tan huyết khối trong động mạch (thrombolyse intra-artérielle) không được thực hiện một cách thông thường. Những điều trị này được xét đến trong những bệnh cảnh tắc động mạch nền (artère basilaire) (những triệu chứng hố sau trầm trọng dần trong những giờ đầu).
5/ Những đặc điểm của điều trị xuất huyết trong sọ
Một điều trị ngoại thần kinh ở giai đoạn cấp tính của một xuất huyết năo được xét đến trong :
• những khối máu tụ của tiểu năo (hématome du cervelet) hơn 3 cm với tràn dịch năo (hydrocéphalie), những rối loạn tri giác hay đè ép tiến triển của thân năo.
• những khối máu tụ thùy (hématome lobaire) với sự trở nặng lâm sàng, nếu không có chống chỉ định do t́nh trạng toàn thân.
Không có chỉ định ngoại khoa trong những máu tụ có kích thước nhỏ, với một thiếu sót thần kinh nhẹ, hay trong những khối máu tụ bán cầu năo (hématome hémisphérique) với một điểm số Glasgow < 5. Trong những trường hợp khác, thái độ tốt nhất vẫn không rơ ràng. Yếu tố VII activé recombinant đă không chứng tỏ tính hiệu quả. Trong những tai biến xuất huyết trong sọ xảy ra khi điều trị với AVK, điều trị phải tích cực với vitamine K và PPSB (Kaskadil) để làm đảo ngược tác dụng kháng đông.
6/ Phục hồi chức năng sớm
Kiné liệu pháp phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, bằng một sự đặt tư thế (positionnement) trên giường, một sự vận động thụ động (mobilisation passive) và bắt đầu phục hồi chức năng đặc hiệu của thiếu sót thần kinh. Sự phục hồi chỉnh âm (rééducation orthophonique) cũng phải được bắt đầu càng sớm càng tốt.
VII/ NHỮNG CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ Ở PH̉NG HỒI SỨC
Hiếm khi có những chỉ định chuyển pḥng hồi sức :
• điều trị những bệnh xảy ra đồng thời nặng và có thể chữa khỏi ở những bệnh nhân với một tiên lượng cơ năng tốt.
• tăng áp lực nội sọ nếu một động tác ngoại khoa có thể xét đến.
• những t́nh huống không ổn định hay có thể đảo ngược như huyết khối tĩnh mạch năo, trạng thái động kinh.
NẾU TÔI BỊ MỘT TAI BIẾN MẠCH MÁU NĂO CẤP TÍNH NĂM 2012
(SI J’AVAIS UN AVC AIGU EN 2012)
Marie Hervieu-Begue
Unité de Soins intensifs Neuro-Vasculaires
CHU Dijon
Tai biến mạch máu năo (AVC), trong đó nhồi máu năo (infarctus cérébral) (90% các trường hợp tai biến mạch máu năo) là một vấn đề y tế công cộng quan trọng, nguồn gốc của nguyên nhân đầu tiên gây phế tật vận động (handicap moteur), nguyên nhân thứ hai gây phế tật nhận thức (handicap cognitif) và nguyên nhân thứ ba gây tử vong. Ngược lại, ta có thể cải thiện, thậm chí chữa lành, bởi v́ trong ṿng 10 năm, ta đă chứng kiến một cuộc cách mạng điều trị thật sự với sự chứng minh tính hiệu quả, một mặt, của điều trị tiêu sợi huyết (fibrinolyse) bằng rt-PA trong những trường hợp nhồi máu năo và mặt khác, tính hiệu quả của filière pluridisciplinaire trong và ngoài bệnh viện, dẫn đến một cơ cấu điều trị tăng cường (structure de soins intensifs) được gọi là Đơn vị điều trị tăng cường mạch máu thần kinh (USINV : Unité de Soins Intensifs Neuro-Vasculaires )
Với tŕnh độ chuyên môn, tính chính xác và những cảm xúc, kíp y khoa và bán y khoa của Đơn vị mạch máu thần kinh của Trung tâm bệnh viên đại học Dijon lén vào bên trong một người bị một tai biến mạch máu năo. Như thế có thể khám phá lại tính thích đáng của chuỗi xích điều trị nhiều chuyên khoa, từ sự xử trí cấp cứu cho đến sự pḥng ngừa thứ cấp, trong đó bệnh nhân trở nên diễn viên của sự quản lư thời gian ngang hàng với người thầy thuốc.
I. GIAI ĐOẠN TIỀN BỆNH VIỆN : CẢNH GIÁC, KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG VÀ CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN
Nếu tôi bị một tai biến mạch máu năo, tôi mong ước rằng vùng nơi tôi ở đă thiết lập một filière lisible và opérationnelle dành cho tai biến mạch máu năo để hưởng tối đa sự tiêu chuẩn hóa điều trị trong vùng của tôi.
Tôi hy vọng rằng những người thân cận của tôi sẽ được nhạy cảm hóa với những triệu chứng sớm, được tóm tắt trong chữ FAST (Face : mặt, Arm : cánh tay, Speech : lời nói, Time : thời gian), và gọi càng sớm càng tốt 15.
Tôi mong ước rằng người trực SAMU nắm được tính chất cấp cứu của appel, chuyển tiếng gọi này cho thầy thuốc điều ḥa (médecin régulateur) và rằng người thầy thuốc này hiểu được những dấu hiệu gọi (signes d'appel) gợi một tai biến mạch máu năo, mà những người thân cận của tôi sẽ cho biết (thiếu sót vận động hay cảm giác của mặt hay của một chi, rối loạn thị giác, ngôn ngữ, cân bằng và những triệu chứng đau đầu bất thường), và yêu cầu chuyển càng nhanh càng tốt bằng phương tiện hiện có. Nếu tôi bị một détresse vitale, một transfert médicalisé sẽ đảm bảo cho tôi một liệu pháp oxy, một sự theo dơi mức độ tri giác và thiếu sót thần kinh, huyết áp và nhịp tim.
II. GIAI ĐOẠN BỆNH VIỆN : CHUYỂN ĐÚNG CHỖ VÀ ĐÚNG LÚC
Sự chuyển tôi ở tư thế nằm hẳn sẽ cho phép tôi một sự tiếp cận tức thời hướng về một Đơn vị điều trị tăng cường mạch máu thần kinh (USINV) mà tính hiệu quả trong đời sống thật phù hợp với những công tŕnh nghiên cứu của thế kỷ trước, với một sự giảm 20% tỷ lệ tử vong và phế tật.
Ngay khi đến bệnh viện, tôi mong ước được đảm nhận bởi một y tá mà sự tiếp đón và năng lực khiến tôi và gia đ́nh vững ḷng và an tâm, bởi một thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, một thầy thuốc chuyên khoa cấp cứu hay với thầy thuốc mang văn bằng Diplôme inter-Universitaire Neuro-Vasculaire. Vị thầy thuốc chuyên khoa này sẽ loại bỏ chẩn đoán ngộ độc oxyde de carbone và hạ đường huyết và sẽ biết cho những chỉ định và chống chỉ định của điều trị tiêu sợi huyết (fibrinolyse) sau khi được tiếp cận ưu tiên một chụp h́nh ảnh năo.
Thật vậy, thăm khám đầu tiên phải được thực hiện là một chụp h́nh ảnh bằng cộng hưởng từ năo (IRM cérébrale), thăm ḍ duy nhất có khả năng xác nhận cơ chế xuất huyết hay thiếu máu cục bộ của tai biến mạch máu năo, và xác định mục tiêu của điều trị tiêu sợi huyết, nghĩa là zone de pénombre, có thể được tái sinh (revitalisé) nhờ khai thông động mạch, có khả năng xác định lúc xảy ra nhồi máu (có thể thấy rơ en diffusion ngay những phút đầu và en Flair sau 6 giờ) và có khả năng định vị động mạch bị tắc (H́nh 1).
UserPostedImage
Chụp cộng hưởng từ cũng cho phép khám phá hai thực thể vừa mới xảy ra : nhồi máu năo (infarctus cérébral) có thể thấy được en diffusion khi có một thiếu sót thần kinh tạm thời (déficit transitoire), và xuất huyết màng năo khu trú (hémorragie méningée focale) (H́nh 2), có thể giống với một cơn thiếu máu năo thoáng qua (AIT) nhưng không có triệu chứng đau đầu. Như thế, ta thấy vị trí chiến lược của chụp cộng hưởng từ trước mọi thiếu sót năo khu trú tạm thời hay thường trực nhằm chẩn đoán chính xác và đề nghị một điều trị thích hợp.
UserPostedImage
III. ĐIỀU TRỊ Ở GIAI ĐOẠN CẤP TÍNH : CÀNG SỚM CÀNG TỐT :
Nhưng thời gian quay và, nếu đó là một nhồi máu năo xảy ra dưới 4 giờ 30, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh trực hẳn sẽ thực hiện một điều trị tiêu sợi huyết (fibrinolyse) bằng rt-PA (recombinant tissue plasminogen activator, activateur tissulaire du plasminogène recombinant), nhất là công tŕnh nghiên cứu SITS-MOST đă xác nhận tính hiệu quả và an toàn của điều trị tiêu sợi huyết bằng rt-PA. Tôi sẽ chấp nhận một điều trị tiêu sợi huyết sau 4h30, nếu có thể bằng đường động mạch, với điều kiện IRM de perfusion-diffusion cho thấy một mismatch lan rộng.
Nếu tôi hơn 80 tuổi, sự thực hiện fibrinolyse sẽ được thực hiện trong 3 giờ đầu để tránh nguy cơ xuất huyết năo.
Tôi trông mong vào các năng lực của các y tá và các thầy thuốc của USINV để phát hiện biến chứng đáng sợ của một nhồi máu trước đây được xem là gây tử vong, infarctus malin. Đối với nhồi máu ác tính này, một volet de décompression được thực hiện sớm cải thiện một cách đáng kể tiên lượng sinh tồn, như đă được chứng minh bởi công tŕnh nghiên cứu DECIMAL.
Ngoài điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mach điều trị chữa lành duy nhất được chuẩn nhận, những yếu tố làm gia trọng sẽ phải được chống lại.
Lúc nhập viện, huyết áp có lẽ sẽ tăng cao do thương tổn năo bộ. Ngoài fibrinolyse, huyết áp tăng cao này sẽ phải được duy tŕ cho đến những trị số rất cao (240/100 mmHg nhất là nếu trước đây tôi bị cao huyết áp), bởi v́ tiên lượng cơ năng tốt hơn, trong khi hạ đột ngột huyết áp ở một bệnh nhân trước đây cao huyết áp làm gia trọng thiếu sót thần kinh qua trung gian của một sự lan rộng pénombre. Để tránh sụt huyết áp, không nên lập lại những thuốc chống cao áp mà tôi có thể dùng trước tai biến mạch máu năo, và nếu huyết áp phải được tăng cường, các ta có thể thiết đặt một tiêm truyền các dung dịch colloides, có thể được liên kết với các thuốc co mạch. Nếu đường huyết của tôi trên 1,5 g/l, nguy cơ tiên lượng xấu sẽ được nhân lên 2 lần bởi v́ sự gia tăng của lactates. Pḥng ngừa tăng đường huyết biện minh v́ sao không c̣n truyền sérum glucosé nữa, nhưng huyết thanh sinh lư có ưu điểm làm tăng cao huyet áp. Công tŕnh nghien cứu GIST đă không cho thấy lợi ích của insuline liệu pháp lên tiên lượng chức năng, những protocole được sử dụng không tránh khỏi bị tranh căi.
Sự duy tŕ một saturométrie pulsée en oxygène normale avec một oxy liệu pháp nếu cần, sẽ bảo vệ zone de pénombre, trong khi tôi doi hỏi đo nhiệt độ của tôi 3 lần môi ngày và sẽ được điều trị nêu trên 38 độ C. Nếu một nhiễm trùng đường tiểu hay phối xuất hiện, sẽ cần một liệu pháp kháng sinh.
Tôi chú tâm vào tư thế của thân ḿnh, như thế làm dễ sự thông khí phổi với điều kiện huyết áp trung b́nh đúng đắn, và để tránh fausses routes alimentaires, mà các y tá sẽ ngăn ngừa bằng cách kiểm tra sự hiện diện của sự nâng cao tự động và phản xạ của màng hầu (voile du palais)
Tôi phải được cho ăn và cấp nước trở lại bằng đường miệng ngay những giờ đầu nếu phản xạ nuốt b́nh thường.
Thông tiểu sẽ chỉ được đề nghị với tôi nếu có một cầu bàng quang, đồng thời tránh thông tiểu liên tiếp, những nguồn gốc của những nhiễm trùng đường tiểu.
Tôi sẽ bày tỏ mối lo ngại của tôi đối với nguy cơ viêm tĩnh mạch surale và nghẽn tắc động mạch phổi bằng cách cho thấy nhiều giăn tĩnh mạch (varices) của tôi. Sự đặt bas de contention và sự kê đơn một héparine có trọng lượng phân tử thấp liên kết với aspirine sẽ tránh xa nguy cơ này.
Nếu một sự trầm trọng của các thang điểm Glasgow và NIH được chứng thực bởi các đồng nghiệp của tôi, bắt buộc phải t́m một nguyên nhân với một sự t́m kiếm một hạ huyết áp hay một sự tăng cao đường huyết trên 1,5g/l rồi một scanner sẽ được thực hiện để loại bỏ một xuất huyết năo sau điều trị tiêu sợi huyết.
IV. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỂ LÀM DỄ SỰ HỘI NHẬP XĂ HỘI
Sự xử trí cấp cứu trong đơn vị mạch máu thần kinh (UNV) bởi một rééducateur, một thầy thuốc vật lư trị liệu (kinésithérapeute) rồi ở Neuro-Réducation lúc ra khỏi khoa thần kinh, tiếp theo với một điều trị tại nhà bởi một thầy thuốc vật lư trị liệu, nếu cần bởi một orthophoniste, sẽ tạo điều kiện cho tôi sự tái hội nhập xă hội-nghề nghiệp (réintégration socio-professionnelle).
Ngoài bilan sinh học thông thường, việc t́m kiếm một hội chứng viêm, một giảm kali-huyết nguồn gốc của loạn nhịp tim, một suy tim, một thrombophilie, một tăng kali-huyết, một hypertriglycéridémie sẽ được thực hiện. Tôi chờ doi những kết quả của Doppler cổ và nội sọ (Doppler cervical et intracranien) để t́m kiếm một tách thành (dissection) (bởi v́ tôi c̣n trẻ) có thể thấy được sớm, nhưng rất phù du, hay một hẹp xơ vữa (sténose athéromateuse) ở góc của động mạch cảnh trong trên (artère carotide interne supérieure) 70%
Tôi cũng chờ đợi một cách nôn nóng siêu âm qua thực quản (échographie transoesophagienne) mặc dầu gây khó chịu, để loại bỏ một foramen ovale perméable với anévrysme du septum interauriculaire, nguyên nhân mới được nhận diện của infarctus cérébral cardio-emboliques ở những bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Sau bilan này, tôi sẽ chờ các kết quả tất cả những thăm ḍ này để biết nguyên nhân của nhồi máu năo mà tôi là nạn nhân là ǵ, theo xếp loai TOAST :
• Nhồi máu do xơ vữa các động mạch lớn
• Nhồi máu do lipohyalinose các mạch máu xuyên nhỏ (petits vaisseaux perforants).
• Infarctus cardio-emboliques;
• Nhồi máu do những nguyên nhân khác (tách thành, polyglobulie), nhồi máu không được xác định hay cryptogénique.
Chẩn đoán nguyên nhân này sẽ đảm bảo cho tôi một chiến lược trong giai đoạn cấp tính và pḥng ngừa thứ phát cohérente và có hiệu quả.
V. SỰ PH̉NG NGỪA THỨ PHÁT : MỘT TRONG NHỮNG TIẾN BỘ Y KHOA NHỮNG NĂM QUA.
Để tránh một tái phát, nguồn gốc của phế tật vận động và nhất là nhận thức, tôi mong muốn được kê đơn 3 lớp điều trị (classe thérapeutique) :
• Một thuốc chống ngưng kết (antiagrégant) sẽ là lựa chọn đầu tiên của tôi, đặc biệt Aspégic 250 mg/ngày để có một tác dụng đồng thời chống ngưng kết và kháng viêm. Những dữ kiện của y liệu mang lại cho tôi vài do dự bởi v́ đúng là liên kết aspirine-dipyridamole có hiệu quả hơn và với những liều nhỏ aspirine, nhưng tần số lớn các triệu chứng đau đầu làm tôi có thái độ ngập ngừng với những tiền sử bệnh migraine của tôi, cũng như sự cần thiết dùng liên kết này 2 lần mỗi ngày thay v́ một lần đối với aspirine đơn độc. Tôi vẫn được thuyết phục bởi tính hiệu quả và sự dung nạp tốt của Clopidogrel.
• Công tŕnh nghiên cứu PROGRESS đă biến đổi sâu sắc thái độ xử trí của các thầy thuốc thần kinh trong chiến lược pḥng ngừa bằng cách cho thấy rằng không có tác dụng ngưỡng (effet seuil) trên huyết áp và rằng sự sử dụng một inhibiteur de l'enzyme de conversion và một thuốc lợi tiểu làm giảm nguy cơ tái phát một nhồi máu năo, nhưng cũng một xuất huyết năo, những lợi ích cũng hiện diện ngay cả ở những người không bị cao huyết áp. Vậy tôi có khuynh hướng sử dụng một inhibiteur de l'enzyme de conversion với liều thấp mặc dầu HA của tôi dưới 140/85 mmHg.
• Tôi sẽ không do dự sử dụng một statine từ khi công tŕnh nghiên cứu SPARCL đă chứng minh rằng một statine sẽ làm giảm nguy cơ những tái phát của một tai biến mạch máu năo (AVC) hay của một cơn thiếu máu năo thoáng qua (AIT), dầu cho mức LDL-cholestérol là ǵ, với một mục tiêu 1g/L. Nỗi ám ảnh về những triệu chứng đau cơ khi sử dụng thuốc này khiến tôi bắt đầu statine với liều thấp. Lựa chọn này được hợp thức hóa bởi công tŕnh nghiên cứu mới đây nhất EXPRESS, đă cho thấy tính hiệu quả của 3 phối hợp aspirine, thuốc chống cao áp và statine trong pḥng ngừa thứ cấp cơn thiếu máu năo thoáng qua.
• Nếu một hẹp động mạch cảnh trên 70% được t́m thấy, nguyên nhân của nhồi máu năo hay cơn thiếu máu năo thoáng qua của tôi, tôi sẽ chọn phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch (endartériectomie) không do dự, nhất là từ khi công tŕnh nghiên cứu EVA 35 đă cho thấy tính ưu việt của kỹ thuật này so với stent, và tôi sẽ năn nỉ thầy thuốc ngoại mạch máu để được mổ trong tuần thứ hai, bởi v́ di chứng tốt hơn.
• Nếu thầy thuốc chuyên khoa thần kinh phát hiện một loạn nhịp tim do rung nhĩ, tôi sẽ thận trọng dùng một antivitamine K mỗi ngày với định lượng hàng tháng INR. INR = 2 phải là mục tiêu cần đạt được từ khi có những công tŕnh nghiên cứu đáng chú ư 1993, trong lúc chờ đợi sự đánh giá của những thuốc kháng đông mới.
• Nếu thầy thuốc chuyên khoa tim khám phá lúc làm siêu âm qua thực quản một FOP (Foramen Ovale Perméable) với ph́nh vách liên nhĩ (anévrysme du septum interauriculaire), tôi sẽ chấp nhận tham dự vào trong thử nghiệm điều trị CLOSE. Công tŕnh thử nghiệm này sẽ đánh giá ba vế điều trị : điều trị chống ngưng kết tiểu cầu, điều trị chống đông riêng rẻ và đặt một chiếc dù (ombrelle).
• Sau cùng, một khi về đến nhà, tôi mong được theo dơi trong réseau de Soins de Ville-Hôpital dành cho tai biến mạch máu năo và tôi sẽ pḥng ngừa sự tạo thành một xơ vữa trên 3 khu vực bằng cách ăn 5 trái cây và rau xanh mỗi ngày, bằng cách thực hiện mỗi tuần 3 buổi bước nhanh với thời gian 30 phút và bằng cách giữ tâm trạng vui vẻ và tinh thần lạc quan mỗi ngày.
Nguyên tắc thận trọng này của Pháp cũng được hợp thức hóa trên b́nh diện châu Âu.
VI. NHỮNG TRIỄN VỌNG
Sự ủy thác công tác điều trị tiêu sợi huyết bởi thầy thuốc trực chuyên khoa thần kinh cho các thầy thuốc chuyên khoa cấp cứu, qua Télémédecine, hẳn sẽ làm gia tăng số những bệnh nhân có thể điều trị tiêu sợi huyết.
VII. KẾT LUẬN
Tai biến mạch máu năo đă trở thành một bệnh lư cấu trúc (une pathologie structurante), bởi v́ sự xử trí bệnh nhân là một cuộc chạy đua thật sự trong một filière pluridisciplinaire. Filière này có mục tiêu cho phép một số lượng tối đa các bệnh nhân được tiếp cận điều trị tiêu sợi huyết và một Đơn vị điều trị tăng cường mạch máu thần kinh (USINV), mà những kết quả rất thuận lợi trong những thứ nghiệm lâm sàng lên những tỷ lệ tử vong và tái phát, được kiểm tra trong dân chúng, như Réseau Bourgogne-AVC đă chứng minh. Réseau này đă được giải nhất về Những chiến thắng của y khoa năm 2010.
HỒI SINH CAO CẤP TRẺ SƠ SINH VÀ NHI ĐỒNG
(EUROPEAN PEDIATRIC LIFE SUPPORT)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
NHẬP ĐỀ
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NGỪNG TIM-HÔ HẤP
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM Ở TRẺ EM
Quote:
Những mục tiêu
Cuối chương này, các bạn hẳn có thể :
• Thảo luận và so sánh căn nguyên của ngừng tim-hô hấp của trẻ em và người lớn.
• Thảo luận tiên lượng của ngừng tim nguyên phát và thứ phát.
• Biết những đặc điểm cơ thể học, sinh lư và thần kinh của nhũ nhi và trẻ em.
I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NGỪNG TIM HÔ HẤP
Những nguyên nhân của ngừng tim-hô hấp của trẻ em không giống với người lớn do những khác nhau về sinh lư học, cơ thể học và bệnh lư học. Những khác nhau này thay đổi trong thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ sơ sinh, vào tuổi ấu thơ (bao gồm tuổi thiếu niên) và cho đến tuổi trưởng thành.
Ngừng tim nguyên phát do một loạn nhịp tim loại rung thất hay tim nhịp nhanh thất vô mạch là thường xảy ra hơn ở người lớn. Sự xuất hiện đột ngột và không tiên đoán được, phản ánh bệnh tim nội tại. Khử rung sớm là điều trị của rung thất. Mỗi phút mất di trước khi khử rung làm giảm những khả năng trở lại một tuần hoàn ngẫu nhiên 10%.
Ngừng tim thứ phát thường xảy ra hơn ở trẻ em và phản ánh một quá tŕnh tận cùng khi bệnh nguyên không được kiểm soát. Nhịp trước tận cùng (rythme préterminal) thường xảy ra nhất là tim nhịp chậm dẫn đến vô tâm thu hay hoạt động điện vô mạch.
Những nhịp này không phải do một bệnh của tim nhưng do một chức năng tim bất b́nh thường, hậu quả của một giảm oxy mô (hypoxie tissulaire) nghiêm trọng dẫn đến một loạn năng cơ tim (dysfonction myocardique). Điều này có thể là do một suy hô hấp với oxygénation không thích đáng hay một hạ huyết áp do một bất túc tuần hoàn. Lúc khởi đầu, cơ thể thực hiện một đáp ứng sinh lư thích ứng nhằm bảo vệ tim và năo bộ khỏi t́nh trạng giảm oxy mô, dẫn đến một t́nh huống suy hô hấp hay tuần hoàn bù (insuffisance respiratoire ou circulatoire compensée).Tuy nhiên, cơ thể cuối cùng bị kiệt quệ.
Đó là giai đoạn suy hô hấp hay tuần hoàn mất bù (insuffisane respiratoire ou circulatoire décompensée) tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Hai loại suy hô hấp và tuần hoàn có thể hiện diện đồng thời. Khi t́nh huống trở nên nghiêm trọng, suy hô hấp và/hoặc tuần hoàn dẫn đến suy tim-hô hấp và sau đó dẫn đến ngừng tim-hô hấp (bảng 1).
UserPostedImage
Bảng 1. Những hậu quả của một suy hô hấp hay tuần hoàn tiến triển không được điều trị ở nhũ nhi và trẻ em.
II. TIÊN LƯỢNG
Tiên lượng của hồi sinh khi ngừng tim-hô hấp là u tối, nhất là nếu ngừng kéo dài. Sự nhận biết những t́nh huống đi trước ngừng tim-hô hấp và sự điều trị nó một cách thích đáng là thiết yếu. Sự nhận biết và hồi sinh một đứa bé ngừng hô hấp (giai đoạn cuối cùng của suy hô hấp mất bù) mà tim vẫn đập được liên kết với một tỷ lệ sống c̣n lâu dài 50 đến 70% trong khi tỷ lệ sống sót không di chứng thần kinh của một đứa bé ngừng tim hô hấp là dưới 5%. Những nguyên nhân của các bệnh của trẻ em so với những bệnh của người lớn phải được đặt tương quan với những khác nhau về sinh lư và cơ thể học.Những khác nhau này hàm ư một tŕnh tự ưu tiên điều trị căn cứ trên A• đường dẫn khí (với sự bất động cột sống cổ trong chấn thương Ac), B-hô hấp (Breathing), C-tuần hoàn và D-trạng thái tâm thần (Disability). Phương tiện để nhớ ABCD chỉ ưu tiên dành cho những giai đoạn chủ yếu của xử trí về mặt đánh giá và điều trị, có thể áp dụng cho tất cả các trẻ em. Phương pháp này cho phép cứu sống.
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ EM
A. ĐƯỜNG DẪN KHÍ.
1. MŨI VÀ HẦU
Vào lúc sinh, nắp thanh môn (épiglotte) nằm ở mức cột sống cổ thứ nhất, nghĩa là nằm cao và rất về phía trước. V́ lư do này đường dẫn khí đặc biệt dễ bị tắc do đè ép bên ngoài của các mô mềm.
Nhũ nhi bắt buộc phải thở bằng mũi cho đến 6 tháng tuổi. Do đó, năng lực mà nó có thể tiêu xài khi bị tắc mũi (ví dụ do những chất tiết v́ bị nhiễm trùng hô hấp) có thể đáng kể và dẫn đến suy hô hấp. Những lư do cơ học như atrésie des choanes, tắc gây nên bởi một ống thông mũi-dạ dày hay do sparadrap làm tắc các lỗ mũi, có thể gây nên một chướng ngại đáng kể đối với không khí đi qua mũi.
2. TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẦU VÀ CỔ.
Về mặt tỷ lệ, đầu của trẻ sơ sinh là lớn so với thân ḿnh của nó. Được kết hợp với một xương chẩm tương đối dô ra, nên ở tư thế nằm đầu có khuynh hướng gập lên cổ, điều này dẫn đến tắc thanh quản, vốn mềm mại. Tuổi càng lớn, về mặt tỷ lệ, đầu càng trở nên nhỏ hơn so với ngực và cổ dài ra, và thanh quản trở nên đề kháng hơn với áp lực bên ngoài. Mặt và miệng của nhũ nhi v́ hẹp so với lưỡi có kích thước lớn, nên lưỡi làm tắc dễ dàng đường khí của đứa bé trong t́nh trạng mất tri giác. Sàn miệng dễ đè ép, điều này có thể gây nên tắc đường khí nếu ta không áp dụng những biện pháp thận trọng khi mở đường khí.
3. THANH QUẢN
Ở nhũ nhi thanh quản nằm cao so với thanh quản của người lớn (ở người lớn thanh quản nằm ở mức các đốt sống cổ thứ 5 hay 6). Nắp thanh môn (épiglotte) cong h́nh chữ U lồi ra trong hầu với một góc 45 độ ; các dây thanh âm ngắn.
Dưới 8 tuổi, phần hẹp nhất của thanh quản là sụn nhẫn (cartilage cricoide) trong khi sau 8 tuổi, thanh quản có h́nh trụ cho đến tận các phế quản gốc.
Những đặc điểm cơ thể học này có những hàm ư về thực hành sau đây :
• Các thủ thuật khai tắc một vật lạ có thể thất bại ở trẻ em nhỏ tuổi bị tắc đường dẫn khí một phần, với nguy cơ biến đổi tắc một phần thành tắc hoàn toàn. Vật lạ có thể kẹt vào phần hẹp nhất của thanh quản, nghĩa là ở mức sụn nhẫn.
• Khi đưa vào lưỡi đèn thanh quản, việc kiểm soát lưỡi tương đối lớn có thể khó khăn và sự xê dịch của lưỡi về phía sau có thể gây tắc đường dẫn khí do vị trí cao của nắp thanh môn và thanh quản.
• Vị trí đầu (position céphalique) của thanh quản tạo một góc nhọn giữa khẩu hầu và thanh môn (glotte). Điều này làm cho việc nh́n trực tiếp thanh môn khó khăn với một đèn soi thanh quản. Do đó để nh́n dễ dàng hơn, hăy dùng một lưỡi thẳng (lame droite) hơn là một lưỡi cong (lame courbe).
• Việc đưa vào ống thông khí quản có thể bị trở ngại bởi commissure trước của các dây thanh âm, nằm cao hơn so với commissure postérieure.
• Một ống thông khí quản không có quả bóng có thể được sử dụng ở trẻ em dưới 8 tuổi v́ lẽ kích thước của ống thông được xác định bởi phần hẹp nhất của đường khí, nghĩa là ở mức ṿng sụn nhẫn. Một ống thông có kích thước đúng đắn cho phép đóng kín vùng sụn nhẫn, điều này cho phép thông khí áp lực dương mà không quá gây ṛ quanh ống thông. Một ống thông khí quản quá nhỏ gây nên ṛ khí, liên kết với một sự thông khí không hiệu quả. Cho đến cách nay ít lâu, các ống thông có quả bóng (sonde à ballonnet) bị chống chỉ định ở trẻ em dưới 8 tuổi. Tuy nhiên người ta đă chứng minh rằng khi ống thông có quả bóng có kích thước thích đáng và khi áp suất quả bóng được theo dơi, nó có thể được sử dụng ở trẻ nhỏ (xem chương 3)
Đường dẫn khí của trẻ em và nhũ nhi hẹp hơn so với đường dẫn khí của người lớn. Do đó nhũ nhi đặc biệt nhạy cảm với phù nề. Đường kính tuyệt đối của đường dẫn khí cũng nhỏ hơn, các nhiễm trùng hô hấp gây nên một tỷ lệ tử vong quan trọng hơn ở các trẻ em so với người lớn. Các hậu quả của phù nề có thể hiểu được do áp dụng định luật Poiseuille. Định luật này đặt sự liên hệ giữa sức cản của một khí lưu thông trong ống với chiều dài của nó, viscosité của chất khí và đường kính ống dẫn theo công thúc sau đây :
UserPostedImage
Một sự giảm nhẹ đường kính của đường dẫn khí có một ảnh hưởng quan trọng lên lưu lượng oxy và CO2 qua hệ hô hấp.
B. HÔ HẤP
Các lá phổi không được thành thục vào lúc sinh với một interface khí-phế nang 3m2 so với 70m2 ở người lớn. Số lượng những đường dẫn khí nhỏ gia tăng 10 lần giữa lúc sinh và tuổi trưởng thành. Vào lúc sinh, sự mở của các phế nang của một trẻ sơ sinh sinh non có thể bị biến đổi bởi một thiếu hụt surfactant. Sự cho surfactant ngoại tại có thể cho phép mở các phế nang và sau đó việc duy tŕ sự mở này có thể cần thiết.
Cơ học thông khí (mécanique ventilatoire) thay đổi với tuổi tác. Ở nhũ nhi, các xương sườn có thể uốn nắn và các cơ gian sườn tương đối yếu và không hiệu quả so với cơ hoành. Điều này đóng một vai tṛ quan trọng trong động lực học hô hấp (dynamique respiratoire) của trẻ nhỏ. Cơ hoành là cơ chủ yếu của thông khí nhũ nhi và cử động của nó về phía dưới lúc thở vào kéo ngực về phía bụng điều này tạo nên một effet de vide cho phép mang không khí vào đường hô hấp trên và trong hai lá phổi. Những chướng ngại vật lư đối với sự co cơ hoành có thể có nguồn gốc ở bụng (căng trướng dạ dày, tràn khí phúc mạc, tắc ruột) hay nguồn gốc ở phổi (tăng phồng trong trường hợp viêm tiểu phế quản, hen phế quản hay hít vào một vật lạ) và có thể dẫn đến một thông khí không có hiệu quả.
Ở trẻ lớn hơn, các cơ gian sườn được phát triển hơn và góp phần một cách đáng kể vào cơ học thông khí ; các xương sườn cốt hóa và biến hóa thành một cấu trúc cứng, trở nên đề kháng hơn trong trường hợp détresse respiratoire. Có thể có một co rút gian sườn và ức quan trọng ở trẻ nhỏ trong trường hợp suy hô hấp, trong khi co rút này không quan trọng ở trẻ lớn hơn.
C. TUẦN HOÀN
Thể tích lưu thông của một trẻ sơ sinh là 80ml/kg và giảm với tuổi để đạt 60-70 ml/kg ở người lớn. Đối với một trẻ sơ sinh 3kg, thể tích này là 240 ml ; ở 6 tháng tuổi với một trọng lượng 6kg, thể tích lưu thông là 480 ml. V́ lẽ thể tích lưu thông bé, các trẻ rất nhạy cảm với sự mất nước. Do đó không lấy làm ngạc nhiên khi những trường hợp ỉa chảy giết chết mỗi năm hàng triệu trẻ em trên thế giới.
D. TRẠNG THÁI TÂM THẦN
Một trong những khó khăn mà ta có thể gặp với trẻ rất nhỏ là nó không thể diễn tả những xúc cảm của nó. Do đó, khi ta điều trị một trẻ bệnh hay bị thương, điều rất quan trong là đến với nó với sự cảm thông và tử tế. Không phải là khó lắm khi tưởng tượng một đứa bé có thể hoảng sợ như thế nào khi nó bị bệnh và khi bố mẹ bi căng thẳng đem nó đến bệnh viện, trong một môi trường xa lạ hay những người lạ mang lại cho nó những điều không thoải mái. Sự nhận thức làm giảm sự sợ hăi. Điều quan trọng là hăy giải thích rơ ràng những điều một cách trực tiếp cho đứa trẻ. Nếu có thể những lời giải thích phải được thực hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu đối với đứa bé. Bố mẹ phải có thể được ở gần con ḿnh, ngay cả trong khi hồi sinh ; sự hiện diện của họ trong điều trị cho phép làm giảm sự e sợ, stress và sự lo âu của đứa bé và của bố mẹ của nó.
Năng lực diễn đạt của đứa bé được cải thiện khi lớn lên. Tuy nhiên phải nhớ rằng trong t́nh huống stress, lo âu hay đau đớn, đứa bé có thể thoái lui. Phải xét đến điều đó khi đánh giá thần kinh đứa bé. V́ lẽ trạng thái c̣n non nớt về mặt diễn đạt trước 5 tuổi, thang điểm Glasgow được biến đổi đối với lứa tuổi này.
E. TUỔI VÀ TRỌNG LƯỢNG
Đứa trẻ khác với người lớn v́ tầm vóc nhỏ thay đổi với tuổi. Chính v́ thế ở đứa trẻ trọng lượng quan trọng v́ lẽ các loại thuốc được cho tùy theo trọng lượng cơ thể.
Trong t́nh huống cấp cứu, ta không có thời gian để cân đứa bé. Công thức sau đây cho phép đánh giá gần đúng trong lượng của đứa bé tùy theo tuổi tính bằng số năm (giữa 1 và 10 tuổi).
Trọng lượng (kg) = 2 x (tuổi tính bằng số năm + 4)
Có những giải pháp khác thí dụ règle de Broselow. Thước này đo kích thước của đứa bé và suy ra trọng lượng của nó. Đối diện với trọng lượng của đứa bé được chỉ những liều lượng của các loại thuốc cấp cứu được tính theo trọng lượng này. Kích thước của các thiết bị khác nhau, có thể cần thiết, được chỉ tùy theo trọng lương. Những thước chính xác hơn những công thức để đánh giá trọng lượng của đứa bé. Dầu thế nào đi nữa, và dầu phương pháp được lựa chọn là ǵ, điều quan trọng, đó là người chăm sóc phải đủ quen với phương pháp này để có thể áp dụng nó một cách nhanh chóng và hiệu quả.
IV. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ PH̉NG NGỪA TỬ VONG.
Trong thời kỳ sơ sinh, các bất thường bẩm sinh là nguyên nhân thông thường nhất của tử vong, tiếp theo bởi những tai biến chu sinh và sau đó bởi chết đột ngột của nhũ nhi. Ở nhũ nhi, các bất thường bẩm sinh vẫn là nguyên nhân gây tử vong đầu tiên, tiếp theo bởi các bệnh hô hấp và tim mạch, các nhiễm trùng và các chấn thương. Nguyên nhân thông thường nhất gây tử vong ở trẻ em lứa tuổi trước học đường là chấn thương, tiếp theo sau bởi những bất thường bẩm sinh, các bệnh tim mạch và ung thư. Chấn thương là nguyên nhân đâu tiên gây tử vong (gấp đôi ung thư) ở trẻ em lứa tuổi học đường. Ở thiếu niên và thanh niên (giữa 15 và 24 tuổi), tự tử và những vết thương do chính thiếu niên gây nên là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ; giết người là nguyên nhân thứ ba.
Những nguyên nhân của tử vong thay đổi đối với tuổi. Do đó điều quan trọng là xác lập những sơ đồ pḥng ngừa. Những sơ đồ pḥng ngừa này gồm ba điều : giáo dục, biển đổi môi trường và tăng cường pháp lư về an toàn. Mọi nhân viên điều trị có thể tham gia vào sự cải thiện của pḥng ngừa những tai nạn : pḥng ngừa nguyên phát (thí dụ pḥng ngừa những tai nạn bằng cách sử dụng đồ dùng an toàn trong những khu vực chơi) ; pḥng ngừa thứ phát (giảm những hậu quả của tai nạn thí dụ bằng cách khuyến khích đội casque ở những trẻ đi xe đạp) và pḥng ngừa tam phát (giảm những hậu quả của sự cố bằng cách cải thiện appel de service de secours sau tai nạn ; thí dụ bằng cách tham gia vào một cours như RANP-EPLS)
Sự pḥng ngừa tam phát được minh họa bởi chaine de survie, có mục đích cung cấp những điều trị cấp cứu tốt nhất một cách phối hợp.
Chaine de survie
Mắt xích 1 : Nhận biết sớm và gọi cứu
Mắt xích 2 : Hồi sinh tim-phối sớm để lợi thời gian
Mắt xích 3 : Khử rung sớm để phát khởi tim trở lại
Mắt xích 4 : Hồi sinh sau ngừng tim để cải thiện tiên lượng.
UserPostedImage
Chaine de vie của Hội đồng hồi sinh châu Âu (ERC) có thể được áp dụng cho đứa bé. Mắt xích đầu tiên nhằm nhận biết vấn đề của đứa bé (thường nhất là một suy hô hấp hay tuần hoàn) và gọi giúp đỡ (sau một phút hồi sinh tim phổi ở đứa bé) ; mắt xích thứ hai nhằm bắt đầu một hồi sinh cơ bản sớm ; mắt xích thứ ba nhằm có thể khử rung sớm khi cần thiết và mắt xích cuối cùng nhằm hồi sinh sau ngung tim để bảo vệ năo.
CHẾT ĐƯỢC DỰ KIẾN VÀ CHẾT BẤT NGỜ
Ta có thể đứng trước một đứa trẻ mà t́nh huống làm cho những thủ thuật hồi sinh không thích hợp. Đứa trẻ này và gia đ́nh của nó phải được xử trí với ḷng trắc ẩn bởi một kíp được đào tạo soins palliatifs.
Cái chết của một đứa bé là một lúc âu lo và căng thẳng đối với bố mẹ, những người thân cũng như đối với kíp điều trị có can dự vào. Điều quan trọng là kíp điều trị này có thể tiếp cận một buổi debriefing sau cái chết để có thể diễn đạt những cảm xúc và t́nh cảm được cảm thấy khi điều trị đứa bé. Mọi thành viên của một kíp điều trị phải có khả năng gọi giúp đỡ hay yêu cầu những lời khuyên ở các đồng nghiệp, những référent hay những thầy thuốc tâm lư.
Vài tuần sau khi đứa bé qua đời, bố mẹ phải được mời gặp thầy thuốc chịu trách nhiệm điều trị đứa bé. Điều đó cho phép bố mẹ có những câu trả lời cho những câu hỏi vẫn chưa được giải quyết của họ và nhận những kết quả của những thăm ḍ hay những bệnh phẩm được thực hiện lúc đứa trẻ chết.
Điều quan trọng là bố mẹ cảm thấy rằng những điều trị tốt nhất đă được cho con họ mặc dầu sự hồi sinh đă thất bại. Một xử trí sớm dựa trên phương pháp ABD làm giảm số những trường hợp tử vong bất ngờ. Đào tạo RANP (Réanimation Avancée Néonatale & Pédiatrique)
• EPLS (European Pediatric Life Support) có mục đích cung cấp những điều trị tốt nhất cho các em bé.
Quote:
Những điểm chủ yếu
• Ngừng tim hộ hấp thứ phát thường gặp nhất ở trẻ em và là biến cố tận cùng của một bệnh hay một thương tổn.
• Sự nhận biết và phương pháp cơ cấu hóa ABCD của đứa bé bị bệnh ngăn ngừa sự tiến triển về hướng ngừng tim hô hấp.
• Đường dẫn khí, hô hấp, tuần hoàn, và t́nh trạng thần kinh có những đặc điểm khác ở đứa bé so với người lớn.
• Sự pḥng ngừa nguyên phát (pḥng ngừa tai nạn), pḥng ngừa thứ phát (giới hạn những hậu quả của tai nạn) và pḥng ngừa tam phát (xử trí tốt nhất của cấp cứu) phải được hướng về những nguyên nhân đặc hiệu của tử vong tùy theo tuổi.
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(23/7/2013)
Reference : European Pediatric Life Support (EPLS) Manual. Edition 1. Avril 2009.
NHỮNG CĂN BỆNH THUỘC VỀ NĂO BỘ
(BRAIN DISEASES)
Lynn Ly phỏng dịch, tóm tắt theo thông tin từ website WebMD.com
Bệnh năo bao gồm nhiều dạng khác nhau. Nhiễm trùng, chấn thương, đột quỵ hay tai biến mạch máu năo, co giật, và u bướu là một số loại bệnh chính của những bệnh năo. Dưới đây là một cái nh́n tổng quát về các căn bệnh khác nhau thuộc về bộ năo.
I. NHỮNG BỆNH NĂO: NHIỄM TRÙNG (BRAIN DISEASES: INFECTIONS)
Những bệnh năo trong phân loại về nhiễm trùng bao gồm:
•Bệnh Viêm Màng Năo (Meningitis): Một t́nh trạng viêm tại màng bao phủ năo bộ hoặc tủy sống, thường là do nhiễm trùng. Đau cổ, nhức đầu, và lú lẫn / nhầm lẫn là những triệu chứng phổ biến.
•Bệnh Viêm Năo (Encephalitis): Một t́nh trạng viêm tại mô năo (brain tissue), thường là do nhiễm trùng. Viêm màng năo (Meningitis) và viêm năo (Encephalitis) thường xuất hiện cùng một lúc, được gọi là viêm năo màng năo (meningoencephalitis ).
•Áp-xe Năo (Brain abscess): Một t́nh trạng nhiễm trùng có bọc mủ nằm trong hộp sọ ở vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong năo mà thường gây ra bởi vi khuẩn. Thuốc kháng sinh và phẫu thuật giải thoát dịch mủ ở khu vực này thường là cần thiết.
II. NHỮNG BỆNH NĂO: CO GIẬT / ĐỘNG KINH (BRAIN DISEASES: SEIZURES)
Động Kinh Rối Loạn (Epilepsy = Seizure Disorder ) được gom chung vào trong các loại động kinh thuộc về bệnh năo. Những kiểu chấn thương đầu và các kiểu đột quỵ có thể gây ra động kinh / co giật, nhưng nguyên nhân thường không được xác định.
III. NHỮNG BỆNH NĂO: CHẤN THUƠNG ( BRAIN DISEASES: TRAUMA )
Chấn thương bao gồm những t́nh trạng sau đây:
•Chấn Động (Concussion): Một thương tích năo bộ gây ra một sự xáo trộn tạm thời trong chức năng hoạt động của năo, đôi khi kèm theo sự bất tỉnh và lú lẫn. Các tổn thuơng năo do chấn thuơng mà gây ra bởi những chấn động (concussions).
•Tổn Thương Năo Do Chấn Thương (Traumatic Brain Injury): Năo bị hư hại vĩnh viễn từ 1 vết thương ở đầu do chấn thương. Sự suy giảm tinh thần rơ ràngg hoặc có thể xảy ra biến đối tinh tế hơn về nhân cách và tính khí / tâm trạng (mood) .
• Xuất Huyết Nội Sọ (Intracerebral hemorrhage): Bất kỳ t́nh trạng chảy máu thế nào ở bên trong năo mà có thể xảy ra sau một tổn thương do chấn thương hoặc do bị cao huyết áp.
IV. NHỮNG BỆNH NĂO: NHỮNG U BƯỚU, NHỮNG KHỐI U, VÀ SỰ GIA TĂNG ÁP LỰC HỘP SỌ (BRAIN DISEASES: TUMORS, MASSES, AND INCREASED PRESSURE)
Các loại bệnh năo này bao gồm:
•Bướu Năo (Brain tumor) Bất kỳ sự phát triển mô bất thường ở bên trong năo. Cho dù những khối u năo ác tính (ung thư) hoặc lành tính, thường gây ra những vấn đề bởi áp lực mà tác động lên một bộ năo b́nh thường (normal brain).
•U Nguyên Bào Đệm (Glioblastoma): Một khối u năo ác tính hung hẵn. U nguyên bào đệm năo (Brain glioblastomas) tiến triển rất nhanh chóng và thường rất khó chữa trị.
•Năo úng thủy (Hydrocephalus): Một số lượng dịch năo(cerebrospinal fluid) gia tăng bất thường bên trong hộp sọ. Thông thường, t́nh trạng này là do các chất dịch lỏng không được lưu hành thỏa đáng.
•Năo Úng Thuỷ Áp Lực B́nh Thường (Normal pressure hydrocephalus): Một dạng năo úng thủy thường gây ra những vấn đề về đi đứng, cùng với sự sa sút trí tuệ (dementia) và chứng đi tiểu không tự chủ / chứng són tiểu(urinary incontinence). Những áp lực bên trong năo vẫn b́nh thường, mặc dù chất dịch gia tăng.
•U Giả Năo Bộ (pseudotumor cerebri), hay c̣n gọi là Tăng Áp Lực Nội Sọ Hiền Tính (Benign Intracranialhyperten sion) : Áp lực bên trong hộp sọ gia tăng mà không có nguyên nhân rơ ràng. Những thay đổi thị lực, đau đầu, chóng mặt, và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến.
V. NHỮNG BỆNH NĂO: NHỮNG T̀NH TRẠNG THUỘC VỀ MẠCH MÁU ( BRAIN DISEASES: VASCULAR (BLOOD VESSELS) CONDITIONS )
Những bệnh năo liên kết đến những t́nh trạng thuộc về mạch máu bao gồm:
•Đột Quỵ (Stroke): lưu lượng máu và oxygen đột nhiên bị gián đoạn khi đi đến một vùng mô năo, rồi th́ vùng mô năo đó chết đi. Một phần cơ thể được điều khiển bởi các vùng năo bị hư hỏng đó (chẳng hạn như một cánh tay hoặc một chân) có thể không c̣n hoạt động thỏa đáng nữa.
•Đột Qụy Do Thiếu Máu Cục Bộ (ischemic stroke) : Một cục máu đông đột nhiên phát triến trong một động mạch(artery), ngăn chặn ḍng máu chảy và gây ra một cơn đột quỵ.
•Đột Quỵ Do Xuất Huyết (Hemorrhagic stroke): Sự chảy máu trong năo tạo ra sự ùn tắc(congestion) và áp lực lên mô năo, làm suy yếu việc vận chuyển máu và gây ra một cơn đột quỵ.
•Tai Biến Mạch Máu Năo( Cerebrovascular accident = CVA): Một tên gọi khác về đột quỵ.
•Cơn Thiếu Máu Năo Thoáng Qua (Transient ischemic attack = TIA): Một gián đoạn tạm thời về lưu lượng máu và oxygen đến một vùng năo bộ. Những triệu chứng tương tự như triệu chứng một cơn đột quỵ, nhưng chúng tan biến hoàn toàn không có sự thiệt hại đến mô năo.
•Chứng ph́nh động mạch năo (Brain aneurysm): Một động mạch trong năo phát triển một khu vực suy nhược mà phồng như bong bóng. Sụ vỡ động mạch năo tại nơi ph́nh ra đó gây ra đột quỵ do chảy máu.
•Máu Tụ Dưới Màng Cứng (Subdural Hematoma): Sự chảy máu ở bề mặt của năo bộ. Máu Tụ Dưới Màng Cứng có thể gây áp lực lên năo, gây ra các vấn đề về thần kinh.
•Máu Tụ Ngoài Màng Cứng (Epidural Hematoma = extradural hematoma): Sự chảy máu ở giữa hộp sọ và màng cứng của năo bộ. Sự chảy máu thường là từ động mạch, thông thường là ngay sau khi bị chấn thương đầu. Những triệu chứng ban đầu nhè nhẹ có thể tiến triển nhanh chóng đến bất tỉnh và tử vong nếu không được điều trị.
•Xuất Huyết trong Năo Bộ (IntraCerebral Hemorrhage): Sự chảy máu ở bên trong năo bộ .
•Phù năo (Cerebral edema): Sự sưng mô năo có thể là do những nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả sự phản hồi của 1 thương tích hoặc sự mất cân bằng chất điện phân (electrolyte imbalances).
VI. NHỮNG BỆNH NĂO: T̀NH TRẠNG TỰ MIỄN DỊCH (BRAIN DISEASES: AUTOIMMUNE CONDITIONS)
Những bệnh năo liên quan đến t́nh trạng tự miễn dịch bao gồm:
•Viêm Mạch Máu (Vasculitis): Sự viêm các mạch máu của năo bộ. Lú lẫn/ lầm lẫn, co giật, nhức đầu, và bất tỉnh có thể là kết quả.
•Đa xơ cứng (Multiple sclerosis = MS): Hệ thống miễn dịch tấn công một cách nhầm lẫn và làm hư hại các dây thần kinh của cơ thể. Bắp thịt bị co thắt (chuột rút = vọp bẻ), mệt mỏi, và suy nhược là những triệu chứng. MS có thể xảy ra ở những cuộc tấn công bởi hệ thống miễn dịnh một cách định kỳ hoặc liên tục không gián đoạn.
VII. NHỮNG BỆNH NĂO: T̀NH TRẠNG THOÁI HÓA THẦN KINH (BRAIN DISEASES: NEURODEGENERATIVE CONDITIONS)
Những bệnh năo liên quan đến t́nh trạng thần kinh thoái hóa bao gồm:
•Bệnh Parkinson (Parkinson's disease): Những dây thần kinh trong một khu vực trung tâm năo bộ bị thoái hóa chầm chậm, gây ra các vấn đề về cử động và khả năng phối hợp. Run rẩy / run lẩy bẩy bàn tay là một dấu hiệu phổ biến ở thời kỳ khởi đầu của căn bệnh .
•Bệnh Huntington: Một chứng rối loạn thần kinh do di truyền có ảnh hưởng đến năo bộ. Chứng sa sút trí tuệ (dementia) và khó khăn trong việc kiểm soát các cử động là những triệu chứng của căn bệnh . Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối th́ người bệnh bị mất hoàn toàn các kỹ năng vận động ngay cả cử động nhai nuốt hay nói năng.
•Bệnh Pick (Pick's Disease) c̣n gọi là Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trán-Thái Dương ( Frontotemporal Dementia ): Qua nhiều năm, khu vực rộng lớn của các dây thần kinh ở phía trước (trán) và hai bên năo (thái dương) bị phá hủy do sự tích tụ một protein bất thường. Những thay đổi nhân cách, những hành vi không phù hợp, và mất trí nhớ cùng mất khả năng trí tuệ là những triệu chứng. Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trán-Thái Dương c̣n gọi là bệnh Pick th́ tiến triển liên tục một cách kiên định .
•Bệnh Xơ Cứng Cột Bên Teo Cơ = Bệnh Thoái Hóa Thần Kinh Vận Động Một Bên (Amyotrophic lateral sclerosis = ALS): Bệnh này c̣n được gọi là bệnh Lou Gehrig . Trong căn bệnh này, các dây thần kinh kiểm soát chức năng bắp thịt bị phá hủy liên tục thật đều đặn. Bệnh ALS tiến triển liên tục đến mức bại liệt và mất khả năng hô hấp khi không có máy hỗ trợ hô hấp. Chức năng nhận thức nói chung th́ không bị ảnh hưởng.
•Bệnh Sa Sút Trí Tuệ (Dementia): Sự suy giảm chức năng nhận thức, do các tế bào thần kinh trong năo chết đi hoặc không vận động. Những t́nh trạng mà trong đó các dây thần kinh trong năo thoái hóa, cũng tương tự như sự lạm dụng rượu và đột quỵ có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ .
•Bệnh Mất Trí Nhớ = Bệnh Alzheimer (Alzheimer): Đối với những lư do không rơ ràng, các dây thần kinh trong vùng năo nhất định bị thoái hóa đi, gây ra sự mất dần trí nhớ và kỹ năng thuộc về tâm thần. Sự tích tụ những mô bất thường ở những khu vực năo bộ - thường được gọi là những tảo bẹ (tangles) và những mảng bợn (plaques) - được cho là góp phần gây ra căn bệnh này. Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ.
CÁC LOẠI BỆNH GAN
(LIVER DISEASES c̣n được gọi là HEPATIC DISEASES)
Lynn Ly Phỏng Dịch theo trang web MedLine Plus
( wxw.nlm.nih.gov/medlineplus/liverdiseases.html )
CÁC LOẠI BỆNH GAN
(LIVER DISEASES c̣n được gọi là HEPATIC DISEASES)
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể của bạn. Nó cũng là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng nhất. Gan có nhiều việc làm, bao gồm cả thay đổi thức ăn thành năng lượng và làm sạch chất alcohol / chất rượu và các chất độc ra khỏi máu. Gan cũng tạo ra mật, một chất lỏng màu vàng-xanh để trợ giúp tiêu hóa.
Có nhiều loại bệnh gan. Virus / virut/ siêu vi gây ra một số trong số bệnh gan, giống như viêm gan A (hepatitis A), viêm gan B (hepatitis B) và viêm gan C (hepatitis C). Những bệnh gan khác có thể là kết quả của thuốc uống, độc tố / thuốc độc, hoăc uống quá nhiều rượu / loại nước uống có chứa nhiều alcohol. Nếu gan h́nh thành mô sẹo do một loại bệnh, th́ được gọi là xơ gan (cirrhosis). Vàng da (Jaundice), hoặc vàng da (yellowing of the skin) , có thể là một dấu hiệu của bệnh gan.
Giống như các bộ phận khác của cơ thể, ung thư có thể ảnh hưởng đến gan. Bạn cũng có thể bị di truyền một căn bệnh gan như bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis).
VIÊM GAN A
(Hepatitis A c̣n được gọi là HAV)
Viêm gan A là một loại viêm gan - một loại bệnh gan - gây ra bởi virus/virut/siêu vi viêm gan A (HAV). Bệnh lây lan chủ yếu qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm từ phân người bị nhiễm bệnh. Bạn có thể bị viêm gan A (HAV) từ :
•Ăn thực phẩm do một người bị bệnh viêm gan A (HAV) mà họ không rửa tay sau khi đi nhà vệ sinh (đi tiêu tiểu)
•Quan hệ t́nh dục qua đường hậu môn hay đường miệng với người mắc bệnh viêm gan A (HAV)
•Không rửa tay sau khi thay tă lót
•Uống nước bị ô nhiễm
Viêm gan A (HAV)gây nên sự sưng gan, nhưng hiếm khi gây tổn hại lâu dài. Bạn có thể có cảm thấy giống như bạn từng bị cảm cúm, hoặc bạn có thể không có triệu chứng nào cả. T́nh trạng sức khỏe thường tự trở nên tốt hơn sau vài tuần.
Thuốc chủng ngừa viêm gan A có thể pḥng chống bệnh viêm gan A (HAV) . Những thói quen lành mạnh cũng tạo nên sự khác biệt. Rửa tay kỹ càng trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc sau khi thay tă lót . Những du khách quốc tế / du khách nước ngoài nên cẩn thận khi uống nước máy.
(Dựa theo Tài liệu của NIH = National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases )
VIÊM GAN B
(Hepatitis B c̣n được gọi là HBV)
Viêm gan B là một loại viêm gan - một loại bệnh gan - gây ra bởi virus/virut/siêu vi viêm gan B (HBV). Viêm gan B lây lan qua tiếp xúc với máu, tinh dịch của người bị nhiễm bệnh hoặc chất dung dịch / chất lỏng của cơ thể người khác. Một phụ nữ bị nhiễm bệnh viêm gan B có thể truyền cho em bé của cô ta lúc sinh nở.
Nếu bạn mắc bệnh viêm gan B (HBV), bạn có thể cảm thấy giống như là bạn từng bị cảm cúm, hoặc bạn có thể không có triệu chứng nào cả. Một xét nghiệm máu có thể cho biết nếu bạn có bị bệnh viêm gan B hay không. Viêm gan B (HBV) thường sẽ tự trở nên tốt hơn sau một vài tháng. Nếu căn bệnh không trở nên tốt hơn, nó được gọi là viên gan B mạn tính (chronic HBV) , căn bệnh mà kéo dài suốt cả cuộc đời. viên gan B mạn tính (chronic HBV) có thể dẫn đến tạo ra vết sẹo trong gan, gan bị hư hỏng hoặc ung thư gan.
Hiện có thuốc chủng ngừa viêm gan B. Đ̣i hỏi ba mũi chích ngừa. Tất cả các em bé nên chich ngừa, nhưng trẻ lớn và người lớn có thể chích ngừa luôn. Nếu bạn đi du lịch đến các nước nơi mà bệnh viêm gan B là phổ biến, bạn nên chính ngừa.
VIÊM GAN C
(Hepatitis C c̣n được gọi là HCV)
Viêm gan C là một loại viêm gan - một loại bệnh gan - gây ra bởi virus / virut/siêu vi viêm gan C (HCV). Nó thường lây lan qua tiếp xúc với máu nhiễm bệnh. Nó cũng có thể lan truyền qua quan hệ t́nh dục với người mắc bệnh và từ mẹ truyền sang con trong khi sinh.
Hầu hết những người bị nhiễm viêm gan C không có bất kỳ triệu chứng trong nhiều năm. Một xét nghiệm máu có thể cho biết nếu bạn có bị viêm gan C. Thông thường, viêm gan C không tự trở nên tốt hơn / không tự thuyên giảm. Nhiễm trùng có thể kéo dài suốt đời và có thể dẫn đến việc tạo ra sẹo trên lá gan hoặc bệnh ung thư gan. Thuốc men đôi khi trợ giúp, nhưng tác dụng phụ có thể là một vấn đề. Trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải cấy ghép gan.
Hiện giờ không có thuốc chủng ngừa cho viêm gan C
BỆNH VÀNG DA
(Jaundice c̣n được gọi là Icterus)
Bệnh vàng da (Jaundice) khiến cho da của bạn và tṛng trắng mắt bạn chuyển sang màu vàng. Quá nhiều bilirubin cũng khiến cho vàng da . Bilirubin là một hóa chất màu vàng trong hemoglobin, chất này vận chuyển oxy trong tế bào hồng huyết cầu của bạn. Khi các tế bào hồng huyết cầu phân tách / phá vỡ ra, cơ thể của bạn tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ được xử lư khôi phục (processed) bởi lá gan. Nếu gan không thể xử lư khôi phục các tế bào máu khi chúng đă bị phá vỡ, bilirubin tích tụ trong cơ thể và da của bạn có thể cho trông thấy mầu vàng vàng.
Nhiều trẻ sơ sinh khỏe mạnh có chút bệnh vàng da trong tuần lễ đầu tiên của cuộc đời. Bệnh vàng da này thường biến mất. Tuy nhiên, bệnh vàng da có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể là một dấu hiệu của một vấn đề. Bệnh vàng da có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
•Những bệnh về máu (Blood diseases)
•Những hội chứng di truyền (Genetic syndromes).
•Những loại bệnh gan, như viêm gan hoặc xơ gan (Liver diseases, such as hepatitis or cirrhosis)
•Tắc nghẽn đường ống mật (Blockage of bile ducts)
•Nhiễm trùng (Infections)
•Thuốc men (Medicines)
BỆNH XƠ GAN
(Cirrhosis c̣n được gọi là Hepatic fibrosis)
Xơ gan tạo ra vết sẹo trong gan. Mô sẹo h́nh thành bởi v́ chấn thương hoặc 1 căn bệnh lâu dài / căn bệnh măn tính. Mô sẹo không thể làm những ǵ mà mô gan khỏe mạnh làm - (thí dụ) tạo ra protein / tạo ra chất đạm, trợ giúp chống nhiễm trùng, làm sạch máu, giúp tiêu hóa thức ăn và dự trữ năng lượng. Xơ gan có thể dẫn đến :
• Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, hoặc chảy máu cam / chảy máu mũi (Easy bruising or bleeding, or nosebleeds)
•Sưng to ở bụng hoặc ở chân (Swelling of the abdomen or legs)
•Thêm nhiều sự mẫn cảm đối với thuốc men (Extra sensitivity to medicines)
•Huyết áp cao ở trong tĩnh mạch nơi đi vào lá gan (High blood pressure in the vein entering the liver)
•Các tĩnh mạch nở to lên ở thực quản và dạ dày (Enlarged veins in the esophagus and stomach)
•Suy thận / Hư thận (Kidney failure)
Khoảng 5% người bệnh xơ gan mắc bệnh ung thư gan
Bệnh xơ gan có nhiều nguyên nhân . Tại Hoa Kỳ / Mỹ, những nguyên nhân phổ biến nhất là nghiện rượu và viêm gan măn tính . Không có cách ǵ sẽ làm cho các mô sẹo biến mất, nhưng điều trị nguyên nhân có thể ǵn giữ không cho nó trở nên tồi tệ hơn. Nếu quá nhiều mô sẹo h́nh thành, bạn có thể cần phải xem xét việc cấy ghép gan.
UNG THƯ GAN
(Liver Cancer c̣n được gọi là Hepatocellular carcinoma )
Lá Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể bạn. Nó gạn lọc các chất có hại từ máu, tiêu hóa chất béo từ thức ăn và lưu trữ chất đường mà cơ thể của bạn sử dụng tạo ra năng lượng. Ung thư gan nguyên bào (Primary liver cancer) bắt đầu từ trong gan. Ung thư gan do di căn (Metastatic liver cancer) bắt đầu ở một nơi khác và lây lan đến gan của bạn.
Nhưng yếu tố hung hiểm cho ung thư gan nguyên bào gồm có:
•Mắc bệnh viêm gan (Having hepatitis)
•Mắc bệnh xơ gan, hoặc sự tao ra vết sẹo trong gan (Having cirrhosis, or scarring of liver)
•Nam hóa / chuyển đổi giới tính ở người phụ nữ (Being male)
•Trọng lượng lúc sơ sinh thấp (nhẹ cân lúc sơ sinh) (Low weight at birth)
Các triệu chứng có thể bao gồm một khối u hoặc sự đau nhức ở phía bên phải của bụng và vàng da. Tuy nhiên, bạn có thể không có triệu chứng và bệnh ung thư có thể không được t́m thấy cho đến khi nó phát triển đến mức độ cao . Điều này làm cho căn bệnh khó điều trị. Sự chọn lựa điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc cấy ghép gan
BỆNH NHIỄM SẮC TỐ SẮT MÔ
(Hemochromatosis c̣n được gọi là Iron overload disease )
Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (Hemochromatosis) là một bệnh di truyền mà trong đó có quá nhiều sắt tích tụ trong thân thể bạn. Căn bệnh này là một trong hầu hết các loại bệnh di truyền phổ biến nhất ở Hoa Kỳ / Mỹ .
Chất sắt (Iron) là một khoáng chất được t́m thấy trong nhiều loại thực phẩm. Cơ thể bạn thường hấp thụ khoảng 10% chất sắt trong thực phẩm bạn ăn. Nếu bạn mắb bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis), bạn thường hấp thụ chất sắt nhiều hơn số lượng bạn cần. Cơ thể của bạn không có phương cách tự nhiên để loại bỏ các chất sắt dư thừa . Nó lưu trữ lại chất sắt trong các mô cơ thể, đặc biệt là gan, tim, và tuyến tụy. Sư dư thừa chất sắt có thể làm hỏng các bộ phận nội tạng của bạn. Nếu không điều trị, căn bệnh này có thể khiến cho các cơ quan của bạn hư hại không thể hoạt động được nữa.
Việc điều trị phổ biến nhất là loại bỏ một lượng máu, giống như khi bạn hiến máu. Việc này được gọi là phép điều trị trích lấy bớt máu ra (therapeutic phlebotomy)̣ Các loại thuốc cũng có thể giúp loại bỏ các chất sắt dư thừa. Bác sĩ có thể đề nghị một số thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của bạn.
CÁC VẤN ĐỀ VỀ GAN
(LIVER PROBLEMS)
Lynn Ly Phỏng Dịch theo trang web MedLine Plus
( wXw.mayoclinic.com/health/liver-problems/DS01133/METHOD=print )
Bài viết do các Nhân viên của Trạm Xá Mayo (Mayo Clinic staff)
ĐỊNH NGHĨA (DEFINITION)
Những vấn đề về gan bao gồm một loạt các bệnh và các t́nh huống có thể ảnh hưởng đến gan của bạn. Gan của bạn là một cơ quan nội tạng có kích thước khoảng 1 trái banh mà tọa vị ngay dưới xương sườn trong lồng ngực bạn về phía bên phải của bụng. Nếu không có lá gan, bạn không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng, loại bỏ các chất độc từ cơ thể hoặc duy tŕ sự sống.
UserPostedImage
H́nh ảnh của trang web Mayo Clinic về vị trí lá gan trong cơ thể bạn
Những vấn đề về gan có thể là do di truyền, hoặc những vấn đề về gan có thể xảy ra do phản hồi đối với virus và các hóa chất. Một số vấn đề về gan th́ tạm thời và tự biến mất, trong khi những vấn đề về gan khác có thể kéo dài trong một thời gian dài và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
UserPostedImage
H́nh ảnh của trang web Mayo Clinic về lá gan b́nh thường và lá gan bị bệnh
Những vấn đề về gan có thể xảy ra bao gồm bệnh gan nhiễm mỡ (fatty liver disease)và xơ gan (cirrhosis). Gan và các tế bào của nó - như đă thấy qua kính hiển vi - thay đổi đáng kể khi một lá gan b́nh thường trở nên nhiễm mỡ hoặc xơ gan.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG (SYMPTOMS)
Những dấu hiệu và triệu chứng của những vấn đề về gan bao gồm:
•Da bị đổi mầu và mắt xuất hiện màu vàng (Discolored skin and eyes that appear yellowish)
•Bụng đau và Bụng sưng to lên (Abdominal pain and swelling)
•Da bị ngứa ngáy mà dường như không biến mất (Itchy skin that doesn't seem to go away)
•Phân có máu hoặc phân có màu hắc ín (Bloody or tar-colored stool)
•Mỏi mệt kinh niên (Chronic fatigue)
•Buồn nôn (Nausea)
•Chán ăn (Loss of appetite)
Khi nào cần đi gập Bác Sĩ (When To See A Doctor)
Hăy hẹn gập bác sĩ nếu bạn có bất cứ những dấu hiệu hay triệu chứng ǵ kéo dài mà làm bạn lo âu. Hăy t́m đến sự quan tâm về y tế ngay lập tức nếu bạn bị đau bụng nghiêm trọng mà bạn không thể nằm / ngồi / đứng yên được
NHỮNG NGUYÊN NHÂN ( CAUSES )
Những vấn đề có thể xảy ra ở trong gan bao gồm:
•Suy gan cấp tính (Acute liver failure)
•U mao mạch gan / u mạch máu gan (Liver hemangioma)
•Hạch gan (sự gia tăng nhiều tiêu diểm hạt nho nhỏ) - Liver nodule (focal nodular hyperplasia)
•Bệnh gan nhiễm mỡ mà không có chất cồn rượu (Nonalcoholic fatty liver disease)
• Nhiễm kư sinh trùng (Parasitic infection)
•Tắt nghẹn tĩnh mạch mà vận chuyển máu đến gan( Portal vein không biết gọi tắt là ǵ???!!!) - Portal vein thrombosis
•Sơ gan mật sơ cấp (Primary biliary cirrhosis)
•Viêm gan do nhiễm độc (Toxic hepatitis)
•Bệnh Wilson (Wilson's disease)
NHỮNG YẾU TỐ NGUY HIỂM / YẾU TỐ RỦ DO (RISK FACTORS )
Những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh gan bao gồm:
•Một công việc mưu sinh mà khiến bạn tiếp cận đến máu và dung dịch cơ thể của của người khác
•Sự truyền máu trước năm 1992
•Sự đục lỗ để đeo khuyên, đeo trang sức lên thân thể (thí dụ đục lỗ đeo hoa/bông tai)
•Một số loại thảo mộc và những chất bổ xung nào đó
•Một số thuốc theo toa bác sĩ
•Bệnh đái thoái đường / bệnh tiểu đường
•Sử dụng rượu mạnh
•Mực độ chất béo trung tính trong máu của bạn cao
•Tiêm chích ma túy mà sử dụng chung kim tiêm
•Bệnh mật ph́
•Xâm h́nh lên người
•Quan hệ t́nh dục không an toàn
•Làm việc với hóa chất hoặc chất độc mà không có biện pháp pḥng ngừa an toàn kèm theo
CHUẨN BỊ CHO CUỘC HẸN GẬP BÁC SĨ CỦA BẠN (PREPARING FOR YOUR APPOINTMENT)
Nếu bạn nghi ngờ bạn có vấn đề về gan, khởi đầu bằng cuộc hẹn gập bác sĩ gia đ́nh của bạn hoặc một bác sĩ đa khoa trước hết. Nếu được xác định rằng bạn có thể có vấn đề về gan, bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên về gan (hepatologist).
Bởi v́ các cuộc hẹn có thể tóm tắt, và bởi v́ thường bao gồm nhiều vấn đề căn bản, ư tưởng chuẩn bị kỹ thật tốt cho cuộc hẹn của bạn . Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị cho cuộc hẹn của bạn, và những ǵ cần mong đợi từ bác sĩ.
Điều ǵ bạn có thể làm:
•Hăy cẩn thận về bất kỳ hạn chế nào trước cuộc hẹn. Vào thời điểm bạn lấy cuộc hẹn, hăy chắc chắn là có thể hỏi bất cứ điều ǵ bạn cần nên hỏi trước, chẳng hạn như hạn chế chế độ ăn uống dinh dưỡng của bạn
•Hăy viết ra bất kỳ triệu chứng nào bạn đang có, bao gồm bất kỳ những triệu chứng mà có vẻ không liên quan đến nguyên nhân cho cuộc hẹn theo thời hạn.
•Hăy viết ra những thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm bất kỳ những căng thẳng chính yếu hoặc những thay đổi trong cuộc sống mới gần đây.
•Hăy làm 1 bảng liệt kê tất cả các loại thuốc , bao gồm luôn tất cả các loại vitamin hoặc các chất bổ xung, mà bạn sử dụng / uống
•Nên có 1 thân nhân hoặc người bạn đi cùng, nếu có thể . Đôi khi thật khó tiếp thu tất cả các thông tin được cung cấp trong một cuộc hẹn. Một người đi cùng bạn có thể nhớ một số điều ǵ đó mà bạn bị bỏ sót không nghe kịp hoặc quên
•Hăy viết ra những thắc mắc để hỏi bác sĩ bạn
Thời gian của bạn với bác sĩ rất giới hạn, nên việc chuẩn bị một bảng liệt kê các câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian đó. Bảng liệt kê các câu hỏi từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn trong trường hợp hết thời gian. Đối với các vấn đề về gan, một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ của bạn bao gồm:
•Điều ǵ dường như gây ra vấn đề về gan của tôi ?
•Tôi cần những loại xét nghiệm nào ?
•Lá gan của tôi bị vấn đề tạm thời hay măn tính ?
•Những vấn đề về lá gan của tôi có thể được điều trị không ?
•Có phương pháp điều trị làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của tôi không?
•Tôi có nên ngừng dùng một số thuốc bổ sung không?
•Tôi có nên tránh uống rượu không ?
•Tôi có nên gập chuyên gia không ? Chi phí sẽ là bao nhiêu và bảo hiểm của tôi có bao chi phí đó không?
•Có những tài liệu tóm tắt ngắn gọn hoặc tài liệu nhiều trang khác được in ra mà tôi có đem về không? Bác sĩ có đề nghị trang web nào cho tôi xem không ?
Ngoài các câu hỏi mà bạn đă chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt câu hỏi ở bất kỳ thời điểm nào mà bạn không hiểu điều ǵ đó.
NHỮNG XÉT NGHIỆM VÀ CHUẨN ĐOÁN (TESTS AND DIAGNOSIS)
Các xét nghiệm và tiến tŕnh được sử dụng để chẩn đoán những vấn đề về gan bao gồm:
•Những xét nghiệm máu . Xét nghiệm một nhóm máu được gọi là xét nghiệm chức năng gan có thể được sử dụng để chuẩn đoán những vấn đề về gan . Những xét nghiệm máu khác có thể được thực hiện để t́m rơ vấn dề ǵ của gan hoặc t́nh huống di truyền mà ảnh hưởng đến gan
•Xét nghệm h́nh ảnh / chuẩn đoán h́nh ảnh . Những tiến tŕnh mà tạo ra h́nh chụp lá gan của bạn, như là kỹ thuật rà quét vi tính chụp cắt lớp (computerized tomography Scan = CT scan),h́nh ảnh cộng hưởng từ trường (magnetic resonance imaging = MRI)và siêu âm (ultrasound), có thể tiết lộ / cho thấy vấn đề về gan.
•Những xét nghiệm về mô của gan. Một tiến tŕnh để lấy mô ra từ gan của bạn (sinh thiết gan = liver biopsy) có thể trợ giúp trong chẩn đoán các vấn đề về gan. Sinh thiết gan thường được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim dài đưa qua da để lấy ra một mẫu mô (kim sinh thiết = needle biopsy). Các mẫu mô được gửi đến một pḥng thí nghiệm, nơi nó có thể được quan sát dưới kính hiển vi.
UserPostedImage
H́nh ảnh siêu âm của Lá gan có khối u của website Mayo Clinic
ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC MEN (TREATMENTS AND DRUGS)
Điều trị bệnh gan phụ thuộc vào những chẩn đoán cho bạn. Một số vấn đề về gan có thể được điều trị bằng thuốc. Những vấn đề khác có thế đ̣i hỏi đến phẫu thuật
Cấy ghép gan có thể được yêu cầu cuối cùng cho vấn đề về gan mà gây ra sự suy gan.
NHỮNG THUỐC THAY THẾ (ALTERNATIVE MEDICINE)
Một số thảo dược bổ xung được sử dụng như là phương pháp điều trị thay thế thuốc có thể có hại cho gan của bạn. Để bảo vệ gan, hăy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro tiềm ẩn trước khi bạn dùng:
•Black cohosh
•Một số loại dược thảo Trung Quốc / thuốc Bắc, bao gồm ma-huang (Certain Chinese herbs, including ma-huang)
•Chaparral
•Comfrey
•Germander
•Greater celandine
•Kava
•Mistletoe
•Pennyroyal
•Skullcap
•Valerian
PH̉NG NGỪA (PREVENTIONS)
Pḥng ngừa những vấn đề về gan bằng cách bảo vệ lá gan của bạn. Ví dụ:
•Uống rượu vừa phải, nếu ở mọi t́nh huống / mọi trường hợp . Giới hạn số lượng rượu bạn uống không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ và không có nhiều hơn hai ly một ngày đối với nam giới.
•Hăy tránh những ứng sử hung hiểm. Tiếp nhận trợ giúp nếu bạn sử dụng bất hợp pháp các loại thuốc tiêm tĩnh mạch. Không dùng chung kim tiêm được sử dụng để tiêm chích ma túy. Nếu bạn chọn lựa quan hệ t́nh dục, sử dụng bao cao su . Nếu bạn chọn xâm h́nh lên người hay đục lỗ đeo khuyên lên cơ thể, cân phải cầu kỳ khén chọn sự sạch sẽ và an toàn khi đến các cửa tiệm mà bạn chọn ra.
•Tiếp nhận chủng ngừa. Nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh viêm gan, hoặc nếu bạn đă bị nhiễm bất kỳ dạng viêm gan vurus/virut nào, hăy nói chuyện với bác sĩ về việc chủng ngừa viêm gan B. Một chủng ngừa cũng có sẵn cho bệnh viêm gan A.
•Sử dụng thuốc men một cách khôn ngoan. Chỉ sử dụng thuốc theo toa bác sĩ và thuốc không cần toa thuốc khi bạn cần thuốc đó và chỉ uống đúng liều lượng khuyến cáo. Không dùng thuốc trộn với rượu. Hăy nói chuyện với bác sĩ trước khi pha trộn thảo dược hay thuốc theo toa hoặc thuốc không cần toa thuốc.
•Tránh tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người khác. Bệnh viêm gan virus /virut có thể lây lan bằng sự đâm kim bất ngờ hoặc sự làm sạch máu hay chất dung dịch cơ thể không đúng cách . Cũng có thể bị lây nhiễm bởi việc dùng chung lưỡi dao cạo hoặc bàn chải đánh răng.
•Hăy cẩn thận với thuốc xịt aerosol. Khi bạn sử dụng một b́nh xịt aerosol để sạch, phải chắc chắn là căn pḥng được thông gió, hoặc phải đeo khẩu trang. Thực hiên các biện pháp bảo vệ tương tự như khi phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, sơn và hóa chất độc hại khác. Luôn luôn tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
•Hăy coi chừng những ǵ bám lên trên da của bạn. Khi sử dụng thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại khác, che đậy da của bạn với găng tay, áo tay dài, đội mũ và mặt nạ.
•Chọn một chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh. Chọn một chế độ ăn uống dinh dưỡng thực vật với nhiều loại trái cây và rau quả. Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo.
•Duy tŕ một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Béo ph́ có thể gây ra một t́nh trạng gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do chất rượu cồn, có thể bao gồm gan mỡ, viêm gan và xơ gan.
TIẾN TRIỂN / DIỄN TIẾN BỆNH GAN
(THE PROGRESSION OF LIVER DISEASE)
Lynn Ly Phong Dịch theo trang web American Liver Foundation (Hiệp hội Gan của Hoa Kỳ)
( wXw.liverfoundation. org/abouttheliver/info/progression// )
Bệnh gan có rất nhiều loại khác nhau. Nhưng dù bất kể loại ǵ mà bạn mắc phải, những tổn hại cho gan của bạn dường như tiến triển trong cùng 1 chiều hướng tương tự.
Cho dù gan của bạn bị nhiễm virus / virut / siêu vi, do bị tổn thương do hóa chất, hoặc đang bị tấn công từ hệ thống tự miễn dịch của bạn , nguy hiểm cơ bản đều như nhau - đó là lá gan của bạn sẽ trở nên hư hỏng nặng nề khiến nó không thể tiếp tục làm công việc ǵn giữ sinh mạng của bạn .
LÁ GAN KHỎE MẠNH (THE HEALTHY LIVER)
Lá gan của bạn trợ giúp chống nhiễm trùng và làm sạch máu . Nó cũng trợ giúp tiêu hóa thức ăn và dự trữ năng lượng khi bạn cần đến . Một lá gan khỏe mạnh có khả năng tuyệt vời về sự phát triển trở lại, hoặc sự tái tạo / sự tái sinh khi nó bị hư hại . Bất cứ điều ǵ mà khiến lá gan của bạn không làm đúng nhiệm vụ của nó - hoặc không phát triển trở lại sau khi tổn thương - th́ có thể đưa cuộc sống của bạn gặp nguy hiểm
SỰ VIÊM NHIỄM (INFLAMMATION)
Ở giai đoạn đầu của bất kỳ bện gan nào, lá gan của bạn có thể bị viêm . Nó có thể trở nên mềm mỏng đi và bị to lên . Sự viêm biểu lộ ra cơ thể bạn đang cố gắng chống lại sự nhiễm trùng hoặc làm lành một tổn thương / chấn thương . Những t́nh trạng viêm tiếp tục kéo dài, nó có thể bắt đầu làm tổn thương lá gan của bạn vĩnh viễn .
Khi hầu hết các bộ phận khác của cơ thể bạn bị viêm, bạn có thể cảm giác ra - khu vực đó trở nên nóng và đau đớn. Tuy nhiên, một lá gan bị viêm có thể không gây cho bạn bất kỳ cảm giác khó chịu nào cả.
Nếu bệnh gan của bạn được chuẩn đoán và được trị liệu thành công ở giai đoạn này, sự viêm nhiễm có thể tan biến mất
SỰ XƠ HÓA (FIBROSIS)
Nếu không chữa trị, lá gan bị viêm (inflamed liver) sẽ bắt đầu có vết sẹo. Khi mô sẹo phát triển nhiều lên, chúng sẽ thay thế các mô gan khỏe mạnh. Quá tŕnh này được gọi là xơ hóa. (các mô sẹo là một loại mô xơ hóa.)
Những mô sẹo không thể làm công việc mà những mô gan khỏe mạnh có thể làm . Hơn thế nữa, những mô sẹo có thể không cho máu chạy qua gan . Khi mô sẹo tích tụ nhiều hơn, gan của bạn có thể làm tốt công việc như nó đă từng làm. Hoặc, phần lành mạnh của lá gan bạn phải làm việc nhiều hơn để bù cho phần bị sẹo (xơ hóa) trầm trọng.
Nếu bệnh gan của bạn được chẩn đoán và được điều trị thành công ở giai đoạn này, vẫn c̣n một cơ hội mà gan bạn có thể tự hồi phục / tự lành lại theo thời gian.
BỆNH XƠ GAN (CIRRHOSIS)
Nhưng nếu không chữa trị, gan của bạn có thể trở nên bị sẹo nghiêm trọng rồi th́ không c̣n có thể tự lành bệnh được. Giai đoạn này - khi mà sự tổn hại không thể đảo ngược / không thể làm lành lại - được gọi là bệnh xơ gan.
Bệnh xơ gan có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm cả ung thư gan. Ở một số người, những triệu chứng của bệnh xơ gan có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan.
•Bạn có thể chảy máu hoặc bầm tím dễ dàng (You may bleed or bruise easily)
•Nước có thể tích tụ ở chân bạn và / hoặc ở bụng (bệnh phù nề) (Water may build up in your legs and/or abdomen).
•Da và mắt của bạn có thể chuyển sang màu vàng, một t́nh trạng gọi là bệnh vàng da (Your skin and eyes may take on a yellow color, a condition called jaundice.)
•Làn da của bạn có thể bị ngứa ngáy dữ dội (Your skin may itch intensely).
•Trong các mạch máu dẫn đến lá gan, máu có thể bị dội ngược lại v́ sự tắc nghẽn. Các mạch máu có thể bị vỡ ra.
•Bạn có thể trở nên nhạy cảm / mẫn cảm với thuốc men cùng các phản ứng phụ của thuốc .
•Bạn có thể phát triển sự chống kháng insulin và bị tiểu đường loại 2 / bệnh đái tháo đường loại 2.
•Những độc tố có thể tích tụ trong năo của bạn, gây ra những vấn đề đối với khả năng tập trung suy tưởng , trí nhớ, giấc ngủ, hoặc những chức năng tâm thần / chức năng thần kinh khác
Một khi bạn đă được chẩn đoán là bị bệnh xơ gan, việc điều trị sẽ tập trung vào việc ǵn giữ t́nh trạng của bạn khỏi trở nên tồi tệ hơn. Sự việc này có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá tŕnh tổn thương lá gan. Điều quan trọng là bảo vệ các tế bào gan khỏe mạnh bạn tồn tại.
BỆNH SUY GAN / GAN KHÔNG C̉N HOẠT ĐỘNG (LIVER FAILURE)
Bệnh suy gan có nghĩa là gan của bạn đang mất dần hoặc mất tất cả các chức năng làm việc. Đó là một t́nh trạng đe dọa tính mạng mà yêu cần cần được chăm sóc về y tế khẩn cấp
Những triệu chứng đầu tiên của suy gan là thường buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, và tiêu chảy. Bởi v́ các triệu chứng này có thể có nhiều nguyên nhân, nó có thể là khó cho biết rằng gan đang bị mất chức năng hoạt động.
Nhưng khi suy gan tiến triển, các triệu chứng trở thành nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể trở nên lú lẫn và mất phương hướng, và cực kỳ buồn ngủ. Có nguy cơ về hôn mê sâu (coma) và chết . Việc trị liệu ngay lập tức là cần thiết . Các nhóm y tế sẽ cố gắng cứu chữa bất cứ một phần nào của lá gan vẫn hoạt động. Nếu việc này không thể thực hiện, sự lựa chọn duy nhất có thể là cấy ghép gan.
Khi bệnh suy gan xảy ra như là kết quả của bệnh xơ gan, căn bệnh này thường có nghĩa là lá gan đă đang mất khả năng hoạt động từng bước từng bước một theo thời gian, có thể trong ṿng nhiều năm. Điều này được gọi là suy gan măn tính.
Suy gan măn tính cũng có thể gây ra bởi sự suy dinh dưỡng . Hiếm khi hơn, suy gan có thể xảy ra thật bất ngờ, như trong ṿng ít nhất là 48 giờ. T́nh huống này được gọi là suy gan cấp tính và thường là một phản ứng đối với ngộ độc hoặc sử dụng thuốc quá liều
Bệnh Xơ Gan, Ung Thư Gan, và Suy Gan là những t́nh trạng nghiêm trọng mà có thể đe dọa tính mạng của bạn . Một khi bạn đến những giai đoạn này của bệnh gan, sự lựa chọn điều trị cho bạn có thể rất ư là giới hạn / rất ư bị hạn chế
Đó là lư do tại sao điều quan trọng là phát hiện bệnh gan mới khởi phát, ở trong giai đoạn viêm và xơ hóa. Nếu bạn được điều trị thành công ở các giai đoạn này, lágan của bạn có thể có một cơ hội để tự chữa bệnh và phục hồi.
Hăy báo cho bác sĩ của bạn về bệnh gan . T́m ra nếu bạn đang ở mức nguy hiểm hoặc nếu bạn nên trải qua những xét nghiệm nào đó hoặc tiêm chủng ngừa
CÁC LOẠI BỆNH PHỔI
(Types of Lung Disease)
Lynn Ly Biên Soạn tóm lược dựa theo thông tin Đại Học Y OHIO-Hoa Kỳ
Một số bệnh phổi gây ra vấn đề về thở không khí ra khỏi phổi được gọi là thở ra. "Thở ra" mà có vấn đề th́ được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn (obstructive lung diseases). Đối với các loại bệnh phổi này, phổi trở nên lớn dần theo thời gian v́ không khí tồn đọng lại trong phổi. Những bệnh phổi trong nhóm này bao gồm:
•Bệnh phổi tắc nghẽn măn tính COPD (COPD-chroni obstructive pulmonary disease)
•Khí phế thũng (Emphysema)
•Viêm phế quản (Bronchitis)
•Giăn phế quản (Bronchiectasis)
•Xơ hóa nang = bệnh nhầy nhớt (Cystic Fibrosis = mucoviscidosis)
Lynn chú thích: Cystic Fibrosis là một căn bệnh di truyền của các tuyến ngoại tiết, thường phát triển trong thời thơ ấu và ảnh hưởng chủ yếu là tuyến tụy, hệ thống hô hấp, và tuyến mồ hôi. Căn bệnh có đặc trưng là việc sản xuất chất nhầy nhớt bất thường do các tuyến bị ảnh hưởng, điều này thường dẫn đến căn bệnh nhiễm trùng hô hấp măn tính và suy giảm chức năng tuyến tụy. Cystic Fibrosis cũng được gọi là mucoviscidosis.
•Hen suyễn (Asthma)
Các loại bệnh phổi khác th́ do hạn chế khả năng phổi giăn nở khi không khí được hít mang vào phổi. "Hít vào" mà có vấn đề th́ gọi là bệnh phổi hạn chế (restrictive lung diseases). Đối với các loại bệnh phổi này, phổi trở nên nhỏ dần theo thời gian . Những bệnh phổi trong nhóm này bao gồm:
• Xơ hóa phổi (Pulmonary fibrosis)
• Bệnh sarcoid (Sarcoidosis)
• Xơ cứng b́ (Scleroderma)
• Bệnh phổi do asbestos (Asbestosis)
• Bụi phổi silic , bệnh nhiễm silic ( Silicosis)
• Viêm khớp dạng thấp và Lupus (Rheumatoid Arthritis and Lupus)
Để biết bệnh nhân mắc phải loại bệnh phổi nào, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra hơi thở, chụp x-quang hay CT scan.
Hăy kiểm tra các bệnh phổi liệt kê trong trong danh sách trên. Nếu bạn không chắc chắn, hăy hỏi bác sĩ hay nhân viên phục hồi chức năng phổi để được trợ giúp.
BỘ PHẬN NÀO CỦA LÁ PHỔI BẠN ĐANG HOẠT ĐỘNG KHÔNG TỐT ?(WHAT PART OF YOUR LUNGS IS NOT WORKING RIGHT?)
Những căn bệnh về ống dẫn khí, đường hô hấp(Airway Diseases)
Một số căn bệnh về phổi ảnh hưởng đến đường hô hấp. Các đường hô hấp thường mở ra và không khí có thể đi xuyên qua chúng một cách dễ dàng. Khi đường dẫn khí bị hẹp lại hoặc chỉ mở ra ít ít v́ do bắp cơ thắt chặt (muscle tightening) hoặc chất nhầy tích tụ (mucus build up), khiến cho ít ít không khí có thể đi qua. Việc trao đổi dưỡng khí oxygen và thán khí carbon dioxide không xảy ra khi ḍng luân lưu của không khí suy giảm.
•Đối với bệnh hen suyễn (ashma), đường hô hấp có thể thắt chặt để làm ống dẫn khi bị thu hẹp. Một số người lại có nhiều chất nhầy tích tụ nên có thể khiến cho đường hô hấp tiếp tục bị thu hẹp.
•Đối với viêm phế quản (bronchitis), sự sưng phù (phù nề = swelling) xảy ra trong đường hô hấp và khi có nhiều chất nhầy tích lũy th́ càng kiến cho đường hô hấp bị hẹp hơn.
•Đối với bệnh giăn phế quản (bronchiectasis ) hoặc bệnh Xơ hóa nang /bệnh nhầy nhớt (Cystic Fibrosis = mucoviscidosis), chất nhầy tích tụ làm thu hẹp đường hô hấp / ống dẫn khí.
Những túi khí hoặc phế nang lành mạnh th́ rất đàn hồi (elastic) và chúng có thể để giăn dài và trở lại kích thước b́nh thường. Đối với khí phế thũng (Emphysema), các túi khí bị phá hủy hoặc bị mất khả năng căng giăn. Không khí bị kẹt lại bên trong các túi khí khiến cho dưỡng khi oxygen ít đi vào máu .
Căn bệnh phổi này th́ thường do kết hợp một số bệnh phổi, chẳng hạn như:
• Khí phế thũng(Emphysema)
• Viêm phế quản(Bronchitis)
• Hen suyễn(Asthma)
Ở căn bệnh này, đường hô hấp (đường dẫn khí) và các túi khí (air sac) có vấn đề khiến làm giảm sự trao dổi dưỡng khi oxygen và thán khi carbon dioxide.
Bệnh Mô Liên Kết (Connective Tissue Diseases)
Trong một số bệnh phổi, các lớp ở giữa các túi khí và các mạch máu mà lớp này được gọi là mô liên kết(connective tissue) bị sưng phồng lên hoặc bị những vết sẹo/thẹo. Điều này có thể làm suy giảm khả năng giăn nở của phổi . Điều này làm suy giảm trao đổi dưỡng khí oxygen từ phổi vào máu. Điều này có thể xảy ra đối với những căn bệnh như sau:
• Bệnh sarcoid (Sarcoidosis)
H́nh Ảnh Các Loại Bệnh về Mắt : Cách Nhận Ra Những T́nh Trạng Phổ Biến về Mắt
(Eye Diseases Pictures Slideshow: Recognize These Common Eye Conditions)
Lynn Ly Phỏng Dịch từ Trang Web MedicineNet.com ( ww.medicinenet.com/eye_diseases_picture s_slideshow/article.htm ) [/b]
Nhiều người Mỹ bỏ quên những dấu hiệu biểu hiện về những bệnh mắt và Tŕnh Trạng Mắt
UserPostedImage
H̀nh ảnh cặp mắt ở tŕnh trạng khỏe mạnh - the picture of MedicineNet.com
Một cuộc khảo sát gần đây ở 1,000 người lớn cho thấy rằng gần phân nửa - 47% - lo ngại nhiều về việc mất thị giác hơn là mất trí nhớ và khả năng đi đứng hay thính giác . Tuy nhiên gần 30% cho biết rằng họ không được kiểm tra khám mắt . Nhiều người Mỹ không biết quan tâm về những dấu hiệu cảnh báo của các bệnh về mắt và các t́nh trạng mà có thể gây ra tổn hại và mù ḷa nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Chúng ta hăy xem xét một số các bệnh về mắt phổ biến nhất và những t́nh trạng
GIẢI PHẪU HỌC VỀ MẮT (ANATOMY OF THE EYE)
UserPostedImage
Giải Phẫu học về Mắt -The picture of MedicineNet.com
Mắt được tạo thành từ nhiều thành phần. Khi bạn tiến hành theo dơi từng h́nh ảnh theo thứ tự, bạn có thể sử dụng những h́nh minh hoạ để tham khảo cấu trúc chính yếu cũng như giải phẫu học về mắt.
•Giác mạc (Cornea): Cánh cửa sổ trong suốt nằm ở phía trước của mắt mà ánh sáng truyền qua và hội tụ vào trong mắt.
(Lynn phụ chú: Giác mạc là một mảnh mô trong suốt nằm phía trước tṛng đen c̣n gọi là con ngươi)
•Mống mắt / Tṛng đen (Iris): Phần có mầu của mắt mà giúp điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt
•Con ngươi / Đồng tử (Pupil): Lỗ mở (aperture) tối trong mống mắt /tṛng đen mà xác định số lượng ánh sáng được cho phép vào trong mắt
•Thủy Tinh Thể / Thấu kính (Lens): Cấu trúc trong suốt bên trong mắt nơi hội tụ những tia ánh lên trên vơng mạc
•Vơng mạc (Retina): Màng mỏng dây thần kinh lót mặt trong thành nhăn cầu giúp ta cảm nhận ánh sáng, và tạo ra những xung điện (electrical impulses) mà di chuyển xuyên qua dây thần kinh thị giác đi tới năo.
• Hoàng Điểm / Điểm vàng (Macula): Vùng nhỏ trung tâm trong vơng mạc mà chứa đựng các tế bảo đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng và cho phép chúng ta nh́n thấy những chi tiết một cách rơ ràng
•Dây thần kinh thị giác (Optic nerve): Thần kinh kết nối mắt tới năo và mang những xung điện được h́nh thành bởi vơng mạc (retina) tới vỏ năo thị giác (visual cortex) của năo bộ.
•Pha Lê Thể / Dịch Kính (Vitreous): chất dung dịch có dạng keo trong suốt mà nằm ở trong nhăn cầu .
(Lynn phụ chú: Pha Lê Thể / Dịch Kính là một khối dung dịch lỏng trong suốt, nằm ở ngay sau đồng tử / con ngươi và trước vơng mạc. Pha Lê Thể / Dịch Kính có khả năng điều tiết và hội tụ các tia sáng lên vơng mạc giúp chúng ta nh́n rơ ràng.)
BỆNH GLÔCÔM / BỆNH TĂNG NHĂN ÁP / BỆNH CƯỜM NƯỚC (GLAUCOMA)
UserPostedImage
Bệnh Glôcôm / Bệnh Tăng Nhăn Áp / Cườm Nước - The picture of MedicineNet.com
Bệnh Glôcôm / Bệnh Tăng Nhăn Áp / Cườm Nước (Kẻ trộm tầm nh́n thị giác = the sneak thief of sight) dùng để chỉ các bệnh mắt nhất định có ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác và gây ra sự mất thị giác . Căn bệnh thường tạo áp lực cao trong mắt (nhăn áp cao), gọi là áp suất trong mắt (intraocular pressure = IOP) và thông thường có thể được phân loại là 1 trong 2 loại bệnh tăng nhăn áp như bệnh tăng nhăn áp góc mở (open-angle glaucoma) (là tŕnh trạng măn tính do thời gian kéo dài) hoặc bệnh tăng nhăn áp góc đóng (close-angle glaucoma) (angle closure = sự đóng góc), mà xảy ra đột ngột . Những người cao tuổi, người Mỹ gốc Phi, và những người có lịch sử gia đ́nh về bệnh này có nguy cơ mắc bệnh cao nhất . Không có các triệu chứng trong những giai đoạn đầu và vào khoảng thời gian mà bệnh nhân lưu ư nhận ra thị lực thay đổi, sự mất thị giác do bởi bệnh Bệnh Glôcôm / Bệnh Tăng Nhăn Áp /Cườm Nước chỉ có thể được chận đứng lại, chứ không thể làm đảo ngược cho tốt lại . Bệnh Glôcôm / Bệnh Tăng Nhăn Áp /Cườm Nước thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, mặc dù laser và phẫu thuật cũng có thể được sử dụng. Hầu hết các trường hợp có thể được kiểm soát tốt với các phương pháp trị liệu, do đó ngăn ngừa được sự mất mát thêm nữa về tầm nh́n. Chẩn đoán sớm và điều trị là ch́a khóa để giữ ǵn tầm nh́n thị lực ở những người bị bệnh Glôcôm / Bệnh Tăng Nhăn Áp / Bệnh cườm Nước
Lynn Ly phụ chú: Lynn theo cách gọi tên bệnh Glôcôm là bệnh Cườm Nước của bác sĩ nhăn khoa Nguyễn Cường Nam . Lynn sẽ bổ xung bài viết của Bác Sĩ Nhăn Khoa Nguyễn Cường Nam sau
BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ (CATARACTS)
UserPostedImage
Bệnh Đục Thủy Tinh Thể - The picture of MedicineNet.com
Bệnh Đục Thủy Tinh Thể (Cataracts) là một t́nh trạng không đau đớn mà nơi Thủy Tinh Thể / thấu kính trong suốt của mắt có kích thước cỡ viên thuốc aspirin b́nh thường bắt đầu trở nên như có đám mây trong đó. Kết quả rất giống vết dầu mỡ hoen ố trên thấu kính của máy chụp h́nh khiến suy giảm thị lực b́nh thường (normal vision). Nguyên nhân của đục thủy tinh thể bao gồm thuốc do cortisone, chấn thương, tiểu đường, và lăo hóa (aging). Trong thực tế, đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nếu người có tuổi thọ dài . Chuẩn đoán có thể được được thực hiện khi một bác sĩ kiểm tra mắt với một công cụ khám mắt . Các triệu chứng của đục thủy tinh sớm có thể được cải thiện bằng các loại kính mới, làm tia sáng chiếu sáng hơn, kính râm chống ánh sáng chói ḷa, hoặc loại thấu kính phóng ảnh lớn (kính lúp = magnifying lenses). Nếu những biện pháp này không giúp đỡ được, phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị mờ như có mây và thay thế nó bằng một thủy tinh thể nhân tạo là điều trị duy nhất có hiệu quả. Việc loại bỏ chỉ cần thiết khi sự mất mát thị lực ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, chẳng hạn như lái xe, đọc sách, hoặc xem TV. Bạn và bác sĩ nhăn khoa của bạn có thể thảo luận về phẫu thuật và một khi bạn hiểu rơ những lợi ích cũng như những nguy cơ, bạn có thể khẳng định là nên phẫu thuật điều trị bệnh đục thủy tinh thể là phù hợp cho bạn hay không . Trong hầu hết các trường hợp, việc đ́nh trệ phẫu thuật điều trị bệnh đục thủy tinh thể sẽ không gây tổn hại lâu dài cho mắt của bạn hoặc làm phẫu thuật trở nên khó khăn .
BỆNH THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM DO TUỔI TÁC (AGE-RELATED MACULAR DEGENERATION (AMD) )
UserPostedImage
Bệnh Thoái hóa Hoàng Điểm do Tuổi Tác - The picture of MedicineNet.com
Thoái hóa Hoàng Điểm do Tuổi Tác là một bệnh về mắt thường khởi phát sau 60 tuổi mà dần dần phá hủy hoàng điểm , phần trung tâm của vơng mạc, làm suy yếu trung tâm thị lực . Căn bệnh ít khi gây mù ḷa bởi v́ chỉ có trung tâm của thị lực / tầm nh́n bị ảnh hưởng. Có hai loại thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác - loại ướt và loại khô - không có loại nào của bệnh này gây đau đớn cả . Ở loại thoái hóa hoàng điểm ướt do tuổi tác (Wet AMD) , các mạch máu bất thường ở phía sau vơng mạc bắt dầu lớn dần lên ở bên dưới hoàng điểm và ṛ rỉ máu cùng chất dịch gây nên sự mất mát tầm nh́n trung ương mà sự suy giảm thị lực có thể xảy ra nhanh chóng . Việc điều trị bao gồm phẫu thuật laser, liệu pháp Photodynamic, và tiêm thuốc vào mắt. Không ai trong trường hợp này sẽ được chữa khỏi bệnh và sự mất mát về tầm nh́n vẫn c̣n có thể tiếp tục tiến triển . Ở loại thoái hóa hoàng điểm khô do tuổi tác (Dry AMD) , những tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở trong hoàng điểm từ từ bị phân hủy gây nên tầm nh́n trung ương bị thu hẹp theo theo gian . Giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa hoàng điểm khô do tuổi tác (Dry AMD) có thể được điều trị bằng các chất chống oxy hóa và kẽm với công thức ở liều lượng cao, việc này có thể tŕ hoăn và có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa hoàng điểm khô phát triển đến các giai đoạn nặng hơn . Một khi đă ở giai đoạn cuối / giai đoạn trầm trọng, th́ không có h́nh thức điều trị nào có thể khôi phục sự mất mát về thị lực
BỆNH BONG VƠNG MẠC (RETINAL DETACHMENT)
UserPostedImage
Bệnh Bong Vơng Mạc (Retinal Detachment) - The picture of MedicineNet.com
Bệnh Bong Vơng Mạc là một sự tách rời vơng mạc từ phần nó gắn kết đến những mô nằm bên dưới nó ở trong mắt . Đa số bệnh bong vơng mạc là kết quả do vơng mạc bị vỡ, bị lủng lỗ , hoặc bị rách . Mội khi vơng mạc bị rách , chất lỏng từ chất dịch kính ( vitreous gel = chất keo trong veo mà phủ hết phần trong của nhăn cầu) đi qua vết rách và tích tụ phía sau vơng mạc. Sự tích tụ gia tăng của chất dịch lỏng bên dưới vơng mạc là nguyên nhân làm tách vơng mạc ra khỏi mặt sau của mắt . Những tia chớp / lóe sáng và những đóm sáng di chuyển có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh bong vơng mạc hoặc triệu chứng ban đầu của vơng mạc bị rách mà dẫn đến sự tự tách rời . Bệnh Bong Vơng Mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất xảy ra ở người lớn trẻ (25-50 tuổi), người bị cận thị nặng và ở người lớn tuổi sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Phẫu thuật trị liệu cho bệnh bong vơng mạc thường thành công trong việc gắn lại vơng mạc, mặc dù tiến tŕnh phẫu thuật có thể cần thiết phải làm nhiều lần. Một khi vơng mạc được gắn dính lại, tầm nh́n thường được cải thiện và sau đó ổn định.
BỆNH VIÊM KẾT MẠC VI KHUẨN CẤP TÍNH TRUYỀN NHIỄM ( BACTERIAL CONJUNCTIVITIS (PINK EYE) )
UserPostedImage
Bệnh Viêm Kết Mạc Vi Khuẩn Cấp Tính Truyền Nhiễm ( Bacterial Conjunctivitis (Pink Eye) )
The picture of MedicineNet.com
Viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm (Pink Eye), hay bệnh viêm kết mạc (conjunctivitis), thường bị đỏ và viêm màng niêm mạc (conjuctiva), màng niêm mạc là màng bao trùm tṛng trắng của mắt và những màng nằm trên phần bên trong của mi mắt. Thuật ngữ "Pink Eye = đau mắt đỏ" được sử dụng phổ biến nhất để chỉ loại bệnh truyền nhiễm do virus hay vi khuẩn của bệnh viêm kết mạc truyền nhiễm (conjunctivitis), tuy nhiên cũng có thể là kết quả từ phản ứng do dị ứng hay những chất kích thích hóa học như sự ô nhiễm không khí, khói hay khí độc hại . Các h́nh thức lây nhiễm này rất phổ biến ở trẻ em và rất dễ lây lan . Trẻ em và người lớn mà bị viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm phát triển cần nên gặp bác sĩ để xác định xem việc điều trị kháng sinh là cần thiết hay không . Phần lớn các trường hợp lây nhiễm là do virus và sẽ không có phản ứng với thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, chất gèn / gỉ mắt th́ trong veo và như nước và là triệu chứng của bệnh cảm. Sự lây nhiễm do virus th́ kéo dài từ 7 đến 10 ngày . Bệnh viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm do vi khuẩn (Bacterial pink eye) thường cho kết quả là có 1 lượng lớn chất gèn / gỉ mắt mầu xanh xanh vàng vàng . Chất gèn này có thể tích lũy vào ban đêm và khiến cho việc mở mắt trở nên khó khăn vào buổi sáng . Bệnh viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm do vi khuẩn (Bacterial pink eye) thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày và đ̣i hỏi phải nhỏ thuốc kháng sinh để trợ giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn gây lây nhiễm . Sử dụng khăn ấm ấm để lau chùi vùng mắt cũng có hiệu quả loại bỏ chất gèn / gỉ mắt . Để làm giảm cơ hội lây lan truyền nhiễm căn bệnh viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm / bệnh mắt đỏ , những người bị ảnh hưởng nên tránh lấy tay đụng chạm vào vùng mắt và nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi nhỏ thuốc vào mắt . Dùng chung khăn lau, bông vải lau, mỹ phẩm hoặc thuốc nhỏ mắt cũng có thể lây bệnh .
UserPostedImage
Bệnh viêm màng mạch nho / viêm màng bồ đào (Uveitis) -
The picture of MedicineNet.com
Bệnh viêm màng mạch nho / viêm màng bồ đào (Uveitis) (được phát âm là you-vee-EYE-tis ) bao gồm tất cả các quá tŕnh viêm nhiễm của những lớp màng chính giữa của mắt, cũng được gọi là vùng bồ đào hay màng bồ đào / bồ đào mạc (uvea) . Màng bồ đào / bồ đào mạc rất quan trọng v́ có nhiều tĩnh mạch và động mạch chuyên chở máu đến các bộ phận của mắt mà những bộ phận này rất quan trọng cho thị giác . Các triệu chứng của bệnh viêm màng bồ đào có thể bao gồm mắt bị đỏ và ngứa ngáy, mờ mắt, mắt đau nhức, độ nhạy cảm với ánh sáng tăng (dễ bị chói mắt), và thấy các đốm sáng bay bay (như đom đóm bay bay = floating spots). Những nguyên nhân chính bao gồm lây nhiễm do 1 loại virus, nấm, vi khuẩn hoặc kư sinh (parasite), 1 loại bệnh viêm mà đang ảnh hưởng trên các bộ phận khác của cơ thể, hoặc bị chấn thương ở mắt . Bởi v́ bệnh viêm màng bồ đào là nghiêm trọng, việc điều trị cần phải bắt đầu ngay lập tức . Đối với bệnh viêm màng bồ đào mà nguyên nhân không gây ra do nhiễm trùng, bác sĩ nhăn khoa (ophthalmologist ) của bạn có thể khai thuốc nhỏ mắt chứa chất steroid để làm giảm sưng và thuốc để giảm đau. Thuốc kháng sinh cần được sử dụng ở bệnh nhân bị bệnh viêm màng bồ đào do truyền nhiễm . Kính đeo có mầu tối (kính râm) sẽ trợ giúp cho cảm giác bị chói mắt (light sensitivity = sự nhạy cảm về ánh sáng ).
BỆNH MẮT BỊ DỊ ỨNG (EYE ALLERGIES)
UserPostedImage
Bệnh Mắt bị dị ứng (Eye Allergies) -
The picture of MedicineNet.com
Những triệu chứng mắt bị dị ứng khốc liệt có thể là rất khó chịu và là nguyên nhân phổ biến cho việc đi thăm khám tại các chuyên gia về bệnh dị ứng hoặc bác sĩ nhăn khoa . Thỉnh thoảng, những dị ứng về mắt khốc liệt gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa đến thị lực . Bệnh mắt dị ứng thường liên quan đến những t́nh trạng bị dị ứng khác, bệnh sốt đặc tính mùa hè (particularly hay fever) = bệnh viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis) và viêm da (atopic eczema = dermiatitis) . Thuốc và mỹ phẩm cũng có thể đóng một vai tṛ quan trọng trong gây dị ứng mắt. Hầu hết những người bị dị ứng mắt tự chữa trị và làm như vậy cũng khá hiệu quả đối với các sản phẩm OTC như thuốc nhỏ mắt cũng như các thuốc kháng histamin (antihistamines) và những tác nhân làm tản máu (decongestants). Nếu những biện pháp trị liệu này không hiệu quả hoặc nếu mắt bị đau nhức , bị đỏ cùng cực, hoặc chảy nhiều gèn /nhiều gỉ mắt , bạn nên đi khám bệnh .
BỆNH MẮT NỔI MỤN LẸO ( STY (STYE) )
UserPostedImage
Bệnh Mắt Nổi Mụn Lẹo ( Sty (Stye) ) -
The picture of MedicineNet.com
Bệnh Mắt nổi mụn lẹo (Sty đôi khi c̣n viết là Stye) là 1 cục u nho nhỏ, mầu đỏ , cứng cứng và đau nhức nằm ngay tại chân lông mi hoặc bên trong mí mắt . Mắt nổi mụn lẹo là do một sự nhiễm trùng cấp tính của tuyến dầu của mí mắt mà xảy ra sau khi các tuyến này bị bế tắc . Một mụn lẹo cũng có thể phát sinh từ một nang lông tóc bị nhiễm trùng tại chân lông mi . Triệu chứng phổ thông là đỏ, cứng và đau nhức tại vùng bị ảnh hưởng . Mắt có thể có cảm giác ngứa ngáy hoặc bị "ngứa ngáy như cào cấu" . Triệu chứng sau đó có thể bao gồm sưng tấy , không thoải mái khi chớp mắt, chảy nước mắt , và bị nhạy cảm với ánh sáng / bị chói măt . Một dấu hiệu phổ biến của 1 mụn lẹo là có 1 điểm nho nhỏ màu vàng ở chính giữa cục mụn mà phát triển lan rộng thành mủ trong khu vực . Những người ở mọi lứa tuổi và cả hai giới tính đều có thể bị mụn lẹo . Việc áp dụng dùng vật trườm nóng hoặc khăn lau nóng vào khu vực bị ảnh hưởng khoảng 10 phút, 4 đến 6 lần trong 1 ngày, có thể tăng tốc độ làm vỡ mụn lẹo và trợ giúp giảm những triệu chứng . Một mụn lẹo không nên nặn ra hay bóp cho thoát chất dịch . Nếu một mụn leo tồn lại trong nhiều ngay, bác sĩ có thể rạch 1 đường trên vùng bị viêm nhiễm để làm thoát chất dịch mủ kết hợp sự gây tê khu vực .
Lynn phụ chú: Từ kinh nghiệm thực tế của 1 bác sĩ nhăn khoa , ông chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh mắt nổi mụn lẹo là trườm lạnh (trườm nước đá) thay v́ trườm nóng th́ hiệu quả trị liệu nhanh hơn !!! ( Theo trang web Clinical Advices - 1 website chuyên ngành )
BỆNH GIÁC MẠC H̀NH CHÓP / H̀NH NÓN (KERATOCONUS)
UserPostedImage
Bệnh Giác Mạc H́nh Chóp / H́nh Nón (Keratoconus) -
The picture of MedicineNet.com
Chúng ta nh́n xuyên qua giác mạc (cornea), giác mạc là bộ phận chính giữa, trong suốt nằm ở bề mặt phía trước của mắt / nhăn cầu . Thông thường, giác mạc có một h́nh dạng tṛn, như một quả bóng bàn (ping-pong ball) . Tuy nhiên, thỉnh thoảng th́ cấu trúc của giác mạc không đủ mạnh dể giữ h́nh dạng tṛn này . Áp lực b́nh thường trong mắt làm cho giác mạc phồng ra ngoài giống như một h́nh nón, gây ra sự méo mó h́nh ảnh khi nh́n (distorted vision). T́nh trạng này được gọi là Bệnh Giác Mạc H́nh Chóp / H́nh Nón (Keratoconus). Nguyên nhân thông thường của Bệnh Giác Mạc H́nh Chóp / H́nh Nón (Keratoconus) chưa được biết rơ . Các bệnh thường thường không gây ra mù ḷa . Tuy nhiên, những thay đổi về giác mạc sẽ làm nó không thể khiến cho mắt điều chỉnh tiêu điểm tốt ngay cả khi đeo kính hay kính áp tṛng loại mềm mại (soft contact lens). Kính áp tṛng loại cứng (rigid contact lenses) hoặc việc cấy ghép giác mạc có thể cần thiết để cung cấp tầm nh́n tốt .
BỆNH VIÊM MÍ MẮT (BLEPHARITIS)
UserPostedImage
Bệnh Viêm Mí Mắt (Blepharitis) -
The picture of MedicineNet.com
Bệnh Viêm Mí Mắt / bệnh toét mắt (Blepharitis) là 1 sự viêm mí mắt và xuất hiện ở 2 dạng, phía trước (phía bên ngoài mí mắt) và phía sau (bên trong mí mắt) . Cả hai loại viêm mí mắt này đều có thể gây ra sự nóng rát hay cảm giác cơ thể có dị vật, toét rách ra, ngứa ngáy, chói mắt , mí mắt bị đỏ sưng , mắt bị đỏ, mờ mắt , nước mắt có bọt (frothy tear), mắt khô, có vẩy li ti tại chân lông mi (flaking at the base of the lashes), hoặc có những chất gỉ (gèn) tại lông mi sau khi tỉnh giấc ngủ . Những nguyên nhân phổ biến về bệnh viêm mí mắt bờ mi phía ngoài là do vi khuẩn (Vi khuẩn tụ cầu = Staphylococcus) và gầu da dầu (scalp dandruff), trong khi đó những loại viêm mi mắt phía bên trong mí mắt th́ gây ra bởi những vấn đề về các tuyến chất nhờn / tuyến dầu trong mí mắt . Việc điều trị cho cả 2 loại bệnh viêm mí mắt này bao gồm việc giữ ǵn mí mắt sạch sẽ và không để mí mắt dính bụi bặm chất gỉ . Những miếng gạc âm ấm / dụng cụ trườm nóng âm ấm (warm compresses) nên được áp dụng để làm lỏng lớp gỉ gèn cứng , tiếp theo sau là chà chà nhẹ nhẹ bằng que g̣n có thấm hợp chất nước chộn với xà bông trẻ sơ sinh . Bởi v́ bệnh viêm mí mắt hiếm khi khỏi hẳn, hầu hết các bệnh nhân phải duy tŕ thói quen vệ sinh về mắt suốt đời . Nếu bệnh viêm mí mắt nghiêm trọng, bác sĩ nhăn khoa cũng có thể khai toa thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt có chất steroid.
BỆNH LOÉT GIÁC MẠC (CORNEAL ULCER)
UserPostedImage
Bệnh Loét Giác Mạc (Corneal Ulcer) -
The picture of MedicineNet.com
Hầu hết các bệnh Loét Giác Mạc bị gây nên bởi sự nhiễm trùng và có thể là do vi khuẩn (do vi khuẩn th́ phổ biến ở những người đeo kính áp tṛng (contact lenses)), virus herpes simplex và virus varicella, hoặc nấm (do sự chăm sóc kính áp trong không đúng cách hoặc dùng thuốc nhỏ mắt quá hạn mà có chứa chất steroids). Những triệu chứng bao gồm là mắt đỏ, đau nhức, cảm giác giống như có vật ǵ ở trong mắt, chảy nước mắt, chảy mủ / chất gèn / chất gỉ mắt đặc, mờ mắt / nh́n không rơ, đau nhức khi thấy ánh sáng, mí mắt bị sưng, hoặc có 1 điểm trắng hay xám tṛn tṛn trên giác mạc . Việc tự điều trị bao gồm việc tháo bỏ kính áp tṛng, sử dụng dụng cụ trườm lạnh vào mắt bị ảnh hưởng, rửa tay thường xuyên và dùng thuốc trị đau OTC như Tylenol hoặc Motrin . Bất kỳ ai mà bị bệnh Loét Giác Mạc cần nên được thăm khám ngay lập tức bởi bác sĩ nhăn khoa , bác sĩ sẽ làm thử nghiệm và rất có thể khai toa thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ mắt khác . Nếu vết loét tồn tại và trở nên nặng hơn, một tiến tŕnh phẫu thuật cấy ghép giác mạc có thể được thực hiện .
BỆNH VƠNG MẠC TIỂU ĐƯỜNG (DIABETIC RETINOPATHY)
UserPostedImage
Bệnh Vơng Mạc Tiểu Đường (Diabetic retinopathy), một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến các mạch máu ở vơng mạc (lớp màng mỏng nhạy cảm với ánh sáng bao phủ phần sau của mắt). Bệnh Vơng Mạc Tiểu Đường là do vơng mạc không tiếp nhận đủ dưỡng khí oxy . Nếu không trị liệu, căn bệnh này có thể dẫn đến mù ḷa . Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sự mù ḷa thường được ngăn chặn. Bệnh này có 2 loại: bệnh vơng mạc không tăng sinh (nonproliferative retinopathy) và bệnh vơng mạc tăng sinh (proliferative retinopathy) . Bệnh vơng mạc không tăng sinh (nonproliferative retinopathy) là loại ít khốc liệt hơn trong đó có thể có sự chảy máu (hemorrhages = bleeding) trong vơng mạc và sự ṛ rỉ máu hoặc huyết thanh (serum) gây ra sự ẩm ướt vơng mạc (a wet retina) . Rồi th́ như vậy hệ quả tầm nh́n có thể bị thu hẹp lại . Bệnh vơng mạc tăng sinh (proliferative retinopathy) là loại khốc liệt hơn của bệnh vơng mạc tiểu đường (Diabetic retinopathy). Những ống mạch mới mà dễ vỡ dị thường phát triển trên bề mặt của vơng mạc và có thể phát triển lớn lên về phía trung tâm của mắt . Những ống mạch này thường xuyên chảy máu vào trong dịch kính / pha lê thể (vitreous = pha lê thể là lớp dịch keo trong suốt tại trung tâm của nhăn cầu). Những đợt chảy máu như vậy gây ra những vấn đề thị giác nghiêm trọng . Việc điều trị là phẫu thuật laser hoặc phẫu thuật trên pha lê thể / dịch kính (vitreous) . Những kỹ thuật này có thể làm chậm tiến tŕnh của căn bệnh vơng mạc tiểu đường và đôi khi sẽ đảo ngược sự mất mát thị giác (ư nói là có thể khôi phục thị giác). Tuy nhiên những tổn hại trong thực hiện có thể là vĩnh viễn . Bệnh Vơng Mạc Tiểu Đường có thể được ngăn ngừa bằng sự sửa đổi lối sống, bao gồm việc giảm cân / giảm trọng lượng cơ thể, thay đổi chế độ dinh dưỡng, và thể dục . Thêm vào đó, việc kiểm soát kỹ càng lượng đường huyết làm giảm tỉ lệ và tiến triển của bệnh vơng mạc tiểu đượng
BỆNH MẮT LÉ (MẮT LÉ TRONG = HAI MẮT DI CHUYỂN HƯỚNG VÀO NHAU) (STRABISMUS (CROSSED EYES) )
UserPostedImage
Bệnh Mắt Lé ( Lé Trong = Hai mắt di chuyển hướng vào nhau) (Strabismus (crossed eyes) ) -
The picture of MedicineNet.com
Bệnh mắt lé (Strabismus) , cũng được biết là bệnh mắt lé trong (hai mắt đâu vào nhau / hướng vào nhau ) (Crossed eyes), là một t́nh trạng hai mắt không thể nh́n về 1 vật cùng phương hướng như nhau . Một trong hai mắt có thể nh́n vào trong hay ra ngoài hoặc chuyển hướng lên trên hoặc xuống dưới (gọi là lé trong, lé ngoài , lé trên , lé dưới) . Sự nguy hiểm về bệnh mắt lé là năo bộ có thể tin cậy vào một mắt này hơn mắt kia và con mắt ít được năo bộ sử dụng sẽ không phát triển đúng cách, dẫn đến mù con mắt này . Cách điều trị cổ điển cho mắt lé nhẹ đến lé vừa phải là thường xuyên dùng 1 mảng che mắt (eyepatch) để bịt con mắt khỏe , việc làm này thúc đẩy con mắt yếu hơn phải làm việc tốt lên để theo kịp con mắt khỏe . Mắt lé nặng có thể cần đến phẫu thuật .
Chú Thích: Do Lynn tổng hợp các định nghĩa từ nhiều trang web vision problems , th́ tóm gọn như sau :
Strabismus là bệnh lé mắt (hay lác mắt), ... Nhưng mắt lé hay mắt lác có phân ra làm mấy loại theo chiều hướng lệch lạc của mắt như
• Lé trong (2 mắt hướng vào sống mũi , 2 mắt đâu vào nhau ) = crossed - eyes
• Lé ngoài (2 mắt hướng ra ngoài , về hướng thái dương) = Walleyes
• Lé trên (1 mắt có xu hướng nh́n lên trên, cao hơn so với mắt kia ) = hypertropia
• Lé dưới (1 mắt có xu hướng nh́n xuống dưới , thấp hơn so với mắt kia ) = hypotropia
Bệnh mắt lé Strabismus thường hay phát triển đến t́nh trạng 1 mắt không làm việc , hoặc làm việc rất ít th́ gọi là Amblyopia hay "lazy eye" (mắt làm biếng)
H́nh Ảnh Các Loại Bệnh về Mắt : Cách Nhận Ra Những T́nh Trạng Phổ Biến về Mắt
H́nh Ảnh Các Loại Bệnh về Mắt : Cách Nhận Ra Những T́nh Trạng Phổ Biến về Mắt
(Eye Diseases Pictures Slideshow: Recognize These Common Eye Conditions)
Lynn Ly Phỏng Dịch từ Trang Web MedicineNet.com
( ww.medicinenet.com/eye_diseases_picture s_slideshow/article.htm )
Tiếp theo ...
FLOATERS
UserPostedImage
Bệnh Ruồi Bay Trước Mắt (Eye Floaters) - The picture of MedicineNet.com
UserPostedImage
Bệnh Ruồi Bay Trước Mắt (Eye Floaters) -
The picture of Mayo Foundation for Medical Education and Research
UserPostedImage
H́nh ảnh mà người bị bệnh ruồi bay trước mắt nh́n thấy
-- h́nh của ww.eye-floaters.info
Bệnh Ruồi Bay Trước Mắt ("Eye floaters" ) là những chất lắng đọng hoặc chất cô đọng ở trong dịch keo pha lê thể của mắt . Người ta sử dụng thuật ngữ "eye floaters" (Bệnh Ruồi Bay Trước Mắt ) để mô tả sự nh́n thấy những đốm bay bay trong tầm nh́n khi họ nh́n xung quanh . Người mô tả Bệnh Ruồi Bay Trước Mắt ("Eye floaters") như những đốm, đường thẳng hay cong, những sợi dây, hoặc những giọt nước có dạng chữ "O" hoặc chữ "C". Vài người thấy đơn độc 1 vật thể trôi nổi di chuyển trong khi những người khác có thể nghĩ họ nh́n thấy hàng trăm . Những vật thể trôi nổiI (floaters) có thể hiện diện trong 1 hay cả hai mắt . Đa bệnh ruồi bay trước mắt ( "eye floaters" ) là do sự thay đổi về lăo hóa một cách b́nh thường bên trong mắt. Tuy nhiên , một người có các triệu chứng phát triển về bệnh ruồi bay trước mắt cần nền kiểm tra bởi bác sĩ nhăn khoa để chắc chắn rằng không có sự bất thường ǵ liên quan tới mắt mà đ̣i hỏi việc trị liệu . Hầu hết bệnh ruồi bay trước mắt (eye floaters) sẽ mờ dần theo thời gian và trở nên ít gây phiền nhiễu hoặc đáng chú ư . Thảo dược, vitamin, và sản phẩm có chứa iốt đă được quảng cáo là có hiệu quả trong việc giảm bệnh ruồi bay trước mắt (eye floaters). Tuy nhiên, không chất nào trong số này chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng.
BỆNH VIỄN THỊ (FARSIGHTEDNESS (HYPEROPIA))
UserPostedImage
Bệnh Viễn Thị (Farsightedness (hyperopia))-
The picture of MedicineNet.com
Khoảng 1 trong 4 người ở Mỹ bị bịnh viễn thị , trong t́nh trạng này người ta khó điều chỉnh tiêu điểm vào các vật thể ở gần . Sự xuất hiện về bệnh viễn thị gia tăng theo tuổi, tối thiểu là phân nửa số người ở lứa tuổi hơn 65 bị viễn thị ở mức độ nào đó . T́nh trạng này xuất hiện khi ánh sáng đi vào mắt tập chung phía sau vơng mạc (retina) thay v́ trực tiếp trên vơng mạc Một giác mạc (cornea) bằng phẳng bất thường hoặc nhăn cầu ngắn hẹp (short eyes) có thể gây ra ánh sánh tập chung theo kiểu này . Để điều chỉnh bệnh viễn thị bạn phải thay đổi cách thức các tia sáng uốn cong khi vào mắt của bạn . Kính đeo, kính áp tṛng, hoặc phẫu thuật khúc xạ (refractive surgery) đều có thể được sử dụng để điều chỉnh bệnh viễn thị
BỆNH CẬN THỊ (NEARSIGHTEDNESS (MYOPIA) )
UserPostedImage
Bệnh Cận Thị (Nearsightedness (Myopia) ) - The picture of MedicineNet.com
Bệnh Cận Thị (Nearsightedness (Myopia) ) ảnh hưởng đến 20% -30% dân số, nhưng sự rối loạn về mắt này dễ dàng điều chỉnh bằng kính mắt , kính áp tṛng hoặc phẫu thuật . Những người đă cận thị có khó khăn khi nh́n các vật thể ở xa, nhưng có thể thấy các vật thể ở gần một cách rơ ràng . Ở người bị cận thị , nhăn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, cho nên ánh sáng đi vào mắt không hội tụ 1 cách chính xác . Những tia sáng của h́nh ảnh hội tụ tại phía trước vơng mạc, phần nhạy cảm đối với ánh sáng của mắt, hơn là trực tiếp ở trên vơng mạc, gây ra mờ mắt (h́nh ảnh nh́n bị lờ mờ)
BỆNH LOẠN THỊ (ASTIGMATISM)
UserPostedImage
Bệnh Loạn Thị (Astigmatism) - The picture of MedicineNet.com
Bệnh Loạn Thị (Astigmatism) là một dạng phổ biến của sự khiếm thị , trong đó h́nh ảnh bị lờ mờ là do một bất thường trong độ cong của phần mặt phía trước của mắt , gọi là giác mạc (cornea) . Ở bệnh Loạn thị (astigmatism), độ cong của giác mạc có dạng giống trái banh h́nh thoi loại banh túc cầu của người Mỹ (an American football ) hoặc trái banh h́nh bầu dục (rugby fall) hơn là trái banh tṛn vo loại banh của thể thao bóng chày ( basketball.) Bệnh loạn thị xuất hiện hầu như gần hết tất cả mọi người ở mức độ nào đó . Bệnh loạn thị có thể do di truyền (hereditary) và thường được hiện diện từ khi mới sinh. Nó cũng là kết quả từ áp lực từ mí mắt lên trên giác mạc . Hầu như tất cả các mức độ loạn thị có thể được sửa chữa với kính đeo mắt hoặc kính áp tṛng mà có qui định phù hợp . Đối với một người chỉ bị loạn thị ở mức độ nhẹ, sự điều chỉnh thấu kính (len) có thể hoàn toàn không cần thiết , miễn sao các t́nh trạng khác như cận thị hoặc viễn thị không tồn tại. Một phương pháp để điều chỉnh bệnh loạn thị là thay đổi h́nh dạng của giác mạc thông qua phẫu thuật khúc xạ mắt bằng tia laser (refractive laser eye surgery)
BỆNH MÙ MẦU (COLOR BLINDNESS)
UserPostedImage
Bệnh Mù Mầu (Color Blindness) - The picture of MedicineNet.com
Khi chúng ta nh́n thấy những màu sắc khác biệt, chúng ta đang nhận thấy sự khác biệt trong ánh sáng mà đi vào mắt chúng ta . Đường lối chúng ta nh́n thấy những mầu sắc khác biệt là giống như đường lối chúng ta nghe sự khác biệt âm thanh như đang ở mức thấp hoặc cao . Những màu sắc của cầu vồng (rainbow) luôn xuất hiện trong theo thứ tự: đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, chàm và tím. Những mầu sắc khác biệt ở trong từng phần của cầu vồng liền quan đến độ dài bước sóng khác biệt của ánh sáng . Bệnh mù mầu là kết quả từ một sự vắng mặt hoặc sự trục trặc về những tế bào nhạy cảm về màu sắc nhất định ở trong vơng mạc . Vơng mạc là lớp màng thần kinh ở mặt sau của mắt mà hoán chuyển ánnh sáng thành tín hiệu thần kinh gởi đến năo bộ . Một người bị mù mầu có khó khăn nh́n mâu đỏ, màu xanh lá cây, mầu xanh dương, hoặc sự pha trộn giữa các màu sắc này . Hầu hết các vấn đề về sự nh́n thấy mầu sắc là được di truyền và hiển hiện ngay từ khi mới sinh . Các vấn đề khác về việc nh́n mầu sắc là do sự lăo hóa, bệnh tật, thương tích ở mắt (vấn đề thu thập mầu sắc khi nh́n), vấn đê dây thần kinh thị giác, hoặc bị phản ứng phụ của thuốc . Các xét nghiệm được dùng cho việc đo lường khả năng nhận diện mầu sắc khác biệt với các khám nghiệm phổ biến nhất là dùng tấm bảng pseudoisochromatic (c̣n gọi là thử nghiệm màu Ishihara). Sự phân loại về vấn đề mầu sắc mà bạn bị có thể thường được xác định bằng các mẫu mà bạn có thể thấy và không thấy ở các tấm bảng khác nhau khi khám nghiệm . Những vấn đề về nh́n mầu sắc do di truyền không thể được trị liệu hoặc được điều chỉnh . Một số vấn đề khác về nh́n mầu sắc có thể trị liệu tùy thuộc vào nguyên nhân .
Sức khỏe của mắt và việc chăm sóc mắt tốt là tối quan trọng đối với năng lực của thị giác . Hăy tích cực chủ động trong lĩnh vực sức khỏe mắt của bạn bằng cách đóng vai tṛ duy tŕ và bảo vệ thị giác của bạn, pḥng ngừa những rối loạn phổ thông về mắt, và điều trị sớm những vấn đề về mắt . Các chuyên gia về mắt, bao gồm ophthalmologists (bác sĩ chuyên về bệnh và phẫu thuật mắt) và optometrists (bác sĩ nhăn khoa thông thường), khuyên nhủ rằng mọi người có những triệu chứng hay dấu hiệu ǵ khác thường về mắt , về thị lực cần nên kiểm tra mắt . Ở những người mà không có triệu chứng, th́ lời khuyên là ai hơn 40 tuổi th́ cần kiểm tra mắt 2 năm 1 lần và những người qua 60 tuổI th́ mỗi năm kiểm tra mắt 1 lần
Lynn ly ( 21/01/2010 )
Edited by user Monday, July 7, 2014 12:17:15 PM(UTC) | Reason: Chỉnh font size
SIZE="5"][COLOR="Blue"]Các Loại Mắt Lé (Types of Strabismus)
Các Loại Mắt Lé (Types of Strabismus)
Lynn tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn Y Học
Lynn tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn Y Học trên web , đặc biệt từ bài viết của Dr. Jeffrey Cooper and RAchel Cooper (edition: 2001 -2009) Types of Strabismus and their Recommended Treatments" ( http://www.strabismus.org/types_treatments.html )(Các loại mắt lé và những trị liệu được đề nghị ) th́ liệt kê tóm tắc và có h́nh ảnh như sau :
Cross - Eyes = Mắt lé mà 2 mắt hướng vào sống mũi = lé trong
UserPostedImage
Walleyes = Mắt lé mà 2 mắt hướng ra = lé ngoài
UserPostedImage
Các loại lé 1 mắt :
•Esotropia = 1 mắt bị lé lệch hướng vào trong
•Exotropia = 1 mắt bị lé lệch hướng ra ngoài
•Hypertropia = 1 mắt bị lé lệch hướng lên trên so với mắt kia
•Hypotropia = 1 mắt bị lé lệch hướng xuống dưới so với mắt kia
UserPostedImage
Các t́nh trạng mắt liên quan đến mắt lé (Strabismus) :
•Amblyopia (Lazy Eye) = Một mắt không hoạt động hoặc hoạt động rất yếu có thể tiến tới t́nh trạng mù 1 mắt
•Anisometropia = Bệnh lệch thị lực
•Brown's Syndrome = Hội chứng mắt không thể di chuyển lên cao hoặc vào trong do 1 số cơ mắt bị tê liệt , Lynn tạm dịch là mắt bị đứng tṛng ... bị giới hạn nằm tại 1 vị trí hay di chuyển trong phạm vi rất hạn hẹp
•After Cataracts = Sau khi điều trị bệnh Đục Thủy Tinh Thể
•Convergence Insufficiency = Chứng suy kém khả năng hội tụ ánh sáng h́nh ảnh
•Double Vision = bệnh song thị , bệnh song ảnh, nh́n 1 ảnh mà thấy 2 bóng
•After Retinal Detachment = Sau khi điều trị bệnh bong giác mạc
•Esophoria = 1 mắt bị lé lệch hướng vào trong
•Exophoria =1 mắt bị lé lệch hướng vào trong
•Grave's Disease = Bệnh Grave c̣n gọi là hyperthyroidism (tăng năng tuyến giáp) là bệnh có thể dẫn đến sự nhô ra 1 hay hai mắt (bị lồi mắt), khô giác mạc (dry eye) tiến đến bong giác mạc (cornea exposure), chứng suy kém khả năng hội tụ ánh sáng h́nh ảnh (Convergence Insufficiency)
•Myasthenia Gravis = Bệnh mắt song thị (double vision) trở nên tồi tệ do nhược cơ mắt nghiêm trọng
•Orbital Fracture = Blow-Out Fracture = Bệnh gẫy vỡ xương bao quanh nhăn cầu mà xương này tạo ra quỹ đạo giữ nhăn cầu đứng đúng vị trí . Bệnh gây ra bởI bị chấn thương mắt
"Kẻ Ác lo không hăm hại được người,
Người Hiền sợ không cứu giúp được ai"
Các Loại Bệnh Về Mắt mà Trẻ Con Hay Bị
Lynn tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn Y Học
Lynn thu gom được thêm một số tên các loại bệnh về mắt mà trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ hay bị như sau:
•U bướu vơng mạc / Bướu Nguyên Bào Vơng Mạc / Ung Thư Nguyên Bào Vơng Mạc (retinoblastoma): trẻ em mới sinh đều được bác sĩ nhi khoa rọi đèn ophthalmoscope vào mắt để xem có đốm đỏ b́nh thường (normal red reflex) phản chiếu lại hay không. Nếu trẻ bị retinoblastoma, một con ngươi (đồng tử) sẽ phản chiếu lại màu trắng (leukocoria), cũng như trong trường hợp cườm mắt khô bẩm sinh (congenital cataract). Đôi khi chụp h́ng các bé có flash, nếu một bên con ngươi màu trắng thay v́ đỏ như thường lệ, có thể nhờ đó người nhà phát hiện được chứng “đồng tử trắng” này.
•Cườm nước bẩm sinh (congenital glaucoma)
•Chứng bạch tạng (albinism), người bịnh không có sắc tố ở mắt, da và tóc
•Chứng không có đồng tử (aniridia), do di truyền
•Achromatopsia, một bịnh di truyền gây thị giác kém và không cảm nhận được màu sắc (decreased visual acuity and inability to perceive colors)
•Mắt cườm (thủy tinh thể bị đục) bẩm sinh (congenital cataract)
•Teo thần kinh thị giác (optic atrophy): Thần kinh thị giác (optic nerve) đem tín hiệu từ vơng mạc mắt vào năo bộ (giống như dây điện nối liền video camera vào computer), những trẻ bị teo dây thần kinh thị giác có thể bị mù.
Thiết bị cấy ghép y khoa : Dấu kiểm định chất lượng châu Âu có đáng tin cậy ?
Thiết bị cấy ghép y khoa : Dấu kiểm định chất lượng châu Âu có đáng tin cậy ?
UserPostedImage
Bà Marga van Amersfoort, chủ tịch hiệp hội các nạn nhân ghép độn silicone giữ lại túi silicone đă dùng để làm bằng chứng buộc tội tại ṭa án.Rfi/Antoine Mouteau
Tại Mỹ, theo thống kê, các thiết bị cấy ghép y khoa đă cướp đi sinh mạng của 82.000 người và làm hơn 1,7 triệu người bị thương. Tai tiếng « Implants Files » (Hồ sơ Bộ phận cấy ghép) - theo cách gọi của Hiệp hội các Phóng viên điều tra Quốc tế (ICIJ) - cho thấy rơ những lỗ hổng và yếu kém trong việc kiểm định chất lượng các thiết bị cấy ghép ngày càng được sử dụng rộng răi.
Thị trường thiết bị cấy ghép y khoa là một thị trường lớn, mỗi năm mang về cho nhà sản xuất khoảng 300 tỷ euro. Với mục đích là hỗ trợ bệnh nhân, các dụng cụ cấy ghép chữa bệnh có nguy cơ là những « sát thủ » vô h́nh.
Theo điều tra của hơn 250 nhà báo thuộc 59 cơ quan truyền thông quốc tế, các thiết bị cấy ghép y khoa như dụng cụ bơm chất insulin có trang bị chip cảm biến, thiết bị chạy thận nhân tạo tự động hóa, mảnh ghép xương hông, hay như miếng độn ngực giả… đă gây ra gần 5,5 triệu sự cố, đôi khi dẫn đến tử vong.
Túi lưới đựng quưt : Dụng cụ chống sa nội tạng ?
Nhật báo Le Monde cho biết mọi việc bắt đầu từ « chiếc túi lưới đựng quưt ». Năm 2014, một nhà báo người Hà Lan, bà Jet Schouten nảy sinh ư định muốn có được chứng nhận kiểm định chiếc túi lưới này như là một thiết bị y tế. Bất chấp bộ hồ sơ chứa đầy lỗi kỹ thuật, nhưng nhà báo Schouten vẫn nhận được ư kiến chấp nhận về mặt nguyên tắc từ ba công ty kiểm định khác nhau. Thế là « chiếc túi lưới quưt » của Schouten có cơ may trở thành một thiết bị chống sa nội tạng. Với ch́a khóa trong tay là « sản phẩm » của nhà báo Hà Lan có thể được đưa ra thị trường châu Âu một cách hợp pháp.
Năm 2017, Cơ quan An toàn Quốc gia về Thuốc và Sản phẩm Y tế (Agence nationale de sécurité du médicament et des produits de santé, ANSM) thống kê có 18.208 sự cố liên quan đến các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại Pháp. Nếu tính từ năm 2008, số các sự cố này đă tăng hơn gấp đôi trong ṿng mười năm (từ 7.799 vụ lên 18.208). Người ta c̣n nhận thấy chỉ có từ 1-10% các vụ việc là được thông báo. Làm sao đến nông nỗi này ?
Để t́m hiểu sự việc, báo Le Monde cùng với 58 hăng truyền thông khác trên thế giới tiến hành một cuộc điều tra trong ṿng hơn một năm và phát hiện rằng phương thức đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép đơn giản đến mức không thể tưởng : Chỉ cần nhà sản xuất chứng minh được hai điểm : Thứ nhất, thiết bị hoạt động được như dự kiến. Thứ hai là phải an toàn.
Ngược lại, không cần chứng minh về tính hiệu quả, nghĩa là thiết bị có khả năng mang lại lợi ích ǵ cho sức khỏe bệnh nhân th́ không được đề cập đến. Một cách cụ thể, làm thế nào đưa ra thị trường châu Âu thiết bị cấy ghép xương hông. Bà Chloé Hecketsweiler, phóng viên điều tra của báo Le Monde, giải thích với đài RFI :
« Để có thể đưa ra thị trường châu Âu, một thiết bị cấy ghép xương hông phải có được tờ giấy chứng nhận tuân theo chuẩn của châu Âu - CE, do một cơ quan kiểm định cấp, thường là hăng tư nhân. Những cơ quan này, từ những năm 1990, có nhiệm vụ xem xét một bộ hồ sơ do nhà sản xuất cung cấp. Thường các bộ hồ sơ này chứa đựng nhiều thông tin, nhất là các dữ liệu thí nghiệm lâm sàng. Dựa vào bộ hồ sơ đó, các cơ quan kiểm định sẽ xác nhận sản phẩm có thể được đưa ra thị trường châu Âu hay là không, cần phải nghiên cứu thêm ».
Đây cũng chính là những ǵ nhà báo Hà Lan đă thử làm với chiếc túi lưới đựng quưt của cô. Đầu tiên, cô đến gơ cửa một trong số 60 « cơ quan kiểm định » hiện diện tại Châu Âu. Trong bộ hồ sơ này, sản phẩm được nêu rơ cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất hay chi tiết các chuẩn được sử dụng. Để thử hệ thống đánh giá này, nhà báo Jet Schouten và nhóm làm việc của cô đă lập một bộ hồ sơ kỹ thuật chứa đầy những yếu tố đáng báo động.
« Trong bộ hồ sơ kỹ thuật, chúng tôi có ghi là thiết bị cấy ghép này để lại vết sẹo suốt đời cho 1/3 phụ nữ và chúng tôi cũng có ghi rơ là chúng tôi hầu như không có một dữ liệu chứng minh cho sự an toàn sản phẩm này. Chúng tôi đề nghị họ đọc hồ sơ của chúng tôi và nhờ họ đánh giá xem là chúng tôi có thể có được chiếc dấu kiểm định theo tiêu chuẩn Châu Âu - CE hay không trên cơ sở bộ hồ sơ kỹ thuật đầy lỗi và đáng lo này.
Rồi chúng tôi có hỏi thẳng : "Quư vị đă đọc bộ hồ sơ này chưa ?". Và họ trả lời : "Rồi". Thế là chúng tôi hỏi tiếp : "Vậy là các ngài chấp nhận sản phẩm này ?". Họ nói : "Chúng tôi thấy chẳng có vấn đề ǵ cả !" »
Dấu kiểm định : Mua dễ như mua quưt ?
Kết quả là với phương pháp này, các nhà sản xuất có thể dễ dàng đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép y khoa mà người ta không thể biết rằng các sản phẩm đó có an toàn hay có hiệu quả hay không. Hơn nữa các nhà báo điều tra chỉ trích phần lớn các hệ thống kiểm định này đều có xung đột lợi ích. Phóng viên Chloé Hecketsweiler cho biết tiếp :
« Điều đáng lo của chiếc dấu kiểm định là chính các nhà sản xuất công nghiệp lại là người trả tiền cho các nhà kiểm định để có được chiếc dấu CE. Chúng tôi nghi ngờ là các nhà kiểm định sợ soi xét kỹ quá th́ sẽ mất khách hàng và như vậy điều này có thể tác động đến việc đưa ra các quyết định độc lập ».
Về điểm này, giáo sư Eric Vicaut, lănh đạo Trung tâm Đánh giá Thiết bị y khoa thuộc bệnh viện Saint-Louis Lariboisiere, trên RFI lưu ư thêm có hiện tượng « nhất bên trọng, nhất bên khinh » trong việc đóng dấu kiểm định đối với thuốc men và các thiết bị cấy ghép.
« Hiện tại, khi một loại thuốc được đưa ra thị trường, để có được giấy phép, người ta yêu cầu hăng dược phải có những nghiên cứu lâm sàng rất tỉ mỉ, vô cùng nghiêm ngặt, nghiêm túc trên khoảng hàng trăm bệnh nhân, với các phương pháp rất chính xác.
Vấn đề ở đây là những yêu cầu này theo tôi là hoàn toàn tự nhiên thôi. Đây là một trong những điều kiện để người ta có thể đưa ra kinh doanh bởi v́ đó là sản phẩm của tôi dành cho bệnh nhân. Thế nhưng, đ̣i hỏi này lại không được áp dụng đối với các thiết bị cấy ghép ».
Đâu là tầm mức thiệt hại ? Bà Stephane Horel, phóng viên báo Le Monde, giải thích :
« Vấn đề chính là các thiết bị y tế đó không thể truy tầm nguồn gốc và có rất ít sự cố được thông báo. Và như vậy, khó có thể biết được có bao nhiêu thiết bị cấy ghép y khoa đă được đưa vào thị trường châu Âu cũng như là không thể biết là có bao nhiêu sự cố có liên quan đến các thiết bị cấy ghép y khoa này ».
Phụ nữ : Nạn nhân đầu tiên
Theo các số liệu do Hội các phóng viên điều tra thu thập được, tại Mỹ, trong ṿng 10 năm (2007 - 2018), người ta phát hiện có 3,6 triệu sai sót từ các thiết bị y tế đó, 82.000 người chết, và khoảng 1,7 triệu người bị thương.
Vẫn theo nhật báo Le Monde, có rất ít dữ liệu chính thức, điều đó có nghĩa là trong trường hợp có vấn đề, các nhà chức trách cũng khó có thể truy t́m những bệnh nhân nào có cài đặt các mảnh cấy ghép y khoa. Một cách cụ thể : Bệnh nhân thường là vật thí nghiệm mà không hề hay biết, để rồi chính họ bị bỏ rơi khi xảy ra sự cố.
Le Monde nhắc lại vụ tai tiếng ṿng tránh thai Essure của hăng dược Bayer được bán rộng răi trên thị trường châu Âu trong ṿng 15 năm (2002 - 2017). Dụng cụ y khoa này hiện không c̣n được lưu hành tại châu Âu nữa sau một loạt các báo động nghiêm trọng về tác dụng phụ.
Trong một phóng sự của kênh truyền h́nh France 3, một bệnh nhân thuật lại vụ việc : « Ngày đầu tiên, đúng hơn đêm đầu tiên, có nhiều chuyện đă xảy ra : Người bốc hỏa, thức giấc giữa đêm, tim đập nhanh, sau đó là những cơn chóng mặt, chóng mặt dữ dội đến mức tôi không ngồi dậy nổi, tôi không thể sống một cách b́nh thường được ».
Hăng dược của Đức c̣n bị kiện tập thể tại Mỹ và Pháp v́ « thiếu thận trọng » và « đưa ra thị trường một sản phẩm kém chất lượng ». Cuộc điều tra của các nhà báo c̣n cho thấy rơ sự tŕ trệ của các nhà làm luật châu Âu. Khởi động từ năm 2008 nhưng việc nghiên cứu một dự luật quy định các chuẩn cho thiết bị cấy ghép y khoa mới hoàn tất vào tháng 4/2017.
Hiện tại, mạng lưới các cơ quan kiểm định vẫn tiếp tục hoạt động, các cuộc vận động hành lang vẫn tiếp diễn một cách dữ dội. Lợi ích kinh tế đă vượt lên trên cả vấn đề sức khỏe cộng đồng. Và người bệnh chẳng khác ǵ một con cờ trong tṛ chơi may rủi. Trong số này, phụ nữ là những nạn nhân hàng đầu trả giá cho sự thờ ơ lănh đạm của những nhà quản lư sức khỏe cộng đồng.
Back to top
Thiết bị cấy ghép y khoa : Dấu kiểm định chất lượng châu Âu có đáng tin cậy ?
UserPostedImage
Bà Marga van Amersfoort, chủ tịch hiệp hội các nạn nhân ghép độn silicone giữ lại túi silicone đă dùng để làm bằng chứng buộc tội tại ṭa án.Rfi/Antoine Mouteau
Tại Mỹ, theo thống kê, các thiết bị cấy ghép y khoa đă cướp đi sinh mạng của 82.000 người và làm hơn 1,7 triệu người bị thương. Tai tiếng « Implants Files » (Hồ sơ Bộ phận cấy ghép) - theo cách gọi của Hiệp hội các Phóng viên điều tra Quốc tế (ICIJ) - cho thấy rơ những lỗ hổng và yếu kém trong việc kiểm định chất lượng các thiết bị cấy ghép ngày càng được sử dụng rộng răi.
Thị trường thiết bị cấy ghép y khoa là một thị trường lớn, mỗi năm mang về cho nhà sản xuất khoảng 300 tỷ euro. Với mục đích là hỗ trợ bệnh nhân, các dụng cụ cấy ghép chữa bệnh có nguy cơ là những « sát thủ » vô h́nh.
Theo điều tra của hơn 250 nhà báo thuộc 59 cơ quan truyền thông quốc tế, các thiết bị cấy ghép y khoa như dụng cụ bơm chất insulin có trang bị chip cảm biến, thiết bị chạy thận nhân tạo tự động hóa, mảnh ghép xương hông, hay như miếng độn ngực giả… đă gây ra gần 5,5 triệu sự cố, đôi khi dẫn đến tử vong.
Túi lưới đựng quưt : Dụng cụ chống sa nội tạng ?
Nhật báo Le Monde cho biết mọi việc bắt đầu từ « chiếc túi lưới đựng quưt ». Năm 2014, một nhà báo người Hà Lan, bà Jet Schouten nảy sinh ư định muốn có được chứng nhận kiểm định chiếc túi lưới này như là một thiết bị y tế. Bất chấp bộ hồ sơ chứa đầy lỗi kỹ thuật, nhưng nhà báo Schouten vẫn nhận được ư kiến chấp nhận về mặt nguyên tắc từ ba công ty kiểm định khác nhau. Thế là « chiếc túi lưới quưt » của Schouten có cơ may trở thành một thiết bị chống sa nội tạng. Với ch́a khóa trong tay là « sản phẩm » của nhà báo Hà Lan có thể được đưa ra thị trường châu Âu một cách hợp pháp.
Năm 2017, Cơ quan An toàn Quốc gia về Thuốc và Sản phẩm Y tế (Agence nationale de sécurité du médicament et des produits de santé, ANSM) thống kê có 18.208 sự cố liên quan đến các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại Pháp. Nếu tính từ năm 2008, số các sự cố này đă tăng hơn gấp đôi trong ṿng mười năm (từ 7.799 vụ lên 18.208). Người ta c̣n nhận thấy chỉ có từ 1-10% các vụ việc là được thông báo. Làm sao đến nông nỗi này ?
Để t́m hiểu sự việc, báo Le Monde cùng với 58 hăng truyền thông khác trên thế giới tiến hành một cuộc điều tra trong ṿng hơn một năm và phát hiện rằng phương thức đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép đơn giản đến mức không thể tưởng : Chỉ cần nhà sản xuất chứng minh được hai điểm : Thứ nhất, thiết bị hoạt động được như dự kiến. Thứ hai là phải an toàn.
Ngược lại, không cần chứng minh về tính hiệu quả, nghĩa là thiết bị có khả năng mang lại lợi ích ǵ cho sức khỏe bệnh nhân th́ không được đề cập đến. Một cách cụ thể, làm thế nào đưa ra thị trường châu Âu thiết bị cấy ghép xương hông. Bà Chloé Hecketsweiler, phóng viên điều tra của báo Le Monde, giải thích với đài RFI :
« Để có thể đưa ra thị trường châu Âu, một thiết bị cấy ghép xương hông phải có được tờ giấy chứng nhận tuân theo chuẩn của châu Âu - CE, do một cơ quan kiểm định cấp, thường là hăng tư nhân. Những cơ quan này, từ những năm 1990, có nhiệm vụ xem xét một bộ hồ sơ do nhà sản xuất cung cấp. Thường các bộ hồ sơ này chứa đựng nhiều thông tin, nhất là các dữ liệu thí nghiệm lâm sàng. Dựa vào bộ hồ sơ đó, các cơ quan kiểm định sẽ xác nhận sản phẩm có thể được đưa ra thị trường châu Âu hay là không, cần phải nghiên cứu thêm ».
Đây cũng chính là những ǵ nhà báo Hà Lan đă thử làm với chiếc túi lưới đựng quưt của cô. Đầu tiên, cô đến gơ cửa một trong số 60 « cơ quan kiểm định » hiện diện tại Châu Âu. Trong bộ hồ sơ này, sản phẩm được nêu rơ cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất hay chi tiết các chuẩn được sử dụng. Để thử hệ thống đánh giá này, nhà báo Jet Schouten và nhóm làm việc của cô đă lập một bộ hồ sơ kỹ thuật chứa đầy những yếu tố đáng báo động.
« Trong bộ hồ sơ kỹ thuật, chúng tôi có ghi là thiết bị cấy ghép này để lại vết sẹo suốt đời cho 1/3 phụ nữ và chúng tôi cũng có ghi rơ là chúng tôi hầu như không có một dữ liệu chứng minh cho sự an toàn sản phẩm này. Chúng tôi đề nghị họ đọc hồ sơ của chúng tôi và nhờ họ đánh giá xem là chúng tôi có thể có được chiếc dấu kiểm định theo tiêu chuẩn Châu Âu - CE hay không trên cơ sở bộ hồ sơ kỹ thuật đầy lỗi và đáng lo này.
Rồi chúng tôi có hỏi thẳng : "Quư vị đă đọc bộ hồ sơ này chưa ?". Và họ trả lời : "Rồi". Thế là chúng tôi hỏi tiếp : "Vậy là các ngài chấp nhận sản phẩm này ?". Họ nói : "Chúng tôi thấy chẳng có vấn đề ǵ cả !" »
Dấu kiểm định : Mua dễ như mua quưt ?
Kết quả là với phương pháp này, các nhà sản xuất có thể dễ dàng đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép y khoa mà người ta không thể biết rằng các sản phẩm đó có an toàn hay có hiệu quả hay không. Hơn nữa các nhà báo điều tra chỉ trích phần lớn các hệ thống kiểm định này đều có xung đột lợi ích. Phóng viên Chloé Hecketsweiler cho biết tiếp :
« Điều đáng lo của chiếc dấu kiểm định là chính các nhà sản xuất công nghiệp lại là người trả tiền cho các nhà kiểm định để có được chiếc dấu CE. Chúng tôi nghi ngờ là các nhà kiểm định sợ soi xét kỹ quá th́ sẽ mất khách hàng và như vậy điều này có thể tác động đến việc đưa ra các quyết định độc lập ».
Về điểm này, giáo sư Eric Vicaut, lănh đạo Trung tâm Đánh giá Thiết bị y khoa thuộc bệnh viện Saint-Louis Lariboisiere, trên RFI lưu ư thêm có hiện tượng « nhất bên trọng, nhất bên khinh » trong việc đóng dấu kiểm định đối với thuốc men và các thiết bị cấy ghép.
« Hiện tại, khi một loại thuốc được đưa ra thị trường, để có được giấy phép, người ta yêu cầu hăng dược phải có những nghiên cứu lâm sàng rất tỉ mỉ, vô cùng nghiêm ngặt, nghiêm túc trên khoảng hàng trăm bệnh nhân, với các phương pháp rất chính xác.
Vấn đề ở đây là những yêu cầu này theo tôi là hoàn toàn tự nhiên thôi. Đây là một trong những điều kiện để người ta có thể đưa ra kinh doanh bởi v́ đó là sản phẩm của tôi dành cho bệnh nhân. Thế nhưng, đ̣i hỏi này lại không được áp dụng đối với các thiết bị cấy ghép ».
Đâu là tầm mức thiệt hại ? Bà Stephane Horel, phóng viên báo Le Monde, giải thích :
« Vấn đề chính là các thiết bị y tế đó không thể truy tầm nguồn gốc và có rất ít sự cố được thông báo. Và như vậy, khó có thể biết được có bao nhiêu thiết bị cấy ghép y khoa đă được đưa vào thị trường châu Âu cũng như là không thể biết là có bao nhiêu sự cố có liên quan đến các thiết bị cấy ghép y khoa này ».
Phụ nữ : Nạn nhân đầu tiên
Theo các số liệu do Hội các phóng viên điều tra thu thập được, tại Mỹ, trong ṿng 10 năm (2007 - 2018), người ta phát hiện có 3,6 triệu sai sót từ các thiết bị y tế đó, 82.000 người chết, và khoảng 1,7 triệu người bị thương.
Vẫn theo nhật báo Le Monde, có rất ít dữ liệu chính thức, điều đó có nghĩa là trong trường hợp có vấn đề, các nhà chức trách cũng khó có thể truy t́m những bệnh nhân nào có cài đặt các mảnh cấy ghép y khoa. Một cách cụ thể : Bệnh nhân thường là vật thí nghiệm mà không hề hay biết, để rồi chính họ bị bỏ rơi khi xảy ra sự cố.
Le Monde nhắc lại vụ tai tiếng ṿng tránh thai Essure của hăng dược Bayer được bán rộng răi trên thị trường châu Âu trong ṿng 15 năm (2002 - 2017). Dụng cụ y khoa này hiện không c̣n được lưu hành tại châu Âu nữa sau một loạt các báo động nghiêm trọng về tác dụng phụ.
Trong một phóng sự của kênh truyền h́nh France 3, một bệnh nhân thuật lại vụ việc : « Ngày đầu tiên, đúng hơn đêm đầu tiên, có nhiều chuyện đă xảy ra : Người bốc hỏa, thức giấc giữa đêm, tim đập nhanh, sau đó là những cơn chóng mặt, chóng mặt dữ dội đến mức tôi không ngồi dậy nổi, tôi không thể sống một cách b́nh thường được ».
Hăng dược của Đức c̣n bị kiện tập thể tại Mỹ và Pháp v́ « thiếu thận trọng » và « đưa ra thị trường một sản phẩm kém chất lượng ». Cuộc điều tra của các nhà báo c̣n cho thấy rơ sự tŕ trệ của các nhà làm luật châu Âu. Khởi động từ năm 2008 nhưng việc nghiên cứu một dự luật quy định các chuẩn cho thiết bị cấy ghép y khoa mới hoàn tất vào tháng 4/2017.
Hiện tại, mạng lưới các cơ quan kiểm định vẫn tiếp tục hoạt động, các cuộc vận động hành lang vẫn tiếp diễn một cách dữ dội. Lợi ích kinh tế đă vượt lên trên cả vấn đề sức khỏe cộng đồng. Và người bệnh chẳng khác ǵ một con cờ trong tṛ chơi may rủi. Trong số này, phụ nữ là những nạn nhân hàng đầu trả giá cho sự thờ ơ lănh đạm của những nhà quản lư sức khỏe cộng đồng.
Back to top
Thiết bị cấy ghép y khoa : Dấu kiểm định chất lượng châu Âu có đáng tin cậy ?
UserPostedImage
Bà Marga van Amersfoort, chủ tịch hiệp hội các nạn nhân ghép độn silicone giữ lại túi silicone đă dùng để làm bằng chứng buộc tội tại ṭa án.Rfi/Antoine Mouteau
Tại Mỹ, theo thống kê, các thiết bị cấy ghép y khoa đă cướp đi sinh mạng của 82.000 người và làm hơn 1,7 triệu người bị thương. Tai tiếng « Implants Files » (Hồ sơ Bộ phận cấy ghép) - theo cách gọi của Hiệp hội các Phóng viên điều tra Quốc tế (ICIJ) - cho thấy rơ những lỗ hổng và yếu kém trong việc kiểm định chất lượng các thiết bị cấy ghép ngày càng được sử dụng rộng răi.
Thị trường thiết bị cấy ghép y khoa là một thị trường lớn, mỗi năm mang về cho nhà sản xuất khoảng 300 tỷ euro. Với mục đích là hỗ trợ bệnh nhân, các dụng cụ cấy ghép chữa bệnh có nguy cơ là những « sát thủ » vô h́nh.
Theo điều tra của hơn 250 nhà báo thuộc 59 cơ quan truyền thông quốc tế, các thiết bị cấy ghép y khoa như dụng cụ bơm chất insulin có trang bị chip cảm biến, thiết bị chạy thận nhân tạo tự động hóa, mảnh ghép xương hông, hay như miếng độn ngực giả… đă gây ra gần 5,5 triệu sự cố, đôi khi dẫn đến tử vong.
Túi lưới đựng quưt : Dụng cụ chống sa nội tạng ?
Nhật báo Le Monde cho biết mọi việc bắt đầu từ « chiếc túi lưới đựng quưt ». Năm 2014, một nhà báo người Hà Lan, bà Jet Schouten nảy sinh ư định muốn có được chứng nhận kiểm định chiếc túi lưới này như là một thiết bị y tế. Bất chấp bộ hồ sơ chứa đầy lỗi kỹ thuật, nhưng nhà báo Schouten vẫn nhận được ư kiến chấp nhận về mặt nguyên tắc từ ba công ty kiểm định khác nhau. Thế là « chiếc túi lưới quưt » của Schouten có cơ may trở thành một thiết bị chống sa nội tạng. Với ch́a khóa trong tay là « sản phẩm » của nhà báo Hà Lan có thể được đưa ra thị trường châu Âu một cách hợp pháp.
Năm 2017, Cơ quan An toàn Quốc gia về Thuốc và Sản phẩm Y tế (Agence nationale de sécurité du médicament et des produits de santé, ANSM) thống kê có 18.208 sự cố liên quan đến các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại Pháp. Nếu tính từ năm 2008, số các sự cố này đă tăng hơn gấp đôi trong ṿng mười năm (từ 7.799 vụ lên 18.208). Người ta c̣n nhận thấy chỉ có từ 1-10% các vụ việc là được thông báo. Làm sao đến nông nỗi này ?
Để t́m hiểu sự việc, báo Le Monde cùng với 58 hăng truyền thông khác trên thế giới tiến hành một cuộc điều tra trong ṿng hơn một năm và phát hiện rằng phương thức đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép đơn giản đến mức không thể tưởng : Chỉ cần nhà sản xuất chứng minh được hai điểm : Thứ nhất, thiết bị hoạt động được như dự kiến. Thứ hai là phải an toàn.
Ngược lại, không cần chứng minh về tính hiệu quả, nghĩa là thiết bị có khả năng mang lại lợi ích ǵ cho sức khỏe bệnh nhân th́ không được đề cập đến. Một cách cụ thể, làm thế nào đưa ra thị trường châu Âu thiết bị cấy ghép xương hông. Bà Chloé Hecketsweiler, phóng viên điều tra của báo Le Monde, giải thích với đài RFI :
« Để có thể đưa ra thị trường châu Âu, một thiết bị cấy ghép xương hông phải có được tờ giấy chứng nhận tuân theo chuẩn của châu Âu - CE, do một cơ quan kiểm định cấp, thường là hăng tư nhân. Những cơ quan này, từ những năm 1990, có nhiệm vụ xem xét một bộ hồ sơ do nhà sản xuất cung cấp. Thường các bộ hồ sơ này chứa đựng nhiều thông tin, nhất là các dữ liệu thí nghiệm lâm sàng. Dựa vào bộ hồ sơ đó, các cơ quan kiểm định sẽ xác nhận sản phẩm có thể được đưa ra thị trường châu Âu hay là không, cần phải nghiên cứu thêm ».
Đây cũng chính là những ǵ nhà báo Hà Lan đă thử làm với chiếc túi lưới đựng quưt của cô. Đầu tiên, cô đến gơ cửa một trong số 60 « cơ quan kiểm định » hiện diện tại Châu Âu. Trong bộ hồ sơ này, sản phẩm được nêu rơ cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất hay chi tiết các chuẩn được sử dụng. Để thử hệ thống đánh giá này, nhà báo Jet Schouten và nhóm làm việc của cô đă lập một bộ hồ sơ kỹ thuật chứa đầy những yếu tố đáng báo động.
« Trong bộ hồ sơ kỹ thuật, chúng tôi có ghi là thiết bị cấy ghép này để lại vết sẹo suốt đời cho 1/3 phụ nữ và chúng tôi cũng có ghi rơ là chúng tôi hầu như không có một dữ liệu chứng minh cho sự an toàn sản phẩm này. Chúng tôi đề nghị họ đọc hồ sơ của chúng tôi và nhờ họ đánh giá xem là chúng tôi có thể có được chiếc dấu kiểm định theo tiêu chuẩn Châu Âu - CE hay không trên cơ sở bộ hồ sơ kỹ thuật đầy lỗi và đáng lo này.
Rồi chúng tôi có hỏi thẳng : "Quư vị đă đọc bộ hồ sơ này chưa ?". Và họ trả lời : "Rồi". Thế là chúng tôi hỏi tiếp : "Vậy là các ngài chấp nhận sản phẩm này ?". Họ nói : "Chúng tôi thấy chẳng có vấn đề ǵ cả !" »
Dấu kiểm định : Mua dễ như mua quưt ?
Kết quả là với phương pháp này, các nhà sản xuất có thể dễ dàng đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép y khoa mà người ta không thể biết rằng các sản phẩm đó có an toàn hay có hiệu quả hay không. Hơn nữa các nhà báo điều tra chỉ trích phần lớn các hệ thống kiểm định này đều có xung đột lợi ích. Phóng viên Chloé Hecketsweiler cho biết tiếp :
« Điều đáng lo của chiếc dấu kiểm định là chính các nhà sản xuất công nghiệp lại là người trả tiền cho các nhà kiểm định để có được chiếc dấu CE. Chúng tôi nghi ngờ là các nhà kiểm định sợ soi xét kỹ quá th́ sẽ mất khách hàng và như vậy điều này có thể tác động đến việc đưa ra các quyết định độc lập ».
Về điểm này, giáo sư Eric Vicaut, lănh đạo Trung tâm Đánh giá Thiết bị y khoa thuộc bệnh viện Saint-Louis Lariboisiere, trên RFI lưu ư thêm có hiện tượng « nhất bên trọng, nhất bên khinh » trong việc đóng dấu kiểm định đối với thuốc men và các thiết bị cấy ghép.
« Hiện tại, khi một loại thuốc được đưa ra thị trường, để có được giấy phép, người ta yêu cầu hăng dược phải có những nghiên cứu lâm sàng rất tỉ mỉ, vô cùng nghiêm ngặt, nghiêm túc trên khoảng hàng trăm bệnh nhân, với các phương pháp rất chính xác.
Vấn đề ở đây là những yêu cầu này theo tôi là hoàn toàn tự nhiên thôi. Đây là một trong những điều kiện để người ta có thể đưa ra kinh doanh bởi v́ đó là sản phẩm của tôi dành cho bệnh nhân. Thế nhưng, đ̣i hỏi này lại không được áp dụng đối với các thiết bị cấy ghép ».
Đâu là tầm mức thiệt hại ? Bà Stephane Horel, phóng viên báo Le Monde, giải thích :
« Vấn đề chính là các thiết bị y tế đó không thể truy tầm nguồn gốc và có rất ít sự cố được thông báo. Và như vậy, khó có thể biết được có bao nhiêu thiết bị cấy ghép y khoa đă được đưa vào thị trường châu Âu cũng như là không thể biết là có bao nhiêu sự cố có liên quan đến các thiết bị cấy ghép y khoa này ».
Phụ nữ : Nạn nhân đầu tiên
Theo các số liệu do Hội các phóng viên điều tra thu thập được, tại Mỹ, trong ṿng 10 năm (2007 - 2018), người ta phát hiện có 3,6 triệu sai sót từ các thiết bị y tế đó, 82.000 người chết, và khoảng 1,7 triệu người bị thương.
Vẫn theo nhật báo Le Monde, có rất ít dữ liệu chính thức, điều đó có nghĩa là trong trường hợp có vấn đề, các nhà chức trách cũng khó có thể truy t́m những bệnh nhân nào có cài đặt các mảnh cấy ghép y khoa. Một cách cụ thể : Bệnh nhân thường là vật thí nghiệm mà không hề hay biết, để rồi chính họ bị bỏ rơi khi xảy ra sự cố.
Le Monde nhắc lại vụ tai tiếng ṿng tránh thai Essure của hăng dược Bayer được bán rộng răi trên thị trường châu Âu trong ṿng 15 năm (2002 - 2017). Dụng cụ y khoa này hiện không c̣n được lưu hành tại châu Âu nữa sau một loạt các báo động nghiêm trọng về tác dụng phụ.
Trong một phóng sự của kênh truyền h́nh France 3, một bệnh nhân thuật lại vụ việc : « Ngày đầu tiên, đúng hơn đêm đầu tiên, có nhiều chuyện đă xảy ra : Người bốc hỏa, thức giấc giữa đêm, tim đập nhanh, sau đó là những cơn chóng mặt, chóng mặt dữ dội đến mức tôi không ngồi dậy nổi, tôi không thể sống một cách b́nh thường được ».
Hăng dược của Đức c̣n bị kiện tập thể tại Mỹ và Pháp v́ « thiếu thận trọng » và « đưa ra thị trường một sản phẩm kém chất lượng ». Cuộc điều tra của các nhà báo c̣n cho thấy rơ sự tŕ trệ của các nhà làm luật châu Âu. Khởi động từ năm 2008 nhưng việc nghiên cứu một dự luật quy định các chuẩn cho thiết bị cấy ghép y khoa mới hoàn tất vào tháng 4/2017.
Hiện tại, mạng lưới các cơ quan kiểm định vẫn tiếp tục hoạt động, các cuộc vận động hành lang vẫn tiếp diễn một cách dữ dội. Lợi ích kinh tế đă vượt lên trên cả vấn đề sức khỏe cộng đồng. Và người bệnh chẳng khác ǵ một con cờ trong tṛ chơi may rủi. Trong số này, phụ nữ là những nạn nhân hàng đầu trả giá cho sự thờ ơ lănh đạm của những nhà quản lư sức khỏe cộng đồng.
Back to top
Thiết bị cấy ghép y khoa : Dấu kiểm định chất lượng châu Âu có đáng tin cậy ?
UserPostedImage
Bà Marga van Amersfoort, chủ tịch hiệp hội các nạn nhân ghép độn silicone giữ lại túi silicone đă dùng để làm bằng chứng buộc tội tại ṭa án.Rfi/Antoine Mouteau
Tại Mỹ, theo thống kê, các thiết bị cấy ghép y khoa đă cướp đi sinh mạng của 82.000 người và làm hơn 1,7 triệu người bị thương. Tai tiếng « Implants Files » (Hồ sơ Bộ phận cấy ghép) - theo cách gọi của Hiệp hội các Phóng viên điều tra Quốc tế (ICIJ) - cho thấy rơ những lỗ hổng và yếu kém trong việc kiểm định chất lượng các thiết bị cấy ghép ngày càng được sử dụng rộng răi.
Thị trường thiết bị cấy ghép y khoa là một thị trường lớn, mỗi năm mang về cho nhà sản xuất khoảng 300 tỷ euro. Với mục đích là hỗ trợ bệnh nhân, các dụng cụ cấy ghép chữa bệnh có nguy cơ là những « sát thủ » vô h́nh.
Theo điều tra của hơn 250 nhà báo thuộc 59 cơ quan truyền thông quốc tế, các thiết bị cấy ghép y khoa như dụng cụ bơm chất insulin có trang bị chip cảm biến, thiết bị chạy thận nhân tạo tự động hóa, mảnh ghép xương hông, hay như miếng độn ngực giả… đă gây ra gần 5,5 triệu sự cố, đôi khi dẫn đến tử vong.
Túi lưới đựng quưt : Dụng cụ chống sa nội tạng ?
Nhật báo Le Monde cho biết mọi việc bắt đầu từ « chiếc túi lưới đựng quưt ». Năm 2014, một nhà báo người Hà Lan, bà Jet Schouten nảy sinh ư định muốn có được chứng nhận kiểm định chiếc túi lưới này như là một thiết bị y tế. Bất chấp bộ hồ sơ chứa đầy lỗi kỹ thuật, nhưng nhà báo Schouten vẫn nhận được ư kiến chấp nhận về mặt nguyên tắc từ ba công ty kiểm định khác nhau. Thế là « chiếc túi lưới quưt » của Schouten có cơ may trở thành một thiết bị chống sa nội tạng. Với ch́a khóa trong tay là « sản phẩm » của nhà báo Hà Lan có thể được đưa ra thị trường châu Âu một cách hợp pháp.
Năm 2017, Cơ quan An toàn Quốc gia về Thuốc và Sản phẩm Y tế (Agence nationale de sécurité du médicament et des produits de santé, ANSM) thống kê có 18.208 sự cố liên quan đến các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại Pháp. Nếu tính từ năm 2008, số các sự cố này đă tăng hơn gấp đôi trong ṿng mười năm (từ 7.799 vụ lên 18.208). Người ta c̣n nhận thấy chỉ có từ 1-10% các vụ việc là được thông báo. Làm sao đến nông nỗi này ?
Để t́m hiểu sự việc, báo Le Monde cùng với 58 hăng truyền thông khác trên thế giới tiến hành một cuộc điều tra trong ṿng hơn một năm và phát hiện rằng phương thức đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép đơn giản đến mức không thể tưởng : Chỉ cần nhà sản xuất chứng minh được hai điểm : Thứ nhất, thiết bị hoạt động được như dự kiến. Thứ hai là phải an toàn.
Ngược lại, không cần chứng minh về tính hiệu quả, nghĩa là thiết bị có khả năng mang lại lợi ích ǵ cho sức khỏe bệnh nhân th́ không được đề cập đến. Một cách cụ thể, làm thế nào đưa ra thị trường châu Âu thiết bị cấy ghép xương hông. Bà Chloé Hecketsweiler, phóng viên điều tra của báo Le Monde, giải thích với đài RFI :
« Để có thể đưa ra thị trường châu Âu, một thiết bị cấy ghép xương hông phải có được tờ giấy chứng nhận tuân theo chuẩn của châu Âu - CE, do một cơ quan kiểm định cấp, thường là hăng tư nhân. Những cơ quan này, từ những năm 1990, có nhiệm vụ xem xét một bộ hồ sơ do nhà sản xuất cung cấp. Thường các bộ hồ sơ này chứa đựng nhiều thông tin, nhất là các dữ liệu thí nghiệm lâm sàng. Dựa vào bộ hồ sơ đó, các cơ quan kiểm định sẽ xác nhận sản phẩm có thể được đưa ra thị trường châu Âu hay là không, cần phải nghiên cứu thêm ».
Đây cũng chính là những ǵ nhà báo Hà Lan đă thử làm với chiếc túi lưới đựng quưt của cô. Đầu tiên, cô đến gơ cửa một trong số 60 « cơ quan kiểm định » hiện diện tại Châu Âu. Trong bộ hồ sơ này, sản phẩm được nêu rơ cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất hay chi tiết các chuẩn được sử dụng. Để thử hệ thống đánh giá này, nhà báo Jet Schouten và nhóm làm việc của cô đă lập một bộ hồ sơ kỹ thuật chứa đầy những yếu tố đáng báo động.
« Trong bộ hồ sơ kỹ thuật, chúng tôi có ghi là thiết bị cấy ghép này để lại vết sẹo suốt đời cho 1/3 phụ nữ và chúng tôi cũng có ghi rơ là chúng tôi hầu như không có một dữ liệu chứng minh cho sự an toàn sản phẩm này. Chúng tôi đề nghị họ đọc hồ sơ của chúng tôi và nhờ họ đánh giá xem là chúng tôi có thể có được chiếc dấu kiểm định theo tiêu chuẩn Châu Âu - CE hay không trên cơ sở bộ hồ sơ kỹ thuật đầy lỗi và đáng lo này.
Rồi chúng tôi có hỏi thẳng : "Quư vị đă đọc bộ hồ sơ này chưa ?". Và họ trả lời : "Rồi". Thế là chúng tôi hỏi tiếp : "Vậy là các ngài chấp nhận sản phẩm này ?". Họ nói : "Chúng tôi thấy chẳng có vấn đề ǵ cả !" »
Dấu kiểm định : Mua dễ như mua quưt ?
Kết quả là với phương pháp này, các nhà sản xuất có thể dễ dàng đưa ra thị trường các thiết bị cấy ghép y khoa mà người ta không thể biết rằng các sản phẩm đó có an toàn hay có hiệu quả hay không. Hơn nữa các nhà báo điều tra chỉ trích phần lớn các hệ thống kiểm định này đều có xung đột lợi ích. Phóng viên Chloé Hecketsweiler cho biết tiếp :
« Điều đáng lo của chiếc dấu kiểm định là chính các nhà sản xuất công nghiệp lại là người trả tiền cho các nhà kiểm định để có được chiếc dấu CE. Chúng tôi nghi ngờ là các nhà kiểm định sợ soi xét kỹ quá th́ sẽ mất khách hàng và như vậy điều này có thể tác động đến việc đưa ra các quyết định độc lập ».
Về điểm này, giáo sư Eric Vicaut, lănh đạo Trung tâm Đánh giá Thiết bị y khoa thuộc bệnh viện Saint-Louis Lariboisiere, trên RFI lưu ư thêm có hiện tượng « nhất bên trọng, nhất bên khinh » trong việc đóng dấu kiểm định đối với thuốc men và các thiết bị cấy ghép.
« Hiện tại, khi một loại thuốc được đưa ra thị trường, để có được giấy phép, người ta yêu cầu hăng dược phải có những nghiên cứu lâm sàng rất tỉ mỉ, vô cùng nghiêm ngặt, nghiêm túc trên khoảng hàng trăm bệnh nhân, với các phương pháp rất chính xác.
Vấn đề ở đây là những yêu cầu này theo tôi là hoàn toàn tự nhiên thôi. Đây là một trong những điều kiện để người ta có thể đưa ra kinh doanh bởi v́ đó là sản phẩm của tôi dành cho bệnh nhân. Thế nhưng, đ̣i hỏi này lại không được áp dụng đối với các thiết bị cấy ghép ».
Đâu là tầm mức thiệt hại ? Bà Stephane Horel, phóng viên báo Le Monde, giải thích :
« Vấn đề chính là các thiết bị y tế đó không thể truy tầm nguồn gốc và có rất ít sự cố được thông báo. Và như vậy, khó có thể biết được có bao nhiêu thiết bị cấy ghép y khoa đă được đưa vào thị trường châu Âu cũng như là không thể biết là có bao nhiêu sự cố có liên quan đến các thiết bị cấy ghép y khoa này ».
Phụ nữ : Nạn nhân đầu tiên
Theo các số liệu do Hội các phóng viên điều tra thu thập được, tại Mỹ, trong ṿng 10 năm (2007 - 2018), người ta phát hiện có 3,6 triệu sai sót từ các thiết bị y tế đó, 82.000 người chết, và khoảng 1,7 triệu người bị thương.
Vẫn theo nhật báo Le Monde, có rất ít dữ liệu chính thức, điều đó có nghĩa là trong trường hợp có vấn đề, các nhà chức trách cũng khó có thể truy t́m những bệnh nhân nào có cài đặt các mảnh cấy ghép y khoa. Một cách cụ thể : Bệnh nhân thường là vật thí nghiệm mà không hề hay biết, để rồi chính họ bị bỏ rơi khi xảy ra sự cố.
Le Monde nhắc lại vụ tai tiếng ṿng tránh thai Essure của hăng dược Bayer được bán rộng răi trên thị trường châu Âu trong ṿng 15 năm (2002 - 2017). Dụng cụ y khoa này hiện không c̣n được lưu hành tại châu Âu nữa sau một loạt các báo động nghiêm trọng về tác dụng phụ.
Trong một phóng sự của kênh truyền h́nh France 3, một bệnh nhân thuật lại vụ việc : « Ngày đầu tiên, đúng hơn đêm đầu tiên, có nhiều chuyện đă xảy ra : Người bốc hỏa, thức giấc giữa đêm, tim đập nhanh, sau đó là những cơn chóng mặt, chóng mặt dữ dội đến mức tôi không ngồi dậy nổi, tôi không thể sống một cách b́nh thường được ».
Hăng dược của Đức c̣n bị kiện tập thể tại Mỹ và Pháp v́ « thiếu thận trọng » và « đưa ra thị trường một sản phẩm kém chất lượng ». Cuộc điều tra của các nhà báo c̣n cho thấy rơ sự tŕ trệ của các nhà làm luật châu Âu. Khởi động từ năm 2008 nhưng việc nghiên cứu một dự luật quy định các chuẩn cho thiết bị cấy ghép y khoa mới hoàn tất vào tháng 4/2017.
Hiện tại, mạng lưới các cơ quan kiểm định vẫn tiếp tục hoạt động, các cuộc vận động hành lang vẫn tiếp diễn một cách dữ dội. Lợi ích kinh tế đă vượt lên trên cả vấn đề sức khỏe cộng đồng. Và người bệnh chẳng khác ǵ một con cờ trong tṛ chơi may rủi. Trong số này, phụ nữ là những nạn nhân hàng đầu trả giá cho sự thờ ơ lănh đạm của những nhà quản lư sức khỏe cộng đồng.
Trọng Thành
Ngày 7/6/2011 vừa qua, Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế của Pháp (Haute Autorité de Santé – HAS) công bố một bản báo cáo khuyến nghị nhằm thay đổi quan niệm về « các điều trị không dùng thuốc ». Trong một đất nước mà y học trị bệnh bằng thuốc có một ảnh hưởng vững chắc và lâu đời, sự ra đời của khuyến nghị của cơ quan này quả là một điều bất ngờ.
HAS là một tổ chức chuyên gia công lập, tiến hành các thẩm định khoa học độc lập trong lĩnh vực y tế xă hội. Một trong các mục tiêu chính của báo cáo định hướng của Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế là nêu ra được v́ sao các biện pháp « trị liệu không dùng thuốc » lại gặp trở ngại tại Pháp, và đưa ra một số giải pháp để hóa giải các trở lực.
Việc áp dụng các biện pháp « trị liệu không dùng thuốc » thật ra không phải là mới đối với Pháp cũng như nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên nh́n chung các biện pháp này thường được nh́n nhận như các phương tiện mang tính hỗ trợ, hơn là chính thức. Việc áp dụng một cách phổ biến và triệt để « các trị liệu không dùng thuốc » rơ ràng mang lại một thay đổi lớn trong quan niệm ở những người điều hành xă hội, giới y tế, cũng như ở người bệnh.
Trong tạp chí Khoa học về Sức khỏe ngày hôm nay, nhà dinh dưỡng học Quỳnh Hoa sẽ giải thích với thính giả trước hết về một số nội dung chính của báo cáo kể trên, và đặc biệt là phương pháp điều trị bằng cách thay đổi lối ăn uống, mà chị hướng dẫn các bệnh nhân thực hiện. Chị Quỳnh Hoa là một thành viên của nhóm thẩm định các tài liệu dùng cho bản báo cáo của Cơ quan Giám định Chất lượng Y
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.