Thời gian: năm 1994
Địa điểm: Khu Giải Trí Splendid China, Orlando.
Trời nắng chang chang, với cái nóng nung người của tiểu bang Florida vào mùa hè lối 90 độ F (32 độ C).
Trước cửa tiệm bán hàng lưu niệm (Gift Shop) đông người, một ông lăo người Việt Nam đứng bán kem cho du khách. Xe bán kem có h́nh dáng như cái thùng vuông dài, bên ngoài có sơn chữ và h́nh vẽ mấy bịch kem đông lạnh. Khách khá đông, ông tươi cười với mọi người. Cách đó không xa, một du khách Việt Nam khác, đứng tuổi, nh́n ông bán kem một cách chăm chú, nghĩ ḿnh đang gặp lại một người quen biết từ khi c̣n ở quê nhà mấy mươi năm về trước.
Khách lạ bước đến gần xe kem trong khi ông bán hàng đang bận rộn với khách. Nh́n bảng tên gắn trên áo ông lăo bán kem, khách lạ mừng thầm v́ đúng tên người ḿnh quen biết.
- Chà! "Tha hương ngộ cố tri", c̣n ǵ quư cho bằng? ông suy nghĩ.
Đợi đế khi xe kem vắng khách, người khách lạ lên tiếng:
- Xin lỗi ông, có phải khi xưa ông làm tỉnh trưởng tỉnh Cần Thơ không? Ông bán kem giật ḿnh, phản ứng ngay:
- Không phải đâu, chắc ông lầm người rồi!
Người khách lạ "cụt hứng" rồi tự trách:
- Ḿnh hấp tấp quá, không lẽ khi xưa ông làm tỉnh trưởng, giờ nầy lại đứng ở đây? Suy tới suy lui, khách lạ chưa chịu thua, nghĩ thầm:
- Rơ ràng tên ông trên thẻ trước ngực, sao lầm được? Dáng vóc cũng cao ráo như xưa, nét mặt, cũng vậy, tuy phong trần hơn trước? Khách lạ trở lại ông lăo bán kem:
- Thưa ông, tôi không lầm đâu, tôi nhớ ơn ông lắm, nhờ ông mà anh em nhà thầu chúng tôi làm ăn rất thoải mái dưới thời ông về làm đầu tỉnh Cần Thơ.
Thấy người khách lạ quả quyết, ông bán kem mỉm cười:
- Đúng là tôi, nhưng đó là chuyện xa xưa rồi, nhắc làm ǵ?
Từ đó, người khách lạ kết thân với ông bán kem, v́ thương mến một công bộc liêm chính mà giờ này sa cơ thất thế.
Trong mấy lần gặp gỡ sau đó tại tiệm ăn ngoài Splendid China, khách lạ tâm t́nh với ông bán kem:
- Em thường đấu thầu xây cất cho tỉnh, đời mấy ông tỉnh trước, tụi em gặp khó khăn nhiều, nhưng từ khi ông về làm tỉnh trưởng mấy năm 63 tới 65, tụi em dễ thở hơn nhiều, người nào làm đúng luật lệ thi được trúng thầu, tụi em làm ăn thoải mái, bởi vậy, tụi em nhớ ơn ông hoài...
Gặp người tri kỷ, ông lăo bán kem thổ lộ:
- Tôi có giúp ǵ ông đâu, đó chẳng qua là nhiệm vụ của tôi thôi. Tổng Thống tín nhiệm tôi, giao chức vụ tỉnh trưởng là để tôi lo an ninh cho người dân, công tác chánh của tôi là về mặt quân sự, dẹp CS quấy rối đồng bào. Dưới quyền tôi, có ông phó tỉnh trưởng dân sự, mọi việc về hành chánh, tôi giao cho ông phó làm hết, nhưng tôi có đặt tiêu chuẩn làm việc, là phải hết sức liêm chánh, không được ăn lối lộ hay có hành vi tham nhũng, v. v... th́ ta mới được ḷng dân.
Trong thời gian ông bán kem tại khu giải trí SC, cũng có một số du khách người Việt Nam nhận ra ông, tỏ ḷng thương mến, "tội nghiệp" ông. Ông khẳng khái trả lời:
- Cám ơn quư vị đă c̣n nhớ tới tôi, có căm t́nh với tôi nhưng xin quư vị đừng tỏ ra tội nghiệp cho tôi, tôi không thích như thế. Có ǵ đáng phải tội nghiệp đâu ? công sản nhốt tôi, giam cầm mấy mươi năm tù, ra được xứ tự do, làm nghề ǵ đi nữa, miễn chính đáng, vẫn c̣n sướng hơn ở với CS mà! Nhắc đến việc CS giam cầm, ông nhấn mạnh:
- Không nên dùng chữ "tù cải tạo" đối với chúng tôi, nhà tù CS là nơi chúng hành hạ, trả thù, hạ nhục người Quốc Gia, tù là tù chớ không có "cải tạo" ǵ hết.
Ông bán kem trong khu giải trí Splendid China nói trên là cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di.
Cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di
Vinh danh một bậc đàn anh gương mẫu.
Bài viết ngắn hôm nay chỉ nêu vài sự kiện nổi bật, chớ không thể nói lên hết sự nghiệp to lớn của ông trên chiến trường. Lúc c̣n là tỉnh trưởng Cần Thơ, cấp bực ông là Thiếu Tá, sau lên Trung Tá. Ông nổi tiếng trong các trận đánh như sau:
- Giải tỏa tỉnh Vĩnh Long trong Tết Mậu Thân 1968. Sự việc diễn tiến như dưới đây: Gần Tết Mậu Thân, (tháng 1/1968), hai ông đầu tỉnh là Trung Tá Nguyễn Ngọc Diệp và Phụ Tá đi hành quân. Trên đường về, hai ông bị VC phục kích và bị thương, phải chở vào bệnh viện điều trị. Tỉnh Vĩnh Long như rắn không đầu. Thiếu Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Sư Đoàn 9, chỉ định Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa tạm thời pḥng thủ Vĩnh Long. Khi tiếng súng Tết Mậu Thân bùng nổ, Thiếu Tá Nghĩa đă về Sài G̣n thăm gia đ́nh và bị kẹt lại đó. Tướng Thi chỉ thị Đại Tá Trần Bá Di, đang là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 9, vào Vĩnh Long để nghiên cứu t́nh h́nh và đối phó với Việt Cộng. Vào chiều tối, một ḿnh với máy truyền tin trên lưng, ông được trực thăng chở đi, dự định đáp vào khuôn viên của tỉnh, nhưng trực thăng bị VC bắn rát quá, phải thả ông tại cầu tàu, rồi từ đó, ông chạy bộ vài chục bước vào được dinh tỉnh trưởng.
Tại đây, ông bắt đầu liên lạc với các đơn vị chiến đấu để lo việc pḥng thủ, chỉ dẫn trực thăng, pháo binh... bắn vào các điểm tập trung của VC. Nhưng VC vẫn cầm cự, quyết tâm đánh úp tỉnh lỵ, ông phải xin tướng Thi cho tăng viện, nhờ vậy, mấy ngày sau, một Trung Đoàn của ta mở đường tiến vào căn cứ của tỉnh. Sau cùng, ông chỉ huy phá tan lực lượng VC, chúng bị giết hay đầu hàng gần hết. - Trận đánh vào đất Miên Danh ông càng nổi lên năm 1970, khi ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh đánh vào mật khu Ba Thu của VC trên đất Miên (tỉnh Tà Keo), phá hủy cơ sở của chúng, tịch thu vô số chiến lợi phẩm... Ngoài ra, quân ta c̣n t́m thấy nhiều nhà in và máy in tiền của Mặt Trận Giải Phóng, tiền này chúng tính đem ra thay thế tiền VNCH nếu chúng thắng Miền Nam năm 1968. Ông được thăng cấp đặc biệt tại mặt trận này.
Anh hùng sa cơ Đến năm 1975, khi VC vào chiếm miền Nam, chúng bắt ông và đày ải vào các trại tù trong hơn 17 năm trời. Hai năm sau khi VC thả, ông qua Mỹ năm 1993 theo diện HO (Humanitarian Operation: Chương tŕnh định cư tại Mỹ dành cho người bị CS giam cầm sau 1975). Ba tháng sau khi hoàn tất thủ tục nhập cư, y tế, bằng lái xe, ông bắt đầu đi làm tại hăng Dobbs, hăng chuyên cung cấp thức ăn cho hành khách trên máy bay. Làm việc tại đây hơn 6 tháng, ông qua khu du lịch Splendid China như có nói trên. Thời gian sau, ông xin vào làm tại Disney World với nhiệm vụ "trưmg bày hàng lên kệ” (floor stacker). Ông làm việc tại đây trong 12 năm trời, từ 1999 đến 2011, chỉ thôi việc v́ bị đau nhức vào tuổi 80. Tổng cộng thời gian làm việc tại Dobbs, Splendid China và Disney World, ông đă đóng thuế Liên Bang Hoa Kỳ 18 năm, quá tiêu chuẩn 10 năm để được tiền hưu. Có lần, một giám thị ở Disney World khuyên ông:
- "You" lớn tuổi rồi, sao "you" không ở nhà nghỉ cho khỏe?
- Tuy tuổi đă cao nhưng sức khỏe c̣n tốt là tôi không nghỉ!- ông đáp ngay. Cũng có người thấy ông cao tuổi, hỏi ông:
- Cụ đi làm chi cho khổ, ở nhà lănh tiền trợ cấp có sướng hơn không? Câu trả lời:
- Tôi không "chơi" mấy thứ đó. Tôi rất tự hào không "ăn" một ngày tiền an sinh xă hội, tiền già, tiền tàn tật... Đối với anh em chúng tôi ở tù CS, người Mỹ dành một chương tŕnh đặc biệt để đem chúng tôi đến xứ tự do, hưởng được cuộc sống an toàn trong công bằng, chừng đó thôi đủ để ḿnh biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa kỳ rồi, v́ lẽ đó, tôi không muốn ngồi chơi để lănh tiền cấp dưỡng, tạo thêm gánh nặng xă hội cho đất nước này trong khi tay chân c̣n lành lặn, c̣n đủ sức khỏe để đi làm.
Theo trên, tướng Trần Bá Di là một người rất đặc biệt. Khi c̣n trong Quân Đội, ông là một công bộc liêm chính, một cấp chỉ huy tài ba, gan dạ, b́nh dân, yêu thương lính. Đến tuổi cao niên, ông vẫn giữ khí phách của một người hùng. Thiếu Tá Nguyên Kim Sơn, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, từng làm việc dưới quyền của tướng Trần Bá Di, có viết trong tuyển tập "Cái Chết Của Một Ḍng Sông" như sau: "Thiếu Tướng Trần Bá Di có tấm ḷng hiền ḥa đức độ nên được thuộc cấp kính trọng và thương mến. Ngày ông rời khỏi Sư Đoàn 9 Bộ Binh, quân dân tỉnh Vĩnh Long đă giăng biểu ngữ khắp đường phố trong tỉnh lỵ để tỏ ḷng thương mến và luyến tiếc ông".
Mặt khác, trong phúc tŕnh 6 trang giấy gởi về chánh phủ Ḥa Kỳ ngày 5 tháng 12 năm 1973, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Graham Martin, có ca ngợi cuộc đời và binh nghiệp của tướng Trần Bá Di trải qua mấy mươi năm chỉ huy các đơn vị tác chiến trên chiến trường miền Nam, từ cấp Trung Đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, đến Sư Đoàn...
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Tưởng niệm Thiếu tướng Trần Bá Di mất ngày 23/3/2018
Mọi việc rồi cũng qua đi. Câu nói quen thuộc dặn ḷng ở những lần chịu đựng trong hoàn cảnh khốn khó. Tất cả là những đổi thay, như mơ ước sẽ có một ngày tốt đẹp trở lại với đời sống chúng ta. Năm xưa nếu không mất nước, không găy đổ tương lai, ắt hẳn không có đời sống lưu vong bây giờ.
Thời gian, moị sự rồi cũng qua đi. Đúng vậy, những bài hát, lời ca từ buổi đầu cấm đoán, giờ đây nó trở thành một sức sống trong giới trẻ, cho người thưởng ngoạn trong t́nh cảm gần gũi, cũ người mới ta. Âm nhạc miền Bắc đi vào Nam đầy sắc máu, bắn giết hận thù, không có t́nh yêu, không có t́nh tự dân tộc. Để rồi tự nó mất đi theo chiếc nón cối, đôi dép râu lỗi thời lạc hậu. Chủ nghĩa chuyên chính vô sản, được thay bằng cuộc sống hưởng thụ ở mỗi cá nhân từ tài sản nhân dân, đất đai chiếm được, đổ đầy vào túi. Họ có đầy bồ không đáy để rút kinh nghiệm, rút măi rút hoài không bao giờ hết, rút cạn tài sản nhà nước, bạc tiền nhân dân làm của riêng, để rồi ung dung nhận khuyết điểm là một đặc ân thay phiên từng người. Tất cả những năm dài làm trật rồi sửa, cho thấy Cộng Sản lấy miền Nam bằng vũ lực nhưng không thể trị v́, không biết làm cho đất nước tốt hơn, bởi guồng máy lănh đạo, những người không có khả năng, không có tŕnh độ văn hoá phù hợp với chức vụ địa vị. Họ chỉ đóng vai tṛ của nhân vật trong vở kịch, tuồng hát, sân khấu chính trị.
Trong hoàn cảnh và tâm trạng chung cùng, chúng tôi có một quá khứ, có một trời dĩ văng để ngậm ngùi ngó lại quăng đời qua, gần gũi ở nỗi buồn chung mất nước. C̣n ở quê nhà sau bốn mươi năm, một thế hệ mới sống dưới chế độ Cộng sản, được rèn luyện trong khuôn khổ thể chế chính trị mù, không thể nói khác những qui định dưới áp bức, nhận chịu sự ban phát lâu ngày trở thành một điều hợp lư tự do cho ḿnh, đâu biết ǵ khác biệt năm xưa, hay thế giới bên ngoài. Cho nên khó mà có sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau ở tuổi trẻ, cùng một thế hệ người Việt trong và ngoài nước.
Thật vậy, không khác ǵ chúng tôi đang sống trong đất nước tự do, tự do nhưng ḷng đau khi thấy chính giới Hoa kỳ, sau khi bỏ rơi miền Nam, tiền đồn chống Cộng. Giờ đây lại tiếp sức nuôi dưỡng chế độ Cộng Sản. Có ǵ để tin tưởng cho tương lai Việt Nam? Có ǵ để tin tưởng những đồng minh năm cũ. Phải chăng chỉ có một ngày tức nước vở bờ. Ḷng dân ḷng người, thời thế đổi thay theo ṿng xoay bất chiến tự nhiên thành. Khác ǵ có ai tin được, ngày nay trên thế giới, quốc gia Việt nam Cộng Ḥa không c̣n.
Người lính năm xưa giờ đây không màng đến súng đạn. Đất nước Việt Nam không c̣n tên bay đạn lạc. Nhưng có điều không thể hiểu là từ buổi giao thời cho đến bây giờ. Hơn bốn mươi năm qua, nhà nước CS Việt Nam vẫn sợ, sợ người chung quanh trong và ngoài nước, sợ lấy bóng ma người lính, chế độ Việt nam Cộng Hoà. Dù rằng tất cả đă mất hết, già cỗi với tuổi đời thời gian. Cơ quan tuyên truyền lúc nào cũng dè chừng, coi t́nh trạng dân trí đ̣i hỏi nhân quyền, chống đối bất công ở xă hội là thành phần phản động chế độ cũ. Cho dù họ không lấy đâu ra, vẽ được h́nh tượng chế độ cũ như thế nào. Nó là sự ám ảnh, sợ hăi bằng cách qui trách để bắt bớ giam cầm. Họ sợ sự thật và ngay cả sự thật cũng không hiểu làm sao họ sợ, khi quyền lực đă gom về một mối đảng trên quốc gia trị.
Tôi đứng lại đây chốn nầy, như năm tháng qua đi dài cơn đứng đợi. Trời đă về chiều tựa vào đời sống tôi, cái tuổi phải nghỉ sau nhiều năm dài vất vả. Cái khoảng cách ở tuổi c̣n đi làm và tuổi về hưu, thấy vậy mà ngắn lắm, ngắn như thời gian c̣n lại để thấy ḿnh không c̣n bao lâu ở một kiếp người. Cảm giác tất bật sáng đi tối về trước đây, giờ sống cho phần đời c̣n lại, mới thấm thiá nghiă t́nh một đời riêng, mới thấy sống gần, nhớ nhiều hơn quăng đời qua lặp lại.
Tôi muốn nhắc đến tư lệnh sư đoàn 9 của tôi. Thiếu tướng Trần Bá Di, người đă bị giam cầm 17 năm sau ngày mất nước. Tôi gọi điện thoại thăm khi ông mới đến định cư. Mừng lắm, có người c̣n nhớ đến, là c̣n nghĩa t́nh. Ông đă dặn ḍ anh em, chỉ muốn gọi ông bằng anh Ba, như danh xưng trong gia đ́nh. Tôi hiểu tâm trạng ông, một người tù lâu năm, chán chường trong nghịch cảnh, khi tất cả đă mất hết. Ông là tư lệnh sư đoàn đầu tiên ở vùng 4, chỉ huy tất cả các đơn vị tăng phái hành quân ngoài lảnh thổ, qua đất nước Kampuchia, năm 70-71. Hồi đó quân đội chúng ta không có quyền qua đất nước bạn, kể cả quân đội Hoa Kỳ. Lợi dung yếu điểm nầy Việt Cộng ở miền Nam hay Cộng Sản Bắc Việt lập căn cứ địa bên đất Miên, thường lui quân về khi bị truy kích. Một lần ở mặt trận Kiến Tường, ông đă ra lệnh miệng cho một tiểu đoàn, tiếp tục truy kích địch qua biên giới, khoảng một hai giờ th́ rút về. Không ngờ tràn qua mật khu Ba Thu lần đó, gần hai ngàn súng đủ loại chưng bày trên giá cây trong căn nhà lá, không cần dấu diếm. Trước chiến lợi phẩm quá lớn với t́nh h́nh nầy, buộc ḷng phải báo cáo về Bộ Tổng tham mưu để xin lệnh.
Có thể do tính cách chiến lược, Bộ Tổng Tham Mưu đă bật đèn xanh, đề ra kế hoạch hành quân qua đất Kampuchia yểm trợ cho chánh phủ Lonnol, đánh thẳng vào hậu cần địch. Tôi c̣n nhớ thời gian nầy (đầu tháng 5 năm 1970) thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh tư lệnh Quân đoàn 4 xuống thăm một tiểu đoàn, thuộc sư đoàn 9 đang hành quân ở Kiến Tường (bên phần lảnh thổ Việt Nam.) Khoảng nửa giờ sau, trực thăng đáp xuống bốc Thiếu tướng tư lệnh vùng. Phi cơ vừa cất lên quay đầu chuyển hướng, bất thần một trong hai trực thăng vỏ trang Mỹ, bay ṿng trên không bắn dọn băi, lượn xéo ngang và đụng vào trực thăng của tướng Thanh. Cả hai chiếc bốc cháy và rớt liền.Tất cả đều tử nạn, kể cả đại tá Cố Vấn Mỹ đi theo. Mọi chuyện chỉ xảy ra tích tắc trước mắt binh sĩ tiểu đoàn. Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh là vị tướng tài giỏi thanh liêm trong quân đội. Tên ông được đặt tên cho bản doanh bộ tư lệnh sư đoàn 9 BB tại Vĩnh Long, và được sắc phong thần, tử v́ nước.
Đối với tướng Di, ông là người tôi kính trọng trong đời quân ngủ. Lần đầu tiên ông biết đến tôi khi tôi cùng hai sĩ quan ban 3 viết bài về kinh nghiệm chiến trường nộp cho bộ tổng tham mưu.Thời đó VC thường xử dụng thế đánh chốt, rất mới mẽ. Sau khi bài chuyển về sư đoàn duyệt, tướng Di xuống trung đoàn, và hỏi Đại tá Cẩn, bài “Thế diệt chốt và cầm địch” của ai viết. Tôi được gọi tŕnh diện Tư Lệnh. Ông nói bài nầy ngoài phần nộp về trên, sẽ giao cho trung tâm huấn luyện sư đoàn học tập. Thật ra cũng nhờ tôi có khả năng viết lách trước đây, cộng thêm kinh nghiệm bản thân ở chiến trường, nên được việc.
Ở trung đoàn 15, chúng tôi gọi tướng Di là Ông già trà đá, bởi v́ cách ngày là ông xuống trung đoàn, qua trung tâm hành quân theo dơi t́nh h́nh, một lát ông sang pḥng thuyết tŕnh ngồi đó. Nhà bếp công vụ theo lệ thườnng, biết ư mang lên dĩa bắp nấu hay mấy củ khoai, cùng ly trà đá. Tướng Di không uống rượu hay nhậu nhẹt, hút thuốc. Khi cần tản thương gấp, ông cho mượn máy bay riêng của tư lệnh, (lấy bao vải ghế ngồi có gắn hai ngôi sao ra), sĩ quan trực đi bay bốc thương binh, sau đó cho lính rửa tàu trả lại. Thỉnh thoảng ông ăn cơm buổi trưa chung với sĩ quan trung đoàn.
Cho đến khi tôi trở lại đơn vị sau khóa học Quân Báo (sau tuần đó Đại tá Cẩn đổi đi), buổi trưa ông xuống trung đoàn như lệ thường. Ông hỏi thăm tôi về khóa học. Đêm hôm đó công điện sư đoàn đánh xuống, nội dung tham chiếu khẩu lệnh của thiếu tướng tư lệnh Sư đoàn, chỉ định tôi giử chức vụ trưởng ban 2 trung đoàn (thay thế sĩ quan đại úy vừa bàn giao tuần trước). Sáng hôm sau ông xuống cùng với trung tá Ninh, trưởng pḥng Pḥng 2 sư đoàn, chứng kiến bàn giao. Sự việc thật bất ngờ, v́ không theo thủ tục hệ thống quân giai, đề nghị tŕnh kư trước đây. Đối với tôi, vị trí nào cũng là chỗ làm việc như trước đây tôi đă làm. Hơn ai hết tôi biết ḿnh không có phe đảng, tiền bạc lo liệu ǵ cả. Trước câu hỏi của Đại tá Lăm, phụ tá hành quân sư đoàn đang xử lư thường vụ trung đoàn trưởng. Thiếu tướng Di nói về tôi “Ông ấy làm được, tôi để ư ông ấy lâu rồi.” Sau đó ông bảo tôi vào pḥng gặp riêng, và muốn tôi làm theo ư ông trong việc theo dơi mỗi đơn vị VC bằng một màu viết ch́ mở khác nhau, để biết thói quen di chuyển một tuần, một tháng.
Có điều phải nói là hầu như tất cả sĩ quan trung đoàn, đều không biết Ban 2 làm ǵ, cho đến ngày mất nước. Chỉ thấy hàng ngày tôi thuyết tŕnh, rồi đi bay với trung đoàn trưởng, qua lại trung tâm hành quân thế thôi. Giờ đây chiến tranh không c̣n nữa, tôi muốn chia sẻ với bạn ít điều, trước đây do vấn đề bảo mật không cho phép, gây hiểu lầm trong t́nh anh em.
Công việc theo lệ thường mổi sớm tôi thuyết tŕnh trước tiên về t́nh h́nh địch, tin tức độ mật A1, A2 từ Pḥng 2 quân đoàn, sư đoàn, kế đến là phần ban 3 với kế hoạch hành quân từng tiểu đoàn, hay nếu có trực thăng vận cho một ngày. Thiếu tướng Di xuống trung đoàn thường hay gặp riêng tôi, để nghe báo cáo về tin mà tôi không thuyết tŕnh. Thật ra, không mấy người để ư Ban 2 trung đoàn có một toán kỹ thuật thuộc pḥng 7 Bộ Tổng tham mưu, nhưng mang phù hiệu sư đoàn 9, cả Biệt đội kỹ thuật (cấp đại đội) th́ đặt ở Sư đoàn. (Xin đừng nhầm lẫn với biệt đội tác chiến điện tử, theo tiểu đoàn hành quân cài đặt sensor, thuộc pḥng 3 Sư đoàn). Khi đổi vùng hành quân, có khi toán kỹ thuật có sẵn, có khi tôi phải đi với anh em nầy về Sư đoàn bạn, để chép tay cái code mở khoá, ngày giờ đơn vị địch lên máy chuyển lệnh, khoá mở đánh morse…
Trước đây, các đơn vị hành quân chúng ta thường dùng khoá KDC cấp phát để mă hoá chuyển tin, c̣n ở đây là bản chép tay. Ở Bộ chỉ huy hành quân trung đoàn, toán kỹ thuật nầy dựng lều riêng cách biệt, dựng ăngten riêng với trung tâm hành quân để trực máy bắt tin của địch. Chỗ làm việc nầy không ai được vào, kể cả trung đoàn trưởng (không th́ tắt hệ thống, do qui định bảo mật). Nhân viên bắt được bản tin qua máy, mở xong chuyển tay qua (với bản đánh máy giấy màu vàng có hàng dăy lổ bấm tṛn) cho trưởng ban Ban 2 để phán đoán uớc tính (toán kỹ thuật chỉ làm nhiệm vụ vậy thôi). Ở Ban 2 có đầy đủ tin tức, trận liệt đơn vị địch như ngày giờ xâm nhập, quân số, di chuyển từ đâu đến, đôi khi có cả h́nh C trưởng, D trưởng (tin nhật tu từ Ph 2 Bộ TTM theo hệ thống hàng dọc trong ngành).Tin từ toán kỹ thuật bắt được, tôi chỉ tŕnh miệng với trung đoàn trưởng, không báo qua pḥng 2 Sư đoàn, không qua hệ thống vô tuyến và đốt bỏ, không lưu hồ sơ.
Một ngày nghe tiếng pháo binh trung đoàn tác xạ, không ai bảo ai, đều trở vào Trung tâm hành quân, v́ biết có tiểu đoàn chạm địch. Đại tá Diêu là người nóng ḷng muốn biết về địch. Tôi qua lều bên vào ngồi với anh em, trong lúc máy vẫn mở nghe địch liên lạc điều quân (lúc trận đánh xảy ra địch nói bằng bạch văn), rồi trở qua trung tâm hành quân. Kết quả dĩ nhiên hoàn toàn thuận lợi khi chúng ta biết rỏ vị trí ư đồ của địch. Về phía bộ chỉ huy địch, họ cũng bắt được tần số truyền tin của ḿnh, do cấp tiểu đoàn trên hệ thống máy bị lộ. Do vậy mà nhiều lần cả hai bên đều tung tin giả để gây rối kế hoạch lẫn nhau. Phán đoán đúng sai thiệt giả, hay dở tùy thuộc vào khả năng ước tính, phân tích của sỉ quan Ban 2 trung đoàn. C̣n kế hoạch hành quân cho các tiểu đoàn mỗi ngày? Mỗi tối Ban 2 có nhiệm vụ tŕnh riêng t́nh h́nh địch, với trung đoàn trưởng. Sau đó ông lệnh cho ban 3 vẽ phóng đồ hành quân để sáng hôm sau chuyển lệnh. Bản đồ, th́ do Ban 2 cấp phát, đưa xuống trong hành quân từng tiểu đoàn, hay khi tiếp viện đổi vùng, giải toả, mặt trận nơi khác.
Vấn đề t́nh báo tác chiến, với kỹ thuật như đă nói, chỉ thiết lâp ở tất cả đơn vị trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh, phục vụ cho chiến trường. Các lữ đoàn thiết giáp, liên đoàn, pḥng 2 tiểu khu, hoàn toàn không có phần hành chuyên môn nầy, kể cả các đơn vị khác ngành. Trong trường hợp bặt tin, do địch không lên máy liên lạc, chừng đó qua hệ thống sư đoàn, xin chụp không ảnh vùng hành quân để xác định. Những tiếng nổ ́ ầm trên không nghe được, là lúc máy bay đang chụp, sĩ quan giải đoán không ảnh sẽ phân tích.
Nói chung tin tức t́nh báo, giải đoán chính xác phần lớn bảo vệ sự tổn thất, sinh mạng binh sĩ. Vai tṛ của trưởng ban 2 trung đoàn, giúp trung đoàn trưởng quyết định, gắn liền với chiến công đơn vị. Các vị tư lệnh sư đoàn 21, sư đoàn 7 nơi chúng tôi hành quân qua, đều rất quan tâm đến loại tin tức chúng tôi có được, so với tin tức sư đoàn bạn. Thật ra vấn đề chỉ giản dị là toán kỹ thuật có siêng năng mở máy trực hay không, chịu khó rà theo tần số khi địch thay đổi hay không, bởi công việc của toán nầy chỉ trực tiếp với một ḿnh trưởng ban 2 trung đoàn, không ai kiểm soát, việc làm hoàn toàn biệt lập, chỉ liên lạc khi cần thiết. Nhiều lần ở nửa đêm, họ lay chân tôi dậy đưa bản tin, tôi qua gỏ cửa pḥng ngủ trung đoàn trưởng, cho lệnh báo động, pháo binh trung đoàn bắn tức thời ở điểm chấm sẵn, kịp lúc báo động cho tiểu đoàn biết, địch sắp sửa tấn công, th́ y như rằng mọi việc xảy ra trước năm, mười phút. Tôi có may mắn là toán kỹ thuật trực thuộc trung đoàn rất giỏi, và có tinh thần trách nhiệm.
Năm đầu ở trại cải tạo, quân đội Cộng Sản giam giữ chúng tôi là trung đoàn 95. Họ lên lớp và chửi pháo binh sư đoàn 9 thảm thiết. Ngồi đó không phải là dân pháo nghe cũng khó chịu. Nhưng tôi biết họ nói đúng. Cách tổ chức di chuyển pháo theo hành quân lưu động rất hay, khác với các sư đoàn cố định khu trách nhiệm. Thật ra sư đoàn bộ binh nào trang bị cũng giống nhau. Mỗi sư đoàn có 4 tiểu đoàn pháo binh, chia ra mỗi trung đoàn có một tiểu đoàn pháo binh 105 ly cơ hữu. Khi trung đoàn chúng tôi xuất phát hành quân, chỉ có một pháo đội kéo súng theo Bộ chỉ huy trung đoàn, đóng trên mặt lộ hay căn cứ. Số sĩ quan, binh sĩ pháo binh (thuộc tiểu đoàn pháo binh cơ hữu trung đoàn) được chuyển vận bằng trực thăng đưa người xuống, thay thế các vị trí súng pháo binh diện điạ thuộc quân khu, rồi bốc toán pháo binh đó đi, đổ đạn pháo xuống, điều chỉnh đạn dược trên giấy tờ sau. Nói cho dễ hiểu là hoán chuyển đổi người, chứ không đổi súng (tiểu đoàn pháo không cần kéo súng theo). Cho nên khi vào vùng hành quân, cấp tiểu đoàn trên phóng đồ hành quân, ṿng tṛn pháo yểm là mười khẩu pháo cho một tiểu đoàn, sẵn sàng tác xạ.
Thời gian sau, khi chuẩn tướng Huỳnh Văn Lạc thay thế. Ông chỉ thị cho các tiểu đoàn trưởng bộ binh, qui định nếu không đụng trận, gọi pháo binh bắn trên 500 quả th́ bị phạt, c̣n khi đụng trận, gọi bắn dưới 500 quả cũng bị phạt. Tôi nghĩ sau nầy dù hạn chế đạn dược, nhưng t́nh h́nh cần giải quyết th́ cũng không giới hạn. Bằng chứng cho thấy đến gần tháng 4 năm 75, thiếu tá Thảo tiểu đoàn trưởng 93 pháo binh, báo cáo xin ngưng tác xạ v́ tất cả pháo súng bị nóng ṇng, lư do đă bắn trên 100 ngàn quả. Đại tá Diêu lớn tiếng không muốn ngưng v́ không tin, thiếu tá Thảo chứng minh 10 khẩu bắn một lượt hơn một giờ qua. Điều nầy cho thấy trung đoàn 95 Việt Cộng chửi rủa pháo binh sư đoàn 9 không sai, với mức độ pháo dập dữ dội họ đă chịu đựng.
Tôi ở tiểu đoàn, rồi trung đoàn 15, dưới nhiều thời kỳ trung đoàn trưởng. Mỗi ông để lại trong tôi t́nh cảm riêng biệt khác nhau. Với đại tá Hồ Ngọc Cẩn là người tôi có nhiều kỹ niệm. Trung tá Anh là người hiền lành, quan tâm đến đời sống thuộc cấp gần bên. Trung tá Phan Thế Thường là người thân thiện dễ mến, vẫn liên lạc về sau với tôi khi ông đổi đi (rồi trở lại). Tiếc thay cho đến bây giờ hỏi thăm, không ai biết tin tức sống chết. Riêng với đại tá Khiêu Hữu Diêu, đi với ông tôi mới học khôn, tiếp xúc biết được nhiều chuyện dây mơ rể má trong quân đội, ông giao du liên lạc với nhiều sĩ quan đồng cấp. Cũng qua ông, tôi mới biết cái áo giáp nhảy dù thời quân đội Pháp như thế nào. Nó là một áo vải bố chia ra từng ngăn dọc, trong lót từng thanh thép dầy chống đạn. Ông từ Bộ tổng tham mưu đổi về Quân đoàn 4, rồi đến thay thế trung đoàn trưởng. Đa số các vị đại tá tỉnh trưởng, hay thuộc binh chủng nhảy dù trước đây là đàn em của ông, khi tôi đi với ông ghé qua các tỉnh. Ở vùng hành quân, khi thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh sư đoàn 7BB xuống thăm trung đoàn. Trên trực thăng bước xuống lúc nào thiếu tướng Nam cũng chào trước với câu nói “kính Đại tá”. Đại tá Diêu kể tôi nghe, thời trước dạo ông c̣n làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 Nhảy Dù, lúc đó tướng Nam vừa đi học ở Mỹ về, lên đại úy, làm sĩ quan Ban 3 tiểu đoàn dưới quyền ông. Dù sau nầy cấp bậc tướng Nam đi lên trước, nhưng gặp ông, tôi thấy tướng Nam vẫn chào kính giữ t́nh thầy tṛ. Có điều ở đại tá Diêu, có thể do mang cấp bậc đại tá quá thâm niên, lối cư xử của ông đối với các trung tá, đại tá, tư lệnh phó sư đoàn đơn vị bạn, đôi khi ông có thái độ dửng dưng. Đi theo ông họp hành chứng kiến, đôi lúc tôi thấy cũng ngượng, ngại mất ḷng. Một lần, BCH đóng tại Phụng Hiệp, buổi trưa ông rủ tôi về Cần Thơ đến hội quán tỉnh trưởng ăn cơm Tây. Hôm đó chuẩn tướng Hưng SĐ 21 xuống thăm trung đoàn, nhưng Đại tá Diêu không có mặt. Sau đó tướng Hưng gởi công điện qui định, nếu trung đoàn trưởng đơn vị tăng phái, rời BCH phải thông báo cho Tư lệnh. Lần khác ở trung đoàn nhận điện thoại từ văn pḥng đại tướng Cao văn Viên gọi xuống, muốn ông về gặp. Tư lệnh quân đoàn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cho ông về Sài g̣n 2 ngày. Trở xuống ông nói với tôi, tưởng làm Trưởng pḥng 7 Bộ tổng tham mưu th́ ông nhận, chứ chức Giám Đốc Nha kỹ thuật th́ thôi, ông về chờ. Ông có dù che bao và nhất là sau nầy khi tướng Nam về làm tư lệnh Quân đoàn 4, con đường quả thật trơn tru theo ư ông muốn, dù rằng chỉ được một thời gian trước ngày mất nước. Qua ông tôi biết rất nhiều chuyện, trong đời quân đội trước sau. Tính t́nh đại tá Diêu đối với mọi cấp là vậy, nhưng với thiếu tướng Di, tôi thấy đại tá Diêu rất vị nể kính trọng, khi Thiếu tướng Di thường xuyên xuống trung đoàn.
Nhắc lại những trận đánh, nghĩ lại năm tháng qua, cho đến ngày tan hàng mất nước, làm sao không thấy đau ḷng tủi nhục. Người đứng ngoài cuộc, tuổi trẻ lớn lên, thành phần phản chiến đổ lổi cho người lính VNCH. Họ đâu hiểu sự bỏ rơi, cắt viện trợ và hơn hết là sự quay lưng từ phía Hoa kỳ theo chiến lược thoả thuận giao miền Nam cho Trung Quốc. Trước tiên từ chiến thắng của miền Bắc, sau đó là từng bước một Hán hoá, lảnh thổ hai miền, như chúng ta đă thấy mấy mươi năm qua.
Chiến trận giờ đây đă lụn tàn, dấu tích không c̣n. Nhắc nhớ, chỉ như gíó thoảng chiều hôm, chúng ta chỉ là người công dân b́nh thường, trước sự đă rồi. Chỉ có điều, thỉnh thoảng đọc thấy những bài báo, sách vở thêu dệt, kể cả ta và địch, từ quan quân đến người cầm bút, tạo ra những hoàn cảnh nên thơ, lịch sự ở ḷng tử tế cho phù hợp với nhân bản con người. Với những cường điệu quá lố được thêu dệt trong sáng tác. Không thể tin được chuyện kể bắt tù binh ở chiến trường buổi sáng, mà buổi trưa dẫn ra Huế ăn phở, chiều tối đưa đi coi xinê rồi thả địch về (kết thúc bài viết là hồi sau chiến tranh gặp lại). Hay những câu thơ đi hành quân mà bắn súng khơi khơi lên trời may rủi, chuyện ngồi uống rượu với anh bộ đội Bắc Việt, trong thi ca lúc nào rượu cũng được đề cập đến, kể cả khi đụng trận. Bài viết không trung thực chút nào trong cuộc chiến. Tác giả cho thấy tấm ḷng nhân ái ? Nhưng với tôi, người đọc sẽ cảm thấy quân đội miền Nam vô kỷ luật, không có tinh thần chiến đấu, phản chiến, bạc nhược. Không có cấp chỉ huy nào để người lính tự bắn chơi theo ư ḿnh. Ở đâu quân đội nào cũng có kỷ luật, nhất là ở chiến trường, lại càng khắc khe nghiêm chỉnh hơn hết, chuyện tử sinh, tồn vong thắng bại chính ở tinh thần đồng đội, mệnh lệnh từ cấp chỉ huy. Sống chết c̣n hay mất, chỉ cần thời gian hai mươi phút đầu súng nổ, là biết mệnh số chung cuộc. Biết bao ngàn người lính, biết bao đơn vị chống trả hy sinh cho đến phút cuối cùng.
Hơn thế nữa, những sự thật nói ra cũng nhằm minh chứng cho sự hy sinh ở người nằm xuống, hay những thương binh tàn phế c̣n sống dở chết dở trên phần đất quê nhà. Chiến tranh nào cũng vậy, ngoài chết chóc ly tán gia đ́nh, c̣n có những bất công đầy rẫy trước và sau cuộc chiến. Người thắng kẻ thua, bên nào cũng có thành phần thua thiệt. Kẻ thua thiệt trước tiên là những người lính bị loại ra khỏi ṿng chiến, những thương binh với mức độ tàn phế vĩnh viễn. Không có ǵ đền bù cho một kiếp người khốn khổ, không có bù đấp nào trả lại hạnh phúc gia đ́nh cho kiếp phế nhân, nhất là khi chiến tranh hai miền kết thúc. Thực tế cho thấy thành phần thương phế binh miền Nam, đời sống bị ngược đăi như thế nào.
Trước đây, cầm cuốn sách “Ông tướng sang sông” tôi gởi tặng, có lần tướng Di hỏi người gần bên. Tại sao phải là ông tướng sang sông? Giờ đây không chỉ riêng ông mà người nào cũng qua bến bờ. Trang sử đă lật qua, quá khứ một thời trôi theo sông nước, buông tay theo cuộc đời lưu lạc. Ông là người được đào tạo tốt, trước đây đă theo học khóa Bộ Binh cao cấp tại trường Fort Benning, Georgia hay trường Chỉ huy tham mưu Fort Leavenworth, Kansas Hoa Kỳ sau nầy (1965). Ở sư đoàn, ông tự học lái trực thăng với phi công bên ông, và tự học thêm văn hoá cho chính ḿnh.
Nh́n ông đi bay, và cách ngày xuống các trung đoàn hành quân theo dơi, đủ thấy ông đặt nặng hoạt động hành quân hơn ngồi ở Sư đoàn. Tôi nhớ có lần Bộ Tư lệnh tiền phương sư đoàn đóng tại căn cứ Vĩnh Nhi (gần Cai Lậy) trên quốc lộ 4. Một đêm Việt Công đột nhập từ mặt pḥng thủ của pháo binh. Địch tràn vào sát trung tâm hành quân, tướng Di ngủ lại tại đó khi bị tấn công. Trước đây căn cứ nầy do trung đoàn 15 thiết lập, tôi biết tất cả đều có bờ thành đất, do công binh ủi cao lên khỏi đầu. Mọi đường di chuyển hẹp từ nơi nầy sang nơi khác, đều nằm trong phạm vi rào kẻm gai. Cho nên khi địch tấn công dù có lọt vào trong, không có đường nào để đi ngoài con đường cố định dưới họng súng qua các lổ châu mai pḥng thủ. Chính v́ vậy, dù đă lọt vào địch cũng không xâm nhập vào trong được. Suốt đêm tới sáng đơn vị pḥng thủ chỉ có một đại đội trinh sát đánh chiếm lại từng khu một. Do tư lệnh sư đoàn bị kẹt bên trong, nên lực lượng tiếp viện được nhanh chóng đưa đến. Bên ngoài quốc lộ, thiết đoàn kỵ binh từ Long Định xuống tiếp ứng. Ba giờ sáng, tiểu đoàn tôi tại Chi Lăng, được lệnh chuyển quân xuống Kiến Hoà chận đường rút của địch, ngang qua Bộ Tư lệnh sáng sớm, c̣n mù mịt khói súng.
Tôi nhớ năm đầu Xuân tại căn cứ hành quân chiến đoàn 15, trong pḥng thuyết tŕnh ông khui chai sâm banh chúc Tết đơn vị. Có tiếng nổ, rượu tràn. Cái nắp bần đậy kín bắn thẳng vào khung h́nh treo đầu tường. Có tiếng kính vở, rớt xuống đất. Khung h́nh tổng thống Nguyễn văn Thiệu rơi xuống, như báo hiệu điềm trời. Tất cả mọi người cười gượng, như không có chuyện ǵ ngoài chuyện họp mặt đầu năm. Gần cuối năm đó thiếu tướng Di cho hay sẽ đổi đi Quân đoàn 1 làm Tư lệnh Phó cho trung tướng Ngô Quang Trưởng. Trước ngày ra đi, (tuần cuối tháng 10 năm 1973), ông xuống BCH hành quân của chiến đoàn 15 đang đóng tại Long Mỹ (thuộc Chương Thiện) ngủ lại qua đêm, lúc đó trung đoàn trưởng, trung tá Anh. Đêm đó, trời mưa nhỏ có lựu đạn nổ tại chợ Long Mỹ. Trung tá Anh lệnh cho tôi ra trước xem xét, sau đó thiếu tướng Di và Trung tá Anh ra quan sát. Tưởng là vậy, nhưng chỉ hai ngày sau lệnh thay đổi, thiếu tướng Trần bá Di về làm tư lệnh phó cho tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh quân đoàn 4.
Thiếu tướng Trần Bá Di là người rất am tường chiến trường ở quân khu śnh lầy, ông đă giữ mọi chức vụ từ trung đoàn trưởng, tỉnh trưởng, tham mưu trưởng quân đoàn, cho đến Tư lệnh sư đoàn 9 BB hơn bốn năm. Do thời gian lâu ở một đơn vị, ông xuống thường xuyên các nơi, nên ông biết rỏ khă năng từng người ông tin dùng. Ông không bị mua chuộc hay vị nể bởi những gởi gắm. Đó là trường hợp ở tôi, khi chuẩn tướng tham mưu trưởng quân đoàn muốn cho người thay tôi, lấy lư do tôi có lệnh phạt, thời gian tôi ở tiểu đoàn có lính đào ngũ (đơn vị chíến đấu nào mà không có lính đào ngũ). Thiếu tướng Di phê trên phiếu tŕnh công văn gởi đến. “Tôi là Tư Lệnh Sư đoàn hay ông ấy tư lệnh?” Khoảng 6 tháng sau điệp khúc cũ lập lại, gởi đến tŕnh lên lần nữa. Ông nói “Ngày nào tôi c̣n Tư Lệnh là ngày đó ông Lợi c̣n làm”. Cả hai lần, trung tá Ninh trưởng pḥng 2 sư đoàn đều cho tôi hay. Thật sự tôi không hề biết chuyện tham mưu trưởng quân đoàn “có ḷng quan tâm đến nội bộ đơn vị” xa như vậy. Với tôi Thiếu tướng Di chưa bao giờ nhắc đến chuyện nầy. Mọi việc coi như xếp lại, không có ǵ xảy ra.
Tôi không sống gần gũi bên tư lệnh, không có quan hệ riêng tư nào ở đời sống bên ngoài. Ông chỉ đến trung đoàn gặp tôi qua nhiệm vụ hành quân. Dù do ông cất nhắc ở chức vụ trưởng ban 2 trung đoàn (bước đi lên cho kế tiếp), một chức vụ chỉ huy không có tiền bạc ǵ đem lại cho bản thân, có chăng là có đại đội trinh sát trực thuộc, hàng tháng tôi phải báo cáo lên trên, về t́nh trạng tham chiến quân số, trang bị, hành quân. Công việc tiếp xúc là với địch quân ở chiến trường, đi bay với trung đoàn trưởng đổ quân, vẫn là chốn hành quân, đâu phải là chốn an thân thụ hưởng, tất cả đều là mệnh số nhận chịu. Nhưng cũng chính cớ sự xảy ra nầy, tôi hiểu được sự tranh giành chức phận, qua tiền bạc phe đảng, ở đâu cũng có. Tôi cảm thấy chán và nh́n lại đời sống bản thân, gia đ́nh ḿnh.
Với nghề cầm bút, ở đơn vị tôi không có sáng tác văn học ǵ phục vụ cho báo chí hay phát thanh của sư đoàn. Tôi chỉ có 3 lần ngồi bàn giấy bất đắc dĩ, do có người đề nghị. Lần thứ nhất tôi viết bài Thế Diêt Chốt và Cầm Địch (tôi kư tên, cấp bậc). Bài kế, B́nh Long Anh Dũng (Đại tá Cẩn kư). Bài thứ 3, bài nầy là một tập dầy, trung đoàn trưởng cho nghỉ một tháng lên xuống (hành quân và hậu cứ) để tiếp xúc và t́m hiểu tài liệu các Ban ngành trung đoàn, để viết thành Huấn Thị Điều Hành Căn Bản cấp Trung Đoàn bộ binh (Đại tá Diêu kư) để nộp về Bộ Tổng Tham Mưu theo qui định.
Tôi là người ở đơn vị nầy từ ngày mới ra trường rồi đi lên, nhưng với tướng Di tôi nghĩ ông là con người t́nh cảm, nặng ḷng với Sư đoàn 9 nhiều hơn các vị tư lệnh trước. Dịp tôi thực tập Không trợ 2, ở Trung tâm hành quân không quân và Quân đoàn. Tôi xin gặp ông trong văn pḥng Tư lệnh phó Quân đoàn. Khi nghe tôi muốn xin thuyên chuyển. Ông than một câu nghe chí t́nh “Ông Ǵnh đi rồi, giờ ông cũng đi nữa th́ c̣n ai làm việc cho Trung đoàn”. Nghe ông nói ḷng tôi thấy bồi hồi. Ông đă rời đi nhưng tấm ḷng ông vẫn c̣n ở sư đoàn cũ, biết và nhớ đủ mọi người.
Qua rồi một thời năm cũ, đôi lúc một ḿnh nhớ lại chuyện đời qua, bạn lính bạn tù, t́nh lính, t́nh người, trong tháng ngày c̣n lại nầy, ḷng không khỏi xót thương ngậm ngùi. Những năm tháng nghĩa t́nh bên anh em sống chết, gian nguy cực khổ để rồi cuối cùng là những chung cùng mạt vận, theo phận số đất nước.
Bạn tôi cho hay, mới đi thăm tướng Di về, nghe nói ông đă yếu đi nhiều sau tai nạn xe, tuổi đời đă lớn (ông sinh năm 1931), chắc không đủ sức đi xa cho lần họp mặt. Tôi chợt nao ḷng khi nghĩ đến chuyện năm nào, muốn nói một lời cảm ơn thầm lặng, chưa bao giờ nói, chuyện không mấy người biết. Cho dù hôm nay ông là Anh Ba trong gia đ́nh thuộc cấp, nhưng với tôi ông vẫn là Thiếu tướng Tư Lệnh ngày nào.
Rồi khi mọi chuyện tàn phai, vật đổi sao dời, vẫn là giai đoạn của một thời để nhớ, một đời không quên.
Hoài Duy
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
(Để vinh danh những người lính không vũ khí, đă thi hành phi-vụ ngược ḍng thời-gian, trở về với dĩ-văng để đào xới những dấu tích bi hùng của một thời chinh-chiến. Xin thành kính nghiêng ḿnh trước anh linh của : Th/Tá Trương-Phùng Phi-Đoàn 518; Trung/Úy Trang Văn-Thành, Trung/Úy Tào-Thuận, các Trung-Sỹ nhất Phan Quốc-Tuấn, Nguyễn Thái-B́nh cùng toàn thể Phi-Hành-Đoàn Tinh-Long-07 AC119K của Phi-Đoàn 821 trong phi-vụ bảo-vệ thủ-đô SàiG̣n sáng ngáy 29 tháng 4 năm 1975. Tổ-Quốc tri-ân các anh.)
Hơn 33 năm trước đây, vào lúc chập-choạng tối ngày 28 tháng 4 năm 1975, trong khi phi-trường Biên-Ḥa đang bốc cháy và thành phố Sài-G̣n đang quằn-quại trong những giờ phút cuối cùng của một cuộc chiến sắp tàn, th́ một phi-tuần khu trục gồm 2 phi-cơ A1 do Đại-Úy Trần Văn Phúc và Trung-Úy Nguyễn Văn Bá thuộc phi-đoàn Phi-Long 518 đang quần thảo trên bầu trời vần-vũ những đám mây đen…
Các anh vừa thi-hành xong phi-vụ hộ-tống đoàn xe của toán EOD thuộc bộ tư-lệnh KT&TV của KQ do Trung Tá Mạnh làm trưởng toán từ Biên-Hoà về Tân-Sơn-Nhất, sau khi đă hoàn thành nhiệm-vụ phá-hủy các pḥng sở và những dụng-cụ điện-tử để khỏi lọt vào tay giặc. Trong pḥng lái của chiếc khu-trục cơ, tiếng Đại-Úy Phúc rổn rảng báo cáo trên tần-số là phi-vụ hộ-tống đă được hoàn tất một cách mỹ măn, và đoàn xe đă an-toàn về đến địa-phận của thành phố, rồi anh cho phi tuần trực chỉ hướng phi-trường Tân-Sơn Nhất. Sau khi chia tay cùng Bá, anh lại ḥa ḿnh vào với ḍng người xuôi nguợc để về với gia-đ́nh. T́nh thế cấp bách của cuộc chiến không cho phép người lính chiến KQ của QLVNCH một phút ngơi nghỉ, để rồi sau bữa cơm tối vội vàng, anh lại phải chia tay với người vợ trẻ cùng đứa con mới sanh để phóng vào pḥng trực của biệt đội…
…Nửa đêm về sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi những người phi-công của KLVNCH chưa dỗ xong giấc ngủ chập-chờn sau một ngày làm việc mệt nhọc, đă phải choàng tỉnh đón nhận những luồng đạn tàn-bạo của quân thù đang tới tấp rót vào phi-trường, thành-phố…Nhưng trong cảnh mịt mù khói lửa, lẫn với tiếng đạn bay pháo nổ, người ta đă nghe được những tiếng gầm rú của phi-cơ AC119K, cùng khu-trục cơ A1, những con Mănh Long của KLVNCH đang lầm-lỳ đội pháo, xoải cánh bay vào vùng lửa đạn để tiêu giệt địch quân, bảo vệ mạng sống của đồng bào và đồng đội…
Nhưng trận chiến nào cũng có cái gía của nó mà người lính chiến phải trả. Trong số những hiệp-sỹ không-gian của sáng sớm hôm đó, đă có những người hiên-ngang vượt qua ḍng sông định-mệnh, vạch một đường bay muôn thủa sáng ngời cho quân-sử của QLVNCH …Đó là những Phi-Long Trương-Phùng Phi-Đoàn Khu-Trục 518, Tinh-Long Trang Văn Thành, Tinh-Long Tào-Thuận cùng phi-hành-đoàn của chiếc AC119K Tinh-Long07 thuộc Phi-Đoàn 821…Riêng Phi-Long Trần Văn Phúc, người về từ cơi chết, đă đáp an-toàn, nhưng lần này anh không rổn-rảng cất cao giọng báo cáo “phi-vụ hoàn tất” mà đă phải nghẹn-ngào, bậm môi, trợn mắt nh́n những người bạn vừa mới đây cùng anh chia xẻ những nhọc nhằn, nguy-hiểm đă hy-sinh…
Rồi anh cùng các bạn đă cưỡng lại lệnh đầu hàng của tân Tổng-Thống, vượt thoát ra khỏi ṿng tay của kẻ thù để tới vùng đất tự-do. Sau 9 năm 10 tháng sống trong khắc-khoải đợi chờ, vợ con anh cũng đă được cùng anh đoàn-tụ…Nhưng trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn của một người lính, anh vẫn thấy đau nhói với nỗi dằn vặt của con tim, khi những h́nh ảnh hào-hùng của tráng-sỹ chập-chờn hiện ra trước mắt, và bên tai anh vẫn c̣n văng-vẳng lời nhắn nhủ của những người đă khuất năm xưa:
“ – Chúc các bạn ra đi được an-toàn, đă có chúng tôi ở lại để cản đường quân giặc. Nhớ lo chu-toàn đại-cuộc.”
Và trong cuộc sống an-b́nh trên miền đất tự-do này, anh vẫn thấy như ḿnh c̣n thiếu những ai kia một món nợ… Họ là những người lính chiến của QLVNCH đă hy-sinh nằm xuống làm viên gạch lót đường cho các anh tiếp-tục cất bước. Thân xác họ giờ đây đă tan biến vào với ḷng sâu của đất mẹ, nhưng những đống xương tàn và mảnh hồn u-uất chưa tan như c̣n đang lẩn khuất đâu đây để đón nghe những lời kinh cầu siêu-thoát…
Trải qua những tháng năm dài theo cuộc sống, anh đă âm-thầm kết hợp những người cùng một chí hướng, lập một phi-hành-đoàn đặc-biệt để thi hành “phi-vụ ngược ḍng thời gian”, trở về với dĩ-văng, đào xới những dấu tích bi hùng trong cuộc chiến, để trả lại cho cho quân-sử những ḍng sử sáng ngời chính-nghĩa. Trả lại cho gia-đ́nh những người đă khuất di-vật của tử-sỹ, để những vành khăn tang của góa phụ, của đàn con khỏi khắc-khoải đợi chờ, và để cho những anh hồn của tử-sỹ được thăng hoa nơi cơi vĩnh-hằng cao diệu-vợi…
Anh đă t́m được những tri-kỷ ư hợp tâm đầu để cùng nhau lo toan đại cuộc …Sau nhiều lần cùng KQ Raptor âm-thầm bay lượn trên bầu trời quê-hương, Hồn Thiêng Sông Núi đă không phụ ḷng những người chiến sỹ không c̣n mang vũ-khí…Rồi th́ trong một phi-vụ quyết định, qua sự phối-hợp tuyệt-vời với những tên tuổi thân quen của một thời chinh-chiến như: Phi-Long Trần Văn Phúc, Tinh-Long Trương Nguyên-Thuận, Không Quân RAPTOR (bào đệ của anh-hùng không quân Nguyễn Thành Công) KQ Mạc Đ́a, KQ PhiYến 51, KQ Mẫn, KQ Thanh, KQ Hùng Phan, LưuVong, cùng gia đ́nh và thân nhân của cố Th/sỹ Tiềm Em, cố Đ/U Chiến…Hợp với gia-đ́nh, thân nhân, bạn bè, niên-trưởng của “Hồn Tử-Sỹ”, và đặc biệt với khả năng thần-bí của cô Bé Năm, cuộc đào xới đă thành công mỹ-măn. Lần này th́ KQ RAPTOR đă thay anh rổn-rảng báo cáo trên tần-số “Phi vụ đă hoàn-tất, phi-hành đoàn rời vùng về đáp Tân-Sơn-Nhất.”
…Đêm nay từ một khoảng không-gian xa cách, khi ngoài trời những đọt sương mù đang tơi tả rụng xuống phủ kín cảbầu trời, có một người đang trằn trọc trong bóng đêm nghĩ đến những phi-vụ dài nhất của quân sử không-quân, mà một trong những phi-vụ đó là phi-vụ của một phi-công đàn anh lẫy lừng trong thời chiến: Thiếu Tá Trương-Phùng, thuộc phi-đoàn khu-trục Phi-Long 518... Trong sổ phi-lệnh có ghi: “Phi-vụ bảo-vệ thủ-đô, cất cánh khẩn cấp hồi 4 giờ 30 sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975…Về đáp trưa ngày 02 tháng 12 năm 2008.” Rồi anh nghĩ đến những người bạn như Trang Văn-Thành, Tào-Thuận và những người bạn khác, anh thầm gọi: “C̣n Tinh Long 07 đâu sao chưa thấy về đáp, chừng nào th́ bạn mới hạ cánh, bạn c̣n đủ xăng để tiếp-tục bay nữa hay không?” Không có tiếng trả lời…Anh thở dài lẩm bẩm :
“Chắc tụi nó hư vô-tuyến!”
Trần Ngọc Nguyên Vũ
(Tháng Tư oan nghiệt!)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
chao ban minh dang doc trang cua linh sao gio tim khong ra xin chi gum
Bạn nói tôi chưa hiểu ư ??? Lính vui xuân chỉ là tấm h́nh của Thày ba post lên chứ không có bài nên không có trong mục lục ở trang đầu . Nếu bạn muốn đọc bài nào th́ vào trang đầu có mục lục nhấn vào bài đó sẽ xuất hiện số trang của bài :handshake :
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Tôi vẫn nhớ rơ như mới nh́n thấy hôm qua những khuôn mặt, giọng nói tác phong của những anh em Dù đă cùng tôi vào sinh ra tử. Thiếu Tá Thanh Tiểu đoàn 8 mà đồng đội của người Tiểu Đoàn Trưởng nầy thường gọi là Thành Râu. Anh em chúng tôi có Thiếu Tá Châu Lùn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1, Thiếu Tá Hạnh, Hào Hoa Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Thiếu Tá Trang Trĩ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Tá Bùi Quyền, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 nổi nóng mặt đỏ gay, Thiếu Tá Lô Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7, biệt danh là Lô Lọ Rượu. Anh em chúng tôi c̣n có Cậu Út Biên Ḥa hay cậu "Bảy T́nh" Mười Lựu Đạn tức Trung Tá Thành, Tiểu Đoàn 6, Trung Tá Trần Đăng Khôi Lữ Đoàn 2 tài đức song toàn.
Thiếu Tá Đường TĐ9, thích làm thơ t́nh lăng mạn, gọi là Đường Thi Sĩ, anh em chúng tôi có Thiếu tá Hồng Thu, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 16 gọi Cô Thu. Chúng tôi có 2 Ngọc, Ngọc Long Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 và Ngọc Nga, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4, Làm sao anh em Dù chúng tôi quên được, chúng tôi có 2 người bạn anh hùng, mỗi người chỉ có một mắt. Trung Tá "Bùi Đăng" trong thẻ quân nhân không phải họ "Bùi" cũng chẳng có tên "Đăng", tên anh là Bằng, Anh chỉ có một mắt. Nhưng những chiến sĩ của anh gọi anh một cách âu yếm là Bùi Đăng. Trung Tá Trần Văn Sơn, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 cũng chỉ có một mắt từ ngày c̣n là Đại Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5, anh em Dù gọi là Hiệp sĩ Mù, tội nghiệp Sơn đă hy sinh trong trận chiến sau cùng tại mặt trận Phan Rang. Chúng tôi có Hiệp sĩ mù của chúng tôi, Hiệp sĩ mù của Thiên thần mũ đỏ không xử dụng cùng một loại vũ khí như Hiệp sĩ mù của phim ảnh và tiểu thuyết. Nhưng oai phong người Hiệp sĩ của Quê Hương ta chẳng thua sút sự hào hiệp của người trong truyện. Chúng tôi có Hiệp sĩ mù, chúng tôi có Bố Già. Làm sao quên Bố Già Lương Ruột Ngựa. Đỉnh Tây Lai, Bố già Đại Tá Lê Văn Phát, người tử thủ Khánh Dương, người lính già có mặt hầu hết những trận lớn của Quê Mẹ? Bố Già Lữ Đoàn 3? Đúng, chúng tôi có Bố Già đó.
Tháng 6/1972, sau trận B́nh Long, tôi được trả về Sư Đoàn Dù, ít lau sau SĐ Dù được đưa ra Đà Nẵng để tăng phái cho Quân Đoàn I. Lúc đó tôi là Lữ Đoàn Trưởng LĐ1 Nhảy Dù. Cùng với LĐ1 ra vùng I có LĐ2 và LĐ3. Thời gian nầy, Trung Tướng Dư Quốc Đống là Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù.
Sự phân phối các đơn vị Dù tại Quân Đoàn I lúc ấy như sau: 2 Lữ Đoàn ở phía Nam Đèo Hải Vân. Tháng 9/1972, tôi được bổ nhiệm làm phụ tá hành quân Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù. Vào tháng 8 năm đó, Trung Tướng Dư Quốc Đống bị bệnh, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Tư lệnh phó Sư Đoàn được chỉ định đảm nhận Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, c̣n Đại Tá Bảo, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn th́ vừa tử nạn phi cơ, do đó tôi được đảm nhận trách vụ xử lư thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù một cách không chính thức. Cuối tháng 8, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi tôi vào Dinh Độc Lập để làm lễ tăng chức Chuẩn Tướng cho tôi, và sau đó tôi được bổ nhiệm Tư Lệnh phó, xử lư thường vụ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đóng tại căn cứ Hiệp Khánh, cây số 17 Bắc Huế. Đến tháng 11/1972, tôi chính thức nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, thay thế Trung Tướng Đống từ nhiệm v́ lư do sức khỏe. Khoảng thời gian 72 đến 75 ải địa đầu của Tổ Quốc của ta không phải là vùng đất b́nh lặng, Quảng Trị, Thạch Hăn, Chu Lai, Cố Đô Huế. Những danh xưng đủ nói lên những trời giao động. Những người lính chiến được đồng bào gọi một cách âu yếm là "Thiên Thần Mũ Đỏ". Trong suốt thời gian máu lửa đó đă có mặt khắp cùng trên những vùng đất ải địa đầu, cùng anh em quân nhân thuộc các quân binh chủng khác, mang lại cho đồng bào, tuy không phải sự b́nh yên tuyệt đối cũng là một t́nh h́nh khả quan.
Năm 1975, vào những ngày tháng Lịch Sử, chúng tôi đứng vững vùng I. Đập những nhịp tim tin tưởng, anh em chúng tôi, một mặt nh́n bao quát t́nh h́nh chiến trường khắp nước, một mặt theo dơi mọi tiến thoái của các đơn vị đối phương trong vùng, tay cầm súng sẵn, chờ địch quân. Thói quen tiến vào chỗ chết, thói quen chấp nhận trận địa mười thua một ăn mà vẫn chiến đấu oai hùng, làm cho anh em Dù, mặc dù tin tức giao động đến từ bốn phía, vẫn tiếp tục sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục cố gắng.
Lệnh của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Sư Đoàn Dù về SàiG̣n hiện ra với tôi, bởi đó như một chấn động. Tôi chờ đợi mọi thứ trong tư thế sẵn sàng. Đợi đối phương ào ạt vượt sông Thạch Hăn, đợi chiến xa địch đến đây, miền Trung kiêu hănh từ những vùng rừng rậm Nam Lào. Nhưng tôi không chờ đợi được điều đó. Lệnh di chuyển SĐ Dù về SàiG̣n, lệnh không phải chỉ nghe một phía mà từ mọi hướng. Ngày 10.03.1975, Việt Cộng tấn công Ban Mê Thuộc. 11.03.1975 Ban Mê Thuộc thất thủ. Tổng Thống Thiệu gọi Trung Tướng Trưởng vào SàiG̣n nhận chỉ thị. Lệnh khủng khiếp, lệnh làm choáng váng, làm tan nát, đó là "Bỏ vùng I". Dường như muốn cho lệnh tổng quát đó được thi hành chính xác, Tổng Thống Thiệu đ̣i Trung Tướng Trưởng phải tức khắc cho rút Sư Đoàn Dù về SàiG̣n ngay. Cho chắc ăn, SàiG̣n qua lệnh rút Sư Đoàn Dù về, muốn trói tay Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I. "Trói tay" là một h́nh ảnh dễ hiểu nhưng có lẽ không đủ nghĩa. SàiG̣n đă lấy mất thanh gươm và chặt hết một cánh tay, cánh tay cầm gươm của Tướng Trưởng khi đối phương bắt đầu tiến tới.
Chỉ sau vài chục giờ sau khi lệnh Tướng Trưởng trả Dù về SàiG̣n, công điện tối mật của Tổng Tham Mưu do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kư gởi cho Tư Lệnh Sư Đoàn Dù hạ lệnh toàn bộ Sư Đoàn Dù rời khỏi miền Trung không chậm trễ. Lúc đó tin Thủy Quân Lục Chiến rút khỏi Quân Đoàn I cũng bắt đầu loan ra.
Ngày 17/03/75, sau khi đă thực hiện đầy đủ những giải pháp kỹ thuật cho các anh em Dù rời miền Trung, chuyển vận, tiếp liệu, an toàn khi ra đi v.v...tôi lên gặp Trung Tướng Trưởng để chào từ giă. Tôi nói với Trung Tướng Trưởng về việc Thủy Quân Lục Chiến cũng sẽ ra đi. Tôi cũng nói lên những lời hàm ư chia sẻ ưu tư của Trung Tướng về sự "Trói tay", sự tước bỏ mọi hỗ trợ trước một trận đánh lớn. Khuôn mặt Tướng Ngô Quang Trưởng, vẫn sẵn ưu tư, càng hiện ra ảm đạm. Ông chỉ cầm tay tôi nói:"Cảm ơn anh và các Anh em Nhảy Dù đă giúp tôi rất nhiều trong những năm qua".
Anh em quân nhân Nhảy Dù nghĩ rằng ḿnh được di chuyển toàn bộ về SàiG̣n. Các Sĩ quan chỉ huy từ Đại Đội cho đến Lữ Đoàn được loan báo là họ được di chuyển về thủ Đô VNCH. Tướng Trưởng được lệnh "trả Sư Đoàn Dù về SàiG̣n". Lệnh tôi nhận được cũng rất rơ rệt: Đưa Sư Đoàn Dù về SàiG̣n.
Có thể những sử học trong tương lai cũng tóm tắt sự di chuyển của anh em chúng tôi bằng những ḍng chữ "Tướng Thiệu, để chặt tay Tướng Trưởng, để gây cho Dân, Quân miền Trung sự kinh hồn tột độ, mở đầu cho tan ră ồ ạt, hạ lệnh rút Sư Đoàn Dù ra khỏi tuyến đầu".
Sự việc không hoàn toàn đơn giản như thế. Lệnh rút Sư Đoàn Dù về SàiG̣n chỉ là một lệnh bề mặt mà chiều sâu là phân tán Sư Đoàn Dù. Ông Thiệu áp dụng kế hoạch "Bẻ bó đũa" làm tan tành một đoàn quân bách chiến, một Binh chủng oai hùng, xô đẩy những Thiên Thần vào hỏa ngục. 12 Tiểu Đoàn Trưởng trên 18 linh hồn của đoan quân Mũ đỏ hoặc gục ngă ở chiến trường sắp đặt, hoặc rơi vào tay địch, có cả một Lữ Đoàn tan thành mây khói, có cả một Lữ Đoàn đánh đoạn hậu bảo vệ cho đồng bào di tản và tới phiên ḿnh quân trải trên một diện tích rộng lớn, chỉ xuống tay được mấy trăm con.
Lệnh tôi nhận được là chia Sư Đoàn Dù ra làm hai nhánh, một đi tàu thủy và một do không vận. Lữ Đoàn 1 và 2 di chuyển bằng phi cơ của Không Lực VNCH. Lữ Đoàn 3 di chuyển bằng tàu HQ-404 của Hải Quân VN. Lữ Đoàn 1 và 2 đến điểm hẹn như ấn định, nhưng Lữ Đoàn 3 không được đưa đến nơi. Khi HQ-404 đến gần Nha Trang th́ Hạm Trưởng nhận được lệnh đổ anh em xuống Nha Trang. Tôi chưa kịp ngạc nhiên, nhưng ư tưởng thắc mắc v́ sao Tổng Thống Thiệu nói đưa toàn bộ Sư Đoàn Dù về SàiG̣n để rồi phân tán một phần đi nơi khác. Dù vậy, không bao giờ tôi quên được khuôn mặt, mắt liếc xéo, nụ cười khoái trá, giọng nói chứa đựng thỏa măn, toàn bộ khuôn mặt toát ra một sự khoan khoái kỳ lạ. Cựu Tổng Thống nh́n tôi với tia mắt kỳ lạ đó với nụ cười ở cuối môi, ông nói: "Theo anh liệu Trung Tướng Trưởng có giữ nổi Quân Đoàn I khi tôi rút Sư Đoàn Dù về đây không?".
Mặc dù lệnh lạc lung tung, bảo về SàiG̣n lại đổ xuống Nha Trang, mặc dù bảo về dưỡng quân lại được ném ra mặt trận, là một quân nhân kỷ luật, ư thức được rằng sức mạnh đến từ kỷ luật sắt thép, anh em Lữ Đoàn 3 xuống Cầu Đá Nha Trang là lên đường đi chiến đấu ngay. Đại Tá Lê Phát, người nắm Lữ Đoàn 3 cũng là người có biệt hiệu "Bố Già" đặt Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn tại Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn 3 là nút chặn địch ở Khánh Dương giúp cho các Đơn vị của Quân Đoàn II rút lui an toàn. Biết rơ sự oai hùng của các Thiên Thần Mũ Đỏ của QLVNCH, Văn Tiến Dũng tung 2 Sư Đoàn với quân số 6 lần, là những SĐ 320 và SĐ 10 đánh bọc ngang hông. Lữ Đoàn 3 Dù b́nh tĩnh và oai hùng chiến đấu, quất cho quân địch tổn thất nặng nề. Lữ Đoàn 3 c̣n ở Khánh Dương, địch không thể đi lên một bước. Ngày 28/03, v́ quân số đối phương đông gấp 10 lần, nên không thể ngăn chặn vĩnh viễn, v́ lệnh SàiG̣n hay v́ một lư do nào khác, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đă ra lệnh cho Đại Tá Phát rút Lữ Đoàn 3 từ Nha Trang vào Phan Rang, sau đó lệnh lại được đưa xuống là bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các thành phần yểm trợ th́ rút về Phan Rang, c̣n 3 Tiểu Đoàn 2, 5, 6 th́ rút lên núi trấn giữ ở đó. Tại sao lại đưa 3 Tiểu Đoàn Dù lên núi? Nghe tin này tôi vội vă bay ra Phan Rang.
Tư Lệnh Nhảy Dù trên nguyên tắc và bởi định nghĩa là người chỉ huy binh chủng Nhảy Dù. Nếu không được tham dự vào việc hoạch thảo chiến lược, th́ ít nhất trách nhiệm chiến thuật phải được trọn vẹn. Tôi không được Tổng Tham Mưu hay Phủ Tổng Thống tham khảo một lần nào về chiến lược lui quân, kể từ ngày binh chủng Dù được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy, chiến thuật binh chủng Dù, quyền xử dụng anh em quân nhân Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của Tư Lệnh Dù. Anh em binh chủng tôi đặt chặt và giao cho người nầy một mảnh, người kia một miếng. Khi nh́n thấy chiến hữu của tôi bị vất vả cùng cực, tôi chạy ngược chạy xuôi đi can thiệp. Trong những giờ chạy đôn chạy đáo, ư tưởng ghê gớm lóe lên trong tôi, "Phải chăng một ác thần đang làm tê liệt hàng vạn tinh binh trước khi mở ra cuộc hỏa thiêu thành La Mă?".
Tôi bay ra Phan Rang gặp ngay Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi lúc đó là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, đang chỉ huy Bộ tư Lệnh tiền phương tại đây. Nơi đó tôi cũng gặp Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân. Tôi yêu cầu cho trực thăng lên núi bốc 3 Tiểu Đoàn 2, 5, 6 về Phan Rang. Tướng Nghi chấp thuận, chỉ thị Tướng Sang cho Không Quân giúp. Anh em trực thăng đă rất nhiệt tâm và can đảm trong việc bốc hơn 1000 người bỗng nhiên bị ném lên một ngọn núi chơ vơ mà không một lư do chiến lược hay chiến thuật nào giải thích được cả. Lữ Đoàn 3 trong tư thế vững vàng, sẵn sàng chiến đấu nghiêm chỉnh trong vị trí đứng đắn. 30.03.1975, tôi tạm yên tâm, bay về SàiG̣n.
Vừa đặt chân đến Thủ Đô, tôi được lệnh Tổng Tham Mưu cho Lữ Đoàn 2 ra Phan Rang thay thế Lữ Đoàn 3, Lữ Đoàn 3 về SàiG̣n tái chỉnh trang Đơn vị. Tôi muốn hét to lên: Tăng cường chớ sao lại thay thế? Mặt trận đang nặng, rút một đập ngăn nước lớn đi, đập mới chưa dựng xong, nước sẽ ùa tới mang lụt lội tàn phá tan tành! SĐ 310 và 320 của đối phương đang di chuyển nhanh về vùng 3 chính vào lúc đầu tháng tu nầy. Sư Đoàn 10 của địch càn quét Nha Trang. Mặt Bắc là Sư Đoàn 10, Nam là các SĐ 310 và 320, tăng chúng ào ào, tù nhân thả ra do bàn tay bí mật từ các khám đường, một số quân nhân của một binh chủng bị mất cấp chỉ huy sinh rối loạn, chính trong biển hỗn loạn và tan vỡ đó, người ta ném Lữ Đoàn 2 Dù, những đứa con thân yêu ruột thịt của tôi, những bằng hữu vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật của tôi trọn lượng ném vào khoảng trống, viên ngọc quư ném vào đại dương giông băo. 3 Tiểu Đoàn 3, 7, và 11 của Lữ Đoàn 2 chiến đấu như những con cọp bị vây hăm, dường như sợ cái đại dương hỗn loạn đó chưa đủ làm thành một hỏa ngục rực lửa, người ta không ai c̣n nhớ đến việc tiếp tế cho những Thiên thần Mũ Đỏ từ trời cao đáp thẳng xuống địa ngục A Tỳ. Anh em Lữ Đoàn 2 mặc dù t́nh h́nh rối loạn, mặc dù tin tức giao động từ bốn phía, mất Quân Đoàn I, Quy Nhơn thất thủ, Nha Trang thất thủ, anh em vẫn chiến đấu, cho đến viên đạn cuối cùng. Tiểu Đoàn 6 sau những trận oai hùng được lệnh Tổng Tham Mưu rút khỏi Phan Rang, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân của Đại Tá Biết thay thế. Nhưng Tiểu Đoàn 3 chỉ 100 anh em được trực thăng bốc về Phan Thiết, Tiểu Đoàn 11 mất liên lạc toàn diện. Tôi mất Thiếu Tá Thành, con chim đầu đàn của Tiểu Đoàn 11 và Đại Tá Nguyễn Thu Lương, mà anh em chúng tôi thường gọi một cách thân thương là "Lương Ruột Ngựa", con chim đầu đàn của Lữ Đoàn 2 cũng tại vùng đất lửa này. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cũng lọt vào tay địch ở Phan Rang.
Chiếc đũa Lữ Đoàn 2 bị bẻ găy, chiếc đũa Lữ Đoàn 3 bị ném tại Khánh Dương, bốc về Phan Rang, lửa hỏa lực nung nấu mệt nhừ. Ngày 8.4.1975, viên Trung Úy Không Quân tên Trung ném bom Dinh Độc Lập, về mặt dân sự, một số chính khách đối lập bị bắt giữ. Nhưng phản ứng của Tổng Thống Thiệu là đưa "chiếc đũa Lữ Đoàn 1" chiếc đũa c̣n nguyên vẹn của bó đũa bị tách rời từng chiếc, ra tăng phái Quân Đoàn III, dưới quyền chỉ huy của Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ư tưởng rơ rệt trong tôi, và cả bây giờ là Tổng Thống Thiệu sợ đảo chánh nên phân tán các đơn vị Nhảy Dù ra các nơi. Tôi là Tư Lệnh Nhảy Dù nhưng tay chân hoàn toàn bị chặt hết.
Ư tưởng làm sống dậy h́nh ảnh, một ngày tại vùng I, ở Cố Đô Huế, tôi nói với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng: "Trung Tướng cứ để anh em tôi về SàiG̣n làm một chuyến, thử xem sao?" Trung Tướng lắng nghe lặng lẽ. Tôi hiểu Tướng Trưởng cũng như anh em chúng tôi là những người lính đơn thuần, chỉ lấy việc bảo vệ Quê Hương làm quan trọng, không màng ǵ tới danh vọng và chính trị, chúng tôi không có thói quen chọn lựa những quyết định không liên quan trực tiếp đến chiến trường. Cựu Tổng Thống Thiệu có nghe phong phanh về những toan tính đó không? Trong mọi trường hợp, lúc đó tôi nghĩ là ông phân tán anh em chúng tôi v́ nghi ngờ. Bây giờ tôi c̣n muốn nghĩ như thế. Trừ khi ông muốn bẻ tan bó đũa v́ lư do khác - Lư do khủng khiếp - Tôi không muốn nghĩ tới lư do đó. Tôi muốn nghĩ đến một sự nghi ngờ. Như một sự xua đuổi ư nghĩ ghê gớm kia.
Lữ Đoàn I ra Quân Đoàn III trấn giữ Xuân Lộc, tăng phái cho Sư Đoàn 18 do Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn là chận đứng bước tiến của VC vào SàiG̣n. Anh em Dù của Lữ Đoàn 1 đă oai hùng làm tṛn nhiệm vụ, địch quân không tiến thêm được một tấc đất. Đoàn quân viễn chinh của Vơ Nguyên Giáp, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Văn Tiến Dũng, tiến như thác đổ, bị khựng lại ở ngay cửa ngơ của SàiG̣n. Từng đợt xung phong có chiến xa và pháo binh yểm trợ, tất cả đều bị đánh bật, tiến lên là phải lùi lại, tấc đất đánh được buổi sáng, buổi chiều anh em Dù ngạo nghễ giành lại. Sau nhiều ngày giao tranh, Sư Đoàn 18 được lệnh rút về Biên Ḥa, Lữ Đoàn 1 chiến đấu giữ vững trận tuyến, từ đầu tới cuối. Sau chót đến đêm 28 rạng 29/04, Bộ Đội CS tấn công Lữ Đoàn 1 Dù ở Lăng Can, Bà Rịa đánh đến giờ chót, Lữ Đoàn 1 Dù mới rút ra Vũng Tàu. Tôi được lệnh trực tiếp do Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù, mà anh em chúng tôi âu yếm gọi là Đỉnh Tây Lai đứng ở dưới bờ bảo vệ cho những đứa con lên tàu. Người chỉ huy Nhảy Dù có thói quen ở với hiểm nguy cho tới phút cuối cùng, dành sự an toàn cho từng đứa con yêu quư. "Đỉnh Tây Lai" là một trong những Thiên Thần lẫm liệt đó.
Về phần Lữ Đoàn 4, từ Đà Nẵng được rút về SàiG̣n giữa tháng 02/74, biệt phái Biệt Khu Thủ Đô. Chính Lữ Đoàn 4, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Minh Ngọc, mà anh em Dù chúng tôi âu yếm gọi là "Ngọc Nga", đă chận VC ở cửa ngơ Thủ Đô, ngang Xa Lộ Biên Ḥa, trong những giờ khắc SàiG̣n bắt đầu rơi vào rối loạn. Lữ Đoàn 3 của Trung Tá Trần Đăng Khôi (Lữ Đoàn Phó mới thay thế Đại Tá Phát trong chức vụ Lữ Đoàn Tưởng Lữ Đoàn 3 Dù, Trung Tá Bùi Quyền Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5, thay thế Khôi trong chức vụ Lữ Đoàn Phó) từ Phan Rang rút về đóng ở Hoàng Hoa Thám, đánh những trận chót ngay trong ḷng Thủ Đô, mặc dù trăm ngh́n giao động cho tới phút chót. Đến những giây phút cuối cùng, anh em Dù vẫn giữ vững từng tấc đất được giao phó, hoàn thành nhiệm vụ thiêu thân nút chặn để đồng bào ra đi, để được ngă gục trên thân thể của Quê Mẹ ngh́n đời.
Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng
Tư Lệnh Nhảy Dù QLVNCH
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Đây là đoạn hồi kư của tôi trong những ngày Cộng Sản chiếm miền Nam, và 2 lần vượt ngục tù cải tạo trong 3 năm sống với chế độ Cộng Sản. Hồi kư nầy tôi viết tại trại tỵ nạn Mă Lai, Tiểu bang Kelantan, Tỉnh Kotabaru.
Lê Đ́nh An
Mùa Thu, năm 1978.
****************
Dĩ văng hiện lên đầu óc tôi như cơn ác mộng bi thương buồn thảm.!
…Ngày 21-4-75, tôi được báo cho biết có cuộc họp báo nơi pḥng Khánh Tiết (trong Dinh Độc Lập). Nội dung cuộc họp báo tôi chưa được biết, đó cũng là việc làm bảo mật thường ngày của khối Cận Vệ chúng tôi…
Cuộc họp báo lúc 19 giờ đêm 21-4-75.
Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức, bàn giao chức vụ lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương làm Tổng Thống theo Hiến Pháp do Lưỡng Viện Quốc Hội chỉ định.
Trong lúc chiến sự gay go nguy hiểm, Cộng quân đă chiếm toàn miền Trung và đang bao vây Tỉnh Long Khánh. Tin Tổng Thống Thiệu từ chức đă làm cho toàn thể Quân Lực đang chiến đấu với Cộng quân trên khắp các mặt trận bị giao động hoang mang mất hẳn tinh thần …
Đến chiều ngày 28-4-75. Tổng Thống Trần Văn Hương họp báo giao quyền Tổng Thống lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh theo yêu cầu của Lưỡng Viện Quốc Hội VNCH.
Ngày 29-4-75. Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh trục xuất người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam trong ṿng 24 giờ.
Cảnh tao loạn đă diễn ra khắp nơi trong đô thành, trong khi các phái bộ Hoa Kỳ cấp tốc rời khỏi VN do cuộc không vận khổng lồ từ các căn cứ ở Thái Lan, Phi Luật Tân và Hàng Không Mẫu Hạm Đệ Thất Hạm Đội chờ sẵn ngoài khơi. Trong lúc đó người dân VN cũng được không vận ra đi với các gia đ́nh nhân viên làm việc cho Mỹ, cũng trong số đó có cả quân nhân, công chức cùng thoát đi.
T́nh h́nh chiến sự càng lúc càng thêm nguy ngập, Cộng quân đă cắt hẳn các con đường vào thành phố và đang tập trung quân để bao vây đô thành….
Về phần tôi, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, 2 ngày sau tôi được lệnh hộ tống đưa Tổng Thống phu nhân lên phi trường để đi Đài Loan.
Anh em Cận Vệ chúng tôi vẫn túc trực ứng chiến 24/24 tại Dinh Độc Lập.
Tôi được biết Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau khi từ chức vẫn c̣n ở lại trong Dinh Độc Lập cho đến đêm 25-4-75. Phái bộ Hoa kỳ vào Dinh rước đi cùng lúc với thành phần Nội Các chánh phủ của Ông.
Khối Cận Vệ lúc bấy giờ do Trung Tá Vơ Trung Thứ điều hành, và tất cả Cận Vệ Viên từ Sĩ Quan, hạ Sĩ Quan và binh sĩ vẫn c̣n túc trực., v́ nhiệm vụ của khối Cận Vệ là bảo vệ vị nguyên thủ quốc gia . Khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra đi, chúng tôi lại có nhiệm vụ bảo vệ vị nguyên thủ đương nhiệm Tổng Thống Trần Văn Hương và rồi đến Tổng Thống Dương Văn Minh…
Đối với Ông Trần Văn Hương th́ tôi là một trong số những Người Nhái có nhiệm vụ bảo vệ cho Ông từ khi đang giữ chức vụ Thủ Tướng, Đại Tướng Nguyễn Khánh giải nhiệm Ông Trần Văn Hương vào năm 1965. Cộng Sản đă lên 7 bản án tử h́nh, BTL/HQ chỉ thị cho toán Người Nhái bảo vệ an ninh cho Ông.
Ông cụ mỗi đêm thường gọi tôi đến bên Ông ngồi chung trên chiếc vơng đong đưa trong tiền đ́nh của ngôi nhà Santa Maria tại Vũng Tàu..
Ông kể cho tôi nghe những mẩu chuyện trong đời Ông từ thời kháng chiến chống Pháp trong bưng biền và cho đến lúc Ông ra làm Đô Trưởng đô thành Sài G̣n Chợ Lớn, rồi đến chức vụ Thủ Tướng cho đến lúc bị giải nhiệm…Ông thân thiết và thường khuyên bảo tôi như con cháu trong nhà.
Được vài tháng sau tôi và một số NN trở về BTL/HQ để nhận công tác đo nước lập thủy đạo, cập nhật hải đồ các băi đổ bộ cho toàn miền Nam, từ Bến Hải đến Đảo Phú Quốc suốt mấy tháng trường.. Mải đến năm 1971, Ông Trần Văn Hương ứng cử Phó Tổng Thống chung liên danh với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Khối Cận Vệ Phủ Tổng Thống đề cử tôi làm Sĩ Quan trưởng toán Cận Vệ để bảo vệ cho Ông trong suốt thời gian Ông cụ đi vận động tranh cử cho đến khi đắc cử.
Sau lễ Đăng Quang nhậm chức Phó Tổng Thống, toán Cận Vệ chúng tôi trở về nhiệm sở khối Cận Vệ Phủ Tổng Thống, Ông cụ gọi tôi vào và ngỏ ư muốn tôi ở lại làm việc cho Ông, tôi cám ơn Ông cụ và từ chối..V́ nhiệm vụ của toán Cận Vệ chúng tôi là bảo vệ cho Ông cụ và cùng lúc huấn luyện cho toán Vệ Sĩ của Phủ Phó Tổng Thống về các phương pháp bảo vệ an ninh cho yếu nhân do Đại Úy Cương (cháu ruột của Ông cụ) làm Trưởng Toán.
V́ có những liên hệ như trên nên khi Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống VNCH do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bàn giao, tôi lại nhận trách nhiệm Sĩ Quan Cận Vệ cho Ông cụ.
Đến ngày 28-4-75.Đại Tướng Dương Văn Minh nhận chức vụ Tổng Thống VNCH do Lưỡng Viện Quốc Hội yêu cầu Tổng Thống Trần Văn Hương bàn giao..
Đại Úy Trần Bá Huệ (cháu ruột của Tổng Thống Dương Văn Minh) giữ chức vụ Trưởng Pḥng Cận Vệ, lại giao cho tôi và Chuẩn Úy Trang Đức cận sát để bảo vệ cho TT Dương Văn Minh. Đại Úy Huệ biết rơ và tin tưởng khả năng vơ thuật và tác xạ của tôi v́ Đại Úy Huệ phục vụ bên Vơ Pḥng Phủ Tổng Thống lúc trước, nên Đại Úy Huệ thường thao dượt luyện vơ với tôi. cũng v́ vậy mà tôi phải túc trực 24/24 .
Tối đêm 29-4-75. Cộng quân pháo kích vào đô thành khắp nơi, tôi và Thiếu Tá Trần Cchí Đức Trưởng Toán 4 Cận Vệ, đang phân phối điểm gác tại tư dinh số 3 đường Trần Qquư Cáp, Đại Úy Huệ giao cho tôi tấm vải trắng để xé ra đeo trên cánh tay trái để làm ám hiệu, tôi nghi ngờ hỏi Đại Úy Huệ : Tại sao lại dùng vải màu trắng làm ám hiệu ? Đại Úy Huệ không trả lời. Thiếu Tá Trần Chí Đức Trưởng Toán 4 liền lên xe Jeep bỏ đi mất.
Một lúc sau thấy không an toàn v́ pháo kích nên Tổng Thống Minh và Nội Các chánh phủ cùng gia đ́nh vào dinh Độc Lập nghỉ đêm..
Trung Tá Vơ Trung Thứ họp Sĩ Quan chúng tôi lại và rưng rưng nước mắt : Có lệnh cấp trên, các Anh Em hăy nghe tôi..Hăy nghĩ đến gia đ́nh các anh .. mà theo lệnh cấp trên. Buông súng xuống !.Tất cả nhục nhă nầy tôi xin gánh chịu..các anh đừng nên chống lại nữa vô ích…
Trung Tá Thứ c̣n nói nhiều nữa…Nhưng tôi không c̣n nghe ǵ được nữa cả..uất hận tuôn trào.. Tôi cảm thấy chơi vơi..nhục nhă ..đau đớn ê chề.. Tôi nghĩ nếu chúng tôi thật sự chống trả th́ dầu cho Cộng quân có bao vây dinh Độc Lập bằng chiến xa, pháo binh hay tấn công bằng phi cơ, th́ chúng tôi cũng có thể giữ được ít nhứt là nửa tháng…Chúng tôi căm tức nhưng biết ḿnh cũng không xoay sở được ǵ..!
Sau khi suy tính cùng các anh em Cận Vệ, tôi và một số anh em cùng lên xe Jeep chạy đến Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ với hy vọng được rời khỏi Việt Nam trong những chuyến trực thăng di tản cuối cùng, chớ không thể bó tay đầu hàng Cộng Sản được..
Nhưng chúng tôi không thoát được định mạng đă an bài, v́ khi đến Ṭa Đại Sứ Mỹ nh́n thấy dân chúng đang chờ đợi ngoài ṿng rào đông quá, không thể nào trực thăng chở đi hết được v́ đúng 12 giờ đêm 29-4-75 là hết thời hạn di tản. Chúng tôi chờ măi đến 5 giờ sáng ngày 30-4-75…
Thất vọng và chán nản quá.. chúng tôi đành quay trở về dinh Độc Lập ..Đầu óc tôi cứ quay cuồng câu Nước Mất, Nhà Tan .
6 giờ sáng ngày 30-4-75.Chúng tôi hộ tống Tổng Thống Dương Văn Minh qua dinh Thủ Tướng để họp Nội Các. Cộng quân bắt đầu pháo kích mạnh hơn vào thành phố, dân chúng chạy loạn khắp nơi… 9 giờ sáng, 2 chiếc trực thăng dành riêng cho Tổng Thống cất cánh rời khỏi dinh Độc Lập do các Sĩ Quan phi công bỏ đi đúng như dự tính, nhưng v́ tôi không có mặt nên đành lỡ chuyến..Dự đinh của chúng tôi sẽ đi khuya đêm 29-4-75, nhưng sợ cất cánh ban đêm sẽ bị bắn v́ có lịnh giới nghiêm, nên phải đợi đến sáng.
Trung Tá Lân- Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn An Ninh Danh Dự, Thiếu Tá Hậu- Trưởng Khối An Ninh Phủ Thủ Tướng và tôi cùng bàn thảo nên thoát đi bằng cách nào, nhưng vẫn vô kế, v́ đường về miền Đông và miền Tây đều bị cô lập..Chúng tôi nh́n nhau mà ḷng buồn man mác..
Tiếng súng vẫn nổ vang rền trên các đường phố, máy truyền tin bên cạnh chúng tôi vẫn vang lên lời báo cáo khắp nơi về..Cộng quân đang giao chiến tại G̣ Vấp..Ngă Tư Bảy Hiền đă thấy bóng Việt Cộng…Cầu Nhị Thiên Đường đang đánh…Tiểu Đoàn Dù đang đụng độ dọc theo các chốt đóng trên xa lộ..v.v.
10 giờ 30, chúng tôi hộ tống TT Minh về dinh Độc Lập, trên tay chúng tôi khẩu súng đă trở thành vô dụng, v́ không được nổ súng trong mọi trường hợp…Anh em chúng tôi đưa mắt nh́n nhau mà không nói được lời nào…Rồi việc phải đến đă đến..Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, đúng như sự nghi ngờ về ám hiệu màu trắng tôi đă nêu trên..
Đầu hàng.. Đầu hàng à… Trời ơi !!
Chúng tôi phải chịu nhục nhă như vầy sao ??
Tổ Quốc quấn khăn tang, mây che phủ đầu trên thành phố thân yêu…Hàng vạn nhà ra tro ra khói bốc cao trời..
Bài ca “Vuốt Mặt” như vang lên đâu đây…Làm cho tôi tê tái..giọng ca uất hờn..như tiếng nấc nghẹn ngào của Quê hương… VIỆT NAM ƠI !! VIỆT NAM ƠI !!
Thật không c̣n ǵ đau đớn cho bằng việc tôi nh́n thấy cảnh mất nước do một số người ham tranh giành ngôi vị..để rồi giờ đây đứng cúi đầu rước quân thù trên thềm dinh Độc Lập..nơi mà cả thế giới nh́n vào trên bốn ngàn năm lịch sử oai hùng của dân tộc..
***
Bắt đầu các tên Việt Cộng nằm vùng tiềm phục trong các cơ quan lộ mặt trong dinh Độc Lập th́ do tên thợ điện đứng ra tiếp thu rồi giao lại cho đơn vị bộ đội Hương Giang chiếm giữ.
Sau 5 ngày bị quản thúc tại dinh Độc Lập, chúng tôi được thả về để chờ lịnh tập trung cải tạo…Ḷng tôi tan nát không c̣n nghĩ suy ǵ được nữa cả..Tôi lang thang trên đường phố hết ngày nầy sang ngày khác. Từ thuở nhỏ cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ rơi nước mắt v́ bị thương tích của thể xác, nhưng sao bây giờ nước mắt tôi cứ tuôn ra không sao cầm lại được..!
Đến ngày chúng gọi tất cả Sĩ Quan đi tŕnh diện học tập cải tạo mà tôi vẫn chưa nghĩ ra được cách nào để hoạt động chống lại bọn Cộng Sản v́ thời gian phải tŕnh diện quá ngắn và c̣n quá rối loạn, nên đành phải đi tŕnh diện học tập, mong nếu chúng giữ lời hứa là Sĩ Quan cấp Úy chỉ đi học tập cải tạo 10 ngày, sau đó mới có cơ hội hoạt động được.
Ngày 28-6-75 là thời hạn cuối cùng, tôi đến tŕnh diện tại trường Sơn Hà (Dakao). Đến 2 giờ sáng ngày 29-6-75, chúng điểm danh và đưa chúng tôi lên xe Molotova bỏ mui bố phủ kín lại trong khi di chuyển. Khoảng 4 giờ sáng đến nơi, có người biết nơi đây là Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 5 Công Binh (Thành Ông Năm) căn cứ nầy c̣n nguyên vẹn. Khoảng 9 giờ sáng bọn chúng ra lịnh chúng tôi đi thâu dọn tất cả đạn dược rơi rải khắp nơi trong trại để giao lại cho chúng. Riêng tôi vẫn nghi ngờ bọn chúng không thật sự giữ lời hứa, nên tôi lén đem giấu 5 trái lựu đạn M 26 nơi đốóng cát trước dăy trại của tôi ở.
Bắt đầu bọn chúng tổ chức chia chúng tôi ra từng khu vực, mỗi khu khoảng 150 người, mỗi đội gồm 5 hoặc 6 tổ, mỗi tổ 12 người. Tổ chức nhà bếp, nhà cầu và đào giếng nước. Tôi càng nghi ngờ hơn về chánh sách của bọn chúng, v́ nếu chỉ đi học tập trong ṿng 10 ngày th́ bọn chúng bắt chúng tôi phải làm tiện nghi có tánh cách dài hạn để làm chi ?.
Đến ngày thứ 3, chúng bắt đầu thâu tiền cơm 10 ngày, bọn chúng cho chúng tôi uống thuốc ngừa sốt rét ?, trong 5 ngày và phải uống trước mặt của chúng nó, tôi không tin v́ nghi ngờ nên chỉ ngậm trong miệng đem ra ngoài bỏ đi.
Lần lựa ngày nầy sang ngày khác, đă đến 10 ngày rồi mà bọn chúng không nói năng chi cả, có người hỏi th́ chúng trả lời các anh chưa học tập bài nào cả nên chưa về được. Rồi một tháng trôi qua chúng vẫn im ĺm..
BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC VƯỢT TRẠI
Lợi dụng ban ngày c̣n đi qua lại các trại khác được, tôi qua khu trại kế bên để t́m người đồng tâm ư để sắp đặt kế hoạch từ trong trại nầy thoát ra rồi phải làm thế nào v.v.. Khoảng 2 tuần sau, tôi đătổ chức được 2 tổ, mỗi tổ là 2 người, tổ 1 tên Nam và Dũng, Nam là cháu của Giám Đốc Quan Thuế phi cảng Tân Sơn Nhứt, c̣n Dũng th́ có nhà thuốc Tây ở đường Bùi Viện Quận Nh́ Sài G̣n, gia đ́nh của 2 anh có ghe tàu sẵn, đang chờ 2 anh ra để vượt biên.
Tổ 2 Hoàng Trinh, Sĩ Quan Đại Đội Biệt kích Dù đă từng nhảy xuống Hạ Lào, và Nguyễn Hoành, Đại Đội Trưởng Biệt Động Quân. Anh Hoành biết được 2 thứ tiếng Thượng phổ thông. Dự tính tổ 2 khi ra khỏi trại sẽ vượt biên giới qua Thái Lan để t́m đường giây kháng chiến trở về giải phóng đất nước…Trong 2 tổ, tôi thích tổ 2 hơn v́ đồng quan điểm là chúng tôi phải làm ǵ cho quê hương đất nước chớ không thể khoanh tay.. Nhưng vẫn phải chờ cơ hội, v́ các anh đều c̣n hy vọng là được bọn CS thả về rồi mới xoay xở về sau.
Tháng thứ 2 đă trôi qua, bọn chúng bắt đầu cho học tập 10 bài chánh trị trong tháng thứ 3. Nội dung các bài có tánh cách phỉ báng chế độ VNCH, và ngụ ư tất cả người dân miền Nam đều có tội với cách mạng của bọn chúng qua nhiều h́nh thức khác nhau… Tháng thứ 4, sau khi học xong 10 bài, bọn chúng bắt tất cả phải khai tội đối với cách mạng, và dụ dỗ phải khai cho thật, chúng sẽ khoan hồng. v.v.
Tôi rất nóng ḷng v́ biết bọn chúng chẳng bao giờ thả tôi ra. Tôi giấu nhẹm không khai thành tích diệt Cộng Sản khi c̣n ở đơn vị Người Nhái đă từng tiêu diệt VC trong những lần phục kích và đột kích vào mật khu của chúng trong vùng Rừng Sát Nhà Bè, trong suốt mấy tháng hành quân phối hợp cùng với Seal Team Hoa Kỳ .. Nhưng tôi vẫn lo không biết là hồ sơ trong đơn vị c̣n nguyên hay đă được tiêu hủy trước khi chúng vào..
Tôi tổ chức một người bạn ngày trước làm việc tại BTL/HQ/P4. ở gần pḥng tắm của bọn cán bộ để lấy tin tức t́nh h́nh ở ngoài như thế nào, sau mấy tuần tôi được biết ở ngoài đă có biểu t́nh đ̣i chồng con đang đi học tập, và có đụng độ ở Đèo Cheo Reo và Đèo An Khê, Ban Mê Thuột có pháo kích do phần tử ly khai của Quân Đội VNCH thực hiện..
Những tin nầy càng làm cho tôi tin chắc các Sĩ Quan sẽ khó mà được chúng thả về. Tôi đem tin nầy bàn với tổ 1, Nam và Dũng đều không dám vượt rào, tôi đành phải nói xuôi theo là cùng chờ đợi..Tôi bàn với tổ 2 , Hoành và Trinh hơi ngần ngại, nhưng tôi khích động nên 2 anh đồng ư vượt rào, kế hoạch từ trong ra ngoài th́ bên của ai nấy lo, và hẹn điểm gặp nhau ngoài ṿng rào là băi tha ma cách ṿng rào phía Đông chừng 700 thước.
Tôi đem những điều đă nghiên cứu như sau cho Hoành và Trinh biết :
Hệ thống pḥng thủ : Cô lập từng khu; an ninh mật báo từng tổ(v́ thế mà tôi không tổ chức vượt rào trong đội của tôi); giới hạn đi lại qua con đường nhựa; ban đêm có lính gác đôi lưu động có đèn rọi sáng cả con đường nhựa; bờ đê cao 2 thước; 6 lớp Consertina;4 lớp rào kẽm gai, rào đứng, xiêng, ngang và hào chống chiến xa sâu 4 thước, rộng 5 thước; 2 giờ đổi gác 1 lần;ở ngoài ṿng rào khoảng 2 giờ có toán tuần tiễu (đoán theo tiếng chó sủa).
Khi thoát ra đến điểm hẹn ngoài ṿng rào nơi băi tha ma, nếu quá 2 tiếng đồng hồ không gặp nhau th́ tự t́m về Sài G̣n, qua ngày sau sẽ gặp nhau tại điểm hẹn ở xa lộ Biên Ḥa, trễ nhứt là ngày thứ 3 sau khi ra được phải gặp nhau để bàn tính thêm kế hoạch vượt biên giới…Bây giờ chúng tôi chỉ c̣n chờ cơ hội và thời tiết thuận tiện.
Đời sống của các Sĩ Quan VNCH trong các trại giam cầm mà bọn CS gọi danh từ thật hoa mỹ là “Học tập cải tạo” thực ra chỉ để trả thù tập thể Quân Đội VNCH, giết lần ṃn v́ đói thiếu dinh dưỡng, bịnh tật v́ không có thuốc men. Trong tổ của tôi có anh bạn Trần Văn Hồ bị bịnh tiêu chảy suốt 1 tuần lễ mà pḥng Y Tế không cho một giọt thuốc nào cả, đến tuần lễ thứ 2 th́ bịnh biến chuyển qua kiết lỵ, anh em cùng tổ lo cho nhau chớ pḥng Y Tế không ngó ngàng ǵ đến.. Ăn uống quá thiếu dinh dưỡng, chỉ trong ṿng 2 tháng mà trại đă có khoảng 40% bị liệt bại.
Tôi nghi ngờ là bị chúng đầu độc bằng thuốc mà bọn chúng đă cho uống khi mới vào trại, từ khi uống thuốc vào, khoảng chừng 2 tháng rưởi sau, đang đứng mà té lúc nào chẳng hay.
Trong suốt gần 4 tháng mà chúng tôi chỉ ăn được mỗi tháng một lần thịt heo, mỗi người được khoảng 8 gram thịt, mỡ lẩn da . Tôi nghĩ may là trại nầy c̣n được mấy con heo do trại gia binh quân đội VNCH bỏ lại, nên bây giờ chúng tôi mới được ăn thừa của bọn chúng bỏ ra cho.. Thèm thịt, thiếu mỡ, không đường, nên chúng tôi bắt tất cả con ǵ ăn được mà ăn như chim chóc, rắn rết,chuột, ếch, cóc nhái, ảnh ương .v.v.
C̣n về tinh thần anh em Sĩ Quan th́ lụn bại thê thảm, tất cả đều bi quan về cuộc chiến thảm bại vừa qua, ư nghĩ của họ mong mỏi được CS khoan hồng mà thả họ về với gia và đ́nh phục hồi đời sống cũ …Cũng trong trại tôi có gặp 2 người bạn ở trại kế bên , một anh lúc trước chỉ huy toán pḥng không dinh Độc Lập, thuộc Toán 4, khi chiếc phản lực cơ do tên phản nghịch Nguyễn Thành Trung, mang bom dội vào dinh Độc Lập, anh đă kịp thời bắn chận nên lần thứ 2 bom thả đălệch ra ngoài v́ không c̣n chính xác , và anh Trưởng Toán gác dinh Độc Lập. Tôi đem ư định vượt rào th́ anh nào cũng không dám thực hành mà cũng chỉ mong được thả về đoàn tụ với gia đ́nh…
Thời cơ đă đến do việc chúng nó phát động phải tích cực lao động nặng. Tôi suy đoán là chúng nó sắp chuyển chúng tôi đến trại khác xa xôi và làm việc nặng nhọc hơn. Tôi bàn tính với Hoành và Trinh nếu để chúng đưa đi trại khác th́ chúng ta không thể biết được t́nh h́nh nơi đó, nếu muốn vượt trại chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, tôi đề nghị vượt trại vào ngày 16-9 âm lịch là ngày 21-10-75. Hoành và Trinh hỏi tôi tại sao lại chọn ngày trăng tṛn mà ra ? Tôi trả lời :
“Ḿnh chọn ngày đó là v́ yếu tố bất ngờ, bọn chúng nghĩ chúng ta không dám ra trong những đêm có trăng sáng, chúng sẽ chểnh mảng hơn, và kế hoạch tôi là sẽ vượt ra lúc 8 giờ tối, sau 7.30 giờ điểm danh th́ bọn chúng thay vọng gác mà đi tuần dưới đất, và trước 9 giờ giới nghiêm, và giờ đó trăng chưa mọc. C̣n thoát ra th́ 2 anh nghiên cứu như thế nào th́ hăy cố gắng vượt ra, c̣n tôi th́ đă có cách riêng. Chúng ta phải đi riêng rẽ, chúng nó khó phát giác hơn. “
Tôi khích động tinh thần :
“Chúng ta toàn là tay thiện chiến, Biệt Động Quân, Biệt Kích Dù và Người Nhái, chúng ta phải chứng tỏ cho chúng nó biết khả năng của chúng ta”.
Tôi tiếp:
“Tôi nói thật với các anh, nếu ngày mai nầy chúng nó thả tôi ra mà ngày hôm nay có cơ hội tôi cũng thoát ra trước khi chúng nó thả..”
Tôi khích động tinh thần và danh dự Binh Chủng của các anh nên 2 anh đồng ư theo chương tŕnh đă hoạch định cho ngày 21-10-75.
Vượt trại.! Vượt trại !! Tiếp theo có tiếng súng nổ và tiếng kẻng đánh liên hồi…và lịnh tập họp điểm danh lúc 2 giờ khuya đêm 14-10-75. Tập họp điểm danh, báo cáo quân số xong, chúng tôi được biết có 2 Sĩ Quan cấp Đại Úy đă vượt rào bị phát giác và bị bắn chết 1 anh tại hàng rào và 1 anh bị thương nơi chân, chúng kéo lôi anh nầy vào để tại hội trường để cảnh cáo chúng tôi hăy xem đó làm gương…Sáng ngày các anh em bó chiếu xác anh đă chết và chôn tại chỗ, c̣n anh bị thương th́ chúng mang đi đến các trại khác để cảnh cáo.
Sự việc xảy ra đă làm cho Hoành và Trinh mất tinh thần không ít. tôi cố gây niềm tin cho 2 anh, phân tách kỹ những lỗi lầm của nạn nhân cho Hoành và Trinh thấy : Các anh đó chọn thời điểm không đúng, 2 giờ khuya thanh vắng quá, nhằm ngày mồng 9 âm lịch, giờ đó có trăng non, và mặc đồ màu xanh lợt nên dễ bị phát giác, và c̣n nhiều chi tiết mà tôi không biết rơ..
Chúng tôi cùng kiểm soát lại kế hoạch xem coi có cần bổ khuyết hay không ?! Và chúng tôi cương quyết vượt trại giam, với tinh thần bất khuất, bất chấp mọi nguy hiểm sẽ xảy ra cho ḿnh. Tôi rất tin tưởng ḿnh sẽ vượt ra an toàn..Chúng tôi chờ đợi chỉ c̣n đúng 1 tuần là đến ngày quyết định với cảnh giác căng thẳng tột độ..
21-10-75. Ngày, giờ quyết định đă đến, lúc 7giờ tối tôi mang qua trại của 2 anh Hoành và Trinh 3 trái lựu đạn M 26 (tôi đă giấu trong đống cát như đă kể trên) c̣n tôi giữ lại 2 trái. 2 anh ngạc nhiên, tôi giải thích cho 2 anh biết và căn dặn, nếu lỡ bị phát giác khi trốn ra th́ phải hy sinh chớ đừng để chúng nó bắt lại.
.. Chúng tôi cùng kiểm điểm lại lần cuối cùng kế hoạch đào thoát. Hoành là người hoạt bát và nhờ thế nên Hoành đă nhờ cán bộ mua giùm 100 gr café và đường cách nay hơn một tháng, tôi đă dặn Hoành để dành lại cho ngày hôm nay 3 ly café đặc. Chúng tôi vừa uống vừa tính toán, khi xong hết, Hoành nói là cần mang theo mền và mùng v́ đó là kỷ niệm đời binh nghiệp của anh. Tôi không đồng ư nên ngăn cản .
Trong lúc đó lại thấy gió thổi mạnh và mây đen kéo đến làm cho anh em chúng tôi lên tinh thần vô cùng, tôi thầm nhủ “Trời thương anh em chúng con rồi !”.
19giờ 30 là giờ tập họp điểm danh, tôi từ giă Hoành và Trinh hẹn đúng 20 giờ vượt trại và gặp nhau ngoài điểm hẹn tại băi tha ma. Tôi lần ra hàng rào kẽm gai cô lập trở về trại ḿnh. Tôi đă tạo thói quen là cứ đến khoảng 19 giờ là tôi giăng mùng sẵn để các người cùng tổ không để ư tới tôi, hôm nay cũng vậy. Ttôi từ bên trại của Hoành và Trinh về, tập họp điểm danh xong tôi liền vào mùng nằm, chừng 20 phút sau, tôi ra đi tiểu, lúc nầy gió thổi rất mạnh, mưa bắt đầu rơi, trại chúng tôi cũng như trại của vệ binh VC đều lo đóng cửa sổ, thừa lúc lộn xộn đó tôi vội bước qua hàng rào kẽm gai lọt qua khu vực của vệ binh VC, đi nhanh ra bờ đê và lăn nhanh qua bờ đê, tôi nằm im để nghe động tịnh và móc ra 2 miếng cao su, (Tôi lấy ruột xe mà bọn VC bỏ lại khi chúng cắt các vỏ xe máy ủi đất để làm dép, tôi đă cắt lỗ để xỏ mấy ngón tay và đem cất giấu) tôi mang 2 bao tay giă vào và ḅ đến hướng đă định, dùng bao tay giả đó để nâng đỡ kẽm gai, lách ḿnh chui qua, tôi làm rất thận trọng, nhanh nhẹn và chính xác, v́ tôi đă nghiên cứu thật kỹ từ loại kẽm gai và cách thức rào ra sao như rào đứng th́ bợ lách như thế nào, rào xiên th́ phải nâng đẩy và đưa chân nào ra trước, rào thấp ngang mặt đất th́ phải nằm ngửa và đỡ từng sợi kẽm gai, rào consertina phải lách và chun qua làm sao…V́ thế nên vượt qua 10 lớp kẽm gai hàng rào và hào chống chiến xa, chỉ trong ṿng 15 phút đến 20 phút th́ tôi đă có mặt ngoài hàng rào rồi, tôi tiến nhanh vào lũy tre cách hàng rào khoảng 50 thước ẩn ḿnh vào bóng tối của lũy tre để tránh đường chân trời..
Mưa bắt đầu nặng hột, tôi thu ḿnh dưới lũy tre cố giương mắt nh́n về hướng điểm hẹn băi tha ma cách đó khoảng 100 thước, v́ đề pḥng 2 anh bạn bị lộ có thể chỉ điểm cho cán bộ bao vây.
Cơn mưa kéo dài đến khoảng 11 giờ đêm, vẫn không thấy bóng dáng của Hoành và Trinh, c̣n ở trong khu trại giam cũng không nghe báo động. Mưa đă tạnh lần, tôi di chuyển ngược lên hướng đào thoát của Hoành và Trinh để đón cũng không thấy tăm hơi chi cả. Tôi nóng ḷng, suy nghĩ không lẽ 2 anh bạn nầy không dám vượt ra ?. Càng về khuya càng cảm thấy nhiều nguy hiểm ! Nhưng tôi vẫn cố gắng đợi chờ, câu hỏi tại sao, tại sao cứ loanh quanh trong đầu óc của tôi. Cảnh đêm khuya hoang vắng cạnh băi tha ma trong rừng chồi nó âm u làm sao !. Tôi cố chờ măi đến khoảng 2 giờ khuya, bầu trời lại bắt đầu vần vũ, mây đen kéo đến mờ mịt. Biết sắp có trận mưa to, tôi lo ngại quá, v́ điểm hẹn chỉ cách hàng rào trại giam có khoảng 700 thước..Trời mưa mà tôi đổ mồ hôi hột v́ lo cho 2 bạn của ḿnh, tôi không nở bỏ đi. . Nhưng ở lại th́ thập phần nguy hiểm có thể bị chúng bao vây bắt lại..
Tôi đang suy tính bỗng nghe có tiếng nói và tiếng chân người đi tới, tôi cấp tốc nép ḿnh vào bụi cây, ḷng hoang mang hồi hộp chờ đợi.. Khi đoàn người đến gần, tôi lắng nghe tiếng nói chuyện … À ! th́ ra là những người dân trong thôn xóm đang gánh rau cải ra chợ bán.! Ư nghĩ thoáng nhanh trong đầu tôi, ḿnh phải rời khỏi nơi nguy hiểm nầy trước, về Sài G̣n rồi sẽ gặp nhau tại điểm thứ 2 an toàn hơn, v́ địa thế nơi đây tôi không biết nên sẵn dịp nầy tôi nương theo những người gánh hàng để tránh các chốt chận khám xét của VC.
Và tôi đă ra đến chợ Hốc Môn, tôi đón chuyến xe đ̣ sớm nhứt và về đến Sài G̣n lúc 7 giờ sáng. Tôi đến nhà người bà con bên vợ để hỏi thăm tin tức và liên lạc với vợ con , tôi và vợ con gặp lại nhau sau 6 tháng qua người bà con nầy, tôi ở tạm đây vài hôm để liên lạc với Hoành và Trinh, nhưng suốt mấy ngày liền tôi đến điểm hẹn đều không có tin tức của 2 anh. Thế là chương tŕnh dự tính vượt biên giới qua Thái Lan không thành.!
Sau mấy ngày ở tạm nhà người bà con, tôi từ giă và di chuyển qua nhà anh Nguyễn Thành Nhơn ở tạm phía sau để liên lạc lại với các anh em đồng chí hướng.
Trước năm 1975. Anh Nguyễn Thành Nhơn, là Chủ Tịch Tổng Cuộc Phong Trào Thể Dục Thẩm Mỹ Việt Nam và cũng là Chủ Tịch Tổng Cuộc Thám Hiểm và Săn Bắn Cá Dưới Biển VN. Giám Đốc Chương Tŕnh Sức Khỏe Giống Ṇi ,trên Đài truyền h́nh VN.. Đối với tôi, anh Nguyễn Thành Nhơn là người Thầy và cũng là người Anh tinh thần của tôi, v́ trước khi nhập ngủ vào Quân Đội tôi đă được anh huấn luyện trở thành Huấn Luyện Viên của pḥng tập Trung Ương, và tôi cũng là hội viên của Hội Thám Hiểm và Săn Bắn Cá Dưới Biển VN..
Tôi ở ẩn trong nhà anh và thường xuyên liên lạc với các anh em cùng đơn vị (Xin tạm dấu tên v́ các anh em c̣n đang ở VN). đang chờ đợi những đường dây yểm trợ từ ngoài về để cùng nhau hoạt động lật đổ chế độ Cộng Sản bạo tàn nầy..
NGÀY ĐỊNH MẠNG ĐƯA TÔI VÀO TÙ LẦN THỨ NH̀
Ngày 9-4-76-Sau 6 tháng vượt trại tù Thành Ông Năm .
Vào lúc 7 giờ tối, tôi đang đứng chờ vợ tôi làm việc ở ṭa soạn báo Tin Sáng, măn việc ra về, tôi đón nàng để đưa lại chiếc xe velo solex cũ (không có gắn máy) V́ thương con sợ con bị kẹt chân vào bánh xe làm con đau v́ nó đă bị kẹt một lần rồi nên tôi vừa gắn chiếc yên nhỏ để cho vợ tôi chở con tôi..V́ thân phận vượt tù nên tôi phải trốn tránh không thể để cho bà con thân thuộc biết được. Tôi đang đứng chờ đợi ở trước trụ sở Khóm mà tôi không biết v́ chúng không có treo bảng, khoảng chừng 15 phút, tôi thấy 2 tên Công An trong trụ sở đi đến hỏi giấy tờ của tôi, tôi lo sợ nhưng không c̣n tránh né được nữa đành phải đưa giấy tờ ra, chúng giữ giấy tờ của tôi và mời tôi vào trụ sở, tới lúc đó tôi mới biết là đang đứng trước hang cọp. Vừa lúc đó vợ tôi nghỉ việc ra về vừa đi tới, tôi vội trao chiếc xe cho vợ tôi và dặn “Anh đang bị theo dơi em hăy đi nhanh đi..hăy lo cho con..”
Rồi tôi theo Công An vào trụ sở. Sau khi xem giấy tờ tên Công An nghi ngờ giấy tờ của tôi là giả, nên giữ tôi lại để chờ điều tra lại địa chỉ. Ḷng tôi lúc đó như lửa đốt v́ tôi biết sẽ không thoát được, giấy tờ của tôi toàn là giả th́ làm sao chứng minh được?
Tôi nghĩ hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc, nên có ư định hạ tên Công An đang canh gác. Tôi xin đi tiểu để xem địa thế. Xung quanh ṭa trụ sở nầy tường cao khoảng 2 thước phía trên đầu tường có gắn miểng chai lại c̣n 1 ṿng kẽm Consertina, phía sau có dăy nhà bếp, pḥng chứa củi và nhà cầu, trên nóc nhà cũng có ṿng kẽm gai Consertina. Tôi vào pḥng tiểu, suy tính chỉ có phía sau là hy vọng nếu nhảy qua được phía bên nhà khác…Tôi nghĩỉ đă đến đường cùng rồi nên quyết định hy sinh nếu không thoát được th́ thôi !. Tôi ra khỏi nhà cầu và bước theo tên Công An bất thần tung ra một quả đấm vào hàm hạ của tên nầy, nhưng rủi thay, tên nầy trước khi bị ngất xỉu đă la lên một tiếng, tôi chạy nhanh lấy đà đạp lên thành tường nhảy lên nóc nhà phía sau, chạy dọc theo đường kẽm gai, trong lúc đó bọn Công An túa ra và bắn theo tôi, tôi vẫn cố chạy trên nóc nhà,dự tính nhảy qua nóc nhà khác, bỗng tôi bị trượt chân v́ miếng ngói tróc xi măng nên đành nhảy trở xuống đất.. Thôi rồi ! Mặc t́nh cho bọn Công An xúm lại c̣ng tay tréo ra sau rồi chúng thi nhau đấm đá vào thân thể tôi, chúng treo tôi lên cửa sắt với chiếc c̣ng sắt, sức nặng của thân h́nh trên 60 kư lô mà bị treo hỏng chân tréo tay như thế, nên tôi không c̣n sức chịu đựng với những trận đ̣n như mưa bấc..Thân ḿnh tôi gục xuống như tàu lá rủ..
Sáng hôm sau chúng đưa tôi lên khẩu cung, Để tránh liên lụy cho anh Nguyễn Thành Nhơn, tôi khai theo lời sắp sẵn là “sĩ quan trốn trại học tập về thăm nhà, nhưng không dám về nhà v́ biết Công An canh chừng nên phải lang thang ngoài chợ trời, đêm đến th́ mướn chiếu ngủ ngoài nhà ga xe lửa. v.v”. Sau đó bọn chúng giải tôi qua pḥng giam Quận Nh́, trên đường đi tôi có ư định nhảy xuống xe nhưng không có cơ hội v́ chúng nó c̣ng tay tôi chung với ông kư giả Trần Hhồng Thu.
Đến Quận Nh́, sau khi làm thủ tục, chúng đem tôi và ông Thu vào pḥng giam…
Nơi đây thật đúng là địa ngục ở trần gian! Chúng vừa mở 2 lớp cửa sắt ra, mùi hôi nồng nặc, chúng xô tôi vào trong rồi khóa cửa lại. Cảm tưởng cửa tôi nơi đây như là nhà thương điên…Trong ánh sáng âm u tôi thấy không biết là bao nhiêu người, thân h́nh gầy guộc trần truồng như nhộng. Lớp th́ bất động miệng thều thào..C̣n những người mạnh hơn th́ bao quanh tôi, xô đẩy nhau dành được đến gần tôi, thật là một cảnh tượng kỳ lạ mà tôi chưa bao giờ thấy. Tên đại diện trại giam phải đánh đập la thét những người nầy mới chịu dang ra khỏi tôi, tên đại diện hỏi tôi có mang theo thuốc lá không ? Tôi trả lời không có v́ tôi không biết hút thuốc. Tốp người vây quanh tôi mới thở dài chán nản. À ! th́ ra các người tưởng tôi mới vào có đem theo thuốc lá nên mới tranh nhau để xin thuốc lá. Tên đại diện trại giam đưa tôi vào trong một pḥng giam phía trong nữa rồi khóa lại. Các người vây quanh hỏi thăm tôi đủ chuyện , tôi chán nản ngồi bó gối không muốn trả lời, v́ biết có trả lời cũng không xuể.
Đời sống trong trại giam nầy chắc không có ai tưởng tượng được, pḥng c̣n để bảng pḥng giam rộng 8 thước vuông , phạm nhân giam chứa tối đa là 40 người, nhưng bọn CS đang giam gần 300 người. Nơi đây nếu người nào đứng lên th́ mất chỗ ngồi, và không đủ không khí để thở, v́ vậy mà đêm ngày ǵ phạm nhân cũng ḿnh mẩy ướt đẫm mồ hôi, ăn uống không có dinh dưỡng, một bữa ăn là 2 chén cơm lường bằng chén nhỏ cho mỗi người, đổ chung vào cái thau nhôm với 4 giá canh rau muống nấu với muối hột, 6 người ăn chung với 3 chiếc muỗng chia nhau múc ăn, v́ tranh ăn nên bữa ăn nào cũng căi vă, đánh đấm nhau , ồn ào suốt ngày đêm..Ban đêm th́ nằm sắp chồng lên nhau, tới lỗ cầu tiêu cũng được nhét giẻ lại để nằm, các song sắt trong hai pḥng giam riêng cũng được chia nhau đeo vào song bằng chiếc áo lót cột ngang lưng để ngủ.
V́ t́nh trạng nêu trên nên những người bị bắt vào đây chỉ trong ṿng 2 tháng là bắt đầu bị ghẻ, loại ghẻ thiếu dinh dưỡng nầy nổi lên thành vành chính giữa th́ lơm sâu và chảy nước vàng. Nước vàng nầy chảy đến đâu th́ ghẻ lở chỗ đó, và sau đó bị liệt bại, ban đêm bị ghẻ lở hành hạ, bịnh nhân la khóc vang trời..Tôi có cảm tưởng như đang ở Địa ngục, thỉnh thoảng có người chết v́ liệt bại, thân xác nạn nhân dược lôi ra khỏi pḥng.
Tôi cố gắng giữ sức khỏe, hàng ngày đều tập thể dục, chạy bộ 400 bước, hít đất 100 cái, tập tay mỗi bên 60 cái. Chịu đựng được đến tháng thứ 5, tôi cảm thấy yếu lần.
Dự tính phá trại giam Quận Nh́
Tôi đă có ư nghĩ phải phá trại giam nầy từ ngày đầu khi đặt chân vào đây nhưng chưa t́m được người thích hợp nên phải chờ đến bây giờ.
Trong thời gian ở đây tôi quen với một ông Trưởng Ty Xă Hội tại Tỉnh ở Cao Nguyên (Xin tạm dấu tên v́ c̣n đang ở Việt Nam) Ông là đảng viên của Đại Việt. Ông thường kể cho nghe về quá tŕnh hoạt động của Đảng và về cá nhân của Ông.
Vào khoảng một tháng nay, tôi để ư theo dơi một người bị bắt về tội tư sản mại bản, v́ tồn trữ 60 tấn café sống mà không khai báo, tên là Hồ Ngọc Ẩn …Nhà ở đường Tự Do ..,Mỗi tuần đều phải lên pḥng Điều Tra lấy khẩu cung , tôi làm quen và hỏi thăm ư định sau nầy của anh, anh cho biết là không thể chịu đựng nổi ở nơi đây, và anh có ư định trốn ..Tôi gợi ư hỏi Ẩn, nếu muốn thoát ra , anh phải làm sao?. Ẩn nói về cách trốn của Ẩn, tôi thỉnh thoảng bổ túc cho Ẩn, tôi thấy Ẩn có vẻ vui mừng..
V́ tôi nóng ḷng t́m người để thực hiện kế hoạch của tôi nên tạm chọn Ẩn, nhưng tôi chưa cho Ẩn biết ư định của tôi. Ngày hôm sau Ẩn được gọi lên lấy khẩu cung lúc 8 giờ sáng th́ khoảng 9 giờ có tiếng gọi tên tôi và Ông Trưởng Ty , khi tôi và Ông vừa ra khỏi pḥng giam th́ đă có tên Cán Bộ Trưởng trại và 2 tên Công An ôm súng AK, tên Cán Bộ ra lịnh c̣ng tay tôi và ông Trưởng Ty rồi day qua chỉ mặt và nói với tôi : “Tao đă biết kế hoạch của chúng mày rồi, dự định chúa nhựt nầy sẽ giết Cán Bộ, cướp vũ khí, phá trại giam”, rồi quay lại bảo 2 tên Công An đem chúng tôi qua trại giam đặc biệt. Pḥng giam đặc biệt bề dài 3 thước, bề ngang rộng 1. thước, nhốt 10 người, tiêu tiểu tại chỗ, lỗ thông hơi để thở th́ vừa lọt bàn tay, và đến giờ cơm được bọn cán bộ đưa vào mỗi tù nhân là một chén cơm đút vào vừa lọt cái lỗ thông hơi..Sự việc xảy ra tôi nghĩ là do tên Hồ Ngọc Ẩn phản bội đă báo cáo với Công An để lập công .
Nhứt nhựt tại tù, thiên thu tại ngoại! Ngày ở trong tù sao mà dài lê thê, ngột ngạt, nặng nề ghê gớm vô cùng…!
Ngồi bó gối, tôi ôn lại những chuỗi ngày trong tù cải tạo lần trước, tôi đă nghe người bạn khác trại kể về một Kha Văn..G.. Sĩ Quan Bộ Binh, sau khi măn khóa trường Sĩ Quan BB Thủ Đức, anh được biệt phái về Bộ Kinh Tế hay Bộ Tài Chánh chi đó! Khi vào trại cải tạo,anh vỡ mộng v́ anh là cháu ruột của 2 tên cán bộ cao cấp, hiện đang giữ chức vụ lớn trong bộ Văn Hóa ở Sài G̣n. Anh ỷ lại vào 2 tên cán bộ cao cấp là chú và bác của ḿnh, và theo lời bác chú nên đi học tập tốt để được chú bác lănh về.. Nào hay đâu 2 tên tập kết chú bác đó chẳng dám đứng ra bảo lănh.. Vỡ mộng, anh đâm ra liều lĩnh, sau 3 tháng cải tạo và học xong 10 bài chính trị, chúng dụ dỗ tất cả phải khai cho thật để được khoan hồng, anh chỉ ghi lên các bài học là ḿnh chẳng có tội ǵ đối với cách mạng cả..Cho đến một buổi chiều, anh được ban quản giáo gọi lên pḥng cán bộ… Và một lúc sau có tiếng súng nổ.. Đến sáng hôm sau, anh em không c̣n thấy anh ở chung trại.. Và khoảng 1 tuần sau, anh em lại thấy một Kha văn .G. thân h́nh tiều tụy đang bị c̣ng tay chân lại bỏ ngồi trước sân cờ, nơi chân anh bị vết đạn lên mủ lở loét, ruồi nhặng bu đen.. Tôi ở xa trại anh nên không hiểu chuyện ǵ.. Và đêm hôm sau tôi được bạn kể lại…Anh tự biết ḿnh không thể sống được, nên đă chửi và nói lên những ẩn ức của anh đối với người thân là Cộng Sản..Trong đêm được gọi lên pḥng quản giáo, anh đă thẳng thắn đấu lư với tên quản giáo và tên quản giáo đuối lư tức giận móc súng ra bắn anh bị thương nơi bắp chân..,rồi giam anh vào pḥng, không đếm xỉa ǵ đến vết thương của anh. Sau vài ngày vết thương lỡ ra và có gịi.. Anh chửi,.. chửi vang vang.. kết quả mà anh mong muốn đă được như ư…Một cách tàn nhẫn phũ phàng.. là anh đă lănh mấy nhát búa đóng đinh đập vào đầu..! Kha văn G….. đă vĩnh viễn nằm yên trong ḷng đất mẹ đầy đau đớn tủi hờn..!!
-Thiếu Úy Trần tấn Mao, Sĩ Quan tiếp liệu Người Nhái đă buồn rầu, khóc thương cho gia đ́nh 14 đứa con đói khổ của ḿnh, tôi thường khuyên và gợi ư vượt trại với anh. Nhưng biết ḿnh già yếu, không đủ can đảm vượt trại..Anh chỉ mong được Cộng Sản giữ lời khoan hồng thả anh về đoàn tụ với gia đ́nh.. Anh khóc măi.. Khóc đến mù đôi mắt..!
Tôi buồn ..Tôi suy tư, những h́nh ảnh sắt máu gớm ghê chẳng bao giờ tôi quên được.! Tôi căm thù, uất hận. Tôi nguyện sẽ đem hết sức ḿnh để làm những ǵ mà tôi có thể làm được, để đóng góp cho ngày lật đổ Cộng Sản, giải phóng quê hương được trở lại ngày tự do tươi sáng..Nước mắt tôi rơi.. Đúng tôi khóc chứ ! tôi khóc v́ căm thù, v́ uất hận, hổ thẹn lớp người chúng tôi đă để mất nước…Việt Nam ơi ! ! Việt Nam ơi !! Chúng con phải làm sao ? phải làm ǵ cho tổ quốc ?!. Rồi bây giờ tôi lại đang sa vào lao lư, biết bao giờ tôi thoát được nơi đây ??!
Sau 10 ngày giam tôi nơi biệt pḥng để chúng điều tra lại, nhưng không ra manh mối, nhưng chúng không dám trả tôi về pḥng giam cũ, chúng chuyển tôi qua pḥng giam Quận Nhứt kiên cố hơn. Tôi vừa vào pḥng giam th́ đă thấy 2 người bị giam bên quận 2 là anh Tiến, Trung úy Cảnh Sát và Ông Trưởng Ty. Chúng tôi chào mừng nhau và với các bạn tù mới, trong pḥng giam nầy có một băng đảng cướp có súng nổi tiếng trước năm 75, là băng đảng Đà Lạt. Trong khoảng thời gian trước năm 75, băng đảng nầy đă từng tranh giành ảnh hưởng khu vực làm ăn của nhau với băng đảng Đại Cathay ở vùng Sài G̣n ..Bằng đại diện cho 4 anh em trong băng đảng, đến gặp tôi chào hỏi và ngỏ lời nhờ tôi đứng ra sắp xếp kế hoạch phá trại giam nầy, Bằng nói : “Tụi em đă nghe tiếng anh đă từng vượt trại tù cải tạo, và vừa rồi lại bị bể kế hoạch phá trại giam ở Quận Nh́ .v.v”. Tôi chỉ cười mà không trả lời.
Mỗi ngày Bằng và các anh em đều đến ngồi chung và tâm sự. Bằng kể lại chuyện xưa và nói : “Chúng em ngày trước chỉ biết ăn chơi du đăng du thực, phá phách .. trốn tránh không chịu đi lính để bây giờ chúng nó chiếm miền Nam tất cả đều đói khổ .Bây giờ tụi em hối hận quá! Mong nếu tụi em ra được lần nầy, tụi em nhứt định phải t́m cách phá tụi nó..”
V́ tôi vừa bị phản bởi tên Ẩn, nên thận trọng hơn, tôi đă nghĩ cách phá chỗ nầy rồi nhưng c̣n giữ kín. Tôi hỏi Bằng và anh em có được thăm nuôi không ? Bằng đáp hàng tuần đều được thăm nuôi, tôi nói với Bằng hăy bảo người thăm nuôi gởi vào một típ kem đánh răng chứa Acid nguyên chất, khi nào có rồi th́ cho tôi hay và tôi dặn Bằng đừng hỏi tại sao, Bằng thấy tôi đă chịu giúp th́ rất vui mừng, hứa sẽ làm theo lời dặn của tôi.
Sắp đặt kế hoạch phá trại giam Quận Nhứt.
Nhưng đêm 4-10-76, cán bộ vào thông báo ngày mai tôi và một số người sẽ chuyển trại trong đó có ông Trưởng Ty và Tiến. Tin nầy làm cho Bằng và các anh em trong băng đảng lo buồn, Bằng nói : “Anh rời khỏi nơi đây tụi em không biết làm sao!”. Tôi bèn họp các anh em Bằng lại và nói : “Trước khi tôi đi, tôi sẽ chỉ kế hoạch lại cho các anh, bây giờ các anh em cho tôi biết trong pḥng giam nầy chỗ nào yếu nhứt ?”. Anh em Bằng nói : “Tụi em ở đây gần một năm rồi mà vẫn không nghĩ ra v́ tường dầy 2 tấc, song sắt to bằng cườm tay, nóc và nền đúc xi măng, cửa sắt phải 2 người mở, đóng mới nổi..” Tôi nói : “Tất cả đều kiên cố, các anh thấy cánh cửa sắt dầy và nặng nhưng 2 cái bản lề là chỗ yếu nhứt, các anh em vẫn chưa hiểu?” .Tôi bắt đầu chỉ kế hoạch dự tính phá trại giam nầy. Khi có típ acid nguyên chất rồi th́ mới lo các phần khác như dưới đây :
• Chọn ngày giờ cho thích hợp
• Chuẩn bị một người giỏi vơ .
• Một chiếc xe đậu sẵn vào giờ đó tại đường gần nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi.
Bắt đầu vào kế hoạch :
- Chọn đêm Chúa nhựt, lúc 1 giờ khuya (chúng đổi gác lúc 12 giờ khuya , chọn 1 giờ khuya là lúc tên gác buồn ngủ.)
Đúng giờ đă định, đem típ acid nguyên chất đổ vào 2 bản lề cửa sắt, khoảng 15 phút sau, 2 người khiên cánh cửa sắt qua một bên, người giỏi vơ chạy nhanh ra hạ tên lính gác cướp lấy súng, cách pḥng giam 2 tấm vách tường, trong lúc đó tất cả các anh em đồng chạy lên pḥng trực, hạ sát 3 tên đang ngủ và lấy súng đạn rồi chạy xuống đánh thức tất cả tù nhân cho họ hay là Phục Quốc Qquân đến giải vây và chỉ cho tất cả chạy ra cổng chánh, c̣n các anh em th́ phải vượt tường rào phía nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi để lên xe đậu sẵn nơi điểm hẹn .
Điểm quan trọng là phải nhanh lẹ chính xác và cố gắng làm thật im lặng và đừng nổ súng nếu thấy không cần thiết. V́ khi đó mà bị náo động th́ rất nguy hiểm, các điểm gác khác sẽ báo động, các anh em sẽ khó thoát thân.. Các anh em phải xem lại thật kỹ để biết rơ nhiệm vụ của mỗi người mà làm cho thật gọn..Các anh em phải nghĩtrong đầu ḿnh là chỉ được thành công chớ không được thất bại..
Sau khi nghe tôi tŕnh bày sắp xếp kế hoạch, anh em của Bằng rất vui mừng, ôm vai tôi tỏ ḷng biết ơn…
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi- những người có tên trong danh sách chuyển trại- chúng c̣ng tay chúng tôi lại với nhau đưa lên xe Molotova phủ mui bố xuống, xe chạy đưa chúng tôi lên Gia Định (BCH/Tiểu khu VNCH cũ) để tập trung tù nhân trong 14 Quận của Thành Phố tại đây , sau đó đoàn xe trực chỉ ra ngoại ô, v́ xe bỏ mui bố che lại hết nên chúng tôi không biết bọn chúng chở đi đâu, khoảng 4 giờ di chuyển xe ngừng lại, chúng tôi lần lượt xuống xe. Tôi vươn ḿnh hít dài một hơi thở không khí trong lành của vùng rừng núi cho thoải mái, v́ suốt 6 tháng bị giam, tôi chưa được thấy ánh sáng mặt trời và thở được không khí trong lành..
Chúng tôi đang ở trên một ngọn đồi, san sát các dăy nhà tole và có rất đông bọn Công An.. Các người bị nhốt ở đây cho chúng tôi biết nơi đây là đồi là Phượng Vĩ căn cứ của Trung Đoàn 52, thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, tại Ngă 3 Ông Đồn, dưới chân núi Chứa Chan..
Tập họp điểm danh, 120 người chúng tôi được đưa vào 2 dăy nhà lợp tole vách ván , trong tổng số 20 dăy, xung quanh các dăy trại gồm có nhiều lớp kẽm gai bao bọc có gắn lon thiếc. Tất cả 120 người “tù phản động” nầy hầu hết đều liệt bại nên phải khiêng vào..Vừa yên chỗ, một tên cán bộ quản giáo vào “sinh hoạt” cho biết đây là Trường K3 . .Hôm nay các anh đến đây là ngày thứ nhứt của 3 năm học tập cải tạo..v.v. Nơi đây các anh được liên lạc về gia đ́nh để thăm nuôi, mỗi lần thăm nuôi15 phút. Các anh hăy nhớ viết thơ thế nào mà có lợi cho cách mạng, cho gia đ́nh và cho bản thân các anh th́ các anh viết.. Tên cán bộ quản giáo tuyên truyền một lúc rồi kết thúc : V́ các anh mới nhập trại nên ban quản giáo cho các anh được nghỉ “Bồi Dưỡng” vài hôm. Chúng tôi đều hiểu, v́ tất cả bị liệt bại nên chúng nó để cho chúng tôi hồi phục rồi mới bắt đầu mang cày vào cổ chớ có tốt lành ǵ đâu.
Nghiên cứu kế hoạch vượt trại tù lần thứ 2 tại đây trong ṿng 20 ngày.
Một đêm ngủ thoải mái với không khí trong lành của miền rừng núi Chứa Chan, tỉnh Long Khánh.
Ngày hôm sau tôi đi ṿng quanh các dăy trại, tôi gặp anh Dũng Mặt đỏ của pḥng An Ninh Đặc Tra Phủ Tổng Thống. Tôi gặp Dũng sau giờ lao động, anh mừng rỡ chạy lại ôm tôi, tôi dặn nhỏ Dũng đừng nói với ai v́ tôi không có khai thật là Sĩ Quan Cận Vệ. Tôi hỏi thăm Dũng t́nh h́nh nơi đây và tại sao Dũng không vượt trại ? Dũng cho biết hiện giờ đội công tác của anh đă được bọn chúng tin tưởng nên cho đi làm xa tận trong rừng để cưa cây gỗ. C̣n trốn th́ Dũng không dám v́ sợ bị bắt lại và sợ về không có chỗ an thân.
Dũng cho tôi biết: Dũng bị đưa lên đây từ ngày đầu, chúng lấy trại nầy dự định chỉ giam thành phần tŕnh diện học tập thuộc đơn vị tỉnh Biên Ḥa. Sau một thời gian chúng bố pḥng chắc chắn hơn, chúng đưa thêm về đây các tù “phản động” gồm nhiều thành phần từ cấp Tá đến binh sĩ và tù chính trị luôn cả phụ nữ phản động. Phụ nữ th́ chúng ngăn riêng khu vực, và nguy hiểm nhứt là dọc theo triền đồi, trong các lớp kẽm gai có chôn ḿn 3 râu (loại ḿn chống cá nhân có 3 ng̣i nổ) hiện giờ thỉnh thoảng gió thổi lay động cây dại ḿn cũng nổ, v́ vậy mà suốt 16 tháng rồi mà không có ai dám vượt trại trốn ra.!
• Tôi gặp anh Thiếu Úy Hoa, Cảnh Sát Dă Chiến Biệt Đoàn 222, Vơ sư Thái Cực Đạo, Huấn luyện viên của Đại Đội Đặc Nhiệm bảo vệ Phủ Tổng Thống. Hoa cho biết anh đă tổ chức trong đội anh được gần 20 người ở đội 16 của anh.
• Anh Thượng Sĩ Truyền Tin Vơ Pḥng phủ Tổng Thống là anh Quốc, anh bị bắt v́ hoạt động trong lực lượng Dân Quân Phục Quốc, anh cũng đă tổ chức ở đội 15 gần 20 người.
• Anh Ba Hương, là vệ sĩ cho Ông Đại Sứ Nguyễn Văn Kiểu (Anh ruột của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu) anh Ba Hương thuộc toán Bảo Vệ yếu nhân của Cảnh Sát, anh cũng cho biết có tổ chức ở đội 17, gần 20 người.
Tôi được biết Đại Tá Nguyễn văn .P… Tỉnh Trưởng Long Khánh, bị bắt ngoài mặt trận trước ngày 30-4-75 đang bị nhốt ở đây. Tôi nhờ anh Tiến, trước năm 75, Tiến là đệ tử của Đại Tá .P..liên lạc với ông để biết thêm tin tức, th́ được Đ/T P.. cho biết, ông vẫn thường xuyên l/l với Lực lượng Phục Quốc ở bên ngoài. Tôi đề nghị với Đ/T qua anh Tiến . Nếu Đ/T thấy cần đánh phá trại giam nầy th́ tôi xin trách nhiệm một lực lượng xung kích khoảng 50 người giỏi vơ thuật. Anh Tiến chuyển lời tôi đến Đ/T, sau đó Tiến cho tôi biết Đ/T bảo đừng lo, v́ ông đă được lực lượng bên ngoài cho biết sẽ giải thoát trại giam trong tuần nầy hoặc tuần tới ? Nhưng đă qua hơn tuần mà không thấy động tịnh ǵ cả , Tiến hỏi lại Đ/T th́ tôi được biết là trong tuần nầy ?. Tôi cảm thấy bất ổn v́ tôi đă nghe tin nầy đă xầm x́ trong một vài trại, tôi nghi ngờ tin nầy đă bị lộ.! V́ tôi đă theo dơi trong mỗi đội tù đều có nhiều an ninh ch́m của Công An. Tôi nghĩ hậu quả rất ghê gớm, nhưng tại sao chúng biết mà vẫn làm ngơ ? Có lẽ chúng đă có chuẩn bị rồi.Trong đêm thỉnh thoảng chúng thực tập báo động – Chúng thổi c̣i và đánh kẻng báo hiệu, trong ṿng 10 phút tất cả 20 dăy trại đều bị phong tỏa-. Mỗi dăy trại đều có 1 tiểu đội cầm AK 47, trung liên Tiệp Khắc và B 40, chỉa thẳng vào trại…
Tôi lo chọn trong số những người trong trại để tính việc đào thoát, v́ tôi không tin tưởng khả năng của LL phục Quốc do Đ/T P… cho biết.
Trong số các anh em quen thân đều ngại vượt tù, chỉ mong được CS tha tội trở về sống với gia đ́nh, tôi chỉ chọn được một người là :
* Trung Úy Kỹ sư Điện Tử Trần Quang, đặc trách Đài Radar Phú Lâm. Can đảm chịu đựng, bị bắt do tên Hạ Sĩ Quan dưới quyền điềm chỉ, Quang vẫn cương quyết không nhận làm lại cho CS để được tha tội. Quang cũng thường ngỏ ư với tôi nếu có tổ chức th́ xin cho anh tham gia, và anh hứa sẽ làm bất cứ việc ǵ do tôi sắp đặt, v́ đă nghe tôi đă có thành tích tổ chức vượt tù.
Tôi chọn anh Trần Quang là v́ thích hợp cho kế hoạch của tôi và cùng ở chung dăy với tôi, khổ người của anh nhỏ nhắn, trầm tĩnh nhưng linh hoạt…
Tôi quyết định theo kế hoạch trù liệu để vượt trại. Tôi và Quang mỗi sáng thức dậy và đi “viếng lăng bác Hồ”, tiếng lóng để chỉ việc giải quyết vệ sinh. Vừa đi vừa bàn tính, tôi cho Quang biết ư định vượt rào và dặn Quang chỉ làm theo những ǵ tôi cần chớ đừng hỏi tại sao và phải ngăn cách đừng tỏ ra thân thiện để chúng không nghi ngờ, Quang đồng ư v́ Quang tin tưởng nơi thành tích của tôi.
Sau 2 tuần lễ, tôi đă thâu thập hệ thống pḥng thủ và nghiên cứu thận trọng như sau :
• 20 dăy tole, vách ván, mỗi miếng chiều dài 3 thước có đóng nẹp chận đầu.
• Sau khi điểm danh, 18.giờ 30, tất cả các cửa sổ, cửa chánh đều khóa lại.
. Bên ngoài pḥng, Hàng rào 4 lớp kẽm gai cao 2 thước có treo lon, nhiều hàng rào kẽm gai dọc theo triền đồi, có khoảng 3 lớp consettina cuối cùng dưới chân đồi.
• Băi Ḿn do Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18 Bộ Binh VNCH thiếp lập lẩn trong các lớp hàng rào, Trung Tá Đức Chỉ Huy Trưởng Hậu cứ của Trung Đoàn 52 hiện đang bị giam tại đây, xác nhận là đúng.
. Quân số canh gác và phân công dẫn tù đi lao động là khoảng 200 tên công an.
. 4 vọng gác cao 5 thước, khoảng 2 giờ đổi phiên 24/24, ban đêm khoảng giữa phiên đổi gác, có toán tuần tra vơ trang lẻn vào nghe lén từng dăy trại.
Hệ thống bố pḥng xung quanh đồi
Trung Đoàn Bộ Đội đóng quân toàn diện từ hướng Đông qua Nam đến hướng Tây. Nằm sâu trong rừng và đặc trách núi Chứa Chan, ước tính chiều dầy khoảng chừng 3 cây số, bao trùm mặt tiền của trại giam. Mặt hậu từ hướng Tây Bắc đến Bắc qua Đông, do cán bộ, thanh niên xung phong và khu kinh tế mới, cán bộ nằm vùng lẫn lộn có thể Trung Đoàn Bộ Đội cũng đảm trách vùng nầy. Nh́n chung mặt nầy có vẽ lỏng lẻo nhưng là tử địa v́ khi thoát ra mặt nầy th́ chỉ có thể đi về phía rừng lá, không c̣n đường trốn.
. Hệ thống an ninh ch́m là nguy hiểm nhứt, riêng đội 18 của tôi 60 người đă có 5 tên ch́m đội lớp tù, (do sự điều tra của Quang), chúng kiểm soát từ lời nói và hành động của mỗi người, khi ăn,khi ngủ, khi đi lao động v.v.
Bây giờ tôi chỉ c̣n chờ chúng đưa đi lao động ở ngoài để quan sát và t́m hướng đi…
Sau hai tuần nghỉ dưỡng sức, các người bị liệt bại đă khá hơn. Tối Chúa Nhựt, trước giờ điểm danh, cán bộ đem xuống một danh sách biên chế chỉ định tôi làm đội trưởng 18 K, đúng như suy đoán của tôi, v́ chúng muốn kiểm soát tôi chặt chẽ, sắp xếp đánh số chỗ ngủ, không được ngủ khác chỗ. Tôi phải chịu trách nhiệm mọi sự xảy ra trong đội, báo cáo quân số trước khi đi và khi về, lao động, nghỉ bịnh, công tác nhẹ, và trước khi đi ngủ, tối đến sau khi điểm danh tôi phải điều hành sinh hoạt, phê b́nh, sửa sai, đề nghị, đọc báo và văn nghệ.. Mục đích của chúng là làm cho tôi phải bận rộn trong công việc và an ninh ch́m của chúng dễ theo dơi tôi.(Tôi đă đề pḥng việc nầy nên đă chọn Quang giúp tôi trong việc đào thoát, v́ chúng không để ư đến Quang). Xung quanh các dăy trại đều đóng ván chiều dài 3 thước và đóng chận nẹp. Tôi giao cho Quang một miếng sắt mỏng nhỏ và dẫn Quang đi ngang qua chỗ miếng ván thiếu chiều dài, chúng thêm vào một miếng ngắn mà không có đóng chận nẹp, tôi chỉ cho Quang và dặn mỗi đêm đi tiểu, Quang ḅ xuống dưới sàn ngủ, đến chỗ đó long đinh, từ bây giờ cho đến thứ sáu phải xong nghĩa là ḿnh có thể đẩy ra nhẹ nhàng không bị động, sau khi xong báo cho tôi hay. Quang nhận lời…
Ông Trưởng Ty T.. và tôi vẫn thường ngày lănh cơm và ăn chung, tôi rất mến ông là người học thức qua tư cách, rất trầm tĩnh. trong tuần lễ vừa qua ông có thăm nuôi, ông được người cháu ruột đem đồ ăn, gồm muối sả, café, sữa đặc, đường và vài trăm gram thịt kho. Được gia đ́nh báo cho biết, trước ngày đi thăm ông, có người anh bà con của ông tập kết về cấp Trung Tá VC . Người nầy coi đồ thăm nuôi đă rầy là gởi đồ thăm nuôi cho tù nhân ăn ngon sẽ bị đưa ra Bắc v́ trại nầy là trại phản động ! Tôi nh́n thấy ông có vẻ lo buồn, nhưng tôi vẫn chưa cho ông biết tôi đă chuẩn bị vượt trại mà trong đó có ông..
Hôm nay là tuần lễ thứ ba, đội 18K của chúng tôi bắt đầu mang cày vào cổ, đội chúng tôi dẫy cỏ và nhổ cây bắp khô.. Đến chiều hết giờ lao động, chúng tôi đến ao tưới rau để tắm, nước ao tù nầy do nước mưa đọng lại gồm cả nước phân do ban trồng hoa màu phụ gánh từ trong trại tưới, nước phân chảy xuống ao. V́ thế đêm đó đội chúng tôi bị ngứa găi muốn rách da..
Ngày thứ ba, vun vồng trồng khoai. Ngày thứ tư, khiêng đá đắp đập ngăn ḍng suối. Ngày thứ năm , tiếp tục khiêng đá đắp đập..đến 11 giờ. Nghỉ việc, tất cả tập họp điểm danh về trại ăn trưa. Khi điểm danh thiếu mất người, tôi vội báo cáo cho tên cán bộ, tên nầy b́nh tĩnh đưa súng AK lên bắn chỉ thiên 3 phát một, và khoảng 1 phút sau có tiếng súng AK đáp lại khắp nơi.. (Cũng nhờ việc nầy xảy ra nên tôi biết được hướng các chốt bọn chúng đang đóng dọc theo b́a rừng từ hướng Tây qua đến hướng Bắc..) Tên cán bộ ra lịnh cho tôi dẫn tù nhân về trại, trên đường về chúng tôi đi ngang qua các chốt của bọn công an, chúng chĩa súng vào đội chúng tôi và chửi nhiều câu thô tục… Tôi căm hận dẫn đội ḿnh về trại. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, chúng bắt lại được tên trốn và đem về nhốt bên dăy trại của chúng. Tên phó thủ trưởng gọi tôi lên lấy khẩu cung cùng với vài người trong đội. Tôi được biết tên trốn là an ninh ch́m, do Quang báo lại cho tôi, buổi chiều hôm trước tên Hậu nầy đă đứng nói chuyện với cán bộ ở gần hàng rào…, tôi nghỉ đây là màn dàn cảnh để cảnh cáo chúng tôi..
Sáng ngày thứ sáu, Chúng tập họp tất cả 20 dăy trại. Tên phó thủ trưởng đọc bản án và đem tŕnh diện tên Hậu. Tiếp theo chúng cảnh cáo chúng tôi “hăy yên tâm học tập cải tạo. Ngày mà các anh đặt chân đến đây là ngày thứ nhứt của 3 năm. Các anh đừng mong trốn thoát nơi đây, dù một con kiến cũng thể rời khỏi nơi nầy ?..Bằng chứng là suốt 16 tháng qua chẳng ai có ư nghĩ đó. Anh Hậu v́ mới đến nên chưa hiểu, nên anh sẽ lănh phạt 15 ngày quản chế nơi hầm tối…”
Hôm nay đội tôi được lịnh tháo kẽm gai ṿng rào tiền đồn h́nh tam giác án ngữ căn cứ của Trung Đoàn 52/18. Tôi mừng thầm v́ hướng đào thoát của chúng tôi sẽ ở chỗ nầy.. Tôi đôn đốc anh em tháo gỡ cho nhanh kịp trong ngày thứ bảy., v́ tối chúa nhựt là ngày, giờ quyết định.
Trong giờ cơm, bắt đầu tôi báo cho ông Trưởng Ty biết để chuẩn bị thoát khỏi chỗ nầy, ông ngạc nhiên hỏi lại, tôi nói :
“Bác hăy chuẩn bị sẵn bộ đồ đen để mặc khi rời khỏi nơi đây, và một bộ đồ khác bỏ vào túi nylon rồi bỏ vào bao cát để đem theo”.
Tôi nói tiếp:
“Bác phải rời khỏi nơi nầy nếu không Bác sẽ bị đưa ra Bắc”.
Tôi nói tránh v́ ông thường ngày ngồi ăn cơm với tôi, nếu ông không đi ông sẽ bị liên lụy. Tôi nh́n thấy nét mặt đăm chiêu của ông, tôi hơi lo ngại, ông hỏi :
“An tính chừng nào ?”.
Tôi đáp :
“Có thể đêm mai, nếu thời tiết tốt”.
Ông hỏi tiếp :
“Làm sao ra từ đây?”.
Tôi đáp :
“Sẽ chun ra dưới gầm chỗ của bác nằm đó!”
Ông giựt ḿnh :
“Sao ? ở dưới chỗ tôi nằm à ?”
Tôi đáp :
“Dạ phải, miếng ván dưới chỗ bác nằm tôi đă long đinh rồi ! V́ chỉ có chỗ nằm của Bác là có lối ra thôi”.
Tôi kể rơ kế hoạch cho ông nghe :
“Sau khi từ đây chun ra, tôi chạy nhanh ra hàng rào treo lon, tôi ngồi xuống, Quang sẽ chạy ra và leo lên vai tôi, tôi đứng lên, Quang bước qua phía bên kia hàng rào và đứng chờ, Bác chạy ra bước lên vai tôi, tôi đứng lên, bác bước qua vai của Quang ,Quang ngồi xuống để Bác xuống đất.. và tiếp tục đến hết các hàng rào treo lon, và sau đó Bác và Quang phải theo bên tôi, đừng bước sai nguy hiểm..v́ Băi Ḿn dọc theo triền đồi.
Ông lo lắng hỏi :
” An có chắc ḿnh sẽ thoát được Băi Ḿn hay không ?”
Tôi đáp :
“Bác đừng lo, tôi đă t́m ra điểm chuẩn của Băi Ḿn rồi!”
Tôi nói để cho ông an ḷng, và kể rơ hướng đi của kế hoạch.
Nghiên cứu cách thức vượt Băi Ḿn
Về phần Băi Ḿn tôi đă suy nghĩ nhiều ngày đêm, tôi đem ra so sánh các cách gài ḿn bẫy của Người Nhái chúng tôi và của Việt Cộng, mà vẫn chưa t́m ra manh mối.. (V́ lúc phối hợp công tác với Người Nhái Hoa Kỳ, tôi đă từng tháo gỡ ḿn bẫy của VC).
V́ chuyên viên Ḿn Bẫy khi gài Băi Ḿn th́ chỉ có đơn vị trưởng và người gài biết sơ đồ mà thôi..
Sau cùng , tôi suy ra từ 2 chữ Pḥng Thủ . Tôi lập sa bàn để định vị trí, các hàng rào cách khoảng với nhau đều đặn, và các trụ cột th́ đều đặt so le hay nói cách khác là h́nh chữ Z. Vậy PḥngThủ th́ khi chuyên viên đặt ḿn bẫy phải đặt Ḿn ở chỗ an toàn cho các trụ cột hàng rào, để khi ḿn nổ không làm sụp đổ các hàng rào để c̣n giữ được phần nào các kẽm gai, v́ hàng rào pḥng thủ mục đích là chống xâm nhập chiến thuật biển người của VC..Theo sa bàn, tôi sẽ vượt ra theo h́nh chi (Z) theo hướng các trụ cột, tránh các khoảng trống mà tôi nghĩ là có đặt Ḿn, và sẽ lần ra gần pḥng trực cổng chánh của bọn công an, v́ trụ cột chuẩn tôi chọn gần cổng chánh, chính xác hơn mấy trụ cột ở khoảng giữa… Tôi đă xem xét rất kỹ giữa khoảng cách 2 hàng rào, chỉ rào kẽm gai chạy dọc, song song với các hàng rào khác và từ hàng nầy qua hàng kia bằng các đường kẽm gai giăng ngang với 2 đường chéo góc, c̣n phía cuối chân đồi có 3 ṿng rào loại Consertina, báo hiệu là đă hết băi Ḿn. (V́ rào loại Consertina cuốn ṿng tṛn, không thể rào trong vùng có ḿn bẫy, v́ có thể bị gió thổi rung động mà chạm ng̣i nổ, v́ loại ḿn chống cá nhân có 3 ng̣i nổ rất nhạy thường gọi là Ḿn 3 râu.).
Tôi vui mừng lẫn lo âu mặc dầu không dám tin chính xác 100/100. Nhưng tôi đă quyết ḷng t́m cái Sống trong cái Chết , bất chấp mọi hiểm nguy..
Đêm thứ bảy 24-10-76 khoảng 8 giờ tối, trời mưa thật lớn, kéo dài đến 2 giờ khuya, tôi thầm cầu nguyện cho đêm mai cũng có mưa to th́ sẽ là giờ quyết định đào thoát của chúng tôi, v́ theo kinh nghiệm của tôi, nếu hôm nay có mưa th́ ngày hôm sau cũng sẽ có mưa trễ hơn hôm nay, và sẽ mưa liên tiếp vài hôm, (Lần trước tôi đào thoát trại tù Thành Ông Năm, cũng có mưa giống như ngày hôm nay ở đây).
Ngày Chúa Nhựt, từ sáng đến 5 giờ chiều, vợ con tôi mới gặp được tôi sau 6 tháng tù, tôi hàn huyên với vợ con trong 15 phút. Vợ tôi đem đồ ăn thăm nuôi, tôi chỉ lấy café, đường, sữa đặc và mấy đ̣n bánh tét nhỏ,và túi trái cây, c̣n các thức ăn khác tôi đưa lại để vợ tôi đem về, v́ tôi biết vợ con của tôi rất thiếu thốn, khi đi thăm nuôi chắc lại phải bán bớt vật dụng trong nhà. V́ có tên công an ḍm ngó, tôi chờ khi vợ tôi cúi xuống gần tôi khẽ nói : “Đêm nào trời mưa th́ cầu nguyện cho anh”. Vợ tôi nghe tôi nói giựt ḿnh lo sợ, v́ vợ tôi hiểu ư câu nói của tôi… Hết giờ thăm nuôi, vợ con tôi phải rời khỏi trại thăm nuôi để đến nhà ga Gia Rây, đón xe lửa về Sài G̣n. C̣n tôi và đoàn tù được thăm nuôi trở lại trại giam..
Cũng như thường lệ, tên cán bộ điểm danh xong, chúng lo khóa lại các cửa cẩn thận. Khoảng 8 giờ tối, mây đen kéo đến và trận mưa bắt đầu đổ hột lúc 9 giờ, Tôi đă cho Quang biết chuẩn bị các chi tiết như ông Trưởng Ty, dặn Quang lược café lấy nước đậm pha với sữa, đường, rồi cất vào b́nh nylon nhựa, chung với các đ̣n bánh tét, c̣n café nước nh́ th́ đăi các anh em không có gia đ́nh thăm nuôi, với chút ít bánh trái .. v́ sợ các anh em uống café đậm sẽ khó ngủ, sẽ tạo khó khăn cho chúng tôi..
Tôi và Quang b́nh tĩnh chờ đợi, tôi chỉ lo cho ông Trưởng Ty, v́ sau khi nghe tôi thông báo vượt trại, tôi thấy ông không ngủ mà ngồi hút thuốc suốt đêm qua. Tôi mến ông v́ đă ở chung qua nhiều lần chuyển trại, và cùng ăn cơm chung..
Mưa càng lúc càng to, 9 giờ tắt đèn, tất cả đều về chỗ nằm, nhưng v́ hôm nay có thăm nuôi, họ thức th́ thầm kể chuyện gia đ́nh cho nhau nghe trong bóng đêm.
11 giờ đêm, tôi cố giương mắt thật to nh́n qua kẻ vách theo dơi 4 chiếc bóng đen mặc áo mưa đi đổi vọng gác qua các lằn ánh sáng của sấm chớp.-Khoảng 1/2 giờ sau, 1 tiểu đội tuần tra mang vũ khí đi kiểm soát 20 dăy trại rồi chúng trở ra pḥng trực ở cổng chánh. .
Giờ đào thoát đă đến..
Tôi nhẹ nhàng rời khỏi chỗ nằm đến chỗ Quang bấm nhẹ. Quang bước theo tôi trong bóng đêm dến chỗ ông Trưởng Ty nằm tôi kéo nhẹ ông xuống đất nhưng ông không chịu xuống, ông kéo tôi sát lại và khẽ nói:
“Xung quanh họ c̣n thức!”.
Tôi trả lời :
“Không sao đâu bác, bác cứ chun xuống gầm sàn là xong”
Ông không chịu, bảo tôi phải chờ cho ông 1 tiếng đồng hồ nữa.
Tôi sợ động mấy người nằm gần nên đành lui về với Quang trở lại đầu dăy trại để tiếp tục theo dơi các toán lính gác qua kẽ hở. Quang nóng ḷng th́ thầm qua tai tôi : “Ông làm như vậy là chết ḿnh rồi anh.” Tôi cố trấn tĩnh Quang: “Không sao.” .Nhưng ḷng tôi như lửa đốt. khoảng nửa giờ sau, bên ngoài bớt mưa.
Tôi quyết định kéo nhẹ Quang đến chỗ ông. Tôi kéo hẳn ông xuống đất và đẩy ông chun xuống gầm sàn dưới chỗ ông nằm ông ta cứ dùng dằng không chịu chun, Quang chun vào trước đẩy nhẹ miếng ván đă long đinh và chun ra ngoài, tôi liền đẩy ông chun ra tiếp, ông không chịu lại đẩy tôi ra, trong lúc dằn co đó làm cho người nằm kế bên ông lên tiếng : “Không biết cái ǵ kêu lụp cụp vậy ?”. Liền lúc đó nghe có tiếng diêm quẹt, tôi cấp tốc chun ra ngoài, nh́n lại không thấy ông chun theo, Quang kéo tôi thúc giục :” Đi anh để chết đó!”. Tôi cố rướn ḿnh lên nh́n vào trong không thấy được v́ tối. Tôi chạy nhanh theo Quang và ngồi xuống cho Quang leo lên vai, tôi đứng lên Quang bước qua bên kia rào tuột xuống đất chờ .Tôi dặn Quang chờ tôi một chút, v́ lúc đó tôi vẫn c̣n nghĩ đến ông. Tôi nhanh nhẹn chạy trở lại lỗ trống hy vọng ông đă chun ra, nhưng tôi không thấy, tôi dán mắt vào kẽ hở, qua diêm quẹt mồi đèn, bóng ông ta đang ngồi bó gối hút thuốc lá trên sàn nơi chỗ ông nằm. Thôi rồi !!…Tôi không c̣n hy vọng ǵ để cứu ông được nữa..!! Tôi chạy thật nhanh trở ra hàng rào kẽm gai, không thấy bóng của Quang, tôi vội trèo qua 4 lớp hàng rào kẽm gai mà vẫn không thấy bóng của Quang đâu cả , tôi cúi rạp người xuống nh́n theo đường chân trời , bổng thấy bụi cây bên phải của tôi lay động, tôi vội ḅ ngay lại đó gặp Quang, th́ ra Quang không dám chờ tôi tại chỗ v́ là đường đi tuần của bọn lính gác. Tôi nắm tay Quang : “Đi theo tôi!”
Tôi dẫn Quang ḅ đến trụ hàng rào điểm chuẩn, gần trạm canh cổng chánh. tôi nhắm theo các trụ cột hàng rào và ḅ lách kẽm gai, thận trọng theo h́nh chữ Z Quang ḅ theo sát tôi, độ chừng 15 phút, tôi và Quang đă xuống tới dưới triền đồi thoát khỏi Băi Ḿn, chúng tôi khom người chạy nhanh qua khoảng đất trống, băng qua tiền đồn h́nh tam giác, nơi đó là chỗ đội của tôi vừa tháo hết kẽm gai hôm thứ bảy, nên tôi và Quang đă vượt qua chỗ nầy dễ dàng, chạy thêm một đoạn thẳng vào b́a rừng , chúng tôi lọt vào vùng gai mắc cỡ tây cao phủ đầu, chúng tôi bị gai đâm vào ḿnh không biết bao nhiêu mà kể, chúng tôi đang vạch gai để t́m đường đi, bỗng chúng tôi bị lọt xuống ḍng suối, tôi rất mừng v́ trong dự tính kế hoạch của tôi không biết có ḍng suối nầy, tôi biết chắc chắn theo con suối nầy sẽ xuống được nhà ga Gia Rây,(v́ tôi đă nh́n thấy từ trên trại giam chiếc cầu xe lửa gần chợ Gia Rây). Tôi bảo Quang tắm cho sạch và đồng thời di chuyển theo ḍng suối, khi đến gần nhà ga Gia Rây, tôi kéo Quang ḅ lên cầu để vào hướng núi Chứa Chan, nhưng khi qua ngang đường rầy xe lửa, bổng tôi nghĩ ra một phương pháp vội kéo Quang đứng lên đường rầy, mỗi người một bên, tôi quàng tay qua vai Quang và Quang làm ngược lại, bây giờ tôi và Quang đă vững trên đường rầy, chúng tôi bắt đầu chạy trên đường rầy dễ dàng không sợ vấp ngă, chúng tôi tiếp tục chạy khoảng 2 giờ đồng hồ nữa rồi ngồi trên đường rầy mà nghỉ mệt, v́ chúng tôi biết là đă thoát ṿng kiểm soát của khu vực trại giam khá xa…
Tôi đang nghỉ đến Ông Trưởng Ty, có lẻ ông biết ḿnh già yếu không c̣n đủ sức chạy bộ, ông lo sẽ làm vướng bận chúng tôi nên đành ở lại?. Khi c̣n ở quận 2, ông có tặng một bài thơ cho tôi và bảo tôi học thuộc ḷng bài thơ như sau :
Tự Thán!
Đời là chi ?
Ta là ǵ ?
Ḍng đời vẫn chảy,
Ta cứ mải đi !
Ta là một cội thông hiu quạnh
Đứng chọc trời xanh dưới nắng tà
Sớm chiều vi vút tiếng thông reo
Ẻo lă cành theo ngọn gió vèo
Giông tố bao lần lay lá cội
Sớm chiều vẫn vút tiếng thông reo
Tiếng thông reo, tiếng thông reo
Trải bao giông tố vẫn reo gió chiều.
Nguyễn văn T? …
Vừa ngồi nghỉ mệt trên đường rầy xe lửa vừa ăn bánh tét và thưởng thức café sữa ngon lành…Quang quàng tay qua vai tôi giọng cảm động :
“Anh An, anh là người cứu mạng của tôi, nên tôi xin nói thật cho anh biết, – giọng Quang trầm lại – Tôi là đảng viên của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, tôi tên thật là Lai Minh Quang, cháu ruột của Trung Tướng Lai Minh Kiên, hiện bác tôi đang ở Đài Loan, tôi có nhiệm vụ nằm trong Quân Đội VNCH, và tên Trần Quang là tên giả, tôi học và tốt nghiệp Kỹ sư Điện Tử tại Okinawa Nhật Bản. Khi về Việt Nam, tôi phụ trách Trưởng Đài Radar Phú Lâm, mục đích là để theo dơi bên Trung Cộng, các máy bay bên Trung Cộng cất cánh th́ ở Đài Radar Phú Lâm đều nhận biết… .Khi miền Nam sụp đổ , tôi đă được báo trước nên đă cho vợ con rời khỏi Việt Nam hiện đang ở Tân Gia Ba, v́ tôi c̣n công tác nên phải ở lại Việt Nam .. Bây giờ việc trước mắt là về Sài g̣n, tôi bắt liên lạc với các điểm rồi chúng ḿnh cùng t́m đường qua Đài Loan, khi ra được ngoại quốc rồi sẽ tính sau..”
Chúng tôi tiếp tục chạy , khi đến nhà ga Bảo Chánh th́ trời gần sáng. Chúng tôi vào rừng chồi thay bộ đồ khô mang theo trong bao nylon bỏ trong bao cát, nhờ lọt xuống suối nên chúng tôi đă tắm sạch đất đỏ, bây giờ thay bộ đồ khô vào trông cũng sạch sẽ. Chúng tôi vẫn tiếp tục chạy trên đường sắt hướng về Long Khánh cho kịp chuyến xe lửa từ Nha Trang vào. Khi tới những nơi có người ở th́ chúng tôi đi bộ, c̣n những chỗ không người th́ chạy tiếp. Những dân cư ở dọc theo con đường xe lửa từ nhà ga Bảo Chánh vào đến Long Khánh chúng tôi thấy phần nhiều là người Thượng. Khi đến nhà ga Long khánh khoảng 8 giờ sáng, con đường dài 35 cây số. Tôi lấy trong lai quần ra 5 đồng tiền VC (V́ đă có kinh nghiệm vượt tù lần trước.) tôi đă dấu từ lúc mới bị bắt, tôi đưa tiền cho Quang vào mua vé, được trạm bán vé cho biết 9 giờ xe lửa tới, tôi và Quang vào quán café gần đó ngồi uống café và bàn chuyện về Sài G̣n mua hột giống để đem về vùng kinh tế mới trồng trọt .v.v . Trong quán cũng có vài tên cán bộ công an VC đang ngồi uống Café.
Tiếng c̣i hú từ xa của chuyến xe lửa từ Nha Trang vào Sài G̣n đă gần đến , tôi và Quang đều cảnh giác. Chúng tôi chia nhau mỗi người một đầu toa để tránh sự theo dơi của bọn công an. Và chúng tôi đă về đến Sài G̣n lúc 12 giờ trưa, nhưng Quang lại bị sưng vù cả 2 chân không đi được nữa,(v́ Quang chưa bao giờ chạy xa như vậy, c̣n đối với tôi đă được huấn luyện qua khóa Người Nhái th́ chạy bộ 35 cây số không có ǵ trở ngại.), tôi gọi xe xích lô đạp chở chúng tôi về Chợ Lớn, nhưng khi đi ngang qua quán phở 79, đường vơ Tánh, chúng tôi cảm thấy thèm quá nên xuống xe vào tiệm gọi phở ăn một bữa thật ngon. V́ thấy chúng tôi nước da sạm đen ông chủ tiệm phở hỏi : “Các anh ở đâu về mà đen quá vậy.?”. Tôi trả lời là chúng tôi từ vùng Kinh Tế mới về Sài G̣n để mua hột giống trồng trọt … Sau đó chúng tôi gọi xe xích lô chở Quang đến một địa điểm riêng của Quang. Chúng tôi từ giă và hẹn gặp lại tại một quán café ở ngả 7 Chợ lớn, nhưng tôi đă đến điểm hẹn liên tiếp mấy ngày mà không gặp Quang. Tôi nghỉ có thể điểm liên lạc của Quang không muốn tiếp xúc với tôi v́ sợ bị lộ, và tôi mất liên lạc với Quang từ đó..!
Tôi đến thăm anh Nguyễn Thành Nhơn trong đêm mới trở về Sài G̣n, tôi nhảy rào vào nhà gặp anh chị. Anh chị rất vui mừng. Tôi kể chuyện lại cho anh chị nghe . Anh Nhơn cho tôi hay là pḥng tập Thể Dục của anh đă bị bọn công an phường tịch thâu rồi, anh bảo tôi ở lại ngủ một đêm rồi sáng mai sẽ đi, tôi cám ơn anh chị và từ giă trước v́ sáng sớm tôi đă rời khỏi nhà của anh chị..
Tôi cố liên lạc lại với các bạn thân ngày trước, nhưng có người thấy tôi từ xa th́ đă vội vào nhà khóa cửa lánh mặt..Cũng may được một người bạn cho mượn chiếc xe đạp, và nhờ đó tôi di chuyển khắp nơi trong thành phố, dự định t́m vào các lực lượng kháng chiến trong rừng. Tôi gặp một đại diện của một giáo phái (xin tạm giấu tên) sau một tháng, ông gặp lại cho và cho hay :
“Chắc em không có phần vào trong với anh em, là v́ tôi đă liên lạc và ở trong đă gởi 3 lần liên lạc viên ra để đưa em vào nhưng đều đổ bể cả.. Và ở trong đă quyết định hủy bỏ công tác đón em rồi!..”
Thêm một lần thoát nạn..
Người bạn thân Mai Văn Lương (hiện đang sống tại Cali) cùng đơn vị phủ Tổng Thống, đă giúp tôi thật nhiều trong lúc cùng cực. Anh đăgiúp tôi liên lạc với một lực lượng vùng Hậu giang, có cơ sở mua bán phân bón, văn pḥng tại đường Trần Hưng Đạo, đối diện với Tổng Nha Công An thành phố. Đêm đó tôi ở lại ngủ tại cơ sở suốt đêm tṛ chuyện cùng anh Hoàng (Hoàng cấp bậc Đại Úy Sĩ Quan Đà Lạt trốn tŕnh diện đi tù cải tạo.) cho biết cơ sở nầy được quyền giữ 20 nhân viên ngủ lại đêm, anh khuyên tôi yên tâm ở lại đây để chờ liên lạc viên từ Hậu Giang lên đón tôi… Sáng sớm hôm sau tôi và anh Hoàng ra ăn sáng ở tại quán café vỉa hè gần đó, Lương cũng vừa tới. Ttrong quán có rất đông bọn Công An đang uống café. Tôi có linh cảm như có việc ǵ sắp xảy ra nên sau khi ăn sáng xong tôi nói với Lương đưa tôi về chỗ ẩn trú của tôi và khi nào có liên lạc viên ở Hậu Giang lên th́ đến đón tôi, v́ ở đây tôi cảm thấy có nhiều nguy hiểm. Lương đồng ư và đưa tôi về chỗ ẩn rồi ra đi.. Nhưng khoảng 12 giờ trưa, Lương trở lại kiếm tôi và cho hay tất cả cơ sở đó đă bị Công An thành phố hốt hết rồi..! Thật may cho tôi, tôi chỉ thoát trong đường tơ kẽ tóc.
Có nhiều ngày tôi lang thang đạp xe từ 6 giờ sáng khắp nơi trong thành phố cho tới 9 giờ tối mà tôi chưa biết đêm nay phải ngủ ở đâu ?.. Có hôm tôi chỉ ăn vài trái chuối qua ngày v́ không tiền. Có nhiều hôm được tin bọn công an bố ráp ở các bến xe đ̣ Xa Cảng Miền Tây, nhà ga xe lửa là những nơi tôi thường mướn chiếu để ngủ nên phải t́m vào nhà các bạn để trốn..
Tôi bị bắt hụt lần thứ 2..
Có lần tôi đang ẩn trong nhà một người bạn ở quận 11, Sài G̣n, khoảng 1 giờ khuya, bọn Công An Phường tông cửa ập vào nhà, tên Công An trưởng ra lệnh tất cả phải đứng yên tại chỗ và cho biết là chúng được tin trong nhà bạn tôi có làm ḷ nướng bánh ḿ lậu . Chúng bắt đầu lục soát..T rong lúc đó tôi đang ở trong pḥng ngủ của bà mẹ anh bạn v́ bà về thăm quê ở Thốt Nốt, nên anh bạn cho tôi ngủ tạm, v́ tôi cũng đề pḥng trường hợp nầy có thể xảy ra nên tôi không nằm ngủ trên giường mà chỉ trải tấm mền lót để nằm dưới đất, c̣n trên giường th́ mùng,mền, nệm gối đều xếp ngay ngắn, cửa pḥng khi vào tôi đă khóa lại phía trong, khi nghe tiếng bọn Công An vào tôi liền kéo tấm mền đẩy vào gầm giường rồi chung vào trốn trong tủ áo v́ quá cấp tốc nên tôi không c̣n đường nào để thoát..
Tiếng tên Công An trưởng hỏi bạn tôi :
“Ai ở trong pḥng nầy?”
Bạn tôi trả lời :
“Đây là pḥng ngủ của má tôi hôm nay bà đă về quê ở Thốt Nốt thăm bà con, không có ai ở trong đó hết”
Tên Công An ra lệnh bạn tôi lấy ch́a khóa mở cửa pḥng để chúng khám xét. Tôi lo sợ nghĩ rằng lần nầy hết phương thoát khỏi. Sau khi cửa pḥng đă mở tôi nghe tiếng chân của tên Công An bước vào pḥng, tôi hé nh́n kẹt cửa tủ áo thấy tên nầy ngó dáo dác trên giường rồi bước đến bàn đèn chộp lấy chiếc đồng hồ đeo tay của tôi đang để trên bàn rồi vội bước ra và ra lệnh cho mấy tên khác lên gác lục soát để t́m tang vật về việc làm bánh ḿ lậu như bột ḿ, bàn cân bột .v.v. Khi bọn Công An lên gác anh bạn vội mở cửa sau cho tôi tẩu thoát. Tôi thoát nạn lần nầy là nhờ vào chiếc đồng hồ “Hai cửa sổ, ba người lái” (Tiếng của bộ đội CS khi mới vào Nam) của tôi, v́ tên Công An lấy được nên vội bỏ đi ra ngay…
Lần thứ 3 bị bắt hụt.
Trong gần dịp lễ Giáng Sinh năm 1977, được tin bọn Công An sẽ bố ráp ở các nơi công cộng, bến xe đ̣, nhà ga xe lửa, nên tôi đến xin bạn tôi cho ngủ nhờ.. Khoảng 12 giờ khuya có tiếng đập cửa và tiếng bọn Công An kêu gọi mở cửa phía trước lẫn phía sau.. Trong lúc bạn tôi đi mở cửa, tôi chạy lên gác lầu và mở cửa sổ leo lên nóc nhà và ḅ rạp ḿnh theo bóng tối qua 2-3 nóc nhà và nằm nép ḿnh xuống máng xối giữa 2 mái nhà của pḥng bán thực phẩm do cán bộ VC quản lư. Chúng lục xét khắp nơi rồi lên gác mở cửa sổ nơi tôi vừa thoát ra.. Chúng nh́n qua mấy nóc nhà nhưng v́ tối quá nên chúng nó không thấy tôi nên chúng xuống lầu rồi bỏ đi… Kể từ đó anh bạn tôi không c̣n muốn thấy mặt tôi nữa v́ anh đă quá sợ. C̣n về phần tôi th́ cũng ngại ngùng không muốn liên lụy đến anh bạn nữa nên tôi tránh xa khu nhà của anh..!
Tôi được một anh bạn khác giới thiệu cho tôi gặp một người đại diện cho một tổ chức kháng chiến chống Cộng ở miền Tây,(xin được giữ kín) lúc đó tôi cũng có trách nhiệm cố vấn tham mưu, đại diện cho một lực lượng tại đô thành Sài G̣n gồm nhiều thành phần hỗn hợp, tôn giáo, quân nhân, công chức của Việt Nam Cộng Hoà . V́ lúc nầy tất cả Sĩ Quan đều bị đi tù cải tạo. .c̣n lại thành phần quân nhân từ Hạ Sĩ Quan trở xuống . Anh bạn Người Nhái của chúng tôi cấp bậc là Thượng Sĩ đă họp cùng một số anh em quân nhân và vài đoàn thể Tôn Giáo khác tổ chức ra một lực lượng trong đô thành. Khi anh gặp được tôi trốn trại lần thứ 2 , anh ngỏ ư nhờ tôi giúp trong phần điều hành nhân sự v́ trong tổ chức nhân sự đă vượt quá khả năng Hạ Sĩ Quan của anh .Tôi cũng cho anh biết là khả năng của tôi cũng hạn hẹp. Không thể lộ mặt được v́ đang lẩn trốn, tạm thời tôi xin nhận phần Ch́m đại diện cho tổ chức để t́m các tổ chức khác để kết hợp.v.v. Trong phần vụ đó tôi đă dấn thân cùng với một tổ chức khác đi về miền Tây để liên lạc với các cánh quân ly khai vùng Sóc Trăng và Cờ Đỏ.., và sau buổi họp tại khách sạn ở Cần Thơ, tôi đă bí mật mang về Sài G̣n những số nhà của các địa điểm cần được phối kiểm để tiếp tế khi cần. Nhưng chỉ vài tuần sau th́ tổ chức tôi đang hơp tác bị bể.. Chúng tôi đành phải nằm yên..
Nhờ người bạn thân giới thiệu tôi với một đại diện một cánh quân ở Miền Tây, tổ chức của anh đang bị động ở miền Tây nên anh lánh về Sài G̣n..Tôi và anh bàn thảo trong tinh thần cởi mở thân mật v́ chúng tôi đều đang đi t́m những đường dây tiếp tế thật sự từ ngoại quốc về và hứa sẽ giúp đỡ cho nhau khi cần với khả năng mà ḿnh có..
Sắp đến Tết Nguyên Đán ở đô thành lại bị bố ráp, tôi đến gặp anh Trần (xin tạm gọi là anh Trần…) nhờ anh giúp đưa tôi tạm lánh nạn về miền Tây ở vùng Cái Răng..Anh giới thiệu tôi là người Tàu lai ở Chợ Lớn đi t́m việc làm với ông chủ vườn cây ăn trái và nhờ ông giúp đỡ.. Ông chủ vườn đưa tôi vào vườn cây của ông cách mặt lộ khoảng 3 cây số.. V́ là vùng đất Bưng (đất sét đen) nên chỉ đi bằng chân không, v́ bùn śnh lún sâu không thể mang giày dép được .Tôi ở chung với vợ chồng người cháu. Tôi tạm gọi là anh Ba, anh là HSQ Truyền Tin, anh tự làm cho mù mắt để được miễn dịch, sau khi VC chiếm miền Nam, vợ chồng anh bần khổ nên về đây ở tạm. Anh cũng thường tự trách ḿnh mỗi khi tâm sự với tôi là ngày trước anh đă hèn nhát, đă tự hủy hoại thân thể để cầu an..bây giờ VC vào rồi anh mới thấy hối hận.. Anh cũng hỏi thăm ḍ tôi thuộc thành phần nào nhưng tôi giấu nhẹm chỉ cho anh biết tôi là người Tàu lai tên là Hứa Gia Ân..
Vườn cây ăn trái có khoảng 300 gốc, ban ngày tôi tưới nước và lặn xuống ḍng rạch để móc śnh non lên vun gốc. Ban đêm khi chiều xuống , tôi và anh Ba chèo xuồng đi giăng câu ở những nơi hoang vắng để tránh tai mắt bọn Công An vùng.. Có nhiều đêm mưa tầm tă chúng tôi quần áo ướt sũng co ro trên xuồng, hoặc t́m vào các ngôi miễu hoang mà trú ẩn cho qua cơn mưa, gần sáng chúng tôi mới chèo xuồng về. Vợ anh Ba, chị đem cá câu được đem ra chợ Cái Răng bán và mua lại gạo muối về dùng..Thỉnh thoảng một vài tuần anh Trần vào thăm tôi và tiếp tế chút ít tiền đưa cho anh chị Ba lo giúp phần ăn uống cho tôi v́ ông chủ vườn cũng không có dư dả nên vợ chồng anh Ba và tôi điều phải tự túc..
Thoát nạn lần thứ 4.
Tôi ở đây gần 3 tuần, tôi đă gặp NN Nguyễn Văn Cao chung khóa 2 NN với tôi,trong lúc tôi ra mặt lộ để hớt tóc. Cao gặp tôi vui mừng, tôi vội kéo Cao ra ngoài để tránh mọi người để ư và cho anh Cao biết là tôi đang lẩn trốn v́ đă vượt tù cải tạo hiện giờ thân phận tôi là người Tàu lai ở Chợ Lớn thất nghiệp nên xuống đây làm vườn để sống….Cao khẽ nói với tôi :
“Chú Ba T..(Ông chủ vườn) ngày xưa đă tiếp tế VC. Nếu anh ở nhà ông th́ tạm là an toàn v́ Công An phường khóm đều quen biết ông.”
.Nhưng vài hôm sau ông chủ vườn cho tôi hay là Công An nói giấy tờ của tôi đă gần hết hạn và muốn gặp mặt tôi vào ngày mai. Tôi cảm thấy nguy hiểm nên khoảng 3 giờ sáng sớm hôm sau tôi lén rời khỏi Cái Răng đi xe đ̣ trở về Sài G̣n…
Sau đó có lúc tôi ở Cai Lậy, Cần Thơ, Cái Răng, Ḅ Ót, Ô Môn, Thất Sơn, Châu Đốc…Tôi cố t́m vào các nơi bưng biền, nhưng khi biết ra th́ các anh em chỉ có ngọn mà không có gốc. Tôi đành phải vượt biên, sau khi đă bị VC bắt hụt mấy lần. Cuối cùng tôi được một người bạn thân giúp cho tôi đem vợ và đứa con trai vừa hơn 3 tuổi.
NGÀY VƯỢT BIÊN
Ngày lễ Thanh Minh là ngày vượt biên! Chúng tôi xuống ghe tại bến Ninh Kiều Cần Thơ rồi chạy ra cửa biển Tranh Đề, được chiếc ghe đánh cá Kiên Giang mang số KG- 0660 đón lên ghe và khởi hành ra cửa biển, nhưng khi vừa ra tới cửa biển chiếc ghe lại leo lên cồn cát, tất cả trên ghe là 59 người kể cả lớn nhỏ, đều nhốn nháo lên, v́ trên ghe có người đă vượt biên 5 lần 7 lượt mà vẫn không thoát, lần nầy ghe lại mắc cạn, nên mọi người đều lo sợ.
Tôi đứng ra kêu gọi tất cả hăy b́nh tĩnh, và tổ chức lại, chia ra nhiều tổ, mỗi tổ 2 người, bắt đầu xuống nước tính từ ghe chia ra tổ nào đi theo hướng nấy và khi nào t́m được chỗ nước sâu tới ngực th́ kêu lên. Tất cả đều làm theo lời của tôi, một lúc sau ở hướng bên trái kêu lên có chỗ sâu, tất cả đều cùng xúm lại đẩy ghe về hướng đó, ghe lại khởi hành, nhưng ghe chạy chỉ được chừng vài trăm thước th́ máy bơm nước từ trong ra ngoài bị bể. Tôi liền tổ chức chia thành 3 toán thay phiên nhau tát nước trong ghe ra ngoài. Tôi chọn 3 người lớn tuổi làm trưởng toán có trách nhiệm sắp đặt thay phiên nhau.
Tôi nghi ngờ anh tài công nầy, tôi lên pḥng lái hỏi anh tài công : “Anh chở theo bao nhiêu lít dầu ?”
Tài công trả lời : “400 lít”.
Tôi hỏi :” Ghe nầy chạy bao nhiêu cây số giờ ?”
Tài công : “không biết!”
Tôi hỏi: “Bây giờ anh đang chạy đi đâu ?”
Tài công : “Cứ chạy rồi sáng vô Ḥn Khoai tính lại”
Tôi biết tên tài công nầy có mưu đồ, tôi tức giận thét lớn lên :
“Anh rời khỏi pḥng lái ngay, kể từ bây giờ tôi lái chiếc ghe nầy!”
Tôi kéo cổ tên tài công ra khỏi pḥng lái và dặn các anh trưởng toán coi chừng tên tài công, c̣n tôi vào pḥng lái, lấy hướng 180 độ trên la bàn là hướng giữa Côn Sơn và Ḥn Khoai mà lái đi suốt đêm cho đến 7 giờ sáng. Tôi nh́n về hướng bên trái ghe thấy dạng núi Côn Sơn, biết là đúng hướng rồi, tôi lái thêm ba giờ nữa để ghe ra tới hải phận quốc tế.
Tôi được các người trên ghe cho biết tên tài công không có ư định vượt biên, nên vợ con anh ta để lại Việt Nam. C̣n ghe th́ không có tu bổ hay sửa chữa chi hết, nên nước đă vào theo kẽ hở tróc chai rồi lại hư luôn máy bơm nước, c̣n máy cũng hư, chỉ c̣n máy tiến mà không có máy lùi. Trên ghe đi biển vượt biên mà không có hải đồ, chỉ vỏn vẹn một la bàn trong pḥng lái mà thôi. Tôi đem tấm bản đồ giới thiệu đường hàng không của Mả Lai, tỷ lệ 1/40.triệu, nh́n vào bản đồ thấy nước Việt Nam bằng đầu ngón tay út, dùng bản đồ đó và địa bàn Bộ Binh,(Tôi đem theo tấm bản đồ và địa bàn nầy trong ḿnh là dự tính vượt biên bằng đường bộ.) tôi đo và xoay theo hướng độ, tôi kẻ đường thẳng đến thị trấn Kotabaru,của Mă Lai, giáp biên giới của Thái Lan, là hướng 240 độ.
Tôi lái ghe đổi hướng trực chỉ.. chúng tôi đă đi 2 đêm 2 ngày, mỗi ngày tôi đều thay dầu vào lúc 4 giờ chiều, rồi lại đi tiếp. Bỗg thấy có chiếc tàu từ xa chạy cùng chiều , chiếc tàu chạy tốc độ rất nhanh khi đến gần chúng tôi mới biết là tàu đánh cá Thái Lan. Chiếc tàu vượt qua ghe rồi ngừng lại, ra dấu cho chúng tôi cập vào, v́ ghe không có máy lùi nên kêu tất cả thanh niên khoảng gần 30 người đứng dàn hàng trên ghe để khi cập vào th́ đỡ lại, và tôi lái góc 90 độ mũi ghe chỉa thẳng vào hông tàu của Thái Lan dự tính khi đến gần sẽ lấy mũi lại song song với tàu, nhưng tàu Thái Lan hoảng sợ vội vọt mạnh về phía trước, làm cho một tên Thái rớt xuống biển. Tôi ṿng ghe lại vớt tên nầy lên, tên thủy thủ lên ghe chúng tôi mà có vẻ sợ sệt, chiếc tàu Thái Lan ṿng lại và ra dấu thả tên Thái đó và ra dấu sẽ tiếp tế thực phẩm cho chúng tôi. Tôi ra dấu cho tên Thái Lan nhảy xuống lội về tàu, chúng tôi được tàu Thái câu bỏ xuống 2 bao gạo và 2 thùng bằng nylon chứa nước ngọt, (v́ khi ghe bị mắc cạn chúng tôi đă đổ bớt nước ngọt đem theo để cho ghe được nhẹ bớt nên thiếu nước ngọt.) Sau đó tàu Thái Lan trở hướng chạy ngược lại, c̣n chúng tôi tiếp tục đi. Bà con trên ghe bàn tán, có lẻ tàu Thái Lan đó là hải tặc, nhưng khi thấy trên ghe đông thanh niên đứng dàn hàng nên chúng nó sợ chúng tôi cướp lại tàu của chúng nó nên chúng đành bỏ đi..?!
Đến chiều ngày hôm đó tôi họp với 3 anh trưởng toán lại và cho các anh biết là t́nh trạng chiếc ghe không c̣n an toàn nữa, v́ chất chai trét đă bị tróc nước vô nhiều, hy vọng có tàu lớn đi ngang cứu giúp. Tất cả đều lo lắng.. Khoảng 6 giờ chiều, bổng thấy ánh sáng chớp lên thật xa, tôi xem kỷ biết là Hải Tiêu, tôi báo cho tất cả trên ghe hay tin đều vui mừng, tôi lái theo hướng Hải Tiêu cho tới 12 giờ đêm mới vào được tới cửa sông, khi tôi ủi ghe lên bờ vừa chạm cồn cát, chiếc ghe ră ra và ch́m xuống nước, 59 người lớn và trẻ em trên ghe đều bồng bế nhau nhảy xuống biển, nước sâu tới cổ, và tất cả mọi người đều an toàn đến bến bờ đất nước Mă Lai..
Chiếc ghe đánh cá Kiên Giang mang số KG – 0660 đă làm tṛn trách nhiệm của ḿnh đưa người tới bến bờ TỰ DO và đătrở về với ḷng Đại Dương ngàn đời.!.C̣n Chúng ta ..những đứa con v́ 2 chữ TỰ DO đă bỏ nước ra đi đang lang thang nơi đất lạ khắp năm châu.. Biết đến bao giờ những đứa con nầy mang 2 chữ TỰ DO về cho đất mẹ ?..!!
NN Lê Đ́nh An
Mă Lai, Mùa thu 1978.
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Tiểu Đoàn đang hành quân ở Ngân Sơn th́ có lệnh kéo ra quốc lộ để di chuyển khẩn cấp. Đám lính tráng buồn thiu. V́ vùng này rất nổi tiếng có nhiều cô gái quê làn da nơn nà xinh đẹp, mà mỗi lần đơn vị ghé lại đây, thế nào cũng có vài chàng lính trẻ chấm dứt cuộc đời độc thân vui tính. Lần này đơn vị đi xa, nên trên các chiếc xe GMC thấp thoáng bóng vài cô con gái mặc áo lính. Thông cảm cho các đôi vợ chồng mới, ông Tiểu Đoàn Trưởng bảo các sĩ quan lơ đi, để cho các cô dâu được đi theo. Khi đến bờ biển Tuy Ḥa, Tiểu Đoàn tiếp nhận một Chi Đoàn Thiết Quân Vận M-113 tăng phái, rồi tất cả xuống tàu Hải Quân ra biển. Sau hai ngày đêm hải hành lênh đênh, chúng tôi được lệnh đổ bộ lên bờ biển Phan Thiết, ngay phía trước một Phật đài đang xây dang dở, nằm không xa phía dưới phi trường và Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch.
Tiểu Đoàn chúng tôi, một đơn vị lưu động, đặt dưới sự điều động trực tiếp của Quân Đoàn, có nhiệm vụ khai thông Quốc Lộ số 1 từ B́nh Thuận ra đến Khánh Ḥa, đặc biệt quăng đường dài hơn 50 cây số chạy dọc theo mật khu Lê Hồng Phong, địch quân đang kiểm soát, đồng thời truy diệt mọi lực lượng địch trong vùng, giúp các Tiểu Khu b́nh định lănh thổ. Sau một ngày dưỡng quân, nhận tiếp tế lương thực và đạn dược, chúng tôi bắt đầu cuộc hành quân dài hạn từ tuyến xuất phát Phú Long. Quốc Lộ số 1 là trục tiến quân chính. Tiểu Đoàn (-) mở rộng đội h́nh hai bên quốc lộ, một đại đội tùng thiết và Chi Đoàn Thiết Quân Vận vừa làm lực lượng xung kích, vừa làm lực lượng yểm trợ hỏa lực di động cho các cánh quân c̣n lại. Ra đến làng Tùy Ḥa th́ đụng địch. Chúng tôi nhận lệnh khai triển đội h́nh. Chi Đoàn Thiết Quân Vận vượt lên đánh một trận thần tốc tiêu diệt một lực lượng địa phương của địch cố thủ ở làng Sara, các cánh quân c̣n lại nhanh chóng tiêu diệt mọi lực lượng địch trong vùng để tiến chiếm mục tiêu Núi Tà Dôm, một cao điểm trọng yếu, lập đài tiếp vận truyền tin, giao lại cho một đơn vị Địa Phương Quân trấn giữ trước khi tiếp tục lộ tŕnh.
Lần đầu tiên bất ngờ đụng độ với một lực lương chủ lực quân hùng mạnh, địch quân - mà đa số là đám lính địa phương và du kích - bị đánh tan tác khắp nơi. Đơn vị chúng tôi dễ dàng làm chủ t́nh h́nh. Giao trách nhiệm cao điểm Tà Dôm cho Tiểu Khu B́nh Thuận, chúng tôi nhận lệnh tiếp tục di chuyển thêm hơn năm cây số về hướng Bắc đến đóng quân tại xă Long Hoa, giữ an ninh cho một đơn vị công binh thiết lập căn cứ Nora trên một đỉnh đồi nằm gần Quốc Lộ, để trung đội Pháo Binh 105 ly di chuyển từ Phan Thiết đến căn cứ này trực tiếp yểm trợ cuộc hành quân.
Đại Đội tôi trách nhiệm đi đầu. Nhưng vừa xuống chân núi Tà Dôm, qua khỏi cầu Ông Tầm vài trăm thước, tôi nhận lệnh ông Tiểu Đoàn Trưởng dắt đại đội rẽ về bên phải chiếm lại một khu làng hiện do địch kiểm soát. Sau đó đóng quân tại đây để cơ quan Tỉnh thiết lập lại chính quyền. Khi cùng đoàn quân vượt lên để đến Long Hoa, ông Tiểu Đoàn Trưởng dặn ḍ tôi phải hết sức cẩn thận, v́ mục tiêu nằm sát mật khu lớn của địch, số lượng du kích trong làng khá đông và hầu hết những gia đ́nh ở đây đều có thân nhân theo VC. Sau khi nghiên cứu địa h́nh, tôi cho ba trung đội tiến vào khu làng bằng ba hướng khác nhau, tạo thành ba mũi giáp công. Dù chờ đợi, nhưng không hề có sự kháng cự nào. Tôi nghĩ đám du kích đă biết cuộc hành quân qui mô này, nên đă kịp chạy ra khỏi làng, nhưng nhất định chúng đang ẩn nấp đâu đó ŕnh ṃ chờ những sơ hở của chúng tôi.
Khu làng nằm cách quốc lộ chừng 500 mét. Dọc theo con đường đất dẫn vào làng là một hàng me cao. Chỉ có chừng một trăm nóc gia, lưa thưa vài căn nhà ngói cổ, c̣n hầu hết là nhà tranh. Phía sau làng là một con suối khá lớn, bên kia là khu rừng tiếp giáp với mật khu Lê Hùng Phong của địch. Bất cứ ai cũng đoán được là đám du kích đang ẩn trốn trong khu rừng ấy, v́ tương đối an toàn cho chúng, và nếu bị truy kích sẽ chạy thoát vào mật khu rộng lớn. Tôi cho một trung đội khá nhất thường xuyên hoạt đông bên ấy, và chấm sẵn các điểm tác xạ tiên liệu Pháo Binh, để trường hợp có đụng độ, sẽ kịp thời yểm trợ, đề pḥng lực lượng địa phương của địch có thể từ mật khu kéo ra tăng cường cho đám du kích.
Sau khi đi một ṿng kiểm soát kỹ lưỡng, tôi chọn khu vườn của một ngôi nhà ngói cổ nằm giữa làng, có nhiều cây cối chung quanh, làm nơi đóng quân cho ban chỉ huy đại đội. Cũng như nhiều nhà khác ở đây, trong nhà này cũng có một bàn thờ nghi ngút khói hương. Trên bàn thờ là tấm ảnh chân dung của một người đàn ông trẻ. Chủ nhà là một bà già khoảng 60, sống với một chị đàn bà trẻ là mẹ của một đứa con trai chừng 7, 8 tuổi. Hai mẹ con đều để tang trên ngực áo bằng một miếng vải trắng. Chúng tôi hỏi th́ được bà già cho biết người con trai của bà là một nghĩa quân bị tử trận hơn 6 tháng. Bà đang sống với người con dâu trẻ góa bụa và thằng cháu nội đích tôn. Bà c̣n đưa cho tôi xem tờ khai gia đ́nh của chính quyền cấp đă lâu. Đọc qua tôi thấy tên bà là Lê Thị Đúng và người con trai là Nguyễn Cho được gạch ngang và ghi chú với nét chữ vụng về: tử trận.
Cả nhà rất tốt với chúng tôi. Ngày nào cũng mang củi về cho chúng tôi nấu cơm. Nước đổ đầy các chum đất cho chúng tôi dùng. Lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ. Tôi luôn nhắc nhở lính tráng phải cẩn thận, đặc biệt khi dùng nước uống, cảnh giác, theo dơi mọi hành động, nhưng phải đối xử tốt với họ, đừng lộ ra điều ǵ để họ biết là nghi ngờ họ. Thằng bé rất thích mấy anh lính. Một vài chú lính có con nhỏ nhưng lâu lắm chưa gặp, nên thấy thằng bé thật thà cũng thương. Được cho các hộp trái cây lương khô, có khi cả tiền nữa, nên thằng bé lúc nào cũng lân la bên các chú lính. Cứ mỗi lần thấy con ḿnh gần gũi với lính, bà mẹ thường canh chừng, lâu lâu gọi thằng con ra xa dặn ḍ điều ǵ đó. Một hôm ngồi xem anh lính lau chùi khẩu súng tiểu liên, thằng bé xin được mang thử và ra điều thích thú lắm. Rồi bất ngờ buột miệng:
- Ba cháu cũng có khẩu súng, nhưng dài quá, cháu mang không vừa và không đẹp bằng khẩu súng này của chú.
Nói vừa xong, thằng bé biết lỡ lời, nên vội đưa tay lên bụm miệng.
Được báo cáo, tôi bảo anh lính tiếp tục khai thác thằng bé. Và cuối cùng chúng tôi biết được cha nó là trưởng mũi công tác, chỉ huy hơn 30 tay du kích trong làng này. Cùng lúc tôi nhận được báo cáo của anh trung đội trưởng đóng ở b́a làng, cho biết là cứ mỗi buổi chiều, bà già chủ nhà tôi ở đi kiếm củi dọc mé suối, nhưng thỉnh thoảng hướng về phía bên kia rừng nói lớn: “Thằng Hai ơi! Cứ cho trâu ăn bên ấy, bên này hết cỏ rồi!”.Tôi gọi máy báo cáo cho ông Tiểu Đoàn Trưởng và đề nghị một kế hoạch “Điệu Hổ Ly Sơn”. Tôi được ông chấp thuận.
Trưa hôm sau, tôi t́m vị trí thật kín đáo cho một trung đội ngụy trang nằm mai phục bên bờ suối cùng lúc rút trung đội bên kia suối về làng, và cho lệnh đại đội di chuyển ra khỏi làng, bảo lính tráng nói lời cám ơn chia tay dân chúng, để lại biếu họ một số gạo vừa mới được tiếp tế. Chúng tôi rời khỏi làng đi dọc theo Quốc Lộ tiến về hướng Nora và nhanh chóng ẩn trong b́a rừng bên khúc quanh của đường quốc lộ, trong tư thế sẵn sàng tiếp ứng. Đúng như dự đoán, khi trời sắp tối, nghe tiếng ḿn Claymore và nhiều tiếng súng nổ trong làng, tôi được anh trung đội trưởng báo cáo đă tiêu diệt toàn bộ toán du kích, từ bên kia rừng lội suối về làng. V́ tưởng tất cả chúng tôi đă di chuyển đi nơi khác, nên đă lọt ổ phục kích. Tôi báo cáo cho Ông Tiểu Đoàn Trưởng và ra lệnh cho đại đội nhanh chóng quay trở lại làng, nhưng thay đổi các vị trí pḥng thủ. Lần này tôi chọn một khu vườn bên bờ suối làm nơi đóng quân cho ban chỉ huy đại đội và trung đội vũ khí nặng, nhằm đối phó và yểm trợ kịp thời, nếu địch kéo từ mật khu ra phục hận.
Sáng hôm sau, một số cán bộ chính quyền đến nơi để xác nhận và giải quyết các tử thi. Anh cảnh sát cho tôi biết, trong số người chết có tên trưởng mũi công tác, con trai của bà Lê Thị Đúng, chủ nhà tôi đóng quân hôm trước.
Nghe mấy chú lính thám sát t́nh h́nh cho biết, ban đầu bà không nhận người ấy là con bà, nhưng không khí trong nhà buồn thảm lắm, nhất là chị vợ lúc nào cũng giấu nước mắt. Chỉ có thằng con trai th́ vẫn cứ vô tư chơi đùa. Dường như không ai nói với nó điều ǵ đă xảy ra.
Buổi chiều, chính quyền thông báo nếu tử thi nào không có người nhận, họ sẽ chôn cất, nhưng v́ không biết tên nên không thể làm bia. Lúc ấy bà chủ nhà mới chịu đứng ra nhận lănh, và với sự giúp đỡ của chính quyền, bà và cô con dâu lo xong mai táng. Dù người chết là kẻ thù, nhưng trong hoàn cảnh này, nhất là vừa đóng quân trong vườn nhà họ hai hôm nay, chúng tôi ai cũng động ḷng tội nghiệp cho người vợ trẻ và nhất là đứa con trai vừa mới mất cha. Chúng tôi góp được một ít tiền, cho một anh lính thân t́nh với thằng bé nhất, mang lại biếu họ. Tôi h́nh dung tới cái bàn thờ hôm trước, bây giờ đă trở thành bàn thờ thực sự. Hai hôm sau, Đại Đội tôi được lệnh bàn giao làng lại cho chính quyền với một trung đội nghĩa quân mới tới.
Cuộc hành quân tiếp diễn về hướng Bắc và chỉ hai ngày sau, chúng tôi đă đến Sông Lũy, bắt tay với Trại Biệt Kích Lương Sơn do một số sĩ quan LLĐB chỉ huy. Giai đoạn 1 của cuộc hành quân hoàn tất, cả Tiểu Đoàn được lệnh tập trung dưỡng quân tại Sông Mao. Bản doanh Sư Đoàn 5 BB của ông Ṿng A Sáng bỏ lại, sau khi di chuyển toàn bộ vào Vùng 3 CT. Bây giờ doanh trại trở thành một trung tâm huấn luyện Địa Phương Quân.
Tôi đă từng tham dự nhiều cuộc hành quân, đơn vị tôi từng giết nhiều quân địch, nhưng cuộc hành quân lần này làm tôi khó quên, ngay cả cái tên của gả du kích Nguyễn Cho và bà mẹ Lê Thị Đúng, mà tôi đă đóng quân ngay trong vườn nhà bà vỏn vẹn chỉ bốn ngày.
***
Hơn bảy năm sau, chiến tranh đến thời kỳ ác liệt nhất. Ngay sau khi Bộ Tư Lệnh Tiền Phương SĐ 22 BB bị Cộng quân tràn ngập tại Tân Cảnh, lần đầu tiên một vị Tư Lệnh Sư Đoàn khí phách và liêm sỉ chấp nhận vùi thây nơi chiến địa, từ chối lên trực thăng thoát thân cùng với đám cố vấn Mỹ, đơn vị chúng tôi được không vận khẩn cấp lên Kontum, bây giờ là mục tiêu tiến chiếm của đại quân Cộng Sản đang tràn xuống từ hướng Bắc. Lúc này tôi đă được điều về Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn. Đơn vị chúng tôi đă chiến thắng oanh liệt, giữ vững được Kontum và trở thành tuyến đầu của trận chiến Cao Nguyên trong suốt mùa hè đỏ lửa.
Chiến thắng ngày ấy dù có vinh quang nhưng chúng tôi cũng đă phải trả một cái giá không nhỏ. Trong năm 1972 riêng đơn vị tôi đă có hơn 300 đồng đội hy sinh. Số tân binh từ các Trung Tâm Huấn Luyện không đủ bổ sung, nên Bộ Tổng Tham Mưu ban hành lệnh đôn quân khẩn cấp. Đầu năm 1973, chúng tôi tiếp nhận một số khá đông những người lính Địa Phương Quân từ các Tiểu Khu chuyển tới. Đại Đội Trinh Sát là một đơn vị thiện chiến, lập được nhiều chiến công hiển hách, luôn được dùng làm lực lượng xung kích cho Chiến Đoàn, đảm nhân các công tác hiểm nguy và sẵn sàng tăng cường cho các điểm trọng yếu. V́ vậy đơn vị này cần được ưu tiên bổ sung một số lính trẻ, thiện chiến.
Chúng tôi đă từng hành quân chung với các đơn vị đia phương quân Tiểu Khu B́nh Thuận, và biết họ cũng được tôi luyện trong chiến tranh tại lănh thổ địa phương, luôn phải đối đầu với một lực lượng địch đáng kể. Số lượng đôn quân từ Tiểu Khu này khá nhiều so với các Tiểu Khu khác trong Vùng 2. Vị Chiến Đoàn Trưởng ra lệnh ưu tiên chọn các anh lính trẻ B́nh Thuận bổ sung cho Đại Đội Trinh Sát.
Được sự hướng dẫn của vị đại đội trưởng và các sĩ quan trẻ, nổi tiếng đánh đấm trên chiến trường, cùng học hỏi kinh nghiệm, noi gương gan dạ từ những người trinh sát cũ đă dạn dày chiến trận, một số lính địa phương quân được bổ sung cho đại đội Trinh Sát, sớm trở thành các chiến sĩ thiện chiến trên trận mạc. Trong số này có một anh rất trẻ, đă lập khá nhiều chiến công lẫm liệt, luôn được vị đại đội trưởng đề nghị cấp trên khen thưởng sau mỗi cuộc hành quân. Thành tích xuất sắc nhất là khi anh t́nh nguyện một ḿnh ôm lựu đạn ḅ vào tiêu diệt cái chốt của địch gồm nhiều ổ súng pḥng không, nằm trong một hốc đá kiên cố trên đỉnh núi Chu Pao. Chính cái chốt quỷ quái này đă gây cho các đơn vị ta nhiều thiệt hại và đe dọa không nhỏ đối với các phi cơ đổ quân và chiến đấu hoạt động trong vùng.
Tôi đă gặp anh lính trẻ này vài lần và rất quí mến cậu ta. Không ngờ với một khuôn mặt hiền hậu, khôi ngô mà lại là một chiến sĩ can trường, dũng cảm. Có lần anh thú nhận với tôi là đă làm khai sanh tăng thêm ba tuổi để xin đầu quân. Một đôi lần, tôi móc túi cho cậu ít tiền để uống cà phê, khi nghe nói hằng tháng phải gởi tiền về nuôi mẹ. Ngược lại, sau mỗi cuộc hành quân, cậu cũng t́m đến thăm tôi, kể lại cho tôi những ǵ xảy ra trong trận đánh, và chăm chú ngồi nghe tôi nhận định. Đôi mắt cậu lúc nào cũng sáng lên niềm kiêu hănh về các cấp chỉ huy, cùng đơn vị mà cậu ta đang phục vụ.
Vào khoảng cuối năm 1973, Đại Đội Trinh Sát được trực thăng vận đổ xuống giữa một trân chiến đang mịt mù lửa đạn để giải cứu cho một đơn vị BĐQ Biên Pḥng đang bị vây hăm v́ đă cạn đạn dược sau hơn hai ngày kiên cường chiến đấu, mà không thể nhận được tiếp tế. Một cuộc chiến khốc liệt, đẫm máu, mà các chiến sĩ trinh sát phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn, tạo thời cơ cho các chiến sĩ BĐQ/BP bên trong phá ṿng vây, dũng cảm xông ra. Địch quân bị tiêu diệt trong thế gọng kềm. Chiến trường kết thúc mau lẹ, đám địch c̣n sống sót, một số bị bắt, một số tháo chạy bị các trực thăng vơ trang của Phi Đoàn 235 Sơn Dương truy kích.
Anh trung úy đại đội trưởng Trinh Sát bị thương nhẹ, nhưng vẫn tiếp tục điều quân chiến đấu. Ngay sau khi vừa được tản thương về QYV Pleiku, anh được Ông Tướng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn, nguyên là Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng BĐQ, đến gắn cấp bậc đại úy và anh dũng bội tinh với nhành dương liễu. Khi ấy anh vừa đúng 25 tuồi.
Tôi tháp tùng ông Chiến Đoàn Trưởng đến thành Dak Pha dự lễ Tuyên Dương Công Trạng toàn thể Đại Đội Trinh Sát, và trao gắn cấp bậc, huy chương cho những chiến sĩ có chiến công xuất sắc trong trận chiến hào hùng này. Buổi lễ dưới sự chủ tọa của ông Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn. Đại Đội được tŕnh diện bởi anh trung úy Đại Đội Phó, xử lư thường vụ thay anh Đại Đội Trưởng c̣n đang điều trị trong QYV. Sau khi quân kỳ của Đại Đội được vị Tướng Chủ Tọa trịnh trọng choàng giây biểu chương màu Tam Hợp, các chiến sĩ xuất sắc được xướng danh ra tŕnh diện trước thượng cấp.
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi không nghe tên và cũng không thấy mặt người lính trẻ có tiếng can trường đôn quân từ Tiểu Khu B́nh Thuận trong số những người được tưởng thưởng. Chờ buổi lễ chấm dứt, tôi hỏi anh đại đội phó. Tôi ngẩn người khi anh cho biết là cậu lính trẻ ấy đă hy sinh khi t́nh nguyện xông vào diệt ổ đại liên cản đường, để cả đại đôi tiến lên. Anh đă gục ngă ngay trên nắp hầm địch cùng lúc tiêu diệt toàn bộ tổ đại liên của địch. V́ không có phương tiện đưa thi hài anh về nguyên quán, hơn nữa anh chết không toàn thây, không muốn cho thân nhân quá đau đớn khi nh́n thấy, nên đơn vị đă làm lễ truy thăng và chôn cất anh tại nghĩa địa Kontum. Tôi hỏi kỹ vị trí ngôi mộ và dặn ḷng sẽ đến thăm nơi an nghỉ của người lính trẻ can trường đáng mến này. Bỗng một hôm, thấy anh đại đội phó đưa một người đàn bà đến Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn để làm hồ sơ tử tuất. Tôi hỏi, mới biết ngươi đàn bà này là mẹ của người lính trẻ vừa mới hy sinh. Anh đại đội phó c̣n cho biết là sau khi làm hồ sơ xong, anh và vị Thiếu tá CTCT của Chiến Đoàn sẽ đưa bà ra thăm lại mộ con lần chót trước khi về quê. Tôi bảo anh đại đội phó là tôi sẽ tháp tùng. Tôi muốn một lần đưa tay chào vĩnh biệt người lính trẻ mà tôi hằng mến mộ.
Khi cùng với người mẹ đứng trước mộ, tôi ngạc nhiên khi thấy trên tấm bia, dưới tên của anh có ghi nơi sinh quán: Làng Long Giang– Xă Long Hoa - B́nh Thuận. Tôi nhớ tới khu làng quê có hàng me cao nằm bên quốc lộ, mà tám năm trước có lần đại đội tôi đă đóng quân, và tiêu diệt tất cả đám du kích có tiếng của làng này. Chờ cho người mẹ thắp hương và bớt xúc động, tôi hỏi nhỏ: - Ở làng Long Giang, chị có biết bà Lê Thị Đúng, có người con chỉ huy du kích, bị chết cách nay khoảng tám năm?
Người mẹ ngạc nhiên nh́n tôi, thoáng ḍ xét rồi cúi xuống, nói thật nhỏ chỉ đủ tôi nghe:
- Bà là mẹ chồng tôi, và con tôi đây là đích tôn, cháu nội duy nhất của bà. Vừa nói chị vừa đưa tay chỉ vào nấm mồ mới toanh trước mặt.
Khi về lại đơn vị, tôi xin Ban Tài Chánh ứng trước nửa tháng lương. Trích ra một phần, bỏ vào b́ thơ, tôi t́m đến đại đội trinh sát gặp và biếu cho bà mẹ của người lính trẻ vừa mới lẫm liệt hy sinh. Bà thoáng một chút xúc động ngạc nhiên nhin tôi nói lời cám ơn.Tôi nghĩ là bà không nhận ra tôi, người đă chỉ huy cuộc hành quân năm xưa, và từng đóng quân ngay trong vườn của nhà bà. Chia tay bà, trên đường trở về Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn, tôi suy nghĩ mông lung. Trong cuộc chiến này, quả thật, có những điều mà người ta không thể nào hiểu được.
Phạm Tín An Ninh
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Tháng 8- 1974, một trận đánh lớn xẩy ra tại Thường Đức giữa hai Lữ đoàn Nhẩy Dù của Quân lực VNCH và 3 Sư Đoàn quân Bắc Việt, trận chiến rất khốc liệt, sau 3 tháng quần thảo, số tổn thất của hai bên rất to lớn. Tháng 8 năm nay 2009, trận chiến đă trôi qua 35 năm, nhưng những người lính Nhẩy Dù năm xưa vẫn không quên âm vang của trận đánh và những đồng đội đă nằm xuống. Xin mời đọc câu chuyện của một người Đại Đội Trưởng Nhẩy Dù tham dự trong trận đánh này tại Thường Đức.
Tâm Anh bước những bước nhẹ trên hè đường Tự Do, cơn gió lạnh cuối năm khiến nàng khoanh hai tay lại suưt xoa, những chiếc lá me khô lăn tṛn như điệu nhạc luân vũ dưới chân nàng, Sài g̣n năm nay được hưởng một cái lạnh khác thường, gần Noel rồi c̣n ǵ, ngang qua Brodard, nhiều cặp mắt trong đó nh́n nàng, c̣n anh trong đó nữa đâu, vậy là anh vĩnh viễn xa em rồi, phải chi anh đừng mê đời lính, phải chi anh đừng mê súng đạn th́ giờ này em đâu có cô đơn như thế này. Tâm Anh nhớ lại, cũng là Broadard này một ngày nào đó, ngày hai người c̣n quấn quưt bên nhau, khi đang ngồi uống nước, ngắm thiên hạ qua lại, bất chợt Chương nắm tay nàng:
- Em, anh đă suy nghĩ kỹ rồi, anh sẽ nhập ngũ, vào Vơ Bị Đà Lạt.
Cái ống hút rời khỏi đôi môi xinh xắn, nàng không ngạc nhiên nhưng có bàng hoàng, Tâm Anh chờ đợi ngày này sẽ đến và bây giờ nó đến, vậy mà vẫn không tránh được, nàng hiểu tính Chương, thời gian gần đây, Chương luôn than phiền về một cái ǵ đó, không rơ ràng, có lúc Chương bảo sao chàng thấy thành phố này ngột ngạt quá, chỉ muốn xa khỏi đây, có lúc Chương đứng sững nh́n một người lính phía bên kia đường, lẩm bẩm: " vậy mà Trung nó chết cũng được nửa năm rồi", Trung là một trong ba người bạn thân của chàng, cùng đang học Đại học, rồi cả ba bỏ đi lính, khi măn khóa, Trung chọn binh chủng Nhẩy dù, hai người kia chọn bộ binh và đổi đi xa, chỉ có Trung thỉnh thoảng về phép, rủ Chương và nàng đi chơi như ngày xưa, ngày mấy người c̣n vui chơi với nhau chung một nhóm, Trung đen hơn nhưng rắn rỏi, mỗi lần về, Trung say sưa kể về một trận đánh nào đó mà anh tham dự, nàng bắt gặp ánh mắt Chương rực sáng khi nghe Trung nói chuyện, thế rồi Trung không c̣n dịp về nữa để kể chuyện chiến trường cho Chương nghe, anh đă hy sinh trong một trận đánh ở đâu đó, nàng không nghĩ Chương lại nối gót theo mấy người kia sớm tới như thế.
Nàng bất chợt hỏi Chương:
- Anh bỏ đi như vậy, c̣n t́nh yêu chúng ḿnh, c̣n em th́ sao?
- Th́ t́nh yêu ḿnh cũng vẫn c̣n đấy chứ em, biết đâu sự xa cách này chẳng là một thử thách cho đôi ta, nếu ḿnh vẫn giữ vững được, nếu ḿnh vẫn chỉ nghĩ đến nhau th́ cuộc hôn nhân mới thực bền vững.
Chương gặp Tâm Anh trong dịp sinh nhật đứa em họ tên Dung, Tâm Anh và Dung học chung một lớp, Première ở Marie Curie, mấy năm trước hồi c̣n lớp dưới, Dung học cũng thường thường thôi, nhưng năm lên đệ nhị, Dung khá hẳn lên, Tâm Anh hỏi lư do, Dung cho biết nhờ ông anh họ kèm toán, ông đang học ở Kiến Trúc.
- À, Kiến Trúc th́ giỏi toán rồi, mày nói ông ấy dạy kèm tao với được không! - Được, để tao nói xem sao, nhưng đẹp như mày th́ chẳng phải nhờ mà khối người t́nh nguyện dạy cho mày, sinh nhật tao sắp tới, tao sẽ mời ông ấy cho mày làm quen, à quên, để ông ấy quen mày. & nbsp; Tâm Anh là hoa khôi của lớp nhưng trong buổi tiệc Chương chú ư nhất là nụ cười của nàng, chàng thấy chung quanh như rực sáng lên theo cùng nụ cười, sau này, khi hai người đă yêu nhau Chương mới nói:
- Em đẹp, ai cũng biết, nhưng hôm đó anh chú ư đến em không phải v́ cái bộ mặt kiêu căng thấy ghét, anh chỉ thích nụ cười của em, mỗi lần em cười, anh thấy cái ly trong tay em nó cũng cười, cái bàn trước mặt em nó cũng cười, thế rồi anh biết là đến mê em mất thôi.
- Chỉ khéo nịnh, hôm đó anh thấy ghét , cứ nh́n người ta chằm chằm, em bị nhiều người nh́n em như thế rồi nhưng sao ánh mắt anh làm em luống cuống, em đă phải la thầm em: cái con nhỏ này, sao vậy, rồi em bảo cái ông này mà dạy kèm ḿnh, thế nào ông ấy cũng dê ḿnh thôi.
- Không phải dê, em nói tiếng Việt lộn xộn quá, phải nói là ông ấy thế nào cũng mê ḿnh thôi, em vẫn học thêm chương tŕnh Việt văn đấy chứ.
- Vẫn, anh có muốn em đọc Chinh phụ ngâm cho anh nghe không.
Câu nói vô t́nh thế mà giờ lại là sự thật, tại sao ḿnh lại chỉ thuộc cuốn Chinh phụ Ngâm thôi, đấy, cho đáng, giờ ráng mà: ḷng thiếp tựa bóng trăng theo dơi. Ôi cô Tiểu thư khuê các giờ ṿ vơ tấm thân theo măi bóng ai đi.
Tâm Anh là con nhà giầu, bố mẹ có cửa hàng xuất nhập cảng len sợi ở đường Gia Long, xét theo vậy, nàng có cả một tương lai tươi sáng trước mặt, nàng c̣n có một giọng hát rất hay, luôn được mời gọi trong các buổi party, bao kẻ theo đuổi nhưng nàng dửng dưng trước những lời tán tỉnh, cho đến khi gặp Chương, cái tánh tàng tàng lạ lùng của chàng khiến Tâm Anh chú ư, khi Chương kèm toán cho nàng một thời gian, một hôm Tâm Anh hỏi Chương về việc gửi chàng học phí, Chương không trả lời, nh́n nàng bằng một ánh mắt khó hiểu, Dung hốt hoảng khi nghe Tâm Anh nói điều đó, đợi Chương về, Dung nói như gắt:
- Con gà tồ này, sao không hỏi tao mà tự nhiên phát ngôn bừa băi!
- Gà tồ là cái ǵ, tao nhờ ông ấy dạy kèm th́ tao phải trả tiền cho ông ấy chứ.
- Thật là gà tồ, mày không biết rằng mày là ưu tiên số một, trên hết mọi người khác không!
Nào Tâm Anh hiểu được ḿnh là ưu tiên số một như Dung nói, rồi những lần đi chơi, cử chỉ của Chương săn sóc nàng th́ Tâm Anh hiểu thế nào là ưu tiên số một, t́nh yêu đến nhẹ nhàng như sương, như khói, và bây giờ, khi đang ngụp lặn trong đắm say th́ Chương đ̣i bỏ đi Đà Lạt.
Ngày mai Chương đi, tối đó, hai người đi chơi với nhau lần cuối, Chương đưa nàng vào Tự Do, pḥng trà mà nhiều lần họ từng vào đây, bước qua cửa vừa lúc Strawberry Four đang hát bài Hey Jude, một bản nhạc nổi tiếng của Beetles, tới khuya, Chương đưa nàng về, cả hai đi bộ về nhà nàng ở đường Gia Long, cũng gần đấy, nhiều lần trong những lúc đi chơi khuya về, dưới bóng tối cây me che khuất ánh đèn đường, Tâm Anh kiễng chân hôn Chương trước cửa nhà với lời th́ thầm: " bonne nuit" rồi quay vào.
Tối nay th́ khác, vẫn là yên lặng, vẫn dưới bóng cây me, Tâm Anh không kiễng chân hôn Chương như mọi lần, nàng ôm Chương thật lâu, khi Chương nói: thôi vào đi em, anh về, th́ Tâm Anh lắc đầu, nàng ôm chặt Chương hơn, một lúc, Tâm Anh nói trong nước mắt:
- Em không vào, tối nay em muốn đi với anh, c̣n lâu lắm chúng ta mới gặp lại nhau, anh tập cho em quen có anh ở bên cạnh, anh dạy cho em thế nào là nỗi nhớ thương, giờ anh đùng đùng bỏ em đi, đi anh, hăy đưa em đi bất cứ đâu, miễn là có anh bên em, bố mẹ em đi vắng không có nhà, có phải bề trên đă sắp xếp cho chúng ta được bên nhau tối cuối cùng này không.
Tối đó, Tâm Anh đă cho Chương tất cả, t́nh yêu không làm nàng suy tính thiệt hơn, sự tuyệt vời của đụng chạm xác thịt nam, nữ mà lần đầu nàng được biết càng làm nàng yêu Chương nhiều hơn.
Chương nhập học khóa 25 Vơ Bị Đà Lạt cuối năm 1968, thời gian đầu hết sức vất vả, nhất là tám tuần sơ khởi:" Ai có dí súng sau lưng các anh bắt các anh vô đây đâu, giờ than than thở thở, kêu ca cả với thợ giặt, bộ họ cứu các anh được hả."
Đúng thế, chẳng có ai bắt ḿnh vô đây cả, tự ḿnh thôi, ngay cả Tâm Anh khóc lóc nhưng giọt nước mắt ấy có giữ được chân ḿnh đâu, khi con đại bàng đă muốn tung bay, giọt nước mắt đó chỉ là những sợi tơ trời, tơ trời cùng lắm giữ được con ruồi, con muỗi chứ sao giữ được cánh chim khao khát gió mưa.
Bốn năm thụ huấn, những dịp hè, Tâm Anh lên thăm Chương, chàng trông mạnh khỏe ,có hơi đen đi một chút, khi Chương ra trường cuối năm 72, Tâm Anh đang học năm thứ hai Dược, theo bước Trung, người bạn năm xưa, Chương chọn Nhẩy Dù, một binh chủng nổi danh với những trận đánh khốc liệt.
Cuối năm 1972, chiến trường đă qua đi những trận đánh lớn, tháng giêng 1973, Hiệp định Paris được kư kết đúng với sự mong đợi của Hoa Kỳ và VC, về phía Hoa Kỳ, có người bảo nhiệm vụ của họ đă xong, tức chiến lược toàn cầu của họ đă hoàn tất, giờ Mỹ có thể rút hết quân về nước, để hai bên VN giải quyết với nhau, đúng ra phải nói là để miền Bắc giải quyết miền Nam v́ Mỹ không giữ lời cam kết là sẽ yểm trợ chính phủ VNCH, trong khi miền Nam đơn độc chiến đấu thiếu cả về vũ khí lẫn viện trợ kinh tế th́ CS Bắc Việt lại được sự yểm trợ to tát của toàn khối CS.
Về phía Bắc Việt, kư kết Hiệp định Paris là cơ hội để họ xâm chiếm miền Nam, khi người Mỹ bắt đầu rút quân th́ cũng là lúc CS đem quân ồ ạt vượt qua vĩ tuyến 17, chúng hoàn thành con đường đông Trường Sơn để chuyển quân và vũ khí được nhanh hơn, xe cộ và bộ đội rầm rộ chuyển vào như chỗ không người, trước đây chúng không dám ngang nhiên như vậy v́ sợ B52 và quân ta phục kích. Hiệp ước Paris qui định ai ở đâu th́ yên đó nhưng với VC, có khi nào ta tin được chúng, kinh nghiệm cái Tết Mậu thân c̣n đó. Tuy quân VC gia tăng nỗ lực chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng chúng vẫn chưa nắm vững không biết người Mỹ có quay trở lại hay không nếu chúng mở các cuộc tấn công lớn. Qua nhiều cuộc lấn chiếm thăm ḍ, Mỹ vẫn giữ thái độ im lặng, chúng quyết định mở một cuộc tấn công và nơi chúng lựa chọn cho cuộc thử thách này là Thường Đức, nếu chúng thắng cuộc chiến ở đây, chúng sẽ đưa quân thẳng ra biển, chia cắt miền Nam làm hai và sự sụp đổ của VNCH chỉ đếm từng ngày.
Thường Đức là một quận nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam, được tách ra từ Quận Đức Dục, nằm phía Tây Đà Nẵng trên liên tỉnh lộ 4, cách Quốc lộ 1 khoảng 40 cây số. Đây là một điểm chiến lược quan trọng, coi như tiền đồn của của Đà nẵng. Thường Đức trước kia là một trại LLĐB Mỹ, xây dựng kiên cố với những hầm ngầm bê tông cốt sắt.
Quân trú pḥng tại Thường Đức có 2 ĐĐ Địa phương quân, 14 Trung đội Nghĩa quân, tháng 6, 1974, tin tức t́nh báo cho biết VC đang chuẩn bị lực lượng có thể tấn công Thường Đức, Tiểu Đoàn 79 BĐQ được tăng cường thêm cho Chi khu này, gọi là Chi khu nhưng nó có tính cách chiến lược hơn là yếu tố kinh tế, dân th́ toàn là gia đ́nh của binh sĩ trú đóng tại đây, đất đai khô cằn sỏi đá, ba hướng bao quanh là núi cao dốc đứng, chỉ có hướng Đông để ra QL1 là bằng phẳng.
VC tấn công Thường Đức với SĐ 304( SĐ Điện Biên ), SĐ 324 và nhiều Trg Đoàn tăng cường cùng các đơn vị Pháo và xe tăng, quân trú pḥng chống cự mănh liệt, TĐ 79 BĐQ chiến đấu dũng cảm, gây thiệt hại to lớn cho quân tấn công, phía trú pḥng cũng bị thiệt hại, Trung Tá Quân Trưởng bị thương nặng, Th/T TĐT /79 BĐQ cũng bị thương và gọi pháo bắn ngay trên đầu, sau gần 10 ngày chống cự, với quân số địch quá đông và các họng pháo ở những ngọn đồi chung quanh bắn trực xạ vào Thường Đức, Quận bị thất thủ.
Lo sợ cho Đà Nẵng, Tướng Trưởng xin Bộ TTM cho SĐ Dù tham chiến, Lữ đoàn 1 gồm 3 TĐ: 1,7 và 9 được không vận từ SG bằng C130 xuống Đại Lộc.
Trung Úy Nguyễn thanh Chương, khóa 25 VB Đà Lạt lúc này là ĐĐT của TĐ 1 Nhẩy Dù tham dự cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức, Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù cũng chuẩn bị vào vùng từ Huế.
Đường vào Thường Đức rất bất lợi cho quân giải tỏa, chỉ có một con đường độc đạo là liên tỉnh lộ 4 từ ngoài Đại Lộc tới Thường Đức mà hai bên đường có nhiều ngọn đồi mà VC đă chiếm, thiết lập công sự pḥng thủ kiên cố trong vách đá, trong đó có ngọn đồi 1062, từ đây chúng có thể kiểm soát mọi sự di chuyển trên LTL4, VC đă chiếm ngọn núi này trước khi chúng tấn công Thường Đức v́ chúng biết thế nào phía ta cũng đem quân giải cứu Quận lỵ này.
Lữ đoàn 1 dàn quân xuất phát mà ưu tiên phải chiếm được ngọn đồi 1062, họ biết là quân VC đă sẵn sàng đợi họ ở đây. Tiểu Đoàn 1 của Chương được chỉ định chiếm ngọn đồi này, đường tiến quân rất khó khăn vất vả, phải băng qua những khoảng trống mà pháo của chúng đă có tọa độ sẵn, rồi các đồi đá phải vượt qua,bứng những chốt Cộng quân cài chung quanh để cầm chân bước tiến của quân Dù. Khi gần tới được gần 1062, TĐ1 đă bị một số tổn thất nhưng nhiệm vụ trước mắt vẫn là làm sao phải chiếm cho được ngọn đồi này để kiểm soát con đường nằm phía dưới dẫn vào Thường Đức.
TĐ1 dàn quân dưới chân đồi 1062, một cái lưng yên ngựa phải vượt qua trước khi tới sát được dưới chân đồi, địch từ trên cao có lợi thế hơn và hầm hố chúng xây dựng trong hốc đá kiên cố với nhưng cây cổ thụ to được chúng cưa làm nóc hầm. Cả hai Đại Đội Dù được pháo binh yểm trợ xung phong chiếm mục tiêu nhưng gặp sức kháng cự mănh liệt của địch, cối 120 ly và hỏa tiễn 122 ly được địch bắn xối xả vào vị trí quân Dù, những mục tiêu tác xạ chúng đă tiên liệu trước và tiền sát của chúng từ những ngọn đồi chung quanh gọi pháo chính xác, suốt một ngày, Dù bị cầm chân, Đại Đội Chương mất mất một Th/U Trung đội trưởng và 5 binh sĩ cùng khoảng một chục bị thương.
Lệnh từ TĐ cho ĐĐ Chương lùi lại, bố trí tuyến pḥng thủ đêm lấy sức cho cuộc tấn công ngày hôm sau, rạng sáng, ĐĐ Chương, bọc qua hướng khác, nơi có nhiều dốc đá thẳng đứng, hướng này địch có lơ là v́ không nghĩ Dù sẽ chọn để tấn công, pháo ta dồn dập đổ xuống đỉnh đồi, địch co cụm trong hầm hố tránh pháo, lính Dù bám từng hốc đá âm thầm leo lên ,khi gần tới đỉnh đồi, họ đồng loạt khai hỏa xung phong, Dù dùng lựu đạn ném xuống hầm, bị bất ngờ, chúng hốt hoảng bung hầm chạy, ĐĐ Chương chiếm được đồi 1062 nhưng ngay lập tức, địch pháo kích dữ dội với đủ loại pháo từ những ngọn đồi chung quanh, lính Dù nhờ có hầm hố kiên cố sẵn của bọn chúng, tránh được nhiều thiệt hại, ĐĐ Chương được lệnh bố trí giữ ngọn đồi, sáng hôm sau sẽ có một ĐĐ bạn lên tăng cường nhưng tối đó, Chương không thể giữ được ngọn đồi mà suốt ngày hôm nay đă đổ bao xương máu mới chiếm được, mới chập tối, địch pháo tàn sát ngọn đồi rồi cho nguyên một Trung đoàn xung phong tái chiếm, ở tuyến pḥng thủ phía Tây, Th/U Thành, một Trung đội trưởng xuất sắc của Chương gọi máy cho biết địch rất đông, đang tràn ngập mục tiêu, Thành xin pháo binh bắn ngay trên đầu, TĐ cho lệnh Chương rút xuống, Chương gọi máy cho lệnh, không có tiếng Thành trả lời, tuyến của Thành bị tràn ngập, Thành bị nguyên một băng AK nát hết người, khi lính của ĐĐ rút hết, Chương xuống sau cùng, chàng gọi pháo dập xuống đỉnh 1062, lúc Chương đang lao xuống gần chân đồi, một trái pháo nổ ngay cạnh Chương, không biết của ta hay của địch, Chương thấy tối tăm mẵt mũi và rồi không biết ǵ nữa.
Ngày hôm sau, một ĐĐ khác được lệnh tấn công tái chiếm ngọn đồi, họ gặp Chương nằm trên vũng máu, người lính mang máy và cận vệ của anh nằm chết bên cạnh, Chương bị thương rất nặng, pháo cắt đứt một chân anh, mặt phủ đầy máu, Chương được tải thương ngay lập tức, suốt mấy ngày ở bệnh viện, Chương ở trong biên giới giữa cái sống và cái chết.
Cuối cùng, người ta đă cứu được Chương thoát lưỡi hái của tử thần nhưng không cứu được cái chân của anh, và khuôn mặt, một mảnh pháo chém sạt một bên má. Khi tỉnh lại, Chương biết ḿnh bị thương nặng lắm, cái đầu cuốn trong băng trắng xóa và đau nhức khủng khiếp, Chương cũng biết ḿnh mất mất một chân, các Bác Sĩ khi thấy Chương đă đủ khỏe, họ cho anh biết sự thực về khuôn mặt, họ nói sẽ cố gắng đắp vá cho anh nhưng không thể nào có được h́nh hài như xưa.
TĐ cho một người lính thân cận của Chương ở hẳn Bệnh viện để chăm sóc anh cùng với chiếc xe jeep, Đầy, người Hạ sĩ theo Chương từ ngày Chương gia nhập Nhẩy Dù, Đầy là người lo cho anh từ cái ăn, cái ngủ như người mẹ hiền, giờ vẫn cạnh ông thầy khi ông thầy bị thương quá nặng, vẫn chăm sóc anh từng li, từng tí, Chương không cho Đầy báo ǵ Tâm Anh biết, cho đến một ngày, Chương dặn ḍ Đầy đến cho Tâm Anh biết tin nhưng là một cái tin Đầy thấy khó khăn để nói.
Gần hai tháng nay, Tâm Anh không nhận được thư từ hay tin tức ǵ của Chương cả, nàng có nghe về những trận đánh xẩy ra với đơn vị Nhẩy Dù ở đâu đó, một buổi trưa, một cái xe jeep đỗ xịch trước cửa nhà, nàng thấy Đầy bước xuống, Tâm Anh chạy vội ra:
- Chú Đầy, Trung Úy không về hả, có thư không vậy chú ?
Đầy không nói ǵ cả, anh bước vào trong nhà, tay cầm chiếc mũ béret đỏ xoay xoay trong tay.
Nh́n cử chỉ khác thường của Đầy, Tâm Anh biến sắc, nàng đưa tay lên ngực: ǵ thế này, có chuyện ǵ xẩy ra cho Chương rồi sao, đừng nói ǵ không may nghe chú Đầy, sao mặt chú lại buồn thế kia, đừng, chắc không có ǵ đâu, có ǵ nói đi, nói đi chú Đầy.
Sau một chút ngập ngừng, Đầy lên tiếng:
- Xin cô b́nh tĩnh, mời cô ngồi xuống, Trung Úy Chương đă hy sinh, ở mặt trận Thường Đức, quân địch tràn ngập mục tiêu, chúng tôi không lấy được xác Trung Úy, Trung Úy đă chiến đấu dũng cảm nhưng địch đông quá....
Tâm Anh choáng váng mặt mày, nàng buông rơi ḿnh trên ghế, không c̣n nghe những ǵ Đầy đang nói tiếp, thế đấy anh ơi, sao giản dị quá: Trung Úy đă hy sinh, câu nói thật đơn giản mà như đất trời sụp đổ, bao nhiêu người đă được nghe những câu đơn giản như thế này, bao nhiêu cơi đời tan nát?
Hạ sĩ Đầy đă hoàn thành nhiệm vụ được Chương trao phó, một nhiệm vụ khác thường trong bao nhiêu việc Chương đă bảo anh làm trước đây, công việc chút nữa đă không hoàn thành khi Đầy nh́n thấy sự đau khổ tột cùng trên gương mặt Tâm Anh, nhờ là một người lính tác chiến sắt đá nên đă kềm chế được ḿnh v́ anh hiểu những ǵ ông thầy ḿnh muốn cho quăng đời c̣n lại của ông ấy và nhất là cho Tâm Anh, Đầy cũng thương ông Trung Úy của ḿnh không kém ǵ Tâm Anh, có điều hai t́nh thương khác nhau, với Đầy, Chương là một cấp chỉ huy gương mẫu, can đảm và thương yêu binh sĩ hơn cả t́nh đồng đội, những ngày ở Bệnh viện, đă bao lần Đầy ngăn nước mắt khi nh́n Chương trong h́nh hài không c̣n nguyên vẹn.
Tâm Anh bỏ ngang việc học, nàng không c̣n tâm trí để nghĩ đến sách vở, nàng đi hát để t́m quên, nhờ làn hơi thiên phú, chỉ trong thời gian ngắn, tiếng ca nàng vút cao trong nền ca nhạc ở Sài G̣n, nhiều nơi săn đón mời nàng hát cho pḥng trà của ḿnh, Tâm Anh chọn chỉ hát độc quyền cho Tự Do, một pḥng trà mà lúc c̣n sống Chương rất thích, ở đây, nàng như thấy Chương của một ngày nào: Hey Jude, don't let me down, ngày hai người quấn quưt bên nhau với tiếng hát của Billy Shane, của Strawberry Four. Nàng cũng thuộc ḷng câu thơ Chương làm cho nàng trong một lần lên Đà Lạt thăm Chương về:
Anh cứ sợ rồi ḿnh sẽ quên nhau
như con đường nơi đó
như ngày nao trên thềm phố chợ
sáng Chủ Nhật
em chờ anh
vẫn trên cao là những nhánh thông xanh
và dưới thấp là mặt hồ yên lặng
có phải mùa Thu làm mắt em xa vắng
rồi ḿnh sẽ quên nhau
Tâm Anh rưng rưng nước mắt, đấy, anh ơi, đang yêu nhau mà anh cứ nghĩ đến chuyện cách chia, giờ ta xa nhau thật rồi, xa nhau vĩnh viễn, em giờ đây như rừng thu...Anh đang yên nằm ở đâu, sao người ta không đem anh về cho em, Tâm Anh vẫn buốt ḷng mỗi khi nghĩ tới Chương.
Chương ở trên một căn gác nhỏ, có Đầy lo cho mọi chuyện, thời gian đầu khi c̣n phải tới lui bệnh viện cho các Bác sĩ tái tạo lại khuôn mặt, Đầy vẫn lái xe chở Chương trên cái xe jeep mà TĐ cung cấp, khuôn mặt chỉ làm đỡ được phần nào trong sự tàn phá của trái pháo, khi soi gương, Chương cũng không nhận ra ḿnh, chiến tranh ghê gớm quá.
Cứ mỗi tối, đúng 10 giờ, Tâm Anh xuất hiện trên sân khấu Tự Do, sau lời giới thiệu, nàng bước ra trong chiếc áo dài lộng lẫy, Tâm Anh cúi chào khán giả, mái tóc ngang vai xơa xuống che khuôn mặt u buồn, nàng hất mái tóc ra phía sau, giọng hát cất lên, nàng hát như gửi hồn vào một thời nào đó, có lúc nức nở như gửi tiếc thương cho một ai ở nơi xa xôi.
Xong bài hát, người bồi mang lại mảnh giấy nhỏ đưa cho Tâm Anh, nàng liếc nhanh:" Người đi qua đời tôi, cám ơn." Quái lạ, mấy tuần nay, cứ đúng thứ bẩy, nàng lại nhận được mảnh giấy yêu cầu bài hát Người đi qua đời tôi, chắc vẫn là người khách này. Tiếng hát cất lên : người đi qua đời tôi, trong những chiều đông sầu... Giọng Tâm Anh như nức nở : anh đi qua đời em, có nhớ ǵ không anh ?
Hết phần tŕnh diễn của ḿnh, Tâm Anh ra về, nàng ngập ngừng trước cửa : vị khách kia chắc có một tâm sự buồn lắm, cùng tâm trạng như ḿnh, nàng đưa tay nh́n đồng hồ, để hôm nào ḿnh phải gặp vị khách đó để thăm hỏi xem sao.
Một lúc sau, một chiếc xe jeep chạy tới, đậu gần nơi cửa, Đầy xuống xe bước vào pḥng trà, cũng sắp hết giờ, anh tiến lại phía chiếc cột khuất trong bóng tối, nghiêng xuống nói với một người ngồi ở đấy : Trung Úy để em đỡ ra xe. Chương chống tay xuống bàn, đứng dậy, Đầy d́u ông thầy ra xe, gió đêm thổi làm Chương thấy bớt ngột ngạt.
Sáu tháng sau, Tâm Anh lấy chồng, cũng một người trong Quân đội, trong căn gác nhỏ, Chương nghĩ thôi thế cũng xong, ḿnh đă chẳng từng cầu mong Tâm Anh được hạnh phúc hay sao, ngày rồi cũng lụi tàn, ḿnh coi như đă chết trong Tâm Anh và nàng coi như đă xa khỏi đời ḿnh- Chương bật cười- như cái chân nó cũng xa khỏi đời ḿnh. Chương nhớ đồng đội khôn tả, nhớ những lúc băng ḿnh trong lửa đạn, nhớ tiếng reo ḥ xung phong chiếm mục tiêu.
Rồi t́nh h́nh chiến sự trong những ngày kế tiếp hết sức khẩn trương, Ban mê Thuột có thể thất thủ, Chương theo dơi báo chí và tin tức trên đài phát thanh, Đầy chạy đi chạy về hậu cứ Tiểu Đoàn cho Chương biết TĐ hiện đang ở đâu, làm ǵ, t́nh h́nh càng ngày càng xấu đi, Lữ Đoàn đang chống giữ tại Khánh Dương, rồi đang đánh nhau ở Long Khánh, Chương giật ḿnh, Long Khánh à, vậy là gần quá rồi, sao mà lại nhanh như vậy, mới đây thôi, ḿnh c̣n làm cho chúng tan hoang ở Thường Đức mà.
29 tháng Tư, Đầy chạy vội lên căn gác:
- Ông thầy, Tiểu Đoàn ḿnh đang giữ cầu xa lộ, VC với xe tăng đang tiến từ biên Ḥa xuống, chắc sẽ đụng lớn ở đây.
Chương nhỏm dậy, với tay lấy bộ quần áo hoa dù mặc vào người, dắt theo khẩu colt hấp tấp hỏi Đầy:
- Có đúng Tiểu đoàn đang ờ cầu xa lộ không?
- Đúng ông thầy, em mới gặp thằng Tư Đen nó nói vậy.
- Chú lái xe đưa tôi ra đó ngay, đi, nhanh lên.
Chiếc xe Đầy lái chạy như bay qua ngă ba Hàng Xanh, quẹo theo hướng xa lộ, dọc đường, Chương thấy dân chúng nhốn nháo, có người sách cả đồ đạc như chạy loạn, chiếc xe chạy tới giữa cầu th́ ngừng lại, lính Dù bố trí dọc theo hai bên thành cầu, có pháo rớt chung quanh. Chương chống nạng tới chỗ có mấy cái cần ăng ten, Trung Tá TĐT Tiểu đoàn Dù mà Chương phục vụ trước đây đang nói chuyện trên máy, Chương bước tới đứng nghiêm chào vị TĐT, người cách đây mấy tháng đă cùng anh xông pha trong lửa đạn ở Thường Đức.
- Trời ơi Chương, cậu tới đây làm ǵ, lui xuống dưới kia, tụi nó sắp tới, có cả tăng nữa, lui xuống.
- Không đích thân, đích thân cho tôi được chiến đấu với anh em lần cuối, Nhẩy Dù cố gắng mà đích thân.
Vị Tiểu Đoàn Trưỏng Dù nh́n Chương trừng trừng, môi ông run run, một người vào sinh ra tử cả bao nhiêu trận, bỗng dưng thấy ḷng chùng xuống, ông chào Chương, một thượng cấp chào thuộc cấp, chưa bao giờ Chương gặp trường hợp như vậy, chàng lọc cọc chống nạng bước đi, cúi nhặt khẩu M16 của ai vứt cạnh đó cùng sợi dây ba chạc, có tiếng Đầy:
- Ông thầy chờ em, em đi cùng với ông thầy.
Hai thầy tṛ xách 2 cây súng, ngồi dựa vào thành cầu, những người lính Dù đang nhắm súng vào hướng địch, có tiếng súng nổ từ hướng bên kia đầu cầu, tiếng đạn AK mà cả hai đă từng nghe quen, Chương lẩm bẩm: bài hát sao mà đúng thế, tai nghe quen đạn thù, chàng cao giọng:
- Nhẩy Dù cố gắng nghe Đầy.
- Dạ, Nhẩy Dù cố gắng ông thầy.
Tiểu Đoàn Dù đă thiết lập được hai lô cốt tạm ở đầu cầu hướng về phía nhà máy xi măng Hà Tiên, bộ binh địch bắt đầu xông lên nhưng chạm phải Dù bắn trả, chúng lùi lại rồi xốc tới, một lần rôi hai lần, chúng bị chặn lại, chưa bao giờ đánh nhau mà không được một sự yểm trợ nào cả như lần này, từ pháo binh tới phi cơ, Chương và Đầy nhắm vào toán VC gần chân cầu, lâu rồi Chương mới cầm khẩu M16 mà bắn như vậy, không c̣n lệnh lạc, không c̣n chỉ huy, chỉ c̣n nhắm quân thù mà bắn.
Buổi tối, địch thôi tấn công, đêm yên lặng, thỉnh thoảng nghe tiếng pháo kích hướng Tân sơn Nhất và những tràng đạn nổ ở đâu xa nghe như pháo tết, Đầy kiếm được bịch gạo sấy và hộp thịt ba lát, Chương không ăn, hai thầy tṛ nằm cạnh nhau, trời trong và đẹp, những v́ sao trên cao không sáng bằng sao ở Thường Đức, Đầy kể cho Chương nghe về những người người lính trong Đại Đội đă hy sinh ở đấy, về những người bạn ĐĐT và Trung đội Trưởng đă nằm xuống, Chương nhớ vô cùng những người lính trong ĐĐ trước đây, mỗi lần nói chuyện với họ, Chương luôn thấy ấm áp và một sự khoan khoái trong ḷng, những người mà mới chuyện tṛ với họ hôm qua, hôm nay đă hy sinh, chịu đựng gian khổ và hiểm nguy, để được ǵ ngoài t́nh yêu quê hương.
Đêm mấy tháng trước ở đó đâu có yên lặng như thế này, mà chắc cũng không yên được lâu đâu, chúng đang chuẩn bị đấy, khi chúng im lặng là chúng đang chuẩn bị cho cuộc tấn công tiếp theo.Không biết cả hai thiếp đi được bao lâu, có tiếng súng nổ ran từ phía đấu cầu, trời mờ sáng, chúng bắt đầu tấn công, Chương và Đầy gom mấy dây đạn lại, chúng xuấy hiện ngay dưới chân cầu, những người lính Dù chuyển đổi vị trí ẩn nấp, có tiếng ́ ́ từ xa, xe tăng địch tới, chẳng c̣n ǵ ở đây cả, chỉ c̣n ít cây M72, mấy ngày nay, Dù vừa di tản vừa phải chiến đấu, đạn dược, lương thực đă cạn, chưa được tiếp tế, hai chiếc xe tăng địch đi đầu khai hỏa, địa thế trống trải, chúng bắn dọc theo cầu, pháo tăng nổ cấp tập trên mặt cầu, quân Dù rút dần về phía đầu bên này, một viên đạn pháo xe tăng nổ ngay chỗ Đầy nằm cách Chương mấy thước, Chương ḅ tới, Đầy bị trái pháo nát bấy người, nh́n thấy Chương, anh chỉ kịp thều thào:Trung Úy rồi ra đi, Chương nắm tay Đầy, vuốt mắt cho người lính thương yêu, người đă sống chết với anh bao lâu nay nơi chiến trường và săn sóc Chương trong những ngày đau đớn, chiến tranh chưa ngưng, c̣n tàn hại tới giây phút cuối cùng, chàng nắm cây M16 nghiến răng bắn một loạt về phía mấy tên VC đi đầu, tiếng tăng mỗi lúc mỗi gần, Chương tuyệt vọng, mấy tháng trước ḿnh đă không chết ở Thường Đức, giờ ḿnh chết ở đây, cũng không sao, Chương rút khẩu colt, lên đạn, tiếng xe tăng nghe càng rơ dần, nh́n Đầy nằm bên cạnh, anh th́ thầm: thầy tṛ ḿnh có nhau, Đầy ạ. Một tiếng vang lên, không phải Chương đang lao xuống từ ngọn đồi 1062, anh đang lao xuống một vực sâu, sâu lắm.
Trưa 30 tháng Tư, sau khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, dân chúng xuôi ngược trên cầu xa lộ nh́n thấy xác hai người lính Nhẩy Dù, trong đó có một người cụt mất một chân và tay họ nắm chặt lấy nhau.
VIẾT THÊM CHO LỜI KẾT - Trận Thường Đức có thể nói là trận đánh lớn nhất của SĐ Nhẩy Dù, hơn 3 tháng quần thảo với hai SĐ cộng quân là SĐ 304 và 324, thêm nhiều Trung đoàn tăng cuờng cùng các Trung đoàn pháo, Cộng quân rút khỏi Thường Đức, ngọn đồi 1062 trước xanh tươi, giờ trơ trụi cây cối,được chiếm đi chiếm lại nhiều lần của hai bên, số thiệt hại như sau :
- Sư Đoàn Dù có 2 Lữ Đoàn 1 và 3 tham dự với 7 TĐ thay phiên nhau xa luân chiến, 500 tử thương , khoảng hơn 2000 bị thương, số tổn thất bằng 50% quân số.
- Cộng quân, ba Trung đoàn 24, 26, 66 coi như xóa sổ, hơn 2000 bị chết, 5000 bị thương.
Trong số những người hy sinh của SĐ Dù, có nhiều ĐĐT và Trung đội trưởng, Đại Úy Ngụy văn Đàng, một ĐĐT của TĐ 3 Dù đă phải gọi pháo binh và phi cơ dội ngay trên đầu ḿnh v́ địch quá đông, tràn ngập điên cuồng trong chiến thuật biển người, khi t́m được xác anh, ĐU Đàng chết trong thế ngồi, mắt mở trừng trừng, người đầy vết đạn, anh chết mà chúng vẫn tiếp tục bắn vào anh, người bạn thân cùng khóa 25 Vơ Bị với Chương là Đại Úy Vơ Thiện Thư, Đại Đội trưởng ĐĐ34 cùng Trung Úy Tô văn Nhị khóa 26 lên tiếp cứu cho Đàng cũng đă chiến đấu dũng mănh, địch xử dụng 1 Trung đoàn, cuồn cuộn biển người, cuối cùng, cũng như Đàng, Thư đă gọi pháo binh bắn ngay lên đầu khi bị địch tràn ngập, cả hai hy sinh. Khóa 26 VB về Nhẩy Dù 10 Sĩ Quan th́ nội trong trận Thường Đức cũng đă hy sinh 5 người. Các Sĩ quan tốt nghiệp Trường Vơ Bị Đà Lạt phải trải qua một hành tŕnh 12 năm ở Tiểu học và Trung học, 4 năm tại Trường Vơ Bị, tổng cộng 16 năm, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy, những người sẽ là rường cột của Quân Đội sau này, nhưng chỉ cần một viên đạn, ngay trận đánh đầu tiên, đă hy sinh, có uổng phí không? không, người Sĩ Quan Hiện dịch là như vậy, cần được tôi luyện trong khói lửa.
Hơn 5 tháng sau trận đánh tàn khốc này, miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Một sự thật đau ḷng bởi sự phản bội của người Mỹ, cả một Quân đội hùng mạnh bị trói chân, trói tay trong cuộc chiến tuyệt vọng. Ở Thường Đức, Nhẩy Dù đă anh hùng chiến đấu giữ vững được bờ cơi, những năm tháng trước đó, ở Quảng Trị, B́nh Long, Kontum, Qưân lực VNCH đă chiến đấu dũng cảm, rồi bao trận đánh oai hùng năm xưa. Khi người Mỹ đă xong công việc, họ gọi là cuộc rút quân trong danh dự, thật ra đây là cuộc rút quân nhục nhă, cuộc rút quân phản bội, chỉ tội nghiệp, ta đă hy sinh uổng phí, mấy trăm ngàn người chết để đổi lấy một kết cuộc bi thảm.
Bây giờ bỗng dưng nổi lên có những người mà năm xưa khi khói lửa chiến tranh, họ c̣n nhỏ, chưa phải cầm cây súng, chưa biết thế nào là chết chóc, chưa có cảm giác khi đồng đội ngă xuống bởi đạn thù, tóm lại, họ chẳng phải hy sinh ǵ hết, giờ họ lớn tiếng hỏi các Tướng lănh( Quân Đội ) đă xin lỗi nhân dân chưa? câu hỏi thật lạ, chính họ phải xin lỗi những người đă nằm xuống v́ đất nước, v́ sự an toàn cho họ, họ phải xin lỗi v́ sự nhởn nhơ ngoài ṿng chiến mà bao người khác đă chết thay cho họ, những Don Quichotte thời đại cầm kiếm múa may, họ nghĩ rằng Quân Đội phải chịu trách nhiệm trong việc miền Nam bị mất mà họ th́ không chăng?
Một Don Quichotte khác lớn tiếng thóa mạ các Tướng Lănh hèn nhát, làm mất nước, lạ một điều, những người này chưa hề cầm súng chống lại quân thù trong cuộc chiến vừa qua, những người này khi đất nước ch́m trong lửa đạn, họ vắt mũi chưa sạch, nhưng giờ họ làm như thể nếu họ chỉ huy th́ ta sẽ không thua, các Tướng có hèn nhát không? Tướng Nguyễn viết Thanh, Tướng Đỗ cao Trí, Trương quang Ân ... đă hy sinh tại mặt trận, 5 vị Tướng đă tuẫn tiết không đầu hàng giặc, c̣n bao nhiêu Sĩ Quan khác nữa mà họ là những anh hùng trong bóng tối, họ có hèn không?
Chương, cho đến khi dành viên đạn cuối cùng cho ḿnh, nằm xuống mà vẫn không hiểu tại sao miền Nam lại mất, bao nhiêu bạn bè, đồng đội anh cũng đă nằm xuống mà không biết ḿnh bị phản bội, giá biết được, liệu họ có liều hy sinh cho một điều vô lư như thế? Họ là những người lính, mà người lính lúc nào cũng nghĩ tới nhiệm vụ và thi hành lệnh. Xin kính chào những người lính Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đă nằm xuống cho quê hương.
TRẦN NHƯ XUYÊN
Người Anh Hùng Mũ Đỏ
Tôi c̣n nhớ ngày nầy năm tháng cũ .
Nơi quê hương lá đổ cuối mùa Thu .
Anh dừng bước giữa biên thùy gío hú .
Súng gh́m tay anh cố chận quân thù.
Trời hôm đó đêm về mưa lạnh lắm .
Pháo từng cơn , lửa cháy nát rừng xanh .
Địch tràn lên t́nh thế thật mong manh .
Anh thà chết chứ không hàng quân giặc .
Địch bao quanh , bảo anh hàng sẽ sống !.
Anh trả lời , sống nhục , có đáng không ?.
Rồi đưa súng, bắn vào đoàn quân Cộng.
Viên cuối cùng, anh trả nợ núi sông !.
Người anh Hùng , người chiến sĩ trận vong.
Anh vẫn sống , muôn đời anh vẫn sống .
Sống trong em và trong cả muôn ḷng .
Bác sĩ N T T
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
NGƯỜI BẠN TÙ LƯ TỐNG. Posted on April 8, 2019 Phạm Văn Lương
Chuyện Bên Đường 4-2-19
CBĐ bắt đầu bằng lời cầu chúc người bạn tù Lư Tống ,sớm về yên vui bên nước Chúa, một tôn giáo, Tống đă chọn trước khi ĺa đời.
CBĐ chia xẻ cùng các bạn một vài tin tức khi Lư Tống ở tù tại trại Lam Sơn (tổng trại 6 của Việt Cộng ) , sau này chuyển tới tổng trại 4, tổng trại 5 tại Cùng SơnTuy Ḥa , và cuối cùng trại A30 Tuy Ḥa, tại đây, Lư Tống vượt trại. Thật t́nh , nếu không đi tù 1975, tôi sẽ chẳng bao giờ biết Lư Tống ( Lê Văn Tống ) là ai, v́ cả hai, Tôi và Tống đi lính khác đợt tuổi, khác quân chủng, Tống Không Quân, tôi Biệt Động Quân. Một điểm nữa, nếu Tống không có một đời tù sôi nổi và nhiều biến cố do ḿnh lựa chọn, có lẽ tôi cũng chẳng bao giờ biết Lư Tống là ai.
Chuyện Tù bắt đầu.
Khoảng giữa tháng 5 năm 1975, tôi và vợ con trên đường từ Sài G̣n về Nha Trang, chiếc xe đ̣ của tôi bị hai tên du kích chận tại Cam Ranh, tụi nó xét giấy tờ từng người, khi biết tôi là sĩ quan VNCH, chúng bắt tôi nhốt tại Cam Ranh, khoảng 10 ngày sau, chở tôi tới Trung Tân huấn luyện Lam Sơn cũ tại Dục Mỹ. Tại đây, chúng chia thành nhiều trại nhỏ, tùy theo cấp bậc, tôi ở chung với sĩ quan lơn cấp, chúng gọi là tổng trại 6.
Những ngày đấu tại trại tù, chúng chia thành từng nhóm 3, 4 chục người, gọi là Lán. Khoảng hai ba tuần, chẳng làm ǵ, ngoài những giờ học chính trị. Hơn một tháng, tụi tôi bắt đầu phải ra khỏi trại để chặt củi, chặt lá kè, trồng khoai ḿ. Lúc này tôi mới biết, sống chung với tụi tôi, c̣n rất nhiều sĩ quan, từ Tá, tới thiếu úy.
Một hôm, khi đi chặt cây ngoài trại, bọn tôi nghe chuyện một người Tù của trại khác, nghe phong phanh, một Trung Úy không quân, trốn trại , và bị bắt lại, trói mang về , v́ bị bắt tại Khánh Dương, trên đèo Ban Mê Thuột. Nếu chỉ là trốn trại , bị bắt, có lẽ tin đồn không nhanh như thế, suốt mấy ngày, ai cũng nói, cũng rỉ tai với nhau, và cái tên Lư Tống là người vượt trại bị bắt.
Tin nhiều người ngưỡng mộ nhất chính là khi bị bắt về tới Lam Sơn, hai tên cảnh vệ bắt Lư Tống quỳ, Tống không quỳ, c̣n phanh ngực thách thức, mấy anh có bắn th́ bắn, tôi không quỳ lạy ai cả, và Tống c̣n hiên ngang, mấy anh giết một Lư Tống, hàng ngàn Tống khác sẽ đứng lên, nghe nói, hai tên cảnh vệ đánh mấy bang súng, cho vào cùm.
Tất nhiên, tôi chỉ nghe nói lại, chứ không chứng kiến tận mắt, nhưng tin này càng ngày càng được đồn ra, và càng ngày càng được kiểm chứng là tin thật. Ai trong trại, cũng kể cho nhau nghe, tôi thật ngưỡng mộ Lư Tống, nhưng chẳng bao giờ có dịp gặp mặt từ ngày ấy.
Tổng trại 6, hàng ngày, Tù vẫn đi lao động, tối về từng lán, từng trại, chẳng bao giờ tôi biết Tống là ai, chỉ nghe mấy người trại dưới nói, Tống vui vẻ, nói giọng Huế, cao khoảng 1.7, trắng trẻo, đẹp trai. Chuyện Tống tại Lam Sơn thêm một vài thành tích như đào trộm ḿ, thả, rồi nhốt vài ngày, không đáng kể.
Khoảng gần một năm sau, tất cả tù phải chuyển lên Sơn Ḥa, Củng Sơn, thuộc Tuy Ḥa. Tôi tới trại 53, ở trại này có đại tá Lương, Lữ đoàn trưởng Dù, và một số TDT Dù như Thành, tđ phó tđ 11 Dù ( K19). Tống ở trại 54, và nhiều sĩ quan cấp nhỏ khác, được chia ra thành nhiều trại khác nhau. Hằng ngày, tụi tôi các người khác ra ngoài lao động. Tôi cũng chưa thấy mặt Tống, nhưng vẫn nghe, những biến động do anh em đi làm gặp nhau kể lại, cũng vẫn Tống, căi cán bộ, bị cùm, rồi thả, rồi cùm.
Một hôm, khi ra ngoài làm, một vài người trại tôi gặp vài người cùng trại với Lư Tống , kể chuyện động trời, đêm qua, Lư Tống , khi đang trong cùm , th́ đột nhiên, khoảng 4 giờ sáng, trời c̣n tối chưa thấy rơ mặt người, Lư Tống la rất lớn “ Anh em tù ơi, tụi Việt cộng đánh và tính giết tôi. Cả trại 4 ở trong hàng rào cây kiên cố, trại cùm Tống ở ngoài hàng rào, mọi người đều nghe, nhưng tụi bảo vệ không cho ai ra ngoài. Cả trại 4 lo lắng, không biết Tống ra sao? Mọi người chỉ cầu mong bọn cai tù đừng bắn Tống. Họ ngồi chờ sáng, mong nghe tin của Tống.
Trời sáng, Tù được lệnh tiếp tục đi làm, chẳng biết ra sao, nhưng chắc chắn chưa chết, v́ không nghe tiếng súng nào cả. Tin tức Tống la ó chửi rủa bọn cảnh vệ loan nhanh tới mọi người. Cả trại 53 nơi tôi ở, mọi người đều biết tin. Riêng tôi, tuy chẳng quen biết ǵ Tống, nhưng trong bụng , luôn mến mộ Tống, ḷng ṭ ṃ, muốn thấy Tống , và nói chuyện với Tống, dù chỉ một lần. Sau biến cố này khoảng một tuần, một buổi chiều, mọi người đă ăn cơm xong, người th́ đánh cờ, người đi tắm, người nằm vơng ṭn ten.
Hôm đó, khi mặt trời chưa lặn, trời c̣n sáng, một tin như điện đưa ra, ai cũng nói với nhau, Lư Tống bị chuyển trại từ 54 tới trại tôi, mới bị cảnh vệ nhốt trong cùm. Tôi không thấy, nhưng những người khác quả quyết Lư Tống trăm phần trăm. Tôi mừng thầm, cuối cùng chuyện ǵ đến đă đến, sớm muộn ǵ , tôi sẽ gặp Tống, v́ tôi đă biết nhiều tù trước tới nay, tù bị chuyển tới trại tôi, sẽ được vào hàng rào , đi lao động chung với anh em khác. Như dự đoán, một hôm, một tên tù, dáng người cao ráo, trắng trẻo, bề ngoài trông hiền lành, đẹp trai đi theo hai cảnh vệ vào trại tôi, khỏi cần đoán non, đóan già, ai cũng biết đó là Lư Tống, Tống ở lán 7, gần lán 8, và lán 9 tôi ở.
Mấy ngày quen trại đă qua, Tống băt đầu đi làm ngoài trại. Tống được ḷng anh em, không phải v́ thành tích chống đối, tù trong tù, cùm trong tù, nhưng v́ Tống rất hoạt bát, nói chuyện tiếu lâm, nói chung , rất vui vẻ. Hồi đó, thứ bẩy, trại cho đá banh, đánh bóng bàn tôi và Tống cùng phe, tôi và Tống, cùng trang lứa, tôi hơn Tống hai tuổi. Đi làm chung, hay nghỉ trong trại, tôi bắt đầu hỏi chuyện Tống, Tống kể với giọng Huế, hơi nặng.
Chuyện bắt đầu Tống kể tên tại sao là Lư Tống, không phải họ Lư mà tên thật là Lê Văn Tống, nhưng có một thời Tống làm quản lư tại câu lạc bộ không quân Huỳnh hữu Bạc tại Tân Sơn Nhất, v́ vậy Không Quân đặt nick name Lư Tống (Tống quản lư). Phi vụ cuối cùng, tại Phan Rang, Tống lái A 37, bị hỏa tiễn tầm nhiệt bắn rơi, giải đi nhiều trại, v́ lúc đó VC chưa chiếm được Saigon. Tôi hỏi, khi bị bắn rơi, sao mày không trốn, Tống nói, tụi chặn ḅ thấy tao, đi theo , bị lộ nên bị bắt .
Tôi ở với Tống cả năm, Tống có những cá tính khác người, tuy không phải lập dị, dễ ghét, chẳng hạn Tống không bao giờ mang dép râu, kể cả khi đi khiêng súc ( cây lớn, ngoài trại về cho tủ xẻ thành ván). Lúc nào đôi dép cũng treo trên cổ, ngang hai bả vai, luôn đi chân đất, và ăn rất khỏe. Tống ăn mọi con vật, ễnh ương, cóc, nhái, rắn. Tống thường khôi hài “ Con ǵ nhúc nhích là ăn hết “. Buổi chia cơm, Tống luôn để một nón nhựa riêng, ai không ăn hết phần khoai ḿ, cứ việc bỏ vào chiếc nón. Tống bắt đầu giă, nhồi, cho chút muối, và vài miếng ớt, vài cọng rau thơm, nhồi thành quả banh nhỏ nhỏ, Tống ăn hết. Tôi tưởng tượng, phải hai ngày, tôi mới ăn hết một trái banh của Tống.
Trong tù, cứ 3 tháng, một người có gia đ́nh, được thăm nuôi một lần. Tống là loại mồ côi, chẳng ai thăm. Có một cái Tết, Tống được một người anh, nghe nói làm công chức cho VC ở ngoài Bắc, tới thăm. Ông này mang cho Tống mấy quyển sách, khuyên Tống cải tạo tốt. Đó là lần đầu tiên Tống được người nhà thăm, khoảng 6 tháng sau, lần thứi hai, Tống được gọi ra thăm riêng. Tống từ chối, cán bộ trại hỏi tại sao?. Tống trả lời. Tôi không bà con với người đó. Trong trại, Tống tập thổi sáo, nhiều quư vị đă h́nh dung tiếng sáo của người mới tập như thế nào rồi, ai cũng muốn điên, nhưng nói ǵ th́ nói, cứ mỗi buổi trưa, lại nghe tiếng sáo giết người này, tiếng sáo cho tới ngày chuyển trại về A30, cũng vẫn đinh tai nhức óc, chẳng bao giờ dịu được chút nào.
Tại trại 53, không có biến cố ǵ đối với Tống. Khoảng năm 1980, tụi tôi và Tống chuyển trại về A30. Tôi và Tống ở khác nhà, nhưng vẫn trong hàng rào. Tôi và Tống, tuy ở khác nhà, nhưng lại chuyên về trồng lúa. Tôi may mắn, được nấu nước cho đội, c̣n Tống ở lẫn lộn với nhóm h́nh sự. Một hôm, trưa thứ Sáu, tôi mang gánh đi lấy củi, chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Tôi thấy Tống nằm dưới một bụi chuối, ở đây chuối hằng hà sao số. Tống mặc bộ quần áo Tù, loại sọc đen, đỏ gụ, loại này nghe nói, trước đây của tù người Mỹ tại trại tù Hilton thường mặc. Tôi tưởng Tống ngủ quên, tôi nhắc, Tống, đội mày ăn trưa xong đi làm hết rối, sao mày c̣n nằm đây. Tống trả lời, tao đau đầu, xin ông Lía (Lía là cán bộ quản giáo của Tống ), nghỉ buổi chiều, tao đau đầu quá. Hai anh em chỉ nói thế, tôi tiếp tục vào rừng kiếm củi.
Hôm sau, thứ bẩy, mọi người đều nghỉ lao động, ở trong rào trại, thường tù đi thăm nhau, nói chuyện gẫu, hay nấu những món lượm lặt được khi làm việc ở ngoài. Mọi người nghe tiếng kẻng, ai nấy phải về nhà để điểm danh, cuối cùng, cả trại chỉ thiếu một người, Lư Tống, Tống trốn trại.Từ xưa tới nay, trại A 30 rất nhiều tù trốn trại, nhưng đi được vài ngày, mươi ngày lại bị bắt, c̣ng về nhốt cùm. Lần này Tống trốn trại, nhưng chẳng bao giờ bị c̣ng tay trở lại. Đối với tù từng ở Lam Sơn, ai cũng biết Tống, ai cũng cầu mong Tống thoát, đừng bao giờ trở lại. Tống thoát thật, mười ngày, một tháng, hai tháng, cuối cùng mọi người TÙ được thả, chẳng ai biết tin tức ǵ về Tống.
Riêng tôi, sống ở ngoài đời cả chục năm, trước khi đi Mỹ ( 10/1992) , thỉnh thoảng, vẫn nhớ tới Tống, vẫn thắc mắc, không biết Tống có thoát thật không, hay đă bị bắt lại, hay bị chết trên đường chạy trốn. Trốn trại không phải xa lạ tại A 30, nhưng riêng Tống, mồ côi, không thăm nuôi, mà đi, chẳng bao giờ trở lại, thật là một kỳ công.
Cuối năm, 1992, qua MỸ, sau những ngày đi làm, tôi thường t́m đọc và hỏi những người tới Mỹ trước tôi, một hôm tôi đọc được một trang báo dài, tờ báo viết về Lư Tống, người đă tŕnh diện ṭa đại sứ Mỹ tại Singapore, sau khi bơi qua eo biển Johore, đoạn biển và chiếc cầu này, tôi qua lại hàng tuần năm 1967 khi học khóa JMS tại Johore Bahru, trung tâm huấn luyện này nằm bên bờ phía Bắc , thuộc Malaysia, muốn qua Singapore, phải qua chiếc cầu dài để tŕnh passport. Cuối tuần , tụi tôi qua Singapore mua hàng, chuẩn bị, mang về Việt nam khi măn khóa.
Bài báo dẫn lời nói của Tổng Thống Reagan, gọi Lư Tống là người anh hùng, người t́m tự do bằng chân dài nhất thế giới. Tôi rất mừng v́ biết chắc Lư Tống đă ở bến bờ Tự Do, sau này Tống đă làm nhiều việc, theo tôi nghĩ, không ai làm được, trừ một người cỡ Papillon, nổi tiếng về thành tích vượt nhiều ngục tại thuộc địa của Pháp, người đă viết quyển tự thuật nổi tiếng Papillon.
Kết luận. Sau bài viết này, kể chuyện thật một đoạn đường của Tống. Tôi sẽ không bao giờ đọc và đánh giá bất cứ việc ǵ, mọi người nghĩ, phê b́nh, thán phục, hay chê trách Lư Tống. Đối với tôi, lịch sử quân đội VNCH, và ngay cả thế giới, sẽ không c̣n một mẫu chuyện nào có thể hơn chuyện về Lư Tống nữa, Lư Tống huyền thoại. Hăy nghe Tống trả lời một phóng viên báo chí nước ngoài “Tôi phải giải phóng Việt Nam, đây là nhiệm vụ của tôi, sĩ quan QLVNCH. Tôi không thể nào sống thoải mái cho cá nhân tôi, khi nước Việt Nam, dân Việt Nam của tôi c̣n trong lao tù của Cộng Sản. Phạm Văn Lương
CBĐ
The Following User Says Thank You to dalat47 For This Useful Post:
(Th/U Lưu Đức Linh (Pḥng TLC) đứng b́a trái, kế đó là 3 MX không rơ tên, đứng bên b́a phải là Th/U Đặng Phạm Hùng, Pḥng ANQĐ/SĐ)
Đây là bài ghi lại nguyên văn câu chuyện do em gái cố Th/U Lưu Đức Linh, pḥng Tâm Lư Chiến Sư Đoàn TQLC thuật lại.
Th/U Lưu Đức Linh, khóa 3/72 Trừ bị Thủ Đức, đầu tiên được bổ sung về TĐ 9 Mănh Hổ, sau đó thuyên chuyển về phục vụ tại Pḥng Tâm Lư Chiến SĐ. Tháng Ba năm 1975 anh mất tích ở Đà Nẵng khi SĐ/TQLC triệt thoái về Nam. Ba mươi hai năm sau, các em anh về lại VN t́m được di cốt và cải táng, đưa anh về nằm bên cạnh mồ mẹ.
Cuối tháng Ba 1975, ở Sài G̣n khi nghe tin toàn bộ Sư đoàn TQLC ở Đà Nẵng di tản về Vũng Tàu bằng đường thủy Ba em có ra đó để đón anh Linh. Chờ hoài không thấy, Ba em hỏi thăm những người về, có người th́ nói thấy anh Linh em bơi ra biển nhưng bị chết ch́m, người th́ nói anh Linh bị chân vịt của tàu chém vào chân nên bị ch́m … Oái oăm là có người bà con phía bên Ba em nói chính mắt ông thấy anh Linh chết trên biển. Nghe tin như vậy xong, Ba em trở về SG đi thẳng vào tiệm hớt tóc cạo đầu trước rồi mới về nhà. Đến nhà Ba nói với Má em thằng Linh chết rồi xong ông đi thẳng lên lầu. Má em ̣a lên khóc vật vă làm cả nhà náo loạn, chúng em c̣n quá nhỏ cũng chỉ biết ngồi bên cạnh ôm Má khóc theo, không giúp được ǵ. Cả nhà ch́m trong đau thương, dù Ba Má em trong thâm tâm vẫn tin (hay vẫn ước mong?) rằng anh Linh c̣n sống và thế nào rồi cũng sẽ về với gia đ́nh.
Qua tháng Tư 1975 khi làm sóng di tản ở Sài G̣n bắt đầu ồ ạt, gia đ́nh em cũng có tên trong danh sách đi Mỹ bằng phi cơ qua phi trường Tân Sơn Nhất nhưng Ba em quyết định chờ xem anh Linh có về không. Và ngày 30/4 đến. Thế là xong.
Sau ngày 30/4/1975 Ba Má và chúng em vẫn tiếp tục chờ, nhưng ngày này sang tháng nọ anh vẫn biệt tăm. Đến năm 1976 th́ Má em có lẽ đă tuyệt vọng nên cuối tháng Ba 1976 bà làm mâm cơm cúng rồi bảo tụi em “tụi bay cúng anh Linh bay đi”. Thế nhưng chúng em không cúng và căi lại “anh Linh chết hồi nào mà Má kêu tụi con quỳ cúng”. Mặc cho Má khóc tụi em nhất định không cúng!
(Cũng trong năm 1976, một hôm có một anh tới nhà nói với Má em rằng “con là bạn của Linh, cùng bị bắt chung. Chúng con có giao với nhau ai trốn thoát về được th́ ghé nhà người kia báo tin. Con vừa trốn về được nên ghé đây báo ngay”. Khi tụi em đưa 2 tấm h́nh, 1 của anh Linh, 1 của anh Tư em ra, anh đó chỉ đúng h́nh anh Linh. Má em mừng lắm, hỏi “ con có thể chỉ giùm bác chỗ giam để bác đi thăm Linh không?” . Anh ấy nói để ghé về Đà Lạt thăm gia đ́nh rồi sẽ quay trở lại cho biết tin chi tiết nhưng rồi từ đó hoàn toàn bặt tin, gia đ́nh em không hề gặp lại. Em không biết tên anh đó là ǵ.
Có người nữa th́ nói với chúng em là trước đó có biết anh Linh (từng cùng nhau đi nhậu ở Huế), khi mất Đà Nẵng th́ gặp anh Linh cũng bị bắt tập trung tại 1 trường học, sau đó phân tán mất tin.
Tháng Tám 1978 chị Ba em sinh bé trai đầu ḷng. Được vài tuần, một tối chị nằm mơ thấy anh Linh về. Chị hỏi “ anh đi đây đây?” th́ anh trả lời “ Tao nghe mày sanh nên về thăm, nhưng thôi để tao lên lầu thăm Ba Má đă”. Sau đó anh trở xuống nắm tay chị Ba em kéo đi. Chị Ba em không biết ǵ cứ theo anh Linh, đi, đi măi. Một lúc sau anh Linh dắt chị Ba em rẽ vào một lùm cỏ tranh, anh đi trước hai tay vẹt cỏ tranh, chị Ba em theo sau. Đi một đoạn th́ thấy ngôi mộ có bia đề tên “Lưu Đức Linh”, ngay trước mặt có con suối nhỏ. Rồi chị Ba em tỉnh giấc, kêu cả nhà dậy và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Ai cũng nghĩ “nếu đúng vậy th́ anh Hai em đă chết trong rừng nhưng biết anh chết ở tỉnh nào, nơi nào mà đi t́m?” Chúng em rất phân vân v́ nhớ đến trước đó có nhiều người nói anh Linh em đă chết ngoài biển, mà nay linh hồn anh lại về báo mộng là chết ở đất liền? Sau đó chị Ba em đi coi bói, đưa tấm h́nh của anh Linh th́ người coi nói liền “anh này chết rồi, chết trên đồi núi cao, không chết sông chết biển …”
Thế rồi sau đó trong năm 1978, Má em cố gắng xoay sở cho chúng em lần lượt từng đứa vượt biển. Chuyện này dài gịng, em xin bỏ qua, v́ nghĩ chắc mấy anh cũng hiểu, sau khi đến được bến bờ tự do, chúng em, như mọi người, cũng lo bương chải, vật lộn với cuộc sống nên quên mất việc t́m kiếm tin tức người anh xấu số của ḿnh. (Viết tới đây mà em không cầm được nước mắt v́ thấy ân hận đă quá có lỗi với linh hồn anh Linh em!)
*
Bẵng đi một thời gian, đến năm 2006, em Việt gửi thư cho trang web Tổng Hội TQLC nhắn tin nhờ tất cả các bạn của anh Linh hay các anh trong TQLC t́m giúp tin tức về anh. Có một vài anh cùng khóa liên lạc lại và nói để hỏi thăm t́m kiếm, nhưng rồi … cũng chẳng có tin ǵ. Chúng em buồn vô cùng, v́ như vậy, chính các anh cũng không biết tin ǵ về anh Linh hết.
Đầu năm 2007 chúng em họp lại, bàn bạc và thưa với Ba em xin phép về Việt Nam đi t́m tung tích anh Linh. Ba em gạt đi bảo rằng cát bụi trở về cát bụi, đi t́m làm ǵ nữa. Chúng em đồng phản đối, thưa với Ba rằng Ba Má cho tụi con qua đây, nay tụi con được sống sung sướng tại sao không quay về t́m cho được xem anh nằm ở đâu để đưa xương cốt anh về chứ tội nghiệp anh nằm bơ vơ xa gia đ́nh đă 32 năm rồi; và mặc cho Ba nói ǵ th́ nói, tụi em quyết định với nhau là phải làm cho được chuyện này.
(Trước đó năm 2006 có người cùng quê với Ba em là chú Lan từng về Đồng Hới, tỉnh Quảng B́nh nhờ được 1 ông thầy tâm linh tên là thầy Quưt giúp đă t́m được cốt người mẹ vợ của ông trước kia chết v́ bị Pháp bắn và chôn sống. Chú Lan liên lạc hứa sẽ giúp đưa chúng em đến t́m ông thầy Quưt để nhờ t́m anh). Chúng em nhờ người bà con ở Huế ra Đồng Hới trước, t́m gặp ông thầy Quưt, đưa ngày tháng năm sanh của anh Linh cho ông ấy xem. Vừa xem xong ông ấy nói ngay “anh này chết rồi”. Hỏi làm sao chết th́ ông ấy nói “anh ấy là lính bên kia, đang lao động làm cỏ th́ có người rủ đi trốn nhưng 5 người trốn th́ bị bắt lại 3…” Nghe vậy chúng em háo hức vô cùng mong từng ngày cho đến lúc về đi t́m anh Linh. Khi chúng em lên đường, lúc đó Ba mới nói các con đi kiếm được anh Linh rồi th́ thiêu đem về đây cho Ba ôm nó một chút, Ba nhớ nó lắm.
*
Lần đầu về Việt Nam
Tháng Hai năm 2007, 3 chị em gái tụi em cùng về Việt Nam. Nghỉ 1 đêm ở nhà trọ, hôm sau chúng em lên thăm mộ bà nội và má rồi bay ra Huế. Phi cơ đáp xuống Phú Bài lúc gần 5 giờ chiều, chúng em lên taxi đi ngay ra Đồng Hới.
Tới Đồng Hới th́ trời đă tối khuya nên chúng em thuê pḥng khách sạn ngủ qua đêm để sáng hôm sau sẽ đến nhà thầy Quưt. (Đêm đó cả 3 đứa chập chờn, trằn trọc không ngủ được, mới 2 giờ sáng đă lồm cồm dậy hết ngồi bó gối mong cho trời mau sáng!) 9 giờ sáng chúng em t́m đến nhà thầy Quưt, đến nơi ông đang xem cho 2 gia đ́nh khác nên chúng em phải ngồi chờ. Đến lượt chúng em, đợi chị Ba em thắp nhang trước bàn thờ Phật bà Quan Âm xong thầy Quưt nói “t́m ǵ nữa đây? Bữa trước tôi có mách cho người tới đây t́m anh ấy rồi mà”. Tụi em thưa “ Dạ đúng, tụi con có nhờ người bà con tới hỏi nhưng nghĩ lại nếu đích thân tới hỏi Thầy th́ chính xác hơn”. Rồi tụi em đưa h́nh anh Linh cùng ngày tháng năm sinh của anh và xin thầy “chỉ vẽ giúp anh con c̣n sống hay chết và chết th́ chết ở đâu”.
Bàn tay của thầy bỗng run lên , thầy lấy tấm giấy vẽ bản đồ và nói “anh ấy chết rồi, chết trong trại học tập”.
Thầy vẽ h́nh “con đường đi lên núi, chú thích con đường rất hẹp, tới đó có 1 miếng đất h́nh vuông, đi vào trong th́ có nhiều nấm mộ mới của những người mới chết, có bia xong mới tới mộ của anh Linh, kế bên có 1 cái mộ đă bốc đi rồi , c̣n lại mộ anh và mộ 1 người khác nằm gần ngay đó”. (Anh có biết ngôi mộ đă bốc đi là mộ của anh Lê Đ́nh Lời, TQLC không? Người bạn tù chôn anh Lời khi được về đă chỉ cho gia đ́nh anh biết để ra bốc mộ anh).
Thầy nói với tụi em “ anh muốn về nhà lắm rồi 32 năm rồi linh hồn của anh vẫn ở giữ cái mộ đó không đi đâu hết, tội nghiệp anh lắm, đưa anh về đi” Thầy cũng nói rơ là “ mộ trên trại B́nh Điền, chung quanh có lính gác” và nói thêm “ sẽ có 2 người giúp đỡ, 1 người khoảng 70 tuổi và 1 người cụt tay”…
Quay về Huế , sáng hôm sau chúng em nhờ 1 người quen ở Huế cùng đi dẫn lên trại B́nh Điền, cô L. này có 1 người bạn học cũ thời Trung học, bây giờ làm Trại phó trại B́nh Điền. Cô L. gọi điện thoại cho hắn th́ hắn bảo tới chợ B́nh Điền th́ ngồi chờ gọi hắn sẽ xuống. Tuy nhiên tới chợ B́nh Điền ngồi chờ 1 lúc lâu hắn lại kêu chúng em lên thẳng Trại. Chúng em thuê honda ôm , 2 người 1 xe, đến cổng đi bộ vào văn pḥng gặp hắn. Bấy giờ hắn bảo sẽ c̣n phải lục t́m hồ sơ xem có tên Lưu Đức Linh không đă, rồi lấy xe chở đưa chúng em lên núi đến khu nghĩa trang chỉ cho xem nhưng thấy trong đó toàn là mộ có bia của những người mới chết. (Trong thâm tâm em nghĩ nhờ anh Linh phù hộ nên hắn có vẻ dễ chịu với chúng em). Hắn cho xe đưa chúng em xuống núi, bằng con đường khác để t́m hỏi một số người dân lúc trước 1975 sống tại khu vực trại B́nh Điền này. Em gặp 1 gia đ́nh sống ở đó đă rất lâu. Chị chủ nhà nói “hồi các anh lính Cộng Ḥa bị bắt học tập, mỗi lần các anh bị đi lao động ngang nhà, tui thường luộc sắn và khoai lang để sẵn ở 1 góc nào đó cho các anh”. Em gởi chị này ít tiền, nhờ chị hôm sau lên khu nghĩa trang phát cỏ tranh v́ thấy cỏ quá cao. Người CA quen với cô L. chở tiếp chúng em tới 1 khu trại nữa cùng khu vực này nhưng lúc đó đang giải tỏa làm đường, hắn nói là sẽ mang tất cả hài cốt của lính Cộng Ḥa và cả bộ đội VC chôn ở đó sang nơi khác, bởi thế không vào được. Trên đường ra hắn đưa chúng em ghé nhà 1 người cai tù cũ ở trại 4 B́nh Điền tên là B́nh, hỏi có biết ai ở đó từng là cai tù ở trại 1 hay không. Người tên B́nh nói “ tất cả đều đă về hưu, đa số là về Quảng Trị, chỉ có mỗi ḿnh tôi (B́nh) sau khi về hưu xin ở lại B́nh Điền” rồi chỉ cho chúng em cách đi t́m mấy người cai tù (của trại 1) nay sống ở Quảng Trị.
Về lại Huế nghỉ một đêm, sáng hôm sau chúng em chia làm 2 toán, 1 đi ra Quảng Trị t́m nhà mấy người cai tù cũ như được chỉ, 1 toán th́ trở lại B́nh Điền. Khi tới chợ B́nh Điền cô L. lại gọi điện thoại cho viên CA trại phó nhờ giúp th́ hắn bảo “ cứ ghé nhà chú B́nh chú ấy sẽ đưa đi”. Ông ta dẫn chúng em đi theo 1 con đường hẹp và dốc khá đứng (y như lời thầy Quưt chỉ!). Từ chân núi đi lên chúng em vừa đi vừa thở, vừa than thầm Trời ơi! Từ nhỏ tới lớn có bao giờ đi thế này, bây giờ nghĩ mới thấy thương các anh ngày xưa leo đèo, leo núi hành quân cực khổ ra sao …Thật là mệt gần chết! Lên tới nơi, ngay chỗ nghĩa trang mà chúng em đă tới hôm trước, mấy đứa chúng em đốt bó nhang lớn chia nhau thắp khắp nơi, vừa cắm vừa van vái thầm anh Linh khôn thiêng chỉ cho chúng em t́m ra mộ phần của anh… Bỗng dưng có tiếng chim rất lạ kêu lên, không hiểu sao em nghe thấy tiếng kêu thật thảm thiết và sợ run người . Chúng em lần ṃ đạp lên đám cỏ tranh (đă nhờ người cắt) len lỏi đi qua khu mộ mới có bia, tới khu trong đường đi khúc khuỷu, khó khăn, lên dốc, xuống đồi , có chỗ phải len lỏi như đang đi xuống vực. Chị Ba của em trượt chân té , cả người chị tuột xuống dốc, chị hoảng hốt đưa tay chụp đám dây leo chằng chịt, nhằm bụi gai bị đâm chảy máu tay ṛng ṛng … Chúng em tự nhủ “không lẽ đây là máu mủ t́nh thâm, anh Linh chỉ cho chúng em thấy chỗ chôn rồi hay sao?” Thế nhưng nơi chị Ba em té xuống là đất bằng phẳng , không có dấu vết của ngôi mộ nào hết, đi xuống phía dưới một chút thấy có ḍng suối nhỏ . Quanh quẩn măi đến chiều mà không t́m thấy ǵ cả, chúng em phần thất vọng, phần mỏi mệt quá nên đành quay về Huế.
Người em họ của em ra Quảng Trị quay về cho hay không t́m được tung tích của những người cai tù trại 1 cũ như được chỉ v́ kẻ th́ đă chết, người th́ đi vào vùng kinh tế mới làm nương rẫy cả rồi … Đêm hôm đó mấy đứa em không ngủ được ngồi bàn với nhau lấy tấm họa đồ thầy Quưt đă vẽ ra xem th́ thấy“con đường đi lên núi nhỏ hẹp th́ đúng rồi, đi vào đám cỏ tranh, ngang qua khu các mộ mới có bia cũng đúng mà đi xuống nữa th́ có thấy ngôi mộ nào đă được bốc đi như ông thầy vẽ đâu?” Loay hoay tụi em cứ nghĩ hoài mà không ra và lại thêm một đêm mất ngủ ( hầu như mấy đêm liền tụi em chẳng đêm nào ngủ được, cứ chừng 2, 3 giờ sáng là mấy chị em lại thức dậy cùng nhau bàn, nghĩ ngợi rồi thở dài!)
Sáng dậy em quyết định trở ra Đồng Hới t́m thầy Quưt. Mấy đứa em quỳ hết xuống năn nỉ thầy cùng đi để t́m giúp mộ anh Linh. Thầy Quưt nói “nếu như anh chết nằm ngoài CôngAn quản lư th́ tôi đi với các anh chị”. Chúng em nghe vậy th́ thở dài (chứ biết nói ǵ) Thầy lại nói “ Lúc trước tôi đă đi t́m mộ cho cả 2 bên, t́m được cả ngàn ngôi mộ rồi, tôi là đảng viên, cấp trên thấy vậy tước quyền Đảng viên của tôi, sau này tôi t́m được mộ cán bộ cao cấp hắn đến nói trả lại Đảng viên cho tôi. Nhưng tôi trả lời, tôi không cần nữa, tôi làm việc t́m mộ này là v́ lương tâm đạo đức thôi chứ tôi không cằn Đảng nữa đâu, mấy ông lấy đem về đi”. Rồi một lần nữa thầy lấy giấy ra vẽ lại sơ đồ giống y lần trước, thầy c̣n nằm dài xuống nền gạch, nói “anh nằm đây nè, ở ngay phía dưới là con suối chảy”. Đứng dậy, thầy vỗ 2 tay lên đầu , nói “ anh muốn về với gia đ́nh lắm rồi”. Chúng em chẳng biết nói ǵ hơn đành đứng lên cám ơn để về Huế. Trước khi đi chúng em nhờ thầy coi giùm Ba em ra sao, thầy nói “Ba đang đau đầu đó, đưa anh về đi. Đưa anh về là Ba hết đau đầu liền”. Chúng em nh́n nhau, không biết nói ǵ mà ḷng th́ khâm phục thầy (bởi v́ trước khi tụi em về Việt Nam 2 tuần Ba bị bệnh đau đầu, mà đau ghê lắm, phải đưa đi Bác sĩ, tới ngày tụi em đi Ba mới đỡ đau đôi chút!)
Trở lại Huế, bữa sau tụi em quyết định trở ra Quảng Trị lần nữa để t́m người cai tù (trại 1) hôm trước người em họ chưa tới được, không ngờ lần này tụi em lại gặp và thấy ông này … bị cụt tay (!). Tụi em nói rơ là đi t́m mộ anh Hai và nhờ giúp. Ông ta kể là về làm ở trại B́nh Điền năm 1977 và nói muốn dẫn tụi em tới 1 ông thầy ở Quảng Trị cũng “hay lắm” để nhờ gọi hồn xem. Tụi em bàn nhau nên đi để xem ông này nói có ăn khớp với thầy Quưt ở Đồng Hới không. Bữa đó ông thầy này không tiếp, hẹn sáng sớm ngày mai quay lại. Tụi em về Huế , sáng hôm sau ra Quảng Trị sớm.
*
Sáng hôm sau đến nhà ông thầy Quảng Trị sớm lắm, chúng em vào cúng, đưa tên tuổi anh Hai cho thầy. Chờ một lúc thầy thắp nhang, khấn vái rồi nói “ anh đây bị đưa đi tất cả 3 trại tù, trại thứ nhất là Phong Điền, (trại thứ hai tên ǵ bây giờ em không nhớ), rồi trại thứ ba là B́nh Điền, anh tù , đói và bệnh nên chết”. Rồi ông chỉ cô em thứ chín của em nói “anh về sẽ vào người cô này nè”. Em Chín của em ngồi im không nhúc nhích hồi lâu rồi cứ lạy bàn thờ và lạy thầy. Thầy nói “ bây giờ anh mở miệng nói đi, người nhà đi t́m anh về đó” . Chúng em ngồi chung quanh mới hỏi “ Anh chết ở đâu, nói cho chúng em biết để tụi em đưa anh về nằm gần Má. Má thương nhớ anh lắm nên Má mới chết, c̣n Ba nữa, Ba cũng nhớ anh lắm và đang đau đầu nặng lắm.. anh nói đi, nếu anh không nói được th́ anh viết ra cho tụi em biết …”. Em lấy cây viết và tờ giấy đưa cho “anh”. “Anh” viết từng nét một, có nét dài, nét ngắn, rốt cuộc đọc ra chữ Điền, xong buông viết xuống khóc một cách tức tối … Thầy nói “có chuyện ǵ uất ức th́ nói ra đi, mở miệng ra nói đi ..” nhưng “anh” không nói mà chỉ khóc và khóc hoài thôi . Em mới hỏi “anh có biết em là ai không” th́ không trả lời mà gật đầu, rồi ngả đầu trên vai em và lại khóc nữa. Chúng em cũng khóc và nói “tụi em xin lỗi anh, xin anh đừng giận nữa, 32 năm chúng em muốn nhưng không biết anh ở đâu mà t́m, hơn nữa thời điểm đó chúng em đều c̣n nhỏ quá, mà Ba có đi Vũng Tàu rồi lại ra Đà Nẵng t́m anh mà t́m không ra …”. Chúng em đứa nào cũng xin lỗi, xin “anh” tha thứ mà “anh” không mở miệng được. Thầy mới nói với anh “ thôi chuyện đă lỡ rồi, đừng buồn nữa, thôi mời các anh chị đây uống bia đi”. “Anh” bèn nín khóc và đưa tay ra mời “uống bia”. Trước khi tụi em rời nhà thầy, “anh” có quỳ lạy bàn thờ.
Tới B́nh Điền, tụi em cùng ông B́nh đi lên núi theo con đường xe hơi chạy được. Tới ngay nơi bữa trước đă ghé, em gái em nhảy liền xuống xe, đi tới sát bờ vực, tụi em phải giữ chặt sợ em té. Em đứng ngó một hồi rồi qauy lại đi ṿng ṿng … tụi em đi theo mà chẳng thấy có dấu hiệu ǵ của một ngôi mộ nào hết . Em Chín ngồi xuống bưng mặt khóc rưng rức một hồi, rồi nói ngộp thở quá, ngộp thở quá và xỉu. Tụi em phải đổ nước cho em tỉnh dậy rồi rủ nhau về Huế. Lúc đó tụi em thất vọng vô cùng, đứa nào cũng rầu rĩ v́ nghĩ chẳng lẽ ḿnh đành bó tay? Đêm đó tụi em lại ngồi suốt đêm bàn tính và quyết định sáng bữa sau lên B́nh Điền lần nữa.
*
Lần này tụi em cũng mang theo họa đồ , nhang đèn, trái cây và bông hoa. Nhưng trên mặt đất (chắc v́ bao năm mưa đổ kéo theo đất đá trên cao xuống lấp hết dấu ) nên không biết đâu là mộ anh hết. Tụi em đi xuống phía dưới chút nữa th́ có con suối nhỏ (vậy là đúng như thẩy Quưt diễn tả). Quay trở lại th́ quả thiệt, tụi em t́m được dấu của ngôi mộ đă bốc đi và cục đá mà thầy Quưt nói giống cái nấm rơm và nh́n thật kỹ th́ đúng là như có ai chặt chém ǵ trên cục đá đó. Tụi em bày hoa quả nhang đèn ra cúng (oái oăm là tụi em ngồi cúng ngay trên đầu mộ anh mà không biết !) rồi về lại Huế.
Đêm đó cậu em họ của em bày hôm sau tới nhà 1 ông thầy tên Sinh ở Vỹ Dạ thỉnh ông đi theo cúng th́ mới mong t́m ra mộ. Lúc đó tụi em nghe ai có ư kiến ǵ cũng đồng ư v́ có lẽ bối rối quá không biết níu vô đâu. 3 giờ sáng tụi em mới đi nằm, mà cứ trằn trọc hoài. 6 giờ sáng cậu em họ chạy qua đập cửa, miệng ú ớ kêu tụi em qua pḥng nó . Tới cửa pḥng hắn chỉ tay lên cánh cửa th́ thấy 1 con bướm màu nâu đen lớn lắm, bằng nguyên bàn tay ḿnh x̣e ra, em chưa thấy con bướm lớn như vậy bao giờ. Cậu em nói hay là anh Linh về?
Tụi em ghé mời thầy Sinh cùng đi lên núi và thầy đồng ư. Khi ra xe, anh biết em thấy ǵ không? Một con bướm đen cũng lớn bằng con bướm đă thấy hồi năy bay theo vào trong xe. Và đi cùng chúng em lên núi. (lúc này th́ đứa nào cũng tin là vong linh của anh Hai đă về cùng đi theo tụi em).
Tới nơi thầy Sinh cúng, khấn vái Sơn thần, Thổ địa xin cho phép gặp thân nhân (ông đọc tên tuổi của anh Linh em). Thầy nói thứ tiếng ǵ tụi em nghe chẳng hiểu ǵ hết (nghe như tiếng Tàu mà không phải tiếng Tàu). Thầy cầm cây nhang đi ṿng quanh, tới 1 gốc cây quơ tay như tóm lấy một vật ǵ trong không khí và lấy tờ giấy đỏ gói lại. Thầy chỉ một chỗ dưới đất nói đó là nơi mộ của anh và dặn đi đâu cũng phải mang anh theo (tức gói giấy đỏ này). Chúng em đưa thầy về Vỹ Dạ, tạ ơn rồi quay về khách sạn. Lần này th́ tụi em quyết định bữa sau nhờ cô L. gặp tên CA Trại phó xin hắn cho đào ngay chứ trễ quá rồi (tụi em xin nghỉ phép về VN được có 2 tuần, mà bữa đó đă là ngày thứ 10).
Gặp viên CA tụi em tŕnh bày là có coi thầy Sinh và được chỉ cho chỗ để đào. Hắn nói, theo họa đồ như thầy Quưt vẽ th́ có tới 2 mộ gần nhau, nên bắt tụi em phải sắm 2 cái quách, và nếu đào lên có 2 cốt th́ phải chôn lại 1 chỗ, chờ khi nào họ t́m và liên lạc được với thân nhân người kia mới cho đem về! (Em rủa thầm trong bụng trời ơi, chết mà vẫn không yên, vẫn c̣n bị nó quản lư!) Nhưng làm sao được? Hắn cũng buộc điều kiện phải để cho tù nhân trong trại ra đào, tụi em đồng ư liền, nên hắn cho đưa 5 người tù ra đào.
Em nhờ chia làm 2 toán, 1 đào ở trên, phía bên trái –nơi viên cai tù cụt tay ở Quảng Trị nói năm 1977 ông ta về đó đă thấy có 2 ngôi mộ) , c̣n toán kia đào ở dưới, phía bên phải. Đất đai gồ ghề , khó đào lắm, họ đào mỗi bên sâu xuống 1 thước mà chẳng thấy ǵ. Loay hoay măi cũng không thấy ǵ, hết giờ CA đ̣i đưa mấy người tù về trại.
Đêm đó tụi em nhờ cậu em họ và người cháu ở Huế bữa sau tiếp tục lên coi sóc việc t́m kiếm, c̣n tụi em phải về Sài g̣n để thu xếp ngày mốt về lại Mỹ .
Rời Huế mà đứa nào cũng ḷng th́ tan nát, c̣n người th́ mệt nhoài v́ suốt 10 ngày hết đi ra đi vào, cứ lên núi xuống núi mà không thấy được dấu tích ǵ hứa hẹn cả.
*
Về tới Sài G̣n tụi em ră rời, tuyệt vọng như người khHCMn, nghĩ tới lúc về Mỹ mà ngao ngán. Không ngờ sáng bữa sau người cháu họ điện thoại vào báo mừng rỡ “D́ ơi tụi con t́m thấy Cậu rồi.” (Em không biết tâm trạng của người trúng số độc đắc ra sao, chứ em lúc đó th́ rơ ràng là mừng hết lớn!). Người cháu kể, trước khi đào có gọi điện thoại hỏi lại thầy Sinh, thầy bảo cứ từ phía dưới chân dốc núi bên phải nơi có con suối đào ngược lên, tới gần gốc cây, dưới gốc cây thấy có tảng đá th́ đúng chỗ. Đào theo lời thầy chỉ, sâu gần 1 thước, ba con nhảy xuống rờ thấy đất ươn ướt. Đào sâu hơn nữa, ba con rờ và gơ trên mặt đất thấy hơi gồ lên th́ nghĩ đó là cái sọ… nên lấy tay cào cào đất ra th́ thấy là tấm poncho …kéo hết tấm poncho ra th́ tất cả mọi người đều thấy rơ 1 người nằm nghiêng, co rúm như người bệnh, nhưng chỉ trong tích tắc, bóng người tan đi, xương ră thành bột trắng hết …Công An kêu hốt bỏ hết vô quách, đem lên phía trên núi chôn lại làm dấu chờ quyết định … Con thấy mây đen kéo tới như sắp mưa nên nhảy cuống theo hốt bỏ vô quách, vừa hốt vừa thừa lúc CA ngó lơ bốc một nắm bột bỏ vô túi để đem về cho D́ …” (v́ em đă dặn cháu nhớ hốt dùm em một nhúm bột xương để đem về Mỹ thử DNA ). Nghe xong em mừng tới run hết chân tay, nhưng vẫn thấy buồn quá, v́ qua bữa sau nữa là em quay về Mỹ lại rồi mà di cốt của anh th́ vẫn c̣n bỏ lại ngoài đó!
Rồi tụi em đi lên Chùa cầu siêu cho anh (tụi em đă có đặt sẵn bài vị cho anh Linh). Hôm sau khi người em họ bay từ Huế vô đưa cho gói bột, chúng em chia hai, một nhúm để lại chùa, một nhúm mang về Mỹ.
*
Một tháng sau khi về Mỹ, chúng em liên lạc được 1 pḥng Lab ở Arizona, họ nhận phân tích và thử DNA. Gủi đi xong, hơn 3 tuần sau liên lạc lại, họ cho biết trong phần bột xương gửi tới, chỉ có 0,5% là tro xương, c̣n lại 99,5% là đất! Và cho hay chỉ có thể xác nhận kết quả là 10%. (Th́ ra người cháu của em, khi hốt vội nắm tro đă bốc lộn nhiều phần đất cát trong đó). Thế nhưng chúng em vẫn tin tưởng rằng đó chính là tro cốt của anh ḿnh v́ nhiều lư do, em sẽ kể sau.
Mấy chị em tụi em ngày nào cũng bàn bạc băn khoăn, không biết là tháng 10/2007 sẽ về bốc cốt cải táng hay để sang năm 2008 . Chưa kịp quyết định th́ một bữa, người cháu em ở Huế gọi sang báo “nói chuyện với thầy Sinh ở Vỹ Dạ th́ thầy mới cho biết anh Linh về báo mộng cho thầy, nói rằng nhờ thầy giữa giùm ngôi mộ v́ các em sắp về cải táng! Vậy là tụi em quyết định tháng 10/2007 về bốc mộ anh cho xong. Chúng em nhờ người em họ ở Saigon ra Huế t́m gặp tên CA giữ danh sách những người tù trại B́nh Điền nộp đơn xin bốc mộ. Hắn xem đơn xong nói rằng “không có tên Lưu Đức Linh trong danh sách học tập, và lần trước khi đào lên th́ chỉ có nắm bột, muốn bốc phải viết đơn rằng xin bốc chiếc quách trong có nắm đất và áo quần rách mới được” (Anh nghĩ xem nghe vậy có đau ḷng không?)
Tháng Tám 2007 ba em trở bịnh nặng phải nằm nhà thương. Chúng em quyết định xin phép Ba để 1 cô em gái ở lại chăm sóc, c̣n chúng em tháng 10/2007 về cải táng cho anh.
Về VN lần thứ nh́
Tuần lễ thứ nh́ tháng 10/2007 chúng em về đến Saigon. Sau khi thăm mộ Nội Ngoại và má em chúng em đi Huế. Lúc ấy đang mùa mưa, trời Huế mưa dầm u ám vô cùng năo nuột.
Tới Huế, chúng em về tận quê Ba cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ, sau đó quyết định ra Đồng Hới gặp thầy Quưt, xin ông cùng đi bốc mộ để phối kiểm cho chắc chắn (v́ lúc bốc lên không có mặt chúng em, và kết quả thử DNA chỉ có 10% nên nói thiệt tụi em cũng có chỗ bán tín bán nghi!). Lần đầu ông từ chối. Sáng hôm sau đến sớm, định năn nỉ lần nữa th́ bất ngờ ông nói liền “ ra xe, tui đi với các anh chị. Đêm qua en về kêu tui đi t́m mộ en. Tui thấy en ở trần, mặc mỗi quần đùi kể với tui là chết v́ bị bệnh và đói. Vậy nên tui phải đi với các anh chị!” Em nghe xong vừa mừng, vừa thương anh phải quay đi chùi nước mắt!
Thầy Quưt nói thêm phải ghé nhà một ông già cùng quê nhờ đi cùng để pḥng khi anh Linh không nhập vào chúng em được th́ sẽ nhập vào ông đó. Gặp ông ta chúng em nhờ đi t́m người thân, ông lặng lẽ lên xe cùng đi. (Nhắc lại cho anh nhớ rằng, lần đầu tiên gặp thầy Quưt ông có nói là có 2 người sẽ giúp chúng em t́m được mộ anh Linh, 1 là viên Công An già về hưu tên Nguyễn Thanh B́nh ở B́nh Điền đó- và 1 người cụt tay)
Xe tới B́nh Điền, chúng em lại nhờ người tên B́nh giúp đưa lên núi. Lúc đó trời đă bớt mưa, chỉ c̣n lác đác. Bước vào lùm cỏ tranh, bàn tay và đầu thầy Quưt cứ lắc lư không ngừng, tới ngôi mộ thầy ngừng lại nói “đây rồi, mộ en đây rồi”. Ông B́nh nói không phải, cái này là mộ mới chôn, phải đi xuống phía dưới vực kia mới có”. Thầy Quưt lắc đầu , dậm chân và nói không đi đâu nữa. Lúc đó trờ tạnh hẳn, thầy kêu bày đồ ra cúng và phải thật nhanh v́ nếu trời đổ mưa là không tốt cho anh.
Chúng em bày nhang đèn hoa quả ra, thầy thắp nhang, ngồi xổm khấn vái một hồi và kêu chị Ba em ngồi xuống bên cạnh để xem anh Linh có nhập vào không. Một lúc lâu, không thấy ǵ, thầy Quưt lại kêu đứa em trai ngồi xuống, cầm một cây nhang vái theo thầy. Cũng chẳng xong, thầy bèn nói ông già đi theo cùng ngồi xuống. Ông này mới ngồi chỉ 2, 3 giây th́ cây tre treo tấm phướn trắng thầy Quưt đă viết tên họ anh Linh trên đó bỗng dưng bật lên và mảnh vải bay phần phật như là cờ gặp gió mạnh! Bất ngờ ông già đứng bật dậy, mắt nhắm nghiền khiến phản ứng của tụi em là lùi hết về phái sau. Thầy Quưt nói với ông già đi mà nhận người thân đi! Ông đi ṿng ṿng, tới vỗ vai chị Ba, rồi đến cậu em trai cũng vỗ lên vai nó. Em đang đứng gần cậu em họ, bèn hơi lùi về phái sau th́ ông ta đi qua người em họ đến vỗ vai em mấy cái!
Vỗ xong, ông quay lại đi tới chỗ tên B́nh (từng là cai tù trưởng trại 4 B́nh Điền) và đập túi bụi lên người hắn ta. Tên B́nh lùi lại và nói thôi thôi, được rồi. (Lúc đó em bỗng có linh tính , hay là ngày xưa tên này hành hạ tù nhân và cả anh Linh nữa nên hồn anh về mới đập hắn ta thay v́ vỗ về như đă làm với chúng em?) .
Sau khi đập thằng cha này xong, ông già đi về phía chị Ba, nắm tay chị, dắt tới đầu ngôi mộ (mới) đưa tay chỉ và nói “tụi bay chôn tao xéo rồi thấy không?”
Thầy Quưt nói với ông già rằng Thôi nhận vậy đủ rồi, ra đi, không th́ mệt người ta”. Nghe vậy, ông già lắc lắc mấy cái rồi mở mắt ra, một lúc sau th́ trở lại b́nh thường.
Thầy Quưt lại khấn vái lầm thầm nữa, bỗng dưng thầy kêu lên như đang nói chuyện với ai đó. “Cái ǵ, đi theo làm ǵ, ở lại đây đi, cho en đi về với gia đ́nh en, khó khăn lắm mới đưa được en về , đừng theo níu kéo nữa. Sao, tên ǵ? Họ Phan hả? Nhà ở đâu, cũng ở Sài g̣n à?” Và thầy giải thích cho chúng em hiểu rằng có 1 cái vong chết cạnh anh Linh, quyến luyến nên cứ muốn giữ anh ở lại!
Thầy Quưt khấn vái thêm một chút rồi gieo quẻ và nói “vậy th́ xin anh ở lại chơi 1 đêm rồi sáng mai anh về nghe?” Quẻ ra là được, thầy kêu chị Ba em gieo thêm một quẻ nữa, khấn y như vậy và cũng được, tức anh Linh chịu ở lại 1 đêm. Thầy Quưt cầm chai rượu rót xuống đất nói Rượu đây, en đi mời bạn bè uống đi để mai về. Xong, thầy kêu thu xếp xuống núi, và ngay lúc đó trời lại tối sầm, xuống khỏi núi th́ trờ đổ mưa trở lại (anh thấy có lạ không?) Thầy Quưt dặn sáng hôm sau khi đào mộ đem quách đi phải tránh không để trúng một giọt nước mưa nào hết.
Trên đường về ông già đi theo lúc đó mới quay lại hỏi tụi em là ǵ của người chết. Như thế khi bắt đầu đi, ông ta chẳng biết ǵ về tụi em hết, vậy mà đến vỗ chính xác từng người, trừ cậu em họ ra. Anh thấy có linh thiêng không?
Về tới Huế, chúng em tạ ơn thầy Quưt và ông già, rồi về khách sạn gọi điện thoại cho tên CA trại phó, xin hắn ngày hôm sau lên bốc mộ. Hắn đồng ư nhưng dặn phải lên sớm nếu không hắn đi họp th́ không được đào.
Đêm ấy trời mưa lớn, em mệt quá nên lên giường ngay, trùm mền đi ngủ lấy sức để sáng hôm sau dậy sớm. Đang nằm lơ mơ chưa ngủ th́ nghe tiếng gơ cửa. Em nghĩ bụng chắc 2 đứa em trai và em họ ra ngoài chơi quên không đem ch́a khóa nên dậy mở cửa. Ai dè mở ra không thấy ai. Em rủa thầm 2 thằng quỷ phá đám, đi ra t́m. Đi hết cầu thang xuống dưới nhà cũng chẳng thấy ai, không khí vắng vẻ làm em rùng ḿnh chạy về pḥng đóng cửa. 15 phút sau lại có tiếng gơ cửa, chị Ba em dậy mở cửa th́ 2 thằng em kéo vào. Em la chúng nó tại sao chơi tṛ gơ cửa rồi đi trốn th́ 2 đứa trợn mắt ngạc nhiên nói rằng tụi nó mới vừa ở ngoài phố về! Nghe mà lạnh người. Trong khi đó trời đổ mưa tầm tă như trút làm tụi em đâm lo, mưa như vậy sáng hôm sau làm sao bốc anh được? Cả bọn ngao ngán nằm xuống mà không tài nào ngủ được, trằn trọc suốt đêm!
5 giờ sáng chúng em đă dậy chuẩn bị đi. Trời vẫn c̣n mưa nên xe không dám chạy nhanh . Sau khi mua trái cây hoa quả, tụi em ghé thầy Sinh ở Vỹ Dạ nhờ thầy đi theo để cúng.
Lên tới B́nh Điền, nhờ tên B́nh đi theo lên gặp tên Trại phó. Hắn mắng tụi em như tát nước v́ phải chờ lâu, sau đó hăn cho 1 tên CA dặt lên núi. Tới nơi tên này nói “các anh chị bốc ǵ th́ bốc cho nhanh rồi đi xống, ông Trại trưởng đi họp nên mới cho các anh chị bốc, chứ có ông ấy ở nhà là không được đâu”. Rồi hắn bỏ đi, để mặc tụi em lại.
Lúc này th́ trời bắt đầu tạnh mưa hẳn nhưng chúng em cũng lấy tấm bạt nylon mang theo căng ra đề pḥng mưa bất tử. Chúng em đào rất nhanh, bốc chiếc quách lên, làm dấu đầu đuôi xong bọc vào tấm nylon và vội vă xuống núi. Lúc đó thầy Sinh đang chờ ở dưới chân núi v́ ông tưởng tụi em vào gặp CA sẽ quay xuống đón ông.
Người tái xế của xe hơi tụi em thuê nhất định không chịu chở chiếc quách nên chúng em phải nhờ xe ôm chở 1 người đưa xuống, c̣n tất cả lội bộ. Xuống gặp thầy Sinh ông kêu đem tới chỗ ngă ba đường để ông cúng
Và làm phép để đưa về Saigon. Tới ngă ba, đến khúc rất vắng vẻ, thầy Sinh bảo rẽ vào con đương ṃn cho khuất. Thầy Sinh thắp nhang đèn khấn vái rồi làm phép bắt vong hồn anh Linh vào cây nhang để tụi em cần theo, và tiếp tục khấn vái. Bỗng dưng thầy Sinh lên tiếng quát như nói chuyện với người vô ́nh (như thầy Quưt hôm qua). Thầy nói “thôi đưa anh tới đây được rồi, về lại trên núi đi, để anh theo người thân về nhà” Rồi thầy lại hỏi Họ ǵ? Họ La hả” Nhà ở đâu, ở Bà Rịa à? Được rồi, nhớ rối, về đi”.
Xong thầy lấy 3 cây nhang vẽ bùa ǵ đó lên tấm vải trắng , rồi đâp chiếc quách, trút mớ cốt vào tấm vải, cột lại giao cho chúng em xách.
Chúng em vẫn thuê 3 chiếc gắn máy , 1 chiếc chở 1 người em ôm quách, 2 chiếc kia chạy kè theo, c̣n đám đàn bà th́ lên xe hơi . Và như lúc tụi em bắt đầu đi, lúc này trờ lại đổ mưa!
Về tới Huế chúng em bàn với nhau là phải đi bằng xe lửa chứ không dám đi máy bay sợ tụi nó scan túi xách thấy gói cốt sẽ làm khó dễ. Thế nhưng khi hỏi thuê được 1 chiếc xe van chịu chở vào Saigon với giá 7 triệu đồng, chúng em mừng quá ngay chiếu hôm đó rời Huế ngay!
Xe chạy suốt đêm, chúng em rù ŕ nói chuyện chứ không ngủ được, khi tới Phan Rang chúng em ghé quán cơm bán khuya ăn cơm rồi đi tiếp. Gần 3 hay 4 g sáng cậu em họ buồn ngủ nên em kêu ra băng sau nằm ngủ cho khỏe. Mới chừng nửa tiếng nó chồm dậy nói “em nằm mơ thấy có người đi theo ḿnh, nh́n không rơ mặt, chỉ thấy mặc quần áo lính màu xanh mà có rằn rằn màu đen ( Năm 1975 hắn c̣n rất nhỏ nên không biết chuyện lính tráng đâu, nhưng nghe nó diễn tả em biết ngay đó là áo lính TQLC.)
Trên đừmg về Saigon, chúng em gọi điện thoại trước liên lạc với ông thầy tu trong ngôi chùa nhỏ tại nghĩa trang (do Hội tương tế mời thầy về tu và coi sóc) nhờ thầy mua hộ trước chiếc quách mới.
Chúng em đi thẳng về nghĩa trang, về đến nơi th́ trời đă trưa. Cả bọn để hành lư trên xe, đưa gói cốt anh vào chùa ngay.
Chúng em chuyển gói cốt vào chiếc quách mới và rũ miếng poncho cùng manh vải đă sờn rách, mỏng tang để gấp lại, Ngờ đâu có 2 chiếc đinh mục rơi ra, chúng em chẳng hiều đó là đinh ở đâu? Hay là mấy chiếc đinh của cái ḥm chôn anh Linh đă bị mục nát thành đất? Chúng em thắp nhang, gửi cốt anh lại cho thầy và xin sáng hôm sau lên làm lễ hạ huyệt.
*
Buổi lễ hạ huyệt này có rất đông bà con họ hàng và người quen với gia đ́nh em đến dự, như một tang lễ b́nh thường. Chúng em bỏ theo quách manh poncho và miếng vải áo tù rách để cùng chôn cho anh. Sau đó lấp đất và tráng xi măng để hôm sau xây mộ. Mộ anh nằm ngay bên cạnh Má.
Hôm sau cậu em họ đến kể em nghe ngay đêm đó,nằm mơ thấy anh Linh về, mặc quần áo đàng hoàng. Anh vào nhà ngồi ngay vào ghế, mặt tươi tỉnh. Cậu em hỏi, anh đi đâu đây th́ anh Linh trả lời, tao về xây nhà chứ đi đâu!
Liên tiếp mấy ngày sau đó, bữa nào chúng em cũng lên xem việc xây mộ để xong là về lại Mỹ ngay ( v́ Ba em giục xong th́ về liền v́ Ba cảm thấy trong người không ổn).
Xây mộ xong, chúng em lên cúng , viếng mộ hai bên Nội Ngoại, Má và anh Linh rồi trở về Mỹ.
Buổi trưa ngày em về tới nhà th́ sáng hôm đó Ba em nói với em Chín đưa Ba rời bệnh viện về nhà v́ Ba đỡ rồi. Mặt mũi Ba tươi tỉnh, vui vẻ và cho hay là đă hết nhức đầu!
Anh có nhớ là trước khi tụi em về VN lần đầu t́m mộ Ba em đau đầu dữ dội lắm, đau tới nỗi Ba nói muốn đập đầu vào tường cho bớt! Thầy Quưt ngay lần đó đă nói :t́m đưa anh về th́ Ba hết đau ngay. Lúc đó em nghĩ rằng à th́ ra thầy nói là như thế.
Không ngờ sau khi em về lại Mỹ được 2 tuần, một buổi chiều đi làm về thấy Ba c̣n ngủ chưa dậy. Em vô thăm th́ Ba mở mắt, em nói thôi Ba dậy đi, trời chiều quá rồi. Con đi nấu cơm xong Ba ra ăn nghe. Nói xong em về pḥng thay đồ, chưa xong th́ nghe tiếng Ba kêu, em lật đật chạy trở lại th́ thấy Ba đang cầm ống thuốc quang xuống đất và miệng đang nói một thứ tiếng ǵ nghe lạ lắm, như đang nói chuyện với người khuất mặt nào đó. Em gọi mấy chị em rồi lật đật chở Ba vào lại bệnh viện ngay. Ba nằm bệnh viện thêm một đêm một ngày nữa th́ ra đi. Lúc ấy em mới hiểu câu nói của thầy Quưt.
Chúng em buồn quá v́ Má mất đă 23 năm ( từ năm 1984) chỉ có Ba ở với tụi em, nay Ba cũng đi theo Má , và theo anh Linh em sau 32 năm xa cách. Rơ ràng cốt nhục t́nh thâm, Ba em chờ cho đến khi đưa được anh về mới ra đi.
*
Em có nói rằng dù kết quả thử DNA chỉ có 10% em vẫn tin đó chính là cốt của anh Linh em. V́ những điều trùng hợp với nhau quá rơ ràng, từ những giấc mơ của chị Ba em (2 tháng sau khi sanh đứa con đầu ḷng), thấy anh về thăm, dẫn chị đi tới một vùng cỏ tranh, pohia1 dưới có con suối nhỏ, rồi h́nh ảnh trong mơ của chị Ba, cũng như của thầy Quưt đều thấy anh Linh cởi trần mặc mỗi chiếc quần đùi –dù tụi em không kể ǵ cho thầy hết- Rồi chuyện thầy Quưt cho hay là phải có 2 người giúp mới t́m ra mộ, một là người Công An già tên B́nh ở B́nh Điền, người kia cụt tay, tức viên Công An tên Phú ở Quảng Trị.
Như vậy rơ ràng anh Linh em đă chết trong oan khuất nên linh thiêng quanh quẩn giữ ngôi mộ của ḿnh rồi về báo mộng cho người nhà máu mủ ruột thịt đi t́m.
Anh ơi, cần nói thêm là anh có biết phần mộ của anh Linh em nằm trong nghĩa trang sát gần căn cứ Sóng Thần TQLC hay không? Năm xưa bà con ḍng họ bên Ba em hùn nhau mua 1 miếng đất để làm nghĩa trang đồng hương và trồng cây ăn trái, nhưng không ngờ lại nằm ngay sát bên căn cứ Sóng Thần. Miếng đất nghĩa trang quá rộng nên bên căn cứ Sóng Thần lúc đó mới qua bên nghĩa trang mượn đất để làm sân tập … Họ có làm giấy mượn đến khi nào nghĩa trang cần đất th́ sẽ trả lại … Năm 1975 Cộng sản vô, tịch thu miếng đất đă cho mượn đó luôn ... để rồi sau 32 năm anh Linh em lại được về nằm gần ngay căn cứ Sóng Thần ...
Ghi chú của người ghi lại câu chuyện này
Đêm Đại hội TQLC 2008 tổ chức ở Nam California, mấy người em của Th/U Lưu Đức Linh đến t́m vài người bạn cùng khóa của anh để mời đến nhà nghe chuyện đi t́m anh ḿnh. Nhân dịp này, Thiếu Tá Lâm Tài Thạnh, ngay lúc đó t́nh cờ có mặt, nghe nói Linh đầu tiên được bổ nhiệm về TĐ 9 nên ông nhân danh TĐT cuối cùng của TĐ 9, thay mặt tất cả anh em trong TĐ cũ chia buồn cùng gia đ́nh. Vài ngày sau đó, số bạn cũ của Linh đă đến nhà để thắp một nén nhang tiễn biệt và nguyện cầu cho anh linh bạn ḿnh văng sinh nơi chốn vĩnh hằng. Nhân đó, mọi người cũng được nghe các em Linh kể đầu đuôi chi tiết cuộc đi t́m hài cốt của anh để đưa anh về nhà, về với Mẹ và về với binh chủng!
(Trần Như Hùng)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Tháng Tư, trời Nam, Biệt Cách Dù
Sa cơ, ngă gục, thật liệt oanh
Ai từng ghé qua Việt Nam Palace vùng Đông Bắc Mỹ đều biết bà Hà, là Giám Đốc điều hành nhà hàng. Tuy nhiên, ít người biết đến ông Hà v́ ông không trực tiếp đứng ra quản lư và ít khi có mặt. Bà Hà tướng cao người đôn hậu, nhưng ông Hà th́ ngược hẳn. Vóc dáng ông gầy và nhỏ con so với kích thước trung b́nh của người đàn ông Việt Nam.
Năm 1990 khi đến định cư ở thành phố này, lớp trẻ chúng tôi hay lai văng tới nhà hàng Việt Nam Palace vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ. Thấy bà Hà đứng ở quầy tính tiền hay lay hoay phía sau nhà bếp phụ giúp. C̣n ông Hà thường ngồi một ḿnh đăm chiêu ở một góc bàn. Lâu lâu viết lách ǵ đó? Ông ít nói và giọng ôn tồn nhỏ nhẹ của người miền Trung. Đôi lần thấy ông chào khách quen hay mĩm cười xă giao lấy lệ.
Một lần ai đó cho biết ông Hà từng là cựu sĩ quan Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa? Nhưng đây không tin cho lắm. Người này nói thêm là trước 75, tướng ông mập mạp và cao ráo hơn? Rồi bẵng đi một thời gian, chúng tôi không c̣n lui tới nhà hàng Việt Nam Palace thường xuyên và đôi lần đến th́ lại không gặp ông nữa.
Câu chuyện ngày đó tưởng chừng như đi vào quên lăng…
Một ngày đẹp trời mới đây, t́nh cờ gặp lại “cố nhân” đi bộ trên phố.
- Chào chú!
- Chào cháu!
Xă giao qua loa bất chợt nhớ lại:
- Cháu có một thắc mắc …xin phép hỏi chú?
- Được.
Nghe nói chú là cựu sĩ quan Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa ngày trước?
- Không! Chú thuộc Lực Lượng 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
Ông khẳng khái trả lời làm đây ngạc nhiên v́ người lính Biệt Kích Dù thường trang bị nặng nề súng đạn, lựu đạn, ḿn, dao găm, bidon nước, lương thực và đồ dùng cá nhân cho mỗi lần đi toán. Có toán viên phải đeo theo máy truyền tin liên lạc, địa bàn, đèn pin và hỏa hiệu. Trọng lượng tính ra khoảng 35 - 40 lbs(20 kilo)? Cỡ ông ta làm sao mang nổi? Nhưng lỡ hỏi rồi th́ phải tiếp tục như thể ḿnh cũng là lính vậy.
Cháu được biết Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù là Đại Tá Phan Văn Huấn. Người hùng mặt trận An Lộc là Thiếu Tá Phạm Châu Tài và cũng là Chiến Đoàn Trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật bảo vệ thủ đô Sài G̣n ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ư nói ra xem phản ứng của ông thế nào? Có phải ông là “thứ dữ” của binh chủng này ngày xưa không? Đồng thời nhắc tên vài cựu sĩ quan thuộc Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu ở địa Phương và hiện cư ngụ ở Nam California th́ thấy ông cũng biết họ.
Trước khi chia tay ông tâm sự về mẫu truyện ngắn “Núi Vẫn Xanh” (1). Nói về số phận của một toán thám sát Biệt Cách Dù gồm sáu người đi thi hành nhiệm vụ vào giờ thứ 25 trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Toán đụng nặng với một tiểu đoàn Việt Cộng đang tiến về Sài G̣n. Toán trưởng gọi phản lực cơ oanh tạc đám con cháu Bác tơi bời. Nhưng riêng toán đă phải trả giá đắt. Bốn toán viên bị thiệt mạng nằm lại trên đồi cùng chung với xác địch. Hai người sống sót c̣n lại phải băng rừng lội suối về đến quận Tân Uyên, tỉnh Biên Ḥa để rồi biết được miền Nam rơi vào tay cộng sản đă hơn 5 ngày sau...
“Núi Vẫn Xanh” là một sáng tác của Hà Kỳ Lam. Một tác phẩm b́nh dị nói lên nỗi cô đơn cùng cực, “mănh hổ nan địch quần hồ” và sự can trường của người lính miền Nam đă coi nhiệm vụ trao phó hơn cả tính mạng bản thân.
Thực tế câu chuyện người lính Mũ Xanh, chẳng được sự đăi ngộ khoan hồng của “cách mệnh” khi buông súng đầu hàng ở quận Tân Uyên (trước thuộc tỉnh Biên Ḥa) vào ngày mồng 5 tháng 5 năm 1975, như chính sách “lèo” của chúng rao rêu. Các anh bị bắt giam, bỏ đói và cuối cùng mang đi xử bắn một cách tàn nhẫn rồi thả xác trôi sông Đồng Nai. Tất cả là 17 người lính miền Nam bị hy sinh oan uổng sau khi chiến cuộc đă kết thúc (2). Một toán viên may mắn sống sót được một cặp vợ chồng già trong làng cứu vớt và che dấu. Trong nhóm bị sát hại có người sĩ quan tên là Tuấn, ngẫu nhiên trùng tên với nhân vật chính trong truyện của Hà Kỳ Lam?
Hành động tiểu nhân của Việt Cộng với dă tâm trả thù đê hèn người lính miền Nam thuộc đơn vị ưu tú, thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa thật bỉ ổi. Trong thời chiến, cứ hai tên bộ đội cộng sản mà “chọi” với một người lính Biệt Cách Dù là chúng bị đi đứt. Không tài nào chúng địch nổi binh chủng thiện chiến Biệt Cách Dù với đầy đủ hỏa lực, nên giờ đây các anh hùng bị sa cơ th́ chúng ra tay hành quyết cho bỏ ghét.
Những tên du kích Việt Cộng “giết người” tháng 5 năm 1975, giờ bây có lẽ là những tên bí thư, huyện ủy và cán bộ chức quyền của huyện Tân Uyên (nay thuộc tỉnh B́nh Dương), nơi các anh hùng Mũ Xanh Việt Nam Cộng Ḥa âm thầm nghiệt ngă nằm xuống? Lịch sử sẽ phê phán ai “ác ôn” hơn?
Giả sử ngày mai Trung Cộng(miễn dùng danh từ Trung Quốc) áp đặt cai trị Việt Nam như Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam, th́ cán bộ Việt Cộng sẽ mất hết quyền lực? Tài sản tham nhũng bóc lột của dân bị tước đoạt. Thậm chí c̣n bị tù đầy như họ đă từng đối xử với quân dân cán chính miền Nam. Nếu Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Thiệu có câu nói để đời, “đất nước mất, mất tất cả…”, th́ bánh xe lịch sử sẽ ứng nghiệm với cộng sản Việt Nam trong tương lai. Tiếc thay! Chỉ tội cho dân tộc Việt Nam măi ch́m trong bể “khổ”.
Việt Cộng là phường “xảo trá”, không bao giờ họ tự “giải thể” v́ quốc gia dân tộc. Chỉ khi nào toàn dân đứng lên “lật đổ” th́ mới hy vọng xóa bỏ chế độ độc tài. Lúc đó “đảng ta” sẽ giống số phận hẩm hiu như lănh tụ cộng sản Nicolae Ceauşescu của nước Romania. Hay bị truất phế như độc tài Hosni Mubarak của Ai Cập vậy.
Cho dù chế độ cộng sản có tồn tại thêm một thời gian nữa, th́ chúng cũng sẽ bị khởi tố lên Liên Hiệp Quốc về danh sách tù “cải tạo” bị sát hại. Vụ hành quyết các chiến sĩ cộng ḥa sa cơ không bản án? Diễn tiến luật pháp chẳng khác ǵ Trung Cộng, Bắc Hàn và Nam Hàn từng kiện chính phủ Nhật tự do về vụ Quân Phiệt Nhật, đă bắt phụ nữ họ phục dịch nô lệ “t́nh dục” trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Việt Cộng có lối chơi thủ tục đầu tiên, th́ người Mỹ hay thích kiện kẻ có tóc, “hẹn gặp ở ṭa, ok!”
Xin mời quư vị độc giả trở lại câu chuyện lính Biệt Cách Nhảy Dù ngày 30 tháng Tư…
Ngày 27 và 28 tháng 4 năm 1975, người viết lúc đó tuy c̣n nhỏ, nhưng đă chứng kiến những người lính trẻ Biệt Cách Dù mặc quân phục rằn ri đầu đội beret xanh đứng gác gần bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, quanh các góc đường Vơ Tánh & Công Lư, Nguyễn Minh Chiếu và Thoại Ngọc Hầu(*). Cứ 3 hay 4 người một tổ. Lưng đeo M16 hay M18 và mang nhiều lựu đạn. Mỗi tổ được phân phát khoảng 4-5 khẩu M72 diệt tăng, để dựa vào chân cột đèn hay ngả trên ba lô. Vài tổ lại có một cấp chỉ huy Thiếu Úy đi cùng với người lính mang máy truyền tin. Mọi địa điểm trọng yếu ở ngă tư chính thấy có một hay hai chiếc xe jeep lùn đậu bên lề đường. Người lính nào nh́n cũng nghiêm. Họ tuân theo kỷ luật quân đội với nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Sài G̣n. Có anh đứng hút thuốc lá và có anh th́ tṛ chuyện nho nhỏ với đồng đội. Họ trông rất b́nh thản như đang đợi “chiến tranh” đến với ḿnh. Trong khi đó, các tướng tá phe ta và gia đ́nh đang binh kế “tẩu vi” cao bay xa chạy. Xe Jeep và xe hơi chạy ngang vùn vụt trước mặt về hướng phi trường Tân Sơn Nhất càng nhanh càng tốt.
Mồng 1 tháng 5, một ngày sau khi miền Nam mất. Dân chúng cư ngụ gần bộ Tổng Tham Mưu thấy 4 “cua sắt T-54” bị bắn cháy ngay ngă ba Lăng Cha Cả. Hai xe tăng T-54 sau này kéo về nằm ụ ở khoảng đất trống đối diện cổng Phi Long (phi trường Tân Sơn Nhất). C̣n hai chiếc khác được kéo đi đâu để giải tỏa lưu thông th́ không biết? Hay có lẽ Việt Cộng ngại tâm lư dân chúng biết được số lượng thiệt hại của chúng? Trong khi đó Biệt đội 817 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chỉ có ít M72 để chống trả? Người viết nh́n thấy màu thép xe tăng c̣n mới. Ṭa cao ốc 6 tầng sơn màu trắng của quân đội Mỹ để lại (đối diện bộ Tổng Tham Mưu) bị bắn cháy đen một mảng lớn. Có lẽ lính Biệt Cách Dù đứng trên sân thượng phóng M72 xuống và tăng Việt Cộng bắn lên làm hư hại cao ốc trong lúc giao tranh sáng ngày 30? Sau khi ngưng chiến, dân chúng chứng kiến quân trang quân dụng của lính giục bỏ đầy đường, nhưng không thấy xác người. Không biết những người lính trẻ Biệt Cách Dù đó đi về đâu? Chỉ thấy nhiều anh lính mặc áo thun hay cởi trần đi chân đất, lầm lũi bước về hướng chợ Ông Tạ. Vài người trong xóm cho quần áo dân sự hay dúi vào tay ít tiền, để các anh làm lệ phí về quê. T́nh cảnh thật bùi ngùi cảm động!
Gợi lại h́nh ảnh tháng tư xưa mà thấy thương cho thân phận người lính thấp hèn. Quê của các anh có lẽ ở tận Cao Nguyên, miền Trung hay Long Khánh? Các vùng đất xa xôi đă mất vào tay giặc cuối tháng Ba hay giữa tháng Tư năm 1975? Đáng lư các anh có thể bỏ đơn vị và trở về xum hợp với gia đ́nh, nhưng t́nh nguyện ở lại để thi hành nhiệm vụ cuối cùng của đời chiến binh.
Thi hành nhiệm vụ hay là chết. Người Lính không quyết định được thắng bại trên chiến trường mà chỉ biết tuân lệnh. Đúng thế! Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa ngày cuối tháng Tư, 75 vẫn c̣n nặng nợ với quê hương và đồng bào, dù biết ḿnh bị phản bội từ mọi phía. Thực tế phũ phàng từ các cấp lănh đạo của đất nước. Vết dao đâm sau lưng chịu sao thấu!
Miền Nam mất. Người dân sống trong chế độ cộng sản sau 75 đă thấm nỗi đau khổ. Ai cấu kết, nuôi dưỡng và che dấu Việt Cộng nằm vùng năm xưa? Nay nhiều người là nạn nhân, bị chúng chiếm đất chiếm nhà. Giờ mới thấy người lính và chế độ nào tốt hơn?
Nếu được cơ hội, có lẽ họ sẽ chọn lại người lính cộng ḥa? Tuy h́nh ảnh và sắc lính của các anh đă qua đi, nhưng người dân miền Nam vẫn luyến tiếc. Họ nhắc lính qua thơ văn, ca nhạc DVD, trên các diễn đàn websites hải ngoại và vài bài viết của cựu chiến binh miền Nam c̣n trong nước.
Riêng lớp trẻ chúng tôi lớn lên sau cuộc chiến tàn, xin được nói với Người Lính Miền Nam một câu ngậm ngùi rơi lệ: “Cảm ơn Anh, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa!”
Tướng Lê Minh Đảo, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh và là người hùng mặt trận Xuân Lộc tháng tư, 1975 có lần nói: “nếu có kiếp sau, xin được tiếp tục làm người Lính Việt Nam Cộng Ḥa”. Mạn phép cùng Thiếu Tướng: “Hăy cho chúng tôi được đầu quân làm người Lính Việt Nam Cộng Ḥa, chung với ông nhé…!”
Darren Thăng
************
Tài liệu tham khảo:
(1) Núi Vẫn Xanh của Hà Kỳ Lam.
(2) Số phận của 6 toán thám sát của LĐ81/BCND trong chiến khu D(LĐ 81/BCND và Những Ngày Tháng Tư).
Tài liệu Kiểm Chứng:
Biệt Đội 817, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù của Thiếu Uư Minh Cui, khóa 28 Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Chú Thích:
(*) Đường Vơ Tánh trước 75 (nay là Hoàng Văn Thụ), Công Lư(đối diện Bộ Tổng Tham Mưu) (nay là Nguyễn Văn Trỗi), Nguyễn Minh Chiếu(nay là Nguyễn Trọng Tuyển) và Thoại Ngọc Hầu(nay là Phạm Văn Hai).
Vài hàng về tác giả:
Darren Thăng c̣n có bút hiệu là DD-2nd. Quốc nạn năm 1975, anh chỉ là một thiếu niên. Anh khởi sự sáng tác từ năm 2007. V́ đam mê đời lính chiến từ khi c̣n nhỏ, nên anh sáng tác rất mạnh về QLVNCH. Anh có hơn 10 tác phẩm nói về người lính Việt Nam Cộng Ḥa và thương cảm số phận người Kháng Chiến Quân Việt Nam.
Hl được bổ xung về toán 2 khi mặt trận tây ninh vừa xong .Lúc đó đang trấn giữ ngă tư bảy hiền ( góc đường Nguyễn văn Thoại dẫn lên Trại Hoàng hoa Thám đối diện là xứ Tân việt ) Gặp Toán của T/U Minh và phối hợp rút về gần BTTM , ḿnh hay gọi ổng là Minh GỒ , ổng hiện ở Sanjose , Ca. nghĩ ngày đó tụi này vẫn b́nh thản chờ so tài cao thấp giữa BCD và cộng quân
Dân ồ ạt th́ khăn gói chạy vào phi trường tấp nập rồi lại quay trở ra chạy tiếp không biết về đâu
Biệt đội 817 mới thành lập sau này
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Chuyện một người chiến binh trong cuộc chiến Bắc Nam: Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn
“…Thua, tôi chấp nhận mọi hậu quả, không than van, không than trời trách đất, không đổ thừa cho đồng minh bỏ chạy…”
Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn là bạn tù của tôi ở trại Lam Sơn, một Trung tâm huấn luyện của quân đội VNCH tại Dục Mỹ, quận Ninh Hoà, được bộ đội miền Bắc chiến thắng trong cuộc chiến tranh Bắc Nam 1955-1975 tạm thiết lập làm trại tù.
Anh Sơn nguyên là thiếu tá lực lượng Lôi Hổ. Thời gian anh Sơn và tôi ở tù chung một trại không dài nhưng anh đă để lại cho tôi một ấn tượng khó quên. Một mẫu người có phong cách kỳ lạ.
H́nh ảnh và tiếng kêu của anh Sơn vẫn c̣n văng vẳng bên tai tôi suốt 35 năm qua sau ngày chúng tôi chia tay nhau.
Anh được chuyển ra khỏi trại Lam Sơn để bước vào ṿng thứ nh́ của hệ thống địa ngục lao tù cộng sản. Khi chiếc xe GMC chở tù chuyển trại chạy qua khu trại tôi vào một ngày nóng bức cuối tháng 7 năm 1975 anh Sơn kêu to để báo cho tôi biết anh rời trại. Tôi chỉ kịp nh́n thấy chiếc xe tù chạy qua, cánh tay anh Sơn đưa cao vẫy. Tôi vẫy lại. Rồi biệt vô âm tín.
Thế mà đă ba mươi lăm năm!
Cuối tháng 3 năm 1975 sau khi bộ đội cộng sản vào thành phố Nha Trang tôi bị kẹt lại. Tháng 6 đang đêm công an đến nhà bắt tôi về tội không ra tŕnh diện.
Thật ra tôi có tŕnh diện, nhưng trễ. Biết ḿnh đă nằm trong rọ, tôi cẩn thận theo dơi các thông cáo của Uỷ ban quân quản (cơ cấu chính quyền mới ngay sau khi chiếm thị xă Nha Trang) về việc tŕnh diện. Lúc đó tôi là dân biểu thị xă Nha Trang. Gốc sĩ quan Hải quân, nhưng tôi đă giải ngũ từ năm 1971 và không có chân trong bất cứ một đảng chính trị nào tôi đặt ḿnh vào diện “dân cử” và chờ gọi dân cử ra tŕnh diện để thi hành. Không thấy có thông cáo nào gọi dân cử, tôi nằm nhà chờ. Tuy nhiên v́ thận trọng, một thời gian sau tôi ra phường Lộc Thọ tŕnh diện. Lấy cớ không ra tŕnh diện, công an thị xă ra lệnh bắt.
Đang đêm đại uư công an Nguyễn Văn Linh (trùng tên với ông Tổng bí thư đảng cộng sản sau 1986) trưởng ty công an Nha Trang dùng xe Jeep dẫn một đoàn du kích đến bắt tôi. Khi đại uư Linh giải thích lư do, tôi tŕnh giấy tŕnh diện. Đại uư Linh hơi lúng túng. Nhưng đoán biết công an đă quyết định bắt tôi, tŕnh diện hay không chỉ là cái cớ, tôi nói sẵn sàng về đồn để cơ quan an ninh làm những thủ tục cần thiết. Cảm thấy thoải mái đại uư Linh bảo tôi mang đồ lề cá nhân lên xe công an đậu chờ xế cổng nhà. Tôi ngồi băng sau không bị c̣ng tay, bên cạnh là một anh công an mang súng dài. Đại uư Linh ngồi băng trước, súng lục ngang hông với tài xế. Đoàn du kích bao vây quanh nhà tản mác vào đêm tối.
Công an đưa tôi về ty công an thị xă Nha Trang đóng nơi nhà ông giám đốc chi nhánh Nha Trang của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín nằm trên đường Duy Tân chạy dọc theo bờ biển Nha Trang. Từ đó công an chuyển tôi lên trại Lam Sơn. Tại đây tôi ở chung trong một trại nhỏ, giống như một căn nhà, với Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn. Trong tổng trại Lam Sơn có hằng mấy trăm căn nhà như vậy.
Từ trại Lam Sơn đang đêm tôi cùng một số tù nhân khác được chuyển về nhà tù Chợ Đầm của tỉnh Khánh Hoà. Sau vài tuần lễ được chuyển về giam tại trại giam tù chính trị cũ (của VNCH) xây phía sau Trung Tâm Huấn Luyện Công chức, cũng nằm trên đường Duy Tân. Hai ngày đầu tôi bị nhốt vào xà lim trước khi chuyển qua nhốt chung với hơn 80 anh em tù nhân trong một căn pḥng chỉ có khả năng chứa khoảng 30 người nằm ngồi. Tại đây tôi gặp ông Khác Chánh Văn Pḥng của đại tá Lư Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hoà kiêm thị trưởng thị xă Nha Trang và ông Nghi, trưởng ty hành chánh Thị Xă Nha Trang. Qua hai ông Khác và Nghi tôi được biết đại tá Phẩm cũng đang bị giam riêng trong trại để điều tra cùng với Thiếu Tá bác sĩ Dù Trần Đoàn.
Từ trung tâm này tôi được chuyển lên trại Đồng Găng trong rừng sâu của tỉnh Khánh Hoà. Tôi được trả tự do từ trại Đồng Găng.
Trở lại chuyện Thiếu Tá Sơn. Tôi không quen biết Thiếu Tá Sơn trước khi đến trại Lam Sơn. Chúng tôi chỉ ở chung nhà với nhau vài tuần lễ trước khi tôi được chuyển qua nhà khác và sau đó Sơn được chuyển ra khỏi trại Lam Sơn .
Chỉ mấy tuần thôi, chúng tôi quen nhau, thân nhau, tin cậy nhau. Câu chuyện tôi thuật lại ở đây hoặc do Thiếu Tá Sơn kể lại hoặc xảy ra trong mấy tuần lễ ngắn ngủi đó.
Trước ngày 31/3/1975 (ngày quân đội cộng sản chiếm tỉnh Khánh Hoà), trại Lam Sơn là một Trung Tâm Huấn Luyện cấp sư đoàn của quân đoàn 2, có khả năng chứa hàng ngàn tân binh hoặc binh sĩ về tái huấn luyện. Các binh sĩ này tạm trú trong những mái nhà tranh đơn sơ dựng cạnh nhau có phên che gió và giường ngủ chồng lên nhau. Lực lượng cộng sản quản lư trại dùng các căn nhà này sau khi đă tháo phên che và giường chồng bên trong (để dễ kiểm soát) gọi là “Nhà”, Nhà số 1, Nhà số 2 v.v. để cho các cựu sĩ quan và công chức miền Nam vừa bại trận trú ngụ trong thời gian học tập. Sĩ quan ở riêng. Công chức ở riêng.
Nhà số 10 dành cho một trung đội Dù bị bắt tại đèo Phượng Hoàng thuộc quận Khánh Dương trên quốc lộ nối liền Ban Mê Thuột với Nha Trang qua quận lỵ Ninh Hoà. Đặc biệt nhà số 10 sĩ quan ít mà nhiều lính Dù. Trung đội Dù này đă quần thảo với quân chính quy Bắc Việt trên đèo Phượng Hoàng cho đến phút chót. Trong nhà 10 chỉ có một Trung uư và một Thiếu uư Dù, c̣n lại là hạ sĩ quan và binh sĩ, và một sĩ quan Lôi Hổ: Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn.
Tôi bị bắt trễ nên khi lên Lam Sơn các dăy nhà đều đầy người, họ nhét tôi vào nhà 10. Tôi nhận thấy hai người sĩ quan Dù rất b́nh thản và các người lính Dù có vẻ thoải mái như đang được nghỉ ngơi sau các cuộc hành quân. Họ giúp các sĩ quan đào giếng lấy nước, trồng cà chua, ớt, bầu bí v.v., nơi đám đất bỏ hoang trước nhà. Thiếu Tá Sơn suốt ngày hút thuốc và kể chuyện tiếu lâm.
Thời biểu chính của tù nhân là hằng ngày lên lớp nghe cán bộ giảng 9 bài căn bản. Tôi c̣n nhớ một số đề tài như “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, “Chiến tranh giới hạn”… và học những bài hát “cách mạng” như “Tiếng chày trên sóc Mambo”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Giải Phóng Miền Nam”, “Chiến thắng Điện Biên”…
Tôi không hiểu làm sao và lúc nào tôi và Thiếu Tá Sơn trở nên thân nhau. H́nh như Lôi Hổ và Dù không có gạch nối nên hai sĩ quan Dù ít nói chuyện với Thiếu Tá Sơn. Lính Dù th́ vẫn giữ khoảng cách với sĩ quan. Có lẽ c̣n do tính t́nh. Hai sĩ quan Dù ít nói, trong khi Thiếu Tá Sơn sống để ruột ngoài da. Anh Sơn không quan tâm đến hoàn cảnh. Ông vui sống trong cảnh tù tội và sẵn sàng đón chờ mọi chuyện.
Thời gian đó không khí trong trại Lam Sơn c̣n rất dễ chịu. Người cộng sản có sách vở để xử lư phe địch. Họ áp dụng phương pháp “bảy tầng địa ngục”. Họ không đưa người tù vào ngay tầng dịa ngục cuối cùng. Họ đưa vào tầng nhẹ nhàng nhất ở ngoài và dần dần đưa người tù vào các tầng bên trong khắc nghiệt hơn từng bậc để người tù thích ứng dần và mất ư chí phản kháng.
Trại Lam Sơn, nơi tù nhân học 9 bài căn bản là ṿng đầu của địa ngục. Sau giờ lên lớp tù nhân trở về nhà giam tự do thoải mái tṛ chuyện với nhau, nấu nướng linh tinh ǵ cũng được, có thể đi thăm bạn tù ở các nhà khác và chỉ phải tôn trọng giờ đi ngủ và giờ thức dậy. Trước cổng trại Lam Sơn ban quản trại cho họp chợ bán thức ăn và mọi thứ cần dùng cho tù nhân. Vợ con tù nhân đến thăm bao nhiều lần một tuần cũng được và tù nhân có tiền (lúc đó tiền VNCH vẫn c̣n lưu dụng) có thể tiêu xài thoải mái.
Học xong 9 bài là thời kỳ 2 tuần lễ để viết bản “thu hoạch”, nghĩa là mỗi tù nhân viết bản khai lư lịch, khai báo quá tŕnh làm việc và mọi tư tưởng riêng tư. Trong thời kỳ này ban quản trại mỗi ngày tập họp tù nhân toàn trại một lần động viên tù nhân “thành thật khai báo” để được khoan hồng về với gia đ́nh. Ban quản trại phỉnh các tù nhân rằng họ có hồ sơ từng người không cần khai báo họ cũng đă biết. Thu hoạch chỉ là để đo sự tin tưởng của tù nhân vào “cách mạng”. Thời kỳ khai báo họ để cho tù nhân nhiều tự do hơn và đa số tù nhân tưởng rằng (trừ các sĩ quan và viên chức ở trong ngành an ninh t́nh báo) sau khi viết xong bản thu hoạch họ sẽ được trả tự do. Tâm lư này làm đa số tù nhân viết rất thật, không giấu giếm ngay cả những ǵ nghĩ là sai trái ḿnh đă làm, cũng như các công tác quan trọng ḿnh đă thi hành. An ninh cộng sản chỉ cần có thế để phân loại tù nhân đưa vào những tầng trong thích hợp cho từng đối tượng của bảy tầng địa ngục.
Bản thu hoạch của tôi tương đối đơn gỉản nên chỉ cần vài hôm là tôi viết xong. Tôi ở trong quân ngũ 16 năm. Hai năm tại trường đào tạo kỹ sư hải quân của hải quân Pháp, một năm phục vụ trên chiến hạm như một cơ khí trưởng và 13 năm tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang như một huấn luyên viên và sĩ quan điều hành công tác đào tạo sĩ quan hải quân, trước khi đắc cử dân biểu thị xă Nha Trang và giải ngũ. Thời gian trên chiếm hạm, chiến tranh bắc nam chưa bùng nổ lớn nên chiến hạm của tôi chỉ đi làm các công tác tiếp tế nhỏ. Một chuyến đi tiếp tế địa phương quân canh gát đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa, một chuyến tiếp tế cho trại tù Côn Sơn.
Thiếu Tá Sơn cũng không viết ǵ nhiều. Tôi hỏi, Sơn nói: “Họ nói họ đă biết hết rồi th́ c̣n ǵ để viết. Tôi viết ngắn gọn rằng tôi là sĩ quan Lôi Hổ, một đội quân được huấn luyện để làm các công tác đột kích vào mật khu Việt Cộng, và tôi đă từng giết nhiều cán bộ cao cấp trong các cuộc đột kích. Tôi sẵn sàng trả giá của người chiến bại theo tinh thần thượng vơ, không có ǵ để nói chuyện khoan hồng khai báo lôi thôi”.
Cung cách của Thiếu Tá Sơn là vậy. Hiên ngang như đời sống phóng khoáng của anh. Anh kể rằng anh thuộc một gia đ́nh công giáo sung túc. Bố mẹ muốn anh trở thành linh mục. Anh đă vào đại chủng viện, nhưng chịu không nổi khuôn phép của Giáo Hội để trở thành linh mục, anh rời chủng viện bất chấp sự bất măn của bố mẹ. Tránh phiền toái và trách móc của gia đ́nh anh thi vào trường sĩ quan Đà Lạt. Ra trường anh chọn binh chủng Lôi Hổ để thoả chí phiêu lưu.
Thiếu Tá Sơn cho biết anh có vợ và 2 con. Chuyện lấy vợ của anh ly kỳ không kém đời anh. Nó là một t́nh sử của thời chiến tranh. Trách Sơn cũng được mà thông cảm Sơn cũng được.
Chuyện Sơn kể rằng: Sau những ngày đánh trận, anh thường lang thang nơi thành phố Nha Trang. Một nữ sinh ở Xóm Bóng lọt vào mắt xanh của anh. Hai người tha thiết yêu nhau và anh quyết định cưới người yêu.
Bố mẹ cô nữ sinh không thuận cuộc hôn nhân v́ không muốn con gái ở goá trong thời chinh chiến. Lư do khác là khác biệt tôn giáo. Sơn đến nhà cô gái cho bố mẹ cô gái biết anh không có th́ giờ chờ đợi và anh không buộc vợ rửa tội theo đạo Chúa. Anh nói anh đă sắp xếp với nhà thờ và trong vài hôm sẽ mang sính lễ tới xin cưới trước khi đi hành quân. Anh đă thuê một căn nhà trong thành phố cho vợ ở khi anh vắng nhà.
Ngày hẹn, anh đến nhà cô gái với sính lễ đầy đủ trên hai chiếc xe Jeep. Anh dùng một xe có tài xế. Xe thứ hai dành cho hai sĩ quan bạn và mấy quân nhân Lôi Hổ tháp tùng. Một đại uư đóng vai đại diện nhà trai làm chủ hôn. Một trung uư đóng vai phụ rể. Anh Sơn mặc đại lễ trung uư Lôi Hổ, lưng đeo súng ngắn, ngực đầy huy chương.
Biết bố mẹ vợ tương lai sẽ từ chối cuộc rước dâu, anh cho quân nhân mang sính lễ vào nhà như không có chuyện ǵ sẽ xảy ra. Anh Sơn và hai sĩ quan bạn theo sau. Thấy quân nhân trang trọng vào nhà, bố mẹ cô dâu buộc phải ra tiếp (thời chiến tranh, không ai muốn cưỡng lại nhà binh!). Ông bố b́nh tĩnh hỏi quư vị đến nhà có việc ǵ. Ông đại uư chủ hôn tŕnh bày lư do. Ông bố tuyên bố ông chưa bao giờ chấp thuận hôn lễ. Đă tính trước, ông đại uư xin được mời cô dâu ra để hỏi ư kiến. Từ trong pḥng cô dâu trang phục sẵn sàng bước ra trước sự ngạc nhiên của bố mẹ.
Ông đại uư chủ hôn hỏi, và cô dâu xác nhận biết hôm nay là ngày hôn lễ của cô với trung uư Nguyễn Văn Sơn. Bố mẹ cô dâu nén giận nhưng đành phải để cho con lên xe hoa. Trung uư Sơn giành tay lái, người yêu khóc sướt mướt ngồi bên cạnh. Khóc v́ lấy được người yêu hay khóc v́ đă làm buồn ḷng cha mẹ? Ghế sau hai quân nhân bồng súng ngồi ở thế tác chiến. Sĩ quan chủ hôn và phù rể lái theo sau. Đám cưới không có phù dâu.
Sau lễ cưới độc đáo của thời chiến tranh, trung uư Sơn chiến trận liên miên. Chị Sơn ở nhà lo tổ ấm. Sau vài năm anh chị Sơn có được hai cháu, một trai một gái kháu khỉnh. Thấy con gái có hạnh phúc với t́nh yêu chân thật, bố mẹ chị Sơn tha lỗi cho con gái, nhận rể và cho phép con gái và cháu ngoại về ở chung để con gái tránh đơn độc trong những lúc anh Sơn hành quân vắng nhà.
Biến cố Tháng Tư đến và trung uư Sơn, lúc này là thiếu tá bị bắt tại mặt trận và đưa vào trại Lam Sơn. Câu chuyện giữa anh Sơn và tôi bắt đầu từ đó.
Cán bộ hướng dẫn nhà 10 của chúng tôi là một hạ sĩ quan quê Bắc Ninh. Anh ta hiền lành và không hống hách như các cán bộ khác. Anh thưộc một đơn vị chính quy quân đội Bắc Việt từng tham dự trận đánh An Lộc trong những ngày đầu của trận chiến sau cùng. Mỗi ngày anh đến nhà chúng tôi làm nhiệm vụ hướng dẫn và thường ngồi xổm trên đất, tay vấn thuốc lá ph́ phèo hút và kể đủ thứ chuyện về “ngoài Bắc ta” và chuyện chiến trận anh đă trải qua. Anh không tô điểm đời sống “ngoài Bắc ta cái ǵ cũng có” như các cán bộ khác và kể lại các trận đánh anh không theo luận điệu của trại là “trận nào quân ta cũng thắng”. Chúng tôi trong nhà 10 có nhiều thiện cảm với anh, và trở nên bạo dạn trong những trao đổi với anh.
Một hôm tôi ngồi cạnh Thiếu Tá Sơn nghe anh nói chuyện với anh trung sĩ cán bộ. Thuật lại một trận đánh để giành một vị trí gần Lộc Ninh, viên trung sĩ nói đơn vị anh, mặc dù với quân số áp đảo, đă gặp sự kháng cự mănh liệt của một đơn vi quân đội VNCH cho nên dù chấp nhận mọi tổn thất nhân mạng đơn vị anh vẫn không chiếm được vị trí. Thiếu Tá Sơn cho biết tiểu đoàn của anh đă được phái đến tăng cường trong trận đánh đó. Sơn nói:
“Đánh đấm với các anh chán bỏ mẹ. Quân lính các anh cỡ tuổi 14 hay 15, trông như con nít, không biết ǵ khác ngoài việc xông tới, hết lớp này đến lớp khác. Chúng tôi bắn chết, thây chồng chất lên nhau trông vừa thương tâm vừa kinh tởm và có lúc tôi đă ra lệnh cho lính tạm ngừng bắn dù biết chậm một giây là đơn vị có thể bị tràn ngập”.
Viên trung sĩ cán bộ nghe và không trả lời. Anh ta chỉ cười nho nhỏ. Vẫn giữ thế ngồi xổm anh xê dịch kiếm lửa châm điếu thuốc đang hút dở vừa tắt. H́nh như anh ta chán nản một điều ǵ.
Chiều hôm đó tôi nói với Sơn: “Chúng ta là kẻ chiến bại. Những ǵ anh nói với viên trung sĩ cán bộ có thể được báo cáo và người cộng sản có thể thủ tiêu anh. Khích hay làm nhục kẻ chiến thắng không phải là một cách hành xử không ngoan”.
Sơn cười chua chát: “Tôi biết họ và họ biết rơ tôi. Trước sau họ cũng sẽ giết tôi. Tôi nói để họ biết người chiến sĩ VNCH không hèn nhát. Thua, tôi chấp nhận mọi hậu quả, không than van, không than trời trách đất, không đổ thừa cho đồng minh bỏ chạy”.
Thiếu Tá Sơn rất ít nói đến gia đ́nh dù tôi biết anh nghĩ tới và âu lo từng phút từng giây. Có lẽ anh đang dọn ḿnh cho đời sống ở một thế giới khác cùng với người vợ và cũng là người t́nh duy nhất của anh. Trong khi thân nhân của các sĩ quan và công chức bị bắt tại Nha Trang và các vùng lân cận đến thăm th́ không một thân nhân nào của anh Sơn đến thăm anh. Tôi hỏi, anh Sơn nói anh không biết và cũng không muốn đoán biết. Anh nói anh xem như đời anh đă chấm dứt sau khi đơn vị anh đầu hàng và anh không thể tự vẫn v́ anh là một tín đồ theo đạo Chúa.
Một thời gian vài tuần sau khi mọi tù nhân viết xong bản “kiểm điểm ” nộp ban quản trại, tôi được chuyển sang một nhà khác giam chung với các công chức trong thị xă . Họ đă xếp loại và cho tôi vào thành phần “ngụy quyền”.
Bây giờ không c̣n chợ trời trước cổng trại Lam Sơn, không c̣n những buổi thăm viếng tự do. Nhân một tù nhân lợi dụng giờ ra chợ trốn trại về Nha Trang bị bắt lại, ban quản trại không cho họp chợ nữa. Nhưng bên trong trại các tù nhân vẫn c̣n được đi lại từ nhà này qua nhà khác thăm viếng hàn huyên. Tôi vẫn thường đến thăm Thiếu Tá Sơn vào những buổi chiều trước giờ cơm chiều. Cơm c̣n đủ để ăn no với cá vụn và canh rau.
Một buổi chiều đang ngồi trong trại, cạnh con đường đất dùng để xe tuần chạy quanh các khu nhà, tôi nghe tiếng kêu từ một chiếc xe GMC chạy qua nhà tôi: “Anh Sơn ơi, tôi đi đây, vĩnh biệt anh”. Nh́n nhanh ra đường tôi thấy một chiếc xe GMC mui trần chở đầy tù nhân chạy qua. Một người lính cầm súng đứng gác phía sau. Thấp thoáng tôi thấy bóng dáng Sơn đưa tay vẫy, miệng không ngừng kêu “Anh Sơn! Vĩnh biệt anh!”
Anh Sơn bị chuyển trại. Và đó là h́nh ảnh cuối cùng của Sơn.
Tôi ra trại, vượt biên, và trong suốt hơn 30 năm ở nước ngoài tôi vẫn ngóng trông tin Sơn. Tôi không nghĩ anh Sơn đă bị giết hay chết trong một trại tù nào đó ngoài miền Bắc. Một người giàu ư chí như Thiếu Tá Sơn không thể chết dễ dàng như vậy. Tôi tin anh vẫn sống và đă ổn định tại một góc trời nào đó trên trái đất này. Nhiều sĩ quan rơi vào những trường hợp nghiêm trọng hơn anh đă được ra nước ngoài theo diện HO.
Tôi tin anh Nguyễn Văn Sơn vẫn sống. Hy vọng lớn nhất của tôi là đoản văn này lọt vào mắt của anh Sơn hay bạn bè anh Sơn trong quân ngũ hay ngoài đời sống dân sự. Xin nhắn với Thiếu Tá Sơn rằng người bạn tù Trần Văn Sơn tại trại Lam Sơn vẫn c̣n đây và chờ nghe tin lành của anh và gia đ́nh. E-mail liên lạc: binhnam@sbcglobal.ne t.
Trần B́nh Nam
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Bảo Định
Không biết từ bao giờ, chiếc áo poncho đă trở thành chiếc áo đi mưa của người lính VNCH. Thời chiến tranh Việt-Pháp, người lính Pháp dùng áo đi mưa b́nh thường như ta vẫn dùng, nhưng màu sắc là màu kaki. Bộ đội Việt Minh th́ dùng “tơi” làm bằng lá cọ, rất bất tiện. Về sau họ được trang bị bằng tấm vải nylon được lén lút mua từ vùng “Tề”. Trong những món quân trang được cấp phát cho người lính, có tấm poncho màu ô liu, dùng để làm áo đi mưa. Ư nghĩ đầu tiên của người lính giản dị chỉ có thế.
Nhưng khi vượt sông, người lính được chỉ cách dùng tấm poncho, gói tất cả ba lô, quân trang quân dụng, cột túm lại để trở thành cái phao mà vượt qua ḍng nước. Khi đi hành quân, với hai tấm ponchos nối lại với nhau, một sợi dây căng dùng làm đ̣n dong, người lính đă có một “túp lều lư tưởng của anh và của em”, của ba người lính, hay ba chàng “ngự lâm pháo thủ”. V́ cần thêm một người lính nữa chung vào, tấm poncho thứ ba làm tấm drap trải nền. Người lính đi hành quân dài ngày, ngoài ba lô quân dụng, phải mang một cấp số rưỡi đạn dược, nhiều trái lựu đạn, hành trang thường nặng trên 20 ki lô, nên ít ai mang theo chăn mền. Do đó tấm poncho thứ ba, khi đêm khuya lạnh lẽo giữa nơi núi non, hay vùng đồng không mông quạnh, đă trở thành chiếc mền cho ba người lính đắp chung. Ba người lính cùng dựng “túp lều lư tưởng”, cũng là tổ “Tam Tam” trong cơ chế quân đội, là đơn vị nhỏ nhất: Tổ Tam Tam, Tiểu đội, Phân đội, Trung đội, Đại đội…
Khi đi vào những vùng khan hiếm nước, hay không có nước như mật khu Hắc Dịch thuộc tỉnh Phước Tuy chẳng hạn, người lính đào một cái hố cạn, phủ poncho lên trên, tạo thành một cái giếng cạn để hứng những giọt sương đêm, hay gặp may, có một cơn mưa nào bất ngờ chợt đến để hứng nước. Sau cùng, khi người lính hy sinh nơi chiến địa, tấm poncho đă trở thành chiếc áo quan “phủ kín thân xác của người chiến sĩ”.
Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, Tiểu đoàn 2/43 cùng Đại đơn vị Sư đoàn 18 BB nhảy vào An lộc thay thế Sư đoàn 5BB, trấn giữ Thị xă này của “B́nh Long Anh Dũng”.
Ngày 12 tháng 6 năm 1972, khi lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới tung bay trên đỉnh đồi Đồng Long, người hùng An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên VTVN: “Thành phố An Lộc đă được hoàn toàn giải tỏa”.
Sau hơn hai tháng giao tranh, lực lượng tấn công cộng sản xâm lăng Bắc Việt với quân số đông gấp 4 lần lực lượng của QLVNCH, nhưng quân trú pḥng đă gây cho chúng thiệt hại ít nhất là 30 ngàn quân trong tổng số 4 sư đoàn quân CSBV. Tổn thất về phía QLVNCH cũng khá nặng nề. Nhưng điều quan trọng là họ đă giữ vững được thị xă. Mặc dù An lộc đă trở thành một địa ngục của trần gian! Mưu đồ của CSBV mong chiếm được An Lộc để đặt làm Thủ đô của cái gọi là “Chính phủ Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam”, con đẻ của Hànội, và làm bàn đạp tiến đánh thủ đô Sàig̣n hoàn toàn bị bẻ găy. Cuối cùng bọn đầu lĩnh Bắc Bộ Phủ đành phải chọn Lộc Ninh, một quận nhỏ của tỉnh B́nh Long, nằm cách biên giới Việt-Miên vài cây số để làm thủ đô! Thật là khôi hài!
An Lộc đứng vững là nhờ sức chịu đựng, tinh thần chiến đấu dũng cảm, và ḷng hy sinh vô bờ bến của người lính VNCH. Họ là những chiến sĩ Nghĩa Quân, Địa Phương Quân tỉnh B́nh Long của Đại Tá Trần Văn Nhựt, Sư Đoàn 5 BB của Tướng Lê Văn Hưng, vài đơn vị của Sư Đoàn 9, Sư Đoàn 18, Sư Đoàn 21, Biệt Động Quân, và lực lượng Nhảy Dù. Hai câu thơ của một cô giáo An Lộc, được viết lên trên một tấm gỗ của thùng đạn pháo binh, cắm trước Nghĩa trang Biệt Cách Dù, ngay giữa khu phố chợ B́nh Long:
“An Lộc Địa, sử ghi chiến tích,
Biệt Cách Dù, vị quốc vong thân”
Đă nói lên ḷng biết ơn sâu xa của người dân địa phương đối với sự hy sinh cao cả của người lính VNCH.
An Lộc đă đứng vững, các ngọn đồi chung quanh như Đồi Đồng Long, Đồi Gió, Đồi 169… đă được tái chiếm. Quân CSBV bị thua nặng, bị kiệt quệ, nên thôi mở những cuộc tấn công thiêu thân. Nhưng ṿng vây bao quanh thị xă vẫn siết chặt. Không đủ khả năng hay không c̣n dám mở những cuộc tấn công bằng bộ chiến, chúng tấn công bằng trận địa pháo. Những trận mưa pháo liên tục trút lên thị xă nhỏ bé, ngày cũng như đêm. Những người lính VNCH tử trận không có phương tiện để mang về hậu cứ trong hoàn cảnh súng pḥng không dày đặc, đường bộ th́ bị cắt tại Tàu Ô trên QL13, đành phải “vùi nông một nấm” tại chỗ. Nhưng mỗi tấc đất của An Lộc là một tấc lănh đạn pháo của địch. Do đó chuyện “người chết hai lần, thịt xương nát tan” chuyện thường t́nh. Tại An Lộc, Tiểu Đoàn 2/43 đă có những người lính chết ba lần, bốn lần, thậm chí năm lần! Thử hỏi thịt xương c̣n ǵ? Không chỉ là nát tan!
Sư Đoàn 18BB của Đại Tá Lê Minh Đảo, sau khi nhảy vào An Lộc, để cùng với Trung Đoàn 52 và một tiểu đoàn của Trung Đoàn 48 tăng phái cho Sư Đoàn 5, đă có mặt tại đây ngay từ những ngày đầu của trận chiến, liền cấp tốc mở những cuộc hành quân tái chiếm những vùng đất bị mất, nới rộng ṿng đai pḥng thủ, hầu giảm thiểu những trận mưa pháo của địch. Phi trường Quản Lợi nằm cách xa thị xă An Lộc lối 10 cây số về hướng Đông Bắc. Trong thời kỳ quân đội đồng minh c̣n tham chiến ở Việt Nam, nơi đây là căn cứ của một Lữ Đoàn Quân Đội Hoa Kỳ. Người bạn đồng minh đă xây dựng tại đây những pháo đài, những bunkers rất là kiên cố để bảo vệ sân bay. Khi trận chiến An Lộc xảy ra, đây là địa điểm tốt để đặt sở chỉ huy của chúng, nhất là những dàn đại pháo để bắn vào An Lộc. Do đó, Tư lệnh Mặt trận Lê Minh Đảo quyết định bằng mọi giá, phải tái chiếm Phi trường Quản Lợi.
Vào một ngày đầu Thu năm 1972, Sư đoàn 18 BB đă mở cuộc hành quân cấp Trung Đoàn để tái chiếm phi trường Quản Lợi. Đây là vùng đồn điền cao su Đất Đỏ (Terre Rouge) của người Pháp. Từ An Lộc đi về hướng Đông theo con đường 303. Trước khi đến phi trường, phải vượt qua một thung lũng hẹp. Đây là thung lũng mà những người lính của tiểu đoàn 2/43 gọi là “Thung lũng Tử thần”. Chính cái thung lũng nhỏ hẹp này đă cướp mất biết bao nhiêu là sinh mạng của các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/43.
Từ sáng sớm, những phi cơ chiến đấu thay nhau trút bom đạn lên đầu giặc; tiếp theo là những tràng đạn pháo 105ly, 155ly. Những khẩu pháo này đă hoạt động liên tục trong suốt trận chiến, ṇng súng bị nở rộng, đường khương tuyến bị ṃn, nên bây giờ tác xạ không c̣n chính xác. Độ sai số có thể lên đến 500 mét! Sau những đợt mưa bom và đạn pháo, Tiểu Đoàn 2/43 của Đại Úy Nguyễn Hữu Chế, khóa 13 Vơ khoa Thủ Đức, và Tiểu Đoàn 3/43 của Thiếu Tá Lê Thanh Quang, khóa 16 Vơ bị Đàlạt, bắt đầu mở cuộc tấn công.
Trước khi mặt trời lặn, hai tiểu đoàn đă tiến chiếm được một đầu phi đạo. Trận chiến diễn ra rất ác liệt, sự thiệt hại của cả hai bên đều khá cao! Nhưng quân bạn đă lập được đầu cầu, xua quân địch về bên kia và về cuối phi đạo! Cuộc hành quân chỉ tiến đến được ngang đó. Bên kia phi đạo là một dăy pháo đài và bunkers kiên cố của quân đội Mỹ để lại. Sức chống trả của địch thật mănh liệt, quân bạn không thể tiến xa hơn. Sau nhiều ngày tạm nghỉ ngơi, một trận đánh quyết liệt đă diễn ra mà nỗ lực chính là Tiểu Đoàn 2/43 để giải quyết trận địa.
Tiểu đoàn được tăng phái Đại Đội Trinh Sát 43 của Đại Úy Nguyễn Tấn Chi, khóa 12 Vơ khoa Thủ Đức. Từ sáng sớm, bom và đạn pháo thay nhau trút xuống mục tiêu. Thời gian của cơn mưa bom đạn kéo dài gần suốt ngày. Trước khi tấn công, một màn khói nhân tạo, do những trái đạn khói pháo binh tạo thành, dày đặc, làm màng che cho bộ binh tiến lên. Trận đánh kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ để vượt qua một phi đạo không rộng lắm. Nhưng quân bạn không thể nào chiếm được những pháo đài và bunkers. Cộng quân với các khẩu súng cộng đồng 12ly7, đại liên, trung liên, SKZ, B40, B41 đă chống trả quyết liệt. Một vài toán quân tiến được qua bên kia phi đạo, nhưng không thể nào xâm nhập vào bên trong, đành phải bỏ cuộc, rút lui. Con số thương vong khá cao. Trời vừa tối, trước mặt vị Tiểu Đoàn Trưởng là 19 chiến sĩ QLVNCH nằm ngay hàng với tấm poncho phủ kín.
C̣n nỗi buồn nào hơn nỗi buồn này. Chỉ trong một cuộc tấn công ngắn ngủi, con số thiệt hại đă lên quá cao! Nhiệm vụ chưa hoàn thành. Mục tiêu vẫn chưa bị thanh toán. Bóng đêm đến nhanh. Ta và địch đều phải bận rộn lo việc tản thương và tiếp tế. Địch bên kia phi đạo. Ta ở bên này, mặt đối mặt, tất cả đều mệt mỏi ră rời! Không ai buồn bắn pháo vào nhau.
Một đêm yên tĩnh trôi qua. Trời thu ảm đạm, mây đen vần vũ. Cơn mưa chợt đến. Gió núi từng cơn thổi qua. Người lính VNCH áo quần ướt nhẹp, co ro trong cái lạnh đầu mùa. Nhưng súng không rời tay, mắt đăm đăm nh́n về hướng địch đang cố bám bên kia phi đạo, để theo dơi động tĩnh của đối phương.
Ngày hôm sau, trận đánh lại tiếp tục. Nhưng lần này tiểu đoàn được tăng cường Trung Đội Hỏa tiễn TOW của Chuẩn Úy Phương, vị sĩ quan tốt nghiệp trường Fort Benning bên Mỹ. Khi đưa Trung Đội Hỏa tiễn TOW vào, Tư Lệnh cho biết mỗi trái đạn trị giá 7 triệu đồng (vàng lúc đó là 20 ngàn/lượng). Hỏa tiễn TOW là loại vũ khí chống xe tăng ra đời vào khoảng năm 1945. Nhưng h́nh như chưa được tung ra mặt trận th́ cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ hai chấm dứt. Không biết trong trận chiến tranh Cao Ly, quân đội đồng minh đă có dịp sử dụng loại hỏa tiễn này chưa?
Trong chiến tranh Việt Nam, loại hỏa tiễn này chỉ mới trang bị cho QLVNCH từ hồi Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, và chỉ mới xuống đến cấp Trung Đoàn Bộ Binh. Mỗi trung đoàn có một trung đội gồm hai khẩu, gắn trên xe jeep. Tầm bắn của viên đạn là 3,000 mét. Khi viên đạn rời ṇng súng, nó kéo theo một sợi dây kim tuyến. Chính nhờ sợi dây kim tuyến này mà ta có thể điều khiển viên đạn đến mục tiêu theo ư muốn. Trên ống nhắm có một chữ thập. Ta chỉ cần đưa chữ thập vào mục tiêu th́ nhất định viên đạn phải trúng mục tiêu. Khi nổ, sức nóng tỏa ra trên 3000 độ. Đặc biệt viên đạn có thể luồn lách qua những hàng cây như cây cao su. Đây là loại vũ khí chống xe tăng rất hữu hiệu. Chỉ tiếc rằng người bạn đồng minh đă viện trợ cho ta quá trễ!
“Mất ḅ rồi mới làm chuồng!” Cũng giống như hồi Tết Mậu Thân năm 1968, khi quân CSBV xâm lăng sử dụng AK47 để tấn công trên toàn cơi VNCH th́ người bạn đồng minh mới cung cấp cho ta súng M16. Sau này khi bộ đội CSBV sử dụng xe tăng T-54, ta mới được ông bạn quư nhượng lại cho M48, do họ rời chiến trường VN, nặng quá không tiện mang theo! Có lẽ ông bạn Mỹ không muốn ta thắng VC, chỉ muốn ta thủ huề! Họ sợ ta thừa thắng rồi mở cuộc Bắc tiến! làm mất thế cân bằng toàn cầu của họ. Ôi! Thương thay cho thân phận người lính của một nước nhược tiểu.
Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/43 hân hạnh được bắn phát đạn đầu tiên. Viên đạn chạm trúng mục tiêu, vị trí của khẩu thượng liên 12ly7. Viên đạn nổ, khẩu súng câm họng ngay. Hàng mấy chục tên bộ đội bỏ chạy tán loạn. Chúng t́m cách nhào xuống triền đồi, lủi nhanh vào rừng sâu. Thêm hai viên đạn nữa rời ṇng súng. Những ổ kháng cự mạnh nhất của cộng quân bị vỡ. Tiểu đoàn trưởng cho lệnh tấn công. Chỉ trong một khoảnh khắc, toàn bộ trận địa của địch đă bị quân bạn chiếm lĩnh.
Xác địch nằm la liệt. Nhiều tên bị xiềng vào chân súng, vào bunkers. Nhiều tiếng rên, nhiều tiếng khóc la. Nào là “Bác ơi! Đảng ơi! Con chết mất”. Tuyệt nhiên không có tiếng “Bố ơi! Mẹ ơi!” hay “Trời ơi! Phật ơi!” như ta vẫn thường thốt lên mỗi khi đau đớn hay gặp cơn nguy biến. Khói súng, và mùi da thịt cháy khét lẹt của giặc tỏa ra cả một vùng. Súng cá nhân, súng cộng đồng vất bỏ ngổn ngang. Kết quả ta thu được 1 súng thượng liên 12ly7, 1 súng cối 82ly, 2 khẩu 61 ly, nhiều AK, B40 và B41. Bên ta hoàn toàn vô sự! Phi trường Quản Lợi đă được tái chiếm.
Nhưng chiến thắng này tiểu đoàn đă phải trả cái giá quá đắc! Đó là mười chín sinh mạng của các Chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/43. Những người lính dũng cảm, ra đi không hẹn ngày về. Họ đă nằm lại trên mảnh đất quê hương, đă hy sinh thân xác để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được Độc Lập, Tự Do, và mang lại Hạnh Phúc, Ấm No cho toàn dân.
Họ đă hy sinh thân xác để chống lại làn sóng đỏ tràn vào từ phương Bắc. Nhưng cuối cùng, v́ sự ngu dốt của bọn người “ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”, bọn người ngây thơ và nhẹ dạ, và v́ sự phản bội của đồng minh; sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng Ḥa xem ra có vẻ oan uổng! Họ đă bỏ phí đời trai trẻ. Khi nằm xuống, những tấm ponchos đă phủ kín đời họ. Là những chiếc áo quan buồn, ra đi giữa vùng lửa đạn. Nhưng cũng là cái may! Họ đă chết vinh quang! Họ không phải sống nhục sau ngày 30 tháng 4, 1975, để phải chứng kiến cảnh “nước mất nhà tan”. Chỉ có những người c̣n lại là phải sống nhục, sống trong nỗi đau triền miên!
Bảo Định
(Michigan, ngày cận Xuân)
The Following 3 Users Say Thank You to dalat47 For This Useful Post:
Nhạc Sĩ Dzũng Chinh, Tác Giả “Những Đồi Hoa Sim”, Chết Trên Đồi Hoa Sim GHI CHÚ: Đă có một vài bài viết nói về cái chết của nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rơ cái chết của ông, một nhạc sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”. Người viết bài này đă ở cùng một đơn vị với ông khi ông tử trận.
Phạm Tín An Ninh
Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác, nhưng nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” đă làm nên tên tuổi ông. Bài hát được phổ biến trong những năm đầu thập niên 1960, thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu khốc liệt, hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Nam, hầu hết là những học sinh, sinh viên tạm gác bút nghiên, lên đường ṭng quân bảo vệ giang sơn. Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” (viết theo ư bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, một nhà thơ sống ở miền Bắc) được phổ biến rất rộng răi và nhanh chóng được quần chúng đón nhận khá nồng nhiệt, đặc biệt trong hàng ngũ lính chiến miền Nam Việt Nam.
Nhạc sĩ Dzũng Chinh cũng là một người lính chiến thực thụ. Tên thật là Nguyễn Bá Chính, sinh ngày 18/12/1941, quê quán ở B́nh Can – Vơ Cạnh – Nha Trang. Trước khi theo học khóa sĩ quan đặc biệt ở Đồng Đế Nha Trang, anh là hạ sĩ quan phục vụ tại Tiểu Đoàn 2/14 Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Vùng IV Chiến Thuất. Cuối năm 1968, sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy, anh chọn đơn vị Sư Đoàn 23 Bộ Binh và xin được phuc vụ tại Trung Đoàn 44 (trú đóng tại Sông Mao, Phan Thiết).
Thời điểm này, Sư Đoàn 23 Bộ Binh đặt bản doanh tại Ban Mê Thuột, đặc trách hành quân trong lănh thổ Khu 23 Chiến Thuật. Sư Đoàn có 3 trung đoàn cơ hữu. Trung Đoàn 45 Bộ Binh trú đóng tại Ban Mê Thuột, nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, phụ tránh hành quân an ninh tại các tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn. Trung Đoàn 53 Bộ Binh đồn trú tại Di Linh (Lâm Đồng), trách nhiệm các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Quảng Đức. Riêng Trung Đoàn 44 Bộ Binh trú đóng tại Sông Mao, B́nh Thuận, đảm trách các tỉnh miền duyên hải gồm B́nh Thuận, Ninh Thuận, Khánh Ḥa.
Trung Đoàn 44 Bộ Binh đồn trú tại trại Lư Thường Kiệt, Sông Mao, một doanh trại rộng lớn của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, thời Đại tá Vọng A Sáng, bàn giao lại để di chuyển vào Vùng 3 Chiến Thuật. Sông Mao là một thị trấn nhỏ thuộc quận Hải Ninh, nằm phía Bắc Phan Thiết khoảng 60 cây số, cách Quốc Lộ 1 gần 2 cây số. Hầu hết dân chúng ở đây là người Nùng, đă theo chân Đại tá Vọng A Sáng và Sư Đoàn 3 Dă Chiến (tiền thân của Sư Đoàn 5 Bộ Binh) từ vùng Mống Cái, Bắc Việt di cư vào đây tháng 8 năm 1954. Phía dưới là quận Phan Lư Chàm (Chợ Lầu). Dân chúng đa số là người Chàm. Có cả dinh cơ của bà công chúa cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành, với đền thờ vua, cờ xí, long bào và ấn tín. Cách đó không xa là mật khu Lê Hồng Phong nổi danh của Việt Cộng.
Nhắc đến địa danh Sông Mao và mật khu Lê Hồng Phong, người ta nhớ tới mấy câu thơ nổi tiếng hào sảng của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn:
Mai ta đụng trận ta c̣n sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
Đêm nằm ngủ vơng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong ḷng ḿnh bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
Chuẩn úy Nguyễn Bá Chính xin về Trung Đoàn 44 Bộ Binh nhằm được gần quê quán. Anh được bổ sung về Đại Đội 1 thuộc Tiểu Đoàn 2/44. Đại Đội Trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Chánh và Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Ngô Văn Xuân (đến tháng 5 năm 1972 ông là Trung tá Trung Đoàn Trưởng). Một tháng sau khi về đơn vị, anh được vị sĩ quan trưởng khối Chiến Tranh Chính Trị Trung Đoàn biết anh là nhạc sĩ Dzũng Chinh nên xin biệt phái anh về Khối CTCT, tạm thời đảm trách Ban Văn Nghệ, mới được thành lập. Vốn mang tính nghệ sĩ và sống phóng khoáng, nên anh thường (dù) về Phan Thiết chơi với bạn bè, nhiều lần vắng mặt tại đơn vị, nên bị trả lại Tiểu Đoàn, tiếp tục giữ chức vụ trung đội trưởng tác chiến.
Cuối tháng 2 năm 1969, Tiểu Đoàn 2/44 di chuyển ra hành quân tại khu vực quận Ninh Phước thuộc Tiểu Khu Ninh Thuận. Đại Đội 1/2 đảm trách an ninh tại Văn Lâm, một làng của người Chàm, nằm phía Đông Nam tỉnh lỵ Phan Rang khoảng 25 cấy số. Nhận tin tức của Pḥng Nh́ Tiểu Khu, cho biết có một mũi công tác của Việt Cộng từ mật khu núi Chà Bang (tiếng Chàm: Chơk Chabbang) sẽ về Văn Lâm thu thuế và thực phẩm, Tiểu Đoàn ra lệnh Đại Đội 1 cho một trung đội đến án ngữ dưới chân núi Chà Bang để phục kích toán quân Việt Cộng khi chúng trên đường ra Văn Lâm. Trung Đội của Chuẩn úy Nguyễn Bá Chính tức Dzũng Chinh nhận lănh trách nhiệm đặc biệt này.
Đến địa điểm phục kích khoảng 7 giờ tối, Chuẩn úy Chính cho tiểu đội của Trung sĩ Luận ra nằm tiền đồn phía trước, bên con đường ṃn dưới chân núi, cách trung đội chừng 500 mét, vừa theo dơi báo cáo bằng tín hiệu riêng khi địch quân xuất hiện, vừa làm nút chặn, khi đám địch bị trung đội tấn công, chạy ngược lại phía sau.
Khoảng 11 giờ tối, một toán người xuất hiện và lên tiếng: “Luận về đây”. Chuẩn úy Chính tưởng là Trung sĩ Luận đă dắt tiểu đội về, nên hỏi lại: “Sao Luận về sớm vậy?” Một tràng súng nổ tức th́. Chinh ngă xuống.
Th́ ra có một trùng hợp kỳ lạ, quái ác, đă đưa đến cái chết tức tưởi của Dzũng Chinh. “Luận về đây”” lại là mật khẩu của địch, trong đó cũng có tên Luận trùng với tên Trung sĩ Luận, người tiểu đội trưởng của Chính có nhiệm vụ tiền đồn. Địch quân sợ bị phục kích nên đă chia làm hai toán, sử dụng lộ tŕnh khác, không đi theo con đường ṃn, nên tiểu đội tiền đồn của Trung sĩ Luận không phát hiện được. Chính v́ sự ngộ nhận đáng tiếc này làm Dzũng Chinh đă hứng trọn một tràng đạn AK của địch.
Đại Đội cho bắn trái sáng, kịp thời bao vây và truy kích tiêu diệt đám địch quân. Chuẩn úy Chính bị thương khá nặng. Được trực thăng của Mỹ tản thương về Bệnh viện Ninh Thuận (Phan Rang). nhưng v́ vết thương quá nặng ở vùng bụng và ngực, nên Dzũng Chinh qua đời (tối ngày 01 tháng 3-1969).
Cái chết oan uổng của Dzũng Chinh đă được bạn bè cùng đơn vị bàn tán khá nhiều với vài sự kiện mà mọi người cho là những điềm gỡ báo trước:
Ngày xưa lương lính thường không đủ xài, nhất là những khi được về thành phố, nên trước cuộc hành quân, Dzũng Chinh đến Ban Tài Chánh Trung Đoàn xin mượn lương trước. Vị sĩ quan tài chánh ngần ngừ, bảo sao mượn lương sớm thế. mới đầu tháng đă mượn, hơi khó xử cho ông. Dzũng Chinh găi đầu năn nỉ:
– Th́ cứ xem như Đại úy ứng trước tiền tử tuất cho tôi thôi mà.
Vị Đại úy tài chánh cho mượn, nhưng rầy anh:
– Cậu chớ nói điều gở, không nên!
Sau đó, anh rủ hai người lính về thành phố Phan Thiết chơi. Không hiểu nhóm anh đụng chạm thế nào với một nhóm lính thuộc đơn vị khác. Trước ngày đi hành quân, anh nhận giấy báo của Quân Cảnh Tư Pháp Phan Thiết, gọi tŕnh diện. Anh kể cho đám bạn bè trong một buổi nhậu rồi nói:
– Kỳ này tao đi luôn, xem thử lấy ai mà tŕnh diện!
Không ngờ anh đă đi luôn thật.
Dưới chân núi Chà Bang, nơi Dzũng Chinh ngă xuống là một vùng đầy hoa sim. Tác giả nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” cuối cùng cũng đă nằm xuống trên ngọn đồi bạt ngàn hoa sim tím. Anh được an táng tại Nghĩa trang Mả Thánh (Phương Sài, Nha Trang), sau này bị chính quyền cộng sản giải tỏa, không biết đă được di dời về đâu.
Sau khi chính quyền cộng sản giải tỏa khu nghĩa trang này để lập chợ mới Phương Sài, gia đ́nh đă hỏa táng và mang tro cốt (kim tĩnh) về thờ tại Khu Tượng Kim Thân Phật Tổ, thuộc Chùa Phật Giáo Tỉnh Hội Khánh Ḥa (Chùa Long Sơn?)
Cái chết của Chuẩn úy Nguyễn Bá Chính, một Trung đội trưởng Bộ Binh, cũng lặng lẽ như hàng vạn chiến sĩ vô danh khác đă anh dũng hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ quê hương, nhưng tên tuổi Dzũng Chinh được nhiều người tiếc thương, nhắc nhở, bởi v́ anh là một nhạc sĩ trẻ tuổi, đă tạo nên một tác phẩm đi vào ḷng người, và măi ở lại với thiên thu.
PTAN
The Following 3 Users Say Thank You to dalat47 For This Useful Post:
Sự Trả Thù Đê Hèn Và Dă Man
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Mũ Nâu Thiên Lôi kể lại
Trong quân sử của cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài từ 1954-1975, có khá nhiều những chiến công hiển hách của những đơn vị QLVNCH hay của từng cá nhân, người lính VNCH từ cấp Chỉ huy đến hàng binh sĩ. Hai mươi mốt năm, cuộc chiến đấu của người Miền Nam chống trả và ngăn chặn từng đợt xâm lăng từ miền Bắc Việt Nam, người anh em cùng chung huyết thống, cùng mang ḍng máu Lạc Hồng, nhưng đă đánh mất t́nh người. – U mê với chủ thuyết không tưởng Cộng Sản, bằng vỏ khoác “thế giới Đại Đồng”, thực ra là sự tàn bạo, dă man và đê tiện mới chính là điều căn bản của bọn người man rợ đó. Và, đau đớn biết bao , từ thế hệ này đến thế hệ khác thanh niên Miền Nam cùng nhau gia nhập quân ngũ, dắt d́u nhau đi vào nơi lửa đạn, để truy diệt kẻ xâm lược.
Từng gia đ́nh từng cá nhân mặc nhiên chấp nhận mọi thua thiệt, mọi thương đau để đem sức ḿnh đóng góp vào cuộc chiến ngăn chặn ấy. Những mong có một ngày những kẻ gieo rắc tai ương cho dân tộc sẽ nhận ra sự phi lư, nhận ra thân phận ḿnh đang dùng súng đạn để tương tàn, nhận ch́m tổ quốc, dân tộc vào vũng lầy của máu, của thịt da chính ḿnh và lúc đó họ cũng sẽ nhận ra được chính cuộc chiến tranh đă hủy hoại tàn nhẫn quê hương, chung quy cũng chỉ là ước muốn áp đặt một chủ nghĩa chính trị không giống ai và chính cuộc chiến chỉ là phục vụ cho thế lực và mưu đồ của ngoại nhân. Và, lúc đó họ sẽ từ bỏ giấc mộng điên cuồng, hoặc cả hai bên cùng gác súng, trở về với chính ḿnh, cùng chung lo gây dựng lại những đổ nát, hoang tàn, chữa trị những vết thương đang hoá ḍi trên thân thể Mẹ Già Việt Nam.
Thật phủ phàng và cay đắng, tất cả đă trở thành ác mộng, đă thắt cổ chết treo cho mọi mơ ước, mọi cầu mong của dân Việt. Cuộc chiến cũng chấm dứt. Tiếng súng đă thôi không c̣n vang vọng bên tai mọi người, nhưng chính ngay sau lúc tiếng súng vừa im lặng trên lănh thổ, th́ cũng là lúc bạo tàn, tủi nhục và nước mắt được đong đầy, ngập khắp lănh thổ Miền Nam, đâu đâu cũng chỉ c̣n là tiếng than tiếng khóc, nỗi thống khổ nặng như đá tảng đè trên thân xác mỗi người , lù lù trong mỗi gia đ́nh như một tiền oan nghiệp chướng. Những người lính VNCH phải buông súng trong tức tưởi, nghẹn uất, có người c̣n ngơ ngác tự hỏi : Lẽ nào ta lại quy hàng? Trong tất cả những bài học quân sự, tất cả mọi binh thư, binh thuyết và những huấn lệnh của thượng cấp, người lính chưa hề được nghe một lời nào nhắc đến sự quy hàng – Thế mà bây giờ họ laị được lệnh gác súng – người lính không ngẩn ngơ, đau uất sao được. - Tôi muốn dùng chữ LÍNH ở đây để chỉ chung cho QLVNCH, không dành cho riêng một thứ cấp nào của quân đội chúng ta.
Trong sự ngỡ ngàng, sự uất nghẹn ấy, đă có rất nhiều quân nhân VNCH tuẫn tiết, chẳng riêng năm vị tướng, thậm chí cả những người lính cũng chọn cái chết để tạ lỗi với quê hương, với dân tộc v́ họ cảm nhận ḿnh đă không tṛn trách nhiệm, không tṛn bổn phận của người bảo vệ tự do và độc lập, như trường hợp của một Hạ Sĩ Biệt Động Quân nhất định không cởi bỏ binh phục, đă cho nổ trái lựu đạn, để thân xác ḿnh tan nát, trước sự bàng hoàng, kinh hăi và kính phục của hai người đồng đội và dân chúng trước cửa tiệm phở gà đường Trương Tấn Bửu; hay câu chuyện đầy nước mắt và bi hùng của năm người lính Nhảy Dù, sau khi nhận được lệnh buông súng, họ đă bàn với nhau, uống những giọt cà-phê cuối đựng trong bi-đông, hút điếu thuốc Quân Tiếp Vụ chót, ai nấy xé bao thuốc lấy cái h́nh người lính trong tư thế tác chiến, dưới bóng quốc kỳ, bỏ vào túi áo ngực ḿnh.
Sau chót, họ – năm người chiến binh Mũ Đỏ - dơng dạc nói với những người dân cư ngụ chung quanh khu Hồ Tắm Cộng Hoà, ngă ba Ông Tạ: “Xin vĩnh biệt bà con, chúc tất cả bà con ở lại mạnh khoẻ và may mắn – xin bà con dang xa chúng thôi để tránh sự nguy hiểm”. Mọi người c̣n đang ngơ ngác, cứ tưởng anh em Mũ Đỏ nói họ tránh ra để không bị nguy hiểm do đạn giao tranh. Chẳng dè, năm người lính Dù đă ngồi xuống thành ṿng tṛn, lấy từ ba lô ra lá Quốc Kỳ VNCH, trải trên mặt đất. Cả năm người cùng dang rộng ṿng tay, rút chốt trái lựu đạn, bỏ trên mặt lá cờ và cùng nhau gục xuống để cho tiếng nổ đanh gọn, kết thúc cuộc sống của họ – Thịt da tan nát cùng lá cờ. Nơi họ tự ải chỉ cách nhà mẹ tôi khoảng chừng 150 mét. Người dân đă khóc thưong họ, nhưng chỉ dám khóc thầm, lúc nầy kẻ thù đă ngự trị toàn Miền Nam.
Đồng một lúc với sự đầu hàng ép buộc sự buông súng không thuận ư, cũng là lúc kẻ thù – Cộng quân – bắt đầu sự trả thù, khởi sự báo oán trên sinh mệnh người lính VNCH và trên sự an toàn, hạnh phúc của dân chúng Miền Nam. Tội ác của Cộng Sản Việt Nam sổ sách nào ghi cho đủ, kể lại bao lâu cho hết; cũng như gương bất khuất của người lính, nhắc lại cho nhau nghe, giương danh tên tuổi họ cho mai hậu, tưởng chẳng bao giờ thừa dư, mà chúng ta cần phải nêu lại để tự nhắc với ḷng ḿnh niềm oán hận, nỗi thù c̣n hằn c̣n nguyên một khối kết đặc trong hồn chúng ta, khó ḷng xoá nhoà, gột bỏ v́ kẻ thù ta c̣n đấy, vẫn đang hàng ngày phủ chụp bàn tay vô luân của chúng trên quê hương, trên từng ly vuông da thịt người dân. Gưong anh dũng hy sinh, thà chết nhất định không hàng giặc trong những ngày cuối cùng của Miền Nam tự do, diễn ra khắp nơi, trên bốn vùng chiến thuật và trong tất cả mọi quân binh chủng chủ lực quân, lực lượng bán quân sự, thậm chí ngay cả anh Nhân Dân Tự Vệ sinh sống ở Cống Bà Xếp (Hoà Hưng) đă treo cổ chết nơi sau nhà để khỏi bị giặc hành hạ.
Ở đây trong bài viết này, tôi chỉ xin được đơn cử một gương can đảm bất khuất của một quân nhân BĐQ, đồng thời cũng chính anh hứng chịu sự trả thù, và, ngay cả gia đ́nh anh – cha mẹ, vợ con anh cũng không thoát, đă bị hành hạ tinh thần liên tục và đê tiện. Sự trả thù đáng được đem ra gọi là điển h́nh theo quan niệm của giặc Cộng . Anh là Thiếu Tá Trần Đ́nh Tự, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 38 – Liên Đoàn 32 BĐQ (Liên Đoàn 5 BĐQ trước kia). Trước khi kể lại sự hy sinh của chiến hữu BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ, xin cho phép tôi được ngưọc về dĩ văng để viết vài điều tôi được biết về anh theo lời thuật của thân mẫu anh.
Trần Đ́nh Tự, sinh năm 1943 ở Hà Nội, thuở nhỏ học Tiểu học Ngô Sĩ Liên (phố Hàm Long), nhà lại ở khá xa, măi tận phố hàng Than, nhưng anh rất chịu khó lẽo đẽo đi bộ đến trường không cần ai phải đưa đón. Thân phụ Tự là công chức, làm việc trong Toà Thị Chính thành phố. Thân mẫu là giáo viên, bà dạy tại trường Tiểu học ngoại ô Hà Nội, và có lẽ cuộc đời, sinh hoạt hàng ngày của Trần Đ́nh Tự là do sự giáo dục, ảnh hưởng sâu đậm của mẹ ḿnh. Trầm lặng và ngăn nắp là bản tính của Tự. 1954 được 11 tuổi, Tự được cha mẹ đem vào Miền Nam theo cuộc di cư vĩ đại. Tại Sàig̣n, tự học Trung học nơi ngôi trường có truyền thống giáo dục tốt đẹp và kỹ lưỡng v́ trước đó trường thuộc hệ thống quản trị và chương tŕnh dạy dỗ do Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Trường Hồ Ngọc Cẩn.
Cũng theo thân mẫu anh nói lại, ngay từ lúc mới biết làm toán, Tự đă tỏ ra khá giỏi và mỗi năm mỗi lớp, ở môn toán, Tự là số 1 không ai tranh được. Các môn học khác, Tự rất dốt, đủ đỉểm trung b́nh là may. Cả ngày chỉ cặm cụi làm toán, ngoài ra các môn khác học để đủ điểm mà thôi. Sau khi tốt nghiệp bậc Trung học, đậu bằng Tú Tài toàn phần ban toán, lẽ ra Tự sẽ tiếp tục ở Đại học nào đó do anh chọn và v́ những lư do chưa đến tuổi nhập ngũ, trong gia đ́nh đă có hai người anh đang phục vụ trong những cơ quan trực thuộc quy chế quân đội, dù có đến tuổi, Tự vẫn c̣n được huởng trường hợp hoăn dịch để trau dồi học vấn. Thế nhưng, Trần Đ́nh Tự đă làm đơn, đem đến Bộ Quốc Pḥng để nộp xin t́nh nguyện được gia nhập quân đội. Anh xin đi học khoá 14 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức. Điều này đă tạo ra không khí trầm uất, phiền ḷng trong gia đ́nh Tự, thời gian hai ba tháng. Cha mẹ Tự mong mỏi ít ra Tự cũng phải đến Đại học vài năm, sau đó sẽ tính nhưng Trần Đ́nh Tự đă làm ngược lại.
Măn khoá, Trần Đ́nh Tự được bổ sung tài nguyên sĩ quan cho Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng ở miền Tây Nam phần. Sau sáu tháng Tự lại một lần nữa ít nhiều gây ưu phiền cho gia đ́nh. Anh làm đơn xin t́nh nguyện được phục vụ trong binh chủng BĐQ. Anh được toại nguyện. Ngày tôi về tŕnh diện TĐ 33 BĐQ ở Biên Hoà, Tự đă có mặt tại đơn vị này từ bao giờ, v́ tôi nhập ngũ sau Tự ba khoá. Tôi học khoá 17 STQB/TĐ. Thật ra, những ngày đầu về đơn vị, cũng là đầu đời nữa, đơn vị tác chiến của một binh chủng, dường như có nhiều người cảm thấy e ngại khi nhắc đến. Cuộc sống của binh chủng quá nhiều vất vả, hiểm nguy. Tôi cũng thấy rụt rè, lo âu, thái độ luôn luôn băn khoăn tự hỏi ḿnh sẽ phải làm ǵ ở những ngày sắp tới, chẳng những âm thầm quan sát từng cử chỉ, đi đứng của anh em HSQ, binh sĩ nhất là mọi động tác của các vị sĩ quan, tôi đều ghi nhận để học lóm hầu có thể xài cho ḿnh sau này.
Lần đầu tôi gặp Trần Đ́nh Tự, tôi chào anh theo quân cách, Tự không đáp lại, mặt nghênh nghênh và cổ th́ quẹo qua một bên. Tôi tức uất người, nhủ thầm : tên Thiếu Úy này lối, nghênh ngang và cao ngạo. Tôi gh́m trong đầu và luôn luôn quẩn quanh với thành kiến Trần Đ́nh Tự khinh người, dĩ nhiên, tôi cũng cảm thấy không ưa Tự…
Tôi đem chuyện này kể lại với Thiếu Úy Lê Kỳ Ngộ, vị sĩ quan đàn anh và là thầy dạy tôi trong trường SQTB/TĐ, nay cũng phục vụ trong binh chủng BĐQ, anh ở ĐĐ3/33. Tôi than phiền với anh Ngộ về thái độ ngạo mạn của Tự. Anh Ngộ cười ngất : “Đ. ơi, tội nghiệp nó, không phải Tự nó nghênh hay kênh ǵ đâu, niễng niễng là có tật đấy, có lẽ hồi c̣n nhỏ nó bị gió máy làm vẹo cổ. Bản tính Tự trầm lặng chứ không phải nó ngạo mạn. Tôi biết rơ tính nết hắn nhiều lắm.” Anh Ngộ c̣n khuyên tôi: “Ráng hoà nhập với đời sống quân ngũ, lâu rồi sẽ quen. Có thể Tự và Đ. sẽ thân nhau hơn người khác không chừng”.
Thời gian lần lượt qua đi từng tháng, từng năm, chúng tôi sống phục vụ trong cùng đơn vị lần lượt đă đến vị chỉ huy thứ tư. Ông Tiểu đoàn trưởng thứ tư của chúng tôi ở TĐ33/BĐQ là Thiếu Tá Tử Thần. Có nhiều đổi thay trong đơn vị, nhiều sĩ quan đồng đội đă ra đi, người th́ sau chuyến hành quân đă không chịu về với anh em, người th́ chuyển đến đơn vị mới. Lúc này Tự là ĐĐT/ĐĐ33BĐQ và tôi coi ĐĐ4. Hai đứa chúng tôi đă là bạn thân, đă cùng nhau dong ruổi trên các miền lửa đạn. Và, năm 1971 trong chiến dịch hành quân ngoại biên, QLVNCH mở những cuộc hành quân sang Campuchia truy diệt và tiêu hủy những căn cứ Cộng Sản VN. Tháng 2-1971, trong cuộc hành quân trực thăng vận xuống căn cứ của SĐ7CS, trong lúc giao tranh Tự bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu, anh được chuyển về Tổng Y Viện Cộng Hoà, rời khỏi TĐ33BĐQ từ đó.
Mùa hè 1972, Cộng Sản Bắc Việt ồ ạt dùng đại quân, đại pháo tấn công cường tập trên khắp các mặt trận, nặng nhất lúc đó là mặt trận Quảng Trị, hàng chục Sư đoàn chính quy vượt sông Bến Hải, vượt biên giới Việt Lào, đồng loạt tấn công thế như cuồng lưu, như biển động. Do đó Bộ TTM/QLVNCH đă điều động LĐ5BĐQ không vận ra tăng cường cho mặt trận QK1. Cũng lại tháng 2-1972, SĐ308 Tổng Trừ Bị CS, xe tăng, đại pháo tấn công điên cuồng LĐ5BĐQ, sự chênh lệch quá đáng về lực lượng đă khiến LĐ5BĐQ phải vừa đánh vừa lui dần về phía sau để chờ sự tăng viện, nhưng đến khu vực cầu Trường Phước, đoạn Quốc Lộ I cũ, LĐ5BĐQ bị lọt ổ phục kích của một Trung đoàn VC tăng cường đơn vị pháo. TĐ38 BĐQ do Thiếu Tá Vũ Đ́nh Khang chỉ huy, Trần Đ́nh Tự – sĩ quan Hành quân (Trưởng ban 3) nhận lệnh của Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Ngô Minh Hồng phải đánh cản hậu, bằng mọi cách phải chặn đứng sức tiến cuồng bạo của địch để LĐ rút qua sông (gồm TĐ30, TĐ33 và BCH/LĐ). Tiểu đoàn 38BĐQ đă hoàn thành nhiệm vụ, riêng hai vị Sĩ quan đầu đàn của đơn vị cũng hoàn thành trách nhiệm là ở lại sau cùng để “con cái” qua sông an toàn và cuối cùng chính hai ông thẩm quyền: Vũ Đ́nh Khang, Trần Đ́nh Tự lọt vào tay giặc trở thành tù binh. Lư do lăng xẹt : cả hai không biết bơi, loay hoay cùng mấy người hộ tống đang “nghĩ kế” để vượt con rắn lục th́ bị giặc đến cơng qua sông Bến Hải đem về trại tù Lạng Sơn.
1973 – Hiệp định Paris – ngưng bắn da beo, da cọp . Trao đổi tù binh, Trần Đ́nh Tự lại trở về với gia đ́nh Mũ Nâu, gắn bó đời ḿnh với binh chủng BĐQ. Anh được thăng cấp Thiếu Tá và được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ33BĐQ thay thế vị chỉ huy cũ, được điều động đi chỉ huy một đơn vị khác. Những ngày băo lửa, cuồng lưu của bom đạn đă qua. Hiệp định đ́nh chiến đă kư kết, nhưng vẫn chưa có hoà b́nh. Giao tranh vẫn liên tục nơi này nơi kia. Liên đoàn 5BĐQ đă cải danh thành LĐ32BĐQ, cũng đă và đang cùng các LĐ/BĐQ khác bảo vệ tỉnh B́nh Long. Mặt trận An Lộc, vẫn nặng nề trong âm mưu xâm lược.
Tháng 3-1975, trên toàn lănh thổ VNCH tự nhiên vỡ ra từng mảng sau khi Ban Mê Thuột thất thủ. Hết nơi này “di tản chiến thuật” lại đến chỗ kia “tái phối trí”. LĐ32BĐQ lại một lần nữa theo lệnh, rời bỏ An Lộc để về tại phối trí, thiết lập tuyến pḥng thủ bảo vệ tầm xa cho thủ đô Sàig̣n, tuyến bố trí kéo dài một ṿng cung từ Khiêm Hanh (Bầu Đồn) Tây Ninh kéo dài qua con Suối Cao-G̣ Dầu, tạo thành một cái đê chặn đứng cơn nước lũ Cộng Săn từ các mật khu Dương Minh Châu, Bời Lời, Bến Cát (Tam Giác Sắt) không cho con lũ này chảy về Sàig̣n. Áp lực có nặng nề, cường độ giao tranh ngày càng cao, đạn pháo giă gạo trên đầu mỗi giờ mỗi tăng. Những người lính Mũ Nâu LĐ32BĐQ dưới sự chỉ huy điềm tĩnh và gan ĺ của Thuận Thiên (Trung Tá Lê Bảo Toàn) vẫn giữ vững pḥng tuyến, chưa có khúc ruột nào bị cắt đứt hay chọc thủng và dĩ nhiên TĐ38 cùng các đơn vị bạn TĐ30, TĐ33, Đại Đội Trinh Sát 5BĐQ (do Cường Dương Tướng Quân Đỗ Minh Hưng chỉ huy – không hiểu tôi nhớ có chính xác không, nếu sai xin tha thứ). Hàng ngày, vẫn chia nhau “luộc” những con cua đồng, bộ binh chúng lần ṃ vào hàng rào pḥng thủ th́ năm yên tại đấy, không trở ra được nữa v́ đă ăn no kẹo đồng.
Thế nhưng vận nước đă đến lúc phải chịu đau thương, thân phận người lính VNCH có chiến đấu dũng mănh như sư tử đến lúc bị bức bách phải quy hàng, cũng đành phải nhẫn nhục buông súng. 11 giờ ngày 30 tháng 4 1975 tại Trung Tâm Hành Quân của Liên Đoàn, Thuận Thiên nhận được lệnh từ cấp chỉ huy Quân Đoàn :”Hăy ngưng bắn ngay lập tức, ở yên tại chỗ để đợi phía bên kia đến bàn giao khu vực”. Trung Tá Lê Bảo Toàn chết sững, buông cái ống liên hợp máy truyền tin rớt xuống đầu người lính đang ngồi dưới chân. Ông đổ vật xuống chiếc ghế như cây chuối bị đốn ngang. Hai mươi năm phục vụ quân ngũ – 19 năm dong ruổi vào ra vùng đạn bom, 5 lần bị thương lần nào cũng thập tử nhất sinh, nhưng chưa bao giờ ông thấy đau như lúc này. Ông nghẹt thở, buốt trong óc tưởng như ai đang đóng ngập cái đinh 10 phân vào đầu, có lẽ lấy kéo cắt ruột cũng chỉ đau đến thế.
Ông lịm đi, người sĩ quan Hành quân phải gọi khẽ :”Trung Tá!” . Ông gượng đau để lấy lại bản lănh. Sau cú “sốc”, Trung Tá Lê Bảo Toàn đă điềm tỉnh trở lại. Ông cầm máy gọi lần lượt từng Trưởng : TĐ30 Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Khoản, TĐ33 Thiếu Tá Đinh Trọng Cường, TĐ38 Thiếu Tá Trần Đ́nh Tự. Cả ba đă đáp nhận . Trung Tá Toàn chậm răi, ông cố giữ cho tiếng nói của ḿnh, với âm lượng đều đặn như mọi ngày:
- Các anh vặn nhỏ máy, tôi thông báo lệnh quan trọng.- Im lặng một giây, ông nói tiếp- Các anh ra lệnh cho “con cái” buông súng – Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng rồi. Sẽ có đại diện của “phe họ” đến để bàn giao. Cám ơn các anh, các vị Tiểu Đoàn Trưởng, các Sĩ Quan trong Liên Đoàn. Tôi cũng đặc biệt cám ơn các anh em Hạ Sĩ Quan, binh sĩ. Chúng ta đă bấy lâu công tác, sống chết với nhau. Nay, nhiệm vụ của tôi kể như đă chấm dứt, tôi không c̣n trách nhiệm với Liên Đoàn nữa. Thân chào tất cả anh em trong Liên Đoàn, lời cuối cùng của tôi trong cương vị Liên Đoàn Trưởng là yêu cầu các anh b́nh tĩnh và chúc tất cả may mắn.
Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời Trần Đ́nh Tự đă cưỡng lệnh cấp chỉ huy. Sau khi nhận lệnh buông súng và lời chào của Trung Tá LĐT, anh quay qua Đại Úy Xườong – Tiểu Đoàn Phó TĐ38BĐQ
- Anh Xường, tôi vừa nhận lệnh ḿnh phải buông súng đầu hàng. Đây là lần chót, tôi yêu cầu và cũng là lệnh: anh nói lại cho các Đại Đội Trưởng và thay tôi dẫn đơn vị ra điểm tập trung. Tôi sẽ ở lại, đánh nữa, tôi không đầu hàng, anh hiểu cho. Tôi không khi nào để chịu lọt vào tay tụi nó lần nữa.
Tiếp đó, anh cho tập trung BCH, Trung đội Thám Báo nói với họ là đă có lệnh quy hàng, các anh em sẽ theo lệnh Đại Úy Tiểu Đoàn Phó, c̣n ai muốn ở lại chiến đấu với anh đến giờ chót th́ đứng riêng một bên. Lần lượt số người tách khỏi hàng được gần 40 chiến sĩ. Trần Đ́nh Tự đưa tay chào Đại Úy Xường và các quân nhân dưới quyền, rồi dẫn những người quyết tử tiến vào khu vực vườn khoai ḿ để tiếp tục “ăn thua” với địch. Kết cục, cuộc chiến đấu cũng phải chấm dứt. Tự và anh em hết đạn, địch tràn ngập, bắt tất cả những người c̣n sống (9 người ) giải về sân trường Tiểu Học gần đấy.
Tên chỉ huy của giặc Cộng tiến về phía Tự lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và chỉ ngay mặt Tự thoá mạ thậm tệ, rồi bắt anh cởi áo quần (lon Thiếu Tá may dính trên cổ áo). Tự đứng yên nhất định không chịu, tên VC rít lên: “đến lúc này mà mày c̣n bướng hả, lũ uống máu, bọn tay sai, những thằng ác ôn. Mày có làm theo lệnh của ông không th́ bảo. Nhân danh cách mạng ông ra lệnh cho mày cởi áo quần ngụy và nằm xuống. Chúng mày đă đầu hàng, nghe rơ chưa!”
Tự cười đểu :
- Ai đầu hàng, nhưng tao th́ không. Mày nghe đây. Chúng mày mới là lũ ác ôn, chúng mày mới đích thực là lũ tay sai, lũ vong thân chó má. Bọn mày là những tên tội đồ của dân tộc VN, hiểu không? Một lũ đê tiện!
Tên chỉ huy VC mắt nổi gân máu, tiến đến sát mặt Tự, giơ tay giật mạnh, bung hai hàng nút từ cổ xuống đến bụng. Tên giặc Cộng rút luôn con dao găm Tự đeo bên hông. Nó đâm thật mạnh vào bụng Trần Đ́nh Tự, rọc mạnh xuống phía dưới. Ruột Tự ḷi tuột ra ngoài. Chưa hả cơn, nó c̣n ngoáy mạnh mũi dao vào tận trong bụng Tự. Anh hét tiếng bi ai và nghẹn uất, đổ sụm xuống , oằn ḿnh giật từng cơn trong vũng máu.
Đồng thời với hành động dă thú ấy, tên giặc nghiêng đầu nh́n Tự rồi nói gọn: “Đem những thằng này bắn hết đi! Toàn là ác ôn cả đấy!”
Tám quân nhân c̣n lại, bị dẫn ra phía sau trường để được bắn xối xả mấy loạt AK47. Xác họ bị quăng xuống các đ́a gần đó. Bọn VC dẫn nhau bỏ đi.
Thiếu Tá Trần Đ́nh Tự, bị giặc Cộng mổ bụng chết được hơn một tuần, gia đ́nh ở Sàig̣n nhận được tin. Vợ anh t́m đến nơi anh bị hành h́nh để xin xác chồng. Đau đớn cho chị, xác chồng đă chẳng thấy, lại c̣n bị những tên VC tại địa phương lớn tiếng sỉ nhục vong linh chồng ḿnh. Chị đă quay về Sàig̣n sau câu trả lời gọn lỏn của chúng: “Chồng chị là tên ngụy ác ôn, đàn áp bóc lột nhân dân, nợ máu quá nhiều, nhân dân nổi giận trừng trị. Cách mạng rất khoan dung không trả thù như vậy. Chị đi t́m nhân dân mà xin các anh ấy!”
Chưa hết. Sự trả thù đê hèn vẫn đeo đuổi theo từng cá nhân người lính VNCH, từng gia đ́nh mỗi người. Năm 1985, tôi được thả về từ trại tù VC. Sau vài tháng tôi đến nhà Thiếu Tá Trần Đ́nh Tự ở đường Dương Công Trừng (Thị Nghè) thăm ba mẹ Tự. Đến nơi được biết thân phụ anh phần uất hận, phần thương con – tất cả con trai của cụ, hai người anh Tự cũng bị tập trung vào trại tù Cộng Sản, Cụ đă lâm trọng bệnh qua đời năm 1975. Mẹ của Tự, bà cụ ở lại chịu đủ điều cay đắng, thương con Cụ lập bàn thờ Trần Đ́nh Tự bên cạnh bàn thờ chồng. Tấm ảnh thờ Tự chụp lúc vừa được vinh thăng Thiếu Tá, nên anh mặc quân phục. Chính v́ tấm ảnh thờ mà cách vài ngày mấy tên Cộng Sản địa phưong như Công An, Ủy Ban Nhân Dân ḷ ṃ đến để buông những lời lẽ mất dạy, vô luân, đốn mạt nhưng lại cao giọng đạo đức rẻ tiền.
- Cách mạng rất phân minh, rành rẽ mọi điều, t́nh tự dân tộc đều đâu ra đấy. Tội ai người ấy chịu. Bà thờ chồng, thờ con trai điều này đáng biểu dương, nhưng tấm ảnh tên ác ôn kia th́ không được để đấy, bà phải cất đi, lấy ảnh khác mà để.
Thân mẫu Tự cố dằn cơn tức uất:
- Các ông thông cảm, Ở đâu th́ theo đó, con tôi đă chết thảm, xác không có để mang về. Nó chẳng c̣n cái ảnh nào, chỉ có một, các ông để cho tôi thờ nó. Hàng ngày được nh́n thấy chồng, con vẫn ở bên ḿnh.
Tên VC trả lời:
- Nếu không có cái khác th́ cất đi hoặc để linh động, Cách Mạng nhất trí cho bà để cái ảnh nhưng lấy mực bôi cái lon lá và bộ quần áo ngụy đi.
Mẹ Tự nhất định không chịu, cứ để tấm ảnh trên bàn thờ cho đến một lần, chúng nó đem bà cụ ra tổ dân phố để “đấu tranh xây dựng”. Bà cụ nổi doá nói tướng lên:
- “Cách mạng khoan hồng”, “Cách mạng độ lượng” cái ǵ ? HCM có chỉ dạy các anh ép người dân đến mức này không? Hai năm liền chồng chết, con chết thảm, con đi tù, các ông muốn tôi phải thế nào hay là các ông giúp tôi chết phứt đi cho rồi. Tôi theo chồng theo con là khỏi khổ!”
Có lẽ v́ thấy ép quá, không có lợi khi sự việc đă gây xầm x́ trong khu vực, bọn VC địa phương lờ dần đi, không ghé nhà Tự để mè nheo, quấy rầy bà cụ nữa. Tự được yên thân trên bàn thờ, nhưng mẹ ḿnh laị vĩnh viễn không được thấy con, dù là nh́n tấm ảnh: Cụ đă bị mù loà, sống lủi thủi trong bóng đêm của quảng đời c̣n lại với mấy đứa cháu nội.
THAY LỜI KẾT:
Câu chuyện về sự trả thù đê hèn và dă man của bè lũ Cộng Sản Việt Nam là hoàn toàn sự thật. Và dĩ nhiên sự trả thù, cung cách đối xử của Cộng Sản dành cho Quân nhân QLVNCH và gia đ́nh hoàn toàn do chính sách, kế hoạch đă được chỉ thị từ Trung Ương xuống, nhưng nếu có ai hỏi đến chúng nó lại bỏ mép đổ vấy cho địa phưong, cho nhân dân, cho cá nhân nào đó nóng giận gây ra.
Sự đền nợ nước của Trần Đ́nh Tự tôi kể lại hôm nay là do lời thuật lại của Đại Úy Xường – Tiểu Đoàn Phó TĐ38BĐQ. Anh cũng đă hy sinh trong trại tù CS Nghệ Tĩnh năm 1979. Tôi gặp Xường ở trại 8 Yên Báy năm 1977. Anh bị VC bóp cổ chết trong ngục thất v́ sau nhiều lần trốn trại anh đều bị bắt. Xường xuất thân từ khoá 22A Vơ Bị QGVN.
Người thứ hai thuật lại những giờ phút sau cùng của Cố Thiếu Tá Trần Đ́nh Tự là người lính Mũ Nâu mang máy truyền tin cho Tự. Cùng bị tàn sát sáng 30-4-1975 một lượt với Tự và các anh em khác. May mắn, Đức Trọc – tên anh ta – bị thương giả chết chờ cho VC đi xa rồi ráng ḅ vào nhà dân, được dấu diếm băng bó, rồi thuê xe lam chở về Sàig̣n.
Thoáng đấy mà đă 25 năm, dân Việt Nam sống trong ḱm kẹp, đè nén của Cộng Sản. Người lính VNCH ở quê nhà chịu biết bao nỗi ê chề, cay đắng. Tự chết 25 năm, thân mẫu của anh có c̣n để giữ tấm ảnh của anh trên bàn thờ ? Vợ con anh nay ở phương nào? V́ năm 1976 vợ đem con về nương náu bên ngoại.
Xin cho Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ một nén hương truy niệm
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Chiến binh Nhảy Dù Hoàng Ngọc Bảo sinh và sống tại thành phố Đà Lạt, từ nhỏ đến lớn Bảo đă học tại trường Ḍng A’ Dran (Tabert), sau đó đăng vô lính từ năm 1964, (khi mới vừa 18 tuổi), và ở trong Lữ-đoàn III Nhảy Dù. Mặc dù Bảo bị cha mẹ, và cô bồ xinh xinh phản đối kịch liệt, Bảo vẫn biết mạng sống con người rất qúy trọng và cần thiết. Chiến trường th́ nguy hiểm gian khổ dường bao. Nhưng Bảo vẫn hân hoan vui vẻ lao mình đến với đồng đội. Bảo được chuyển qua Tiểu-đoàn Tác-chiến Hữu-cơ, trực thuộc Đại-đội 3 Nhảy Dù, và thỉnh thoảng Bảo đổi đi nhiều nơi khác trong toàn miền Nam Việt Nam.
Bảo từng bị thương ba lần: Lần đầu tiên vào năm Mậu Thân khi Bảo đang nhảy từ trên trời xuống mục tiêu tại miền Trung, th́ Bảo bị bắn lủng ruột, bị mỗ, Bảo được cứu thương nằm trong bệnh viện Cộng Hoà ba tháng. Hai năm sau, lần thứ nh́ từ trên cao nhảy xuống đất Bảo bị bắn xuyên qua phổi, may mà không vào chỗ hiểm. Bảo lại được cấp cứu vào bệnh viện nằm trị liệu mấy tháng. Rồi Bảo lại trở ra đơn vị Nhảy Dù, tiếp tục sống cuộc đời giang hồ phong sương qua bốn bể “nhảy”, do Bảo vẫn yêu mến binh chủng: “Nơi nào cần, Nhảy Dù có. Nơi nào khó, có Nhảy Dù”:
Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ư Chúa,
làm chân tay cho những người què cụt,
làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
làm lỗ tai cho những người bị điếc,
làm miệng lưỡi cho người không nói được,
làm tiếng kêu cho người chịu bất công.
Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đồng lúa,
để đem cơm cho người đói đang chờ,
và đem nước cho người họng đang khô,
đem thuốc thang cho người đang đau ốm
đem áo quần cho người đang trần trụi,
đem mền đắp cho người rét đang run. (1*)
Lần sau Bảo cùng đơn vị oai dũng đă ra đánh chiếm nhà Ga Quảng Trị. Có nhiều đêm Bảo cùng bạn nằm ĺ tại Cầu Ḷn, họ lần ṃ đi trong đêm khuya, qua nghĩa điạ Trí Bưu u ám hoang tàn hắt hiu. Bảo lom khom cúi đầu đi dưới đường Duy Tân, rồi lính Nhảy Dù phối hợp cùng anh em lính Thuỷ-quân Lục-chiến oai dũng hào hùng đánh chiếm đại thắng cổ thành Đinh Công Tráng ở Quảng Trị ngày 6-6-1972. Trong trận nầy, đây là lần thứ nh́ Bảo bị đạn ghim vào bao tử, khi đại đội 3 Nhảy Dù tiến nhanh về Phá Tam Giang. Trước khi Bảo bị đau đớn ngất xỉu, Bảo đă nh́n sửng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ phất phới lồng lộng trong gió tung bay trên nền trời xanh bao la. V́ đất nước quê hương và dân tộc con rồng cháu tiên, Bảo cũng như đồng bạn tận tụy hết ḷng hy sinh v́ Tổ Quốc, quyết bám lấy quê hương chiến đấu đến giờ phút cuối cùng.
Tôi cũng đôi khi nếm được
chút dư vị của chiến tranh
tôi gặp cả thương binh
từ hai phía
kẻ chống nạng, người ngồi xe lăn
kẻ mất tay, người sẹo đầu, vẹo cổ
họ buồn tủi v́ phải sống đời nghèo khổ
nhưng không thấy ai lên tiếng oán hờn
với họ, giữa chiến trường
“chuyện thường t́nh mũi tên ḥn đạn” (2*)
Do lần tham chiến cuối cùng, Bảo bị thương khá nặng, đạn lại ghim tứ tung và bị cụt một bàn chân bên phải, cụt lên gần tới dưới đầu gối, cộng với những vết thương cũ bị nhiễm trùng, toàn thân đầy vết thẹo, đau nhức bệnh tật liên miên… Bảo phải vào nằm ở bệnh viện Cộng Hoà và được các bạn đồng đội chia máu hoài, vẫn chưa thể khá. Bạn và Bảo bị chiến tranh vùi dập tan hoang, và đời tàn ác bỏ quên, hất hủi Bảo trong cơn hấp hối tột cùng đau. Biệt nghiệp nầy há chẳng qua Bảo vay của Đời quá nhiều, mà Đời trả chẳng là bao!!?
Thế rồi Bảo bị ném ra đường giữa ngày 1 tháng 5 năm 1975. Bảo lấm lét len lén chôm được sự sống lấp ló bên nghĩa trang Phú Thọ Ḥa. Người sống và kẻ chết -không phân biệt đối xử- đều san bằng, khai quật như nhau. Người sống nằm ngủ bên hố mồ kẻ chết bị kẻ đói móc lên t́m kiếm lấy quần áo (nếu có ṿng vàng!!!). Bất động. Có khác chăng ở chỗ là: Thương binh ấy c̣n có đôi mắt và trái tim rực lửa, luôn bị chao đảo ray rứt, dày ṿ, khi Bảo nh́n ông già, phụ nữ, trẻ con, bị tập trung đi bóp phân người, chân đạp cứt, vai gánh phân đi tưới rau xanh trên nông trường, mong lợi tức tăng gia, nhờ phân bón đặc biệt, thu hoạch mùa màng có cái ăn tươi tốt, để mừng thắng lợi chào đón dâng Bác và Đảng.
Trong khi Bảo và bạn chẳng khác chi:
Các anh, những người chiến thắng
súng dí sau lưng
đẩy tôi vào trại tập trung
rồi bằng những lời dối trá
trái tim vô t́nh
tia nh́n thù hận
các anh cướp mất của tôi
những tháng năm đẹp nhất cuộc đời
tôi có người bạn
đói ḷng moi mấy củ khoai
các anh đập nát xương bàn tay
măi măi mang thương tật
một người khác
lâu ngày thèm thịt
chụp vội con nhái bên đường
bỏ vào mồm nuốt chửng
báng súng AK
các anh lao vào ngực, vào bụng
cho đến khi con nhái pḥi ra
con nhái lúc vào màu xanh
lúc ra thành màu đỏ
tôi trở về trên đôi nạng gỗ (2*)
* * *
Ngọn đèn lù mù vàng vọt tỏa ánh sáng yếu ớt bên vệ đường cũ bao ngày cô liêu, cùng hàng cây khuynh diệp xác xơ dường như rụng hết lá. Ngoài ra, cảnh tiêu điều hoang phế xưa ở khu C, thuộc Ấp Dân Thắng, Thành Ông Năm nầy vẫn như cũ. Hầu hết trẻ con trong xóm tôi đều thất học, trẻ con đang đứng chênh vênh bên bờ vực thẳm của sự tăm tối mù lòa chữ nghĩa. Và sự đói khát, nghèo hèn rách rưới, suy dinh dưỡng càng gia tăng. Thỉnh thoảng Bảo từ trên khu nghĩa trang Phú Thọ Ḥa xuống Thành Ông Năm thăm chúng tôi. Các con tôi rất qúy anh họ của chúng, Bé Tu mừng rỡ ôm chầm lấy anh, vui vẻ nói:
- Anh có khỏe không?
- Nh́n anh, th́ em biết rồi.
- Chân cẵng ruột và bao tử của anh, ra sao rùi?
- Chân cụt nè. Lũng ruột nè. Bao tử đau liên miên. Em c̣n muốn hỏi ǵ nữa?
- Thật khổ thân anh. Đó là cái đại nạn của anh.
- Đời mà em.
- Anh bỏ hút thuốc đi, là vừa!
- Sao vậy?
- Hại sức khỏe lắm.
- Em nói chuyện đến hay. Chỉ vài hơi thuốc lào, mà bệnh sao?
- Anh sẽ ho lao, giảm tuổi thọ nữa.
- Sống chết có số. Anh chẳng c̣n tin gì.
- Đau ốm đủ thứ như anh, phải uống sâm cao ly, mới kéo dài tuổi thọ à.
- Chuyện! Vậy chớ đứa con nít mới sanh, chẳng may nó ngoẽo, chắc tại nó ưa hút thuốc lào, và không uống sâm i,́ ha em?
- Anh nầy thiệt á.
Bé Tồ bu vào lưng, bắt anh cơng:
- Nhà giàu họ uống sâm đầy ra đó. Anh Bảo.
- Vậy họ có thoát chết không nà?
- Anh thèm thuốc lào, nên nói tào lao vậy mà.
- À há! Bây chừ anh c̣n chi để thèm hơn, là thèm hít. Anh mừng khi các em đã có ít hành trang: vào đời đắng cay, chua xót. Em cứ mạnh dạn tỏ bày. Có thể anh sẽ nghe lời khuyên hữu ích.
- Anh phải nghe, không th́ anh chết là cái chắc!
- C̣n ǵ nữa đâu em, anh chả c̣n ǵ để luyến tiếc với đời!
Nghe mà nghẹn đắng xót xa chua chát cơi ḷng tôi. Thỉnh thoảng Bảo cũng như tôi, có lên Sài G̣n gia nhập vào đám “Thương-Binh Du ca da cu bè” của các anh lính què cụt (của nhiều binh chủng đơn vị hợp thành). Ông bà cô bác đi chợ thường ghé lại coi chúng tôi trình diễn. Họ vui đùa có ngụ ư gọi chúng tôi là: “Thương phế Binh Ngũ Linh”, hoặc nhóm “Bè da cu du ca”. Cái tên ấy do dân đặt ra, vậy mà nghe thật là chí lý! Bây giờ những thương binh ấy chỉ c̣n da bọc xương, trên răng dưới dái, thân thể là nơi tập họp những thứ tật nguyền: mù chột, cụt tay, cụt chân, lũng ruột, c̣n băng đầy máu. Họ bị quăng ra khỏi y-viện, chỉ có trên răng rụng dưới teo tóp... th́, chả còn da với cu là gì! chả c̣n ǵ. Thật chẳng c̣n ǵ! Lính chiến trận trở về sau ngày mất nước không t́m thấy gia đ́nh, không thân nhân, mất tin tức không liên lạc, mọi người tan tác trên mọi ngă đường, th́ lính lê lết chống gậy đi t́m họ từ các vùng khỉ ho c̣ gáy, nơi thâm u cùng cốc: chỉ có muỗi, ruồi trâu, vắt, đĩa, hút máu người, và luôn truyền cho bệnh cấp tính sốt rét da vàng cao độ, ho lao, thổ tả, kiết lỵ triền miên. Cho đến lúc tàn hơi mà toi mạng cùi! Họ phải lê lết hành khất từ vùng kinh tế mới nơi chó ăn đá, gà ăn muối, bò lê bò la rị mọ lặc lìa lặc lọi về tới thành phố. Nào ngờ họ lại lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin ở ngoài đầu đường, ngủ ở xó chợ! Những thương binh ấy đã bỏ lại một bàn chân, một cánh tay, một hai con mắt trên vùng giao chiến hung tàn. Họ trở về dưới mái nhà xưa thì biếng nói, không cười, sống lặng lẽ âm thầm, dày ṿ, đớn đau mà nghiến chạt hai hàm răng nức nở, suốt ngày họ lầm lì đăm chiêu suy tư trong dòng sông chảy xiết riêng ḿnh mệt lã và phiền muộn.
Nhưng có anh lính nào may mắn c̣n gia đ́nh, th́ các bà mẹ, bà chị, vợ con của họ thế nào họ cũng vui mừng, hớn hở lăng xăng quanh thằng con trai tật nguyền cùng khắp. Bà mẹ mủi ḷng mừng con trở về và vui hơn bắt được ngọc ngà. Lính què cụt đui mù phải đùm túm nương tựa vai vợ con, với cha mẹ già, thương mến an ủi nhau mà lây lất sống. Ngày trước họ đi lính, do chiến tranh tàn nhẫn gậm nhấm hết cơ thể. Nay th́ người lính chột đi đạp xích lô. Người cụt bán bánh ḿ, bán vé số, người mù đi xin ăn. Họ vừa rao, vừa đánh đàn, thổi sáo, gỏ trống hát dạo.
Tao cụt một chân, mất một tay
Nhưng c̣n một tay
Để viết thơ dùm cho thằng mù hai mắt
Nghe nói ở xứ người chúng mày "cày" như trâu
Nhưng không quên đồng đội
Chia đô-la cho chúng tao, như chia máu ngày nào...
Tao cũng sớt cho mấy thằng bạn: phế binh Việt Cộng!
Chúng cũng què đui sứt mẻ như nhau
Bởi Đảng của chúng bây giờ là lũ đầu trâu... (3*)
Họ đã bầu tôi: Trong đám mù-chột nầy, thì chỉ có chị là có vẻ “dễ nh́n” hơn hết; mong chị làm vua cho đám “lu xu bu” kia nha. Chị Mười!
- Các anh ơi! Các anh nào biết, tôi đă mang bệnh trầm-kha bất khả tri-luận, c̣n đau đớn gấp trăm lần phế binh nữa ấy, các anh à.
Chúng tôi ca toàn những bản “nhạc vàng”, hay nhạc “đồi trụy”, nhạc tù. (khi không thấy bóng dáng bọn “công an áo vàng”). Thật tức cười, nhạc mà cũng có màu sắc vàng, đỏ, xanh, nữa há? Thật ra mấy anh kia ca bè rất hay. Càng hay tiền càng nhiều “bổng lộc” do dân thương mà giúp. Có những lần nhóm tôi đang hát nhạc tiền chiến, nhạc tù ca, th́ thấy công an đi trờ tới, (công an có lệnh diệt tận gốc: “Trí, phú, địa, hào” mà)! Anh thương binh Mẫn có bàn tay thật trong chiếc găng tay da, rất nhạy bén nhanh miệng, anh liền chuyển tông qua bài hát tếu hài ngay. Mẫn vừa khua tay múa kiếm làm tṛ, thật vui tai, vui mắt, ai nghe cũng nực cười:
- Bác Hồoo… cho em cây viết. Em vẽ con dao găm, em đâm thằng lính Mỹ. Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó, con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi Thanh Niên Xung Phen. Em theo chủ nghĩa siêu Việt phồn vinh cuả Móc-Cu Ra Đớp ở Liên Xô. Hỡi..oi ơi… đồng bào! Hăy đi Thanh niên xung pheng. Tùng Tùng Tùng!!! Bảo vệ tổ quốc! Bèng béng bèng!!! Từng tứng tưng… tằng tắng tăng...
- Ủa! Cổ động viên! Hoổ…ong có ai dỗ tay cả hé?
Thương binh Bảo nhanh nhẫu chế-biến câu ca tiếng Việt liền tiếng Pháp, vì hồi nhỏ đến lớn khôn, Bảo đã học ở trường dòng A’ Dran tại Đà Lạt, nên nói tiếng Tây pha tiếng Việt; nghe như gió thật.
- À Á a Le moi sensibe = cái tôi tình cảm. Ám sát tinh thần = assasitnat moral. Đời! C’est la vie! T́nh tinh tang! C’est la mour. Thầy chùa sans cheveux. Bà xơ sans cooc xê, end sans xi-níp!! Ha ha ha!!!
Bảo còn kêu tên các ca sĩ nổi danh ở thập niên 70 ra “ca” có âm điệu và khảy đờn trống rùm beng… từng tứng tưng…, bùm búm bum... bèn béng beng…:
- Johnny Halliday… O oh ho… Sylvie Vartant… É é é… Francoise Hardy. Vicky Leandros nổi tiếng L’amour c’est pour rien… từng tứng tưng… Oh! Mon Amour. Ối ối a… Poupée de cire poupée de son. Bùm búm bum… Adieu jolie Candy…. Là lá la… Aline. Christophe. tằng tắng tăng… La vie c’est une histoire d’amour… chát chát chát… tùng tùng tung… phèng phéng phèng…
Thiệt là tầm bậy tầm bạ, ngố ngáo ngu ngơ vớ vẩn hết sức ba xàm ba láp! Thế mà khán giả b́nh dân thích thú, khoái trá cười rõ to nghe "rất đễu"..., nụ cười bằng mười thang thuốc bổ mà. Họ vổ tay rần rần… rầm rầm rầm… bụp bụp bụp! Họ hể hả bỏ tiền lẻ vô chiếc mũ vải. Cứ thế, chúng tôi cúi đầu lạy tạ, san sẻ, bù qua sớt lại cho nhau, mà sống trong đậm đà tình nghĩa thành thật mến thương hèn mọn. Tôi có bổn phận vừa “ca-bè” vừa cầm mũ vải đi xin tiền quư vị khách thập phương hảo tâm. Có người nhận ra ḿnh:
- Oai Oái! Không ngờ bà ấy ngày xưa lừng danh là một hoa hậu, giàu sang và tri thức. Nay bà ta lê lết làm kẻ ăn mày, coi ḱa!
Thực ra, bây giờ trong chế độ nầy, tôi đang ch́a nón đưa tay ra lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, ngỏ hầu xin tiền bố thí, thì có hơn ǵ ả ăn mày nào! So sánh phận hèn tôi ở xă hội nầy, có cái ǵ khiến tôi mủi lòng, se se từng cơn quặn thắt nghẽn đắng trong lồng ngực cuồng quay. Có cái ǵ đau đau, cay cay xót xót đắng nghét trên bờ mi tôi vụng dại? Sao ông Trời nỡ đi chơi đâu vắng, không cúi xuống nh́n đời chút xíu, sao tôi không lột xác, không biếng dạng méo mó ít nhiều, cho ḿnh đỡ xấu hổ ha? Tôi và nhóm thương binh chế độ cũ bị Đời quên lãng vẫn âm thầm lặng lẽ, nhẫn nhịn âm thầm chịu nhục mà ḅ lê trên đường cần cù kiếm sống.
Cho đến ngày 6 tháng 2 năm 1985, tôi đang làm cỏ ngoài ruộng, th́ Bảo leo xe đ̣ xuống Thành Ông Năm cho biết tin: tại chợ Bà Chiểu đă diễn ra trận đấu đá kinh hoàng giữa “công an và phế binh đỏ”, (phế binh đỏ, chứ không phải phế binh “du ca da cu bè”). Công an đă bắt đám đờn ca “phế binh đỏ”. V́ “đỏ” mà họ chuyên hát toàn nhạc “vàng”, hát nhạc vàng mới ăn khách, tức là “Ngụy” rùi! Thành thật mà nói th́ “nhóm đỏ” kia họ có tài khảy đờn ca hát giọng Bắc nghe cũng hay. Đồng bào đứng ngồi tám lớp ṿng trong ṿng ngoài, say mê thèm khát nghe “nhạc vàng”. Công an như ṿng siết của Kremlin, luôn vươn tỏa ṿi bạch tuột ra, quấn lấy “nhóm phế binh đỏ” và rượt người dân ngu khu đen chạy té khói. Họ có đủ quyền hành để thao túng, dân có chạy đi đâu vẫn không thoát. Ấy là tôi đang nói từ những thập niên 75- 85 í nha. Công an là ông trời con, ưa tùy tiện bắt giam, khảo xét, lục soát bất kỳ nơi đâu họ muốn. Dính dáng tới họ, chỉ có nước đi tới đường cùng, chết treo trong cùm, hoặc mất tích mất tang thân thể.
Trong Điều 7 của Đạo Luật Rome đă định nghĩa: “Tội thủ tiêu mất tích Người” (Enforced Disappearance of Persons) như sau: Thủ tiêu mất tích người có nghĩa là: bắt giữ, giam giữ hay bắt cóc người ta với sự cho phép, sự hỗ trợ hoặc sự chấp thuận của một quốc gia, hoặc một tổ chức chính trị. Sau đó không nh́n nhận sự tước đoạt tự do của người ta, cũng không thông báo tin tức về số phận hoặc nơi giam giữ, với chủ tâm tước đi quyền được luật pháp bảo vệ của những người này trong một thời gian lâu dài. (Enforced disappearance of persons means the arrest, detention or abduction of persons by, or with the authorization, support or acquiescence of a State or a political organization, followed by a refusal to acknowledge that deprivation of freedom or to give information on the fate or whereabouts of those persons, with the intention of removing them from the protection of the law for a prolonged period of time.)
Thế là từ đó nhóm “Bè du ca da cu” của chúng tôi mất đất sống, tan hàng rã đám, biệt tích giang hồ! Khổ …khổ hết biết! Khi nạn cướp bóc giựt dọc luôn xảy ra tại các khu thị tứ, các trạm xe bus. Người ta bị cướp trắng trợn, giật sạch, mất trắng tay chẳng c̣n ǵ. Ai có la làng, khóc lóc, có nhảy tưng tưng, thì cũng huề cả làng. Đôi khi công an đi qua đó cũng ghé lại, làm biên bản lấy lệ. Người bị cướp đứng xớ rớ, công an điệu về bót cung khai lư lịch, rồi xù x́ bỏ đi. Bù trớt (chính tôi đă từng bị mất sạch).
Đồng thời lúc nầy nạn thanh niên nam nữ ốm đói nghiện x́ ke, chích ma túy công khai trên các con hẽm ở Bàn Cờ, bên khu G̣ Vấp, Khánh Hội... ôi thôi không thể đếm hết. Có vài lần t́nh cờ đi qua khu nhà Phùng, tôi đă trông thấy nơi góc hẽm vào một sáng sớm có ba bốn thanh niên đang dùng chung một ống chích. Tên con trai cầm cây kim tiêm thuốc xong, đưa cho một tên bạn đã ngồi bệt xuống đất, hắn lấy sợi dây lưng quần cột chặt cánh tay trái, và chụp nơi tay thằng đang cầm cây kim, và tự nó lụi vào tay ḿnh, máu từ mũi cây kim tuông ra thành một ḍng dài trên cánh tay hắn, không có bông g̣n và thuốc sát trùng sát triết chi. Một tên khác h́nh như thiếu thuốc, hay đến cơn ghiền dữ dội, đă nằm vật ra bên lề đường, hắn sùi bọt mép, tay chân co giật. Tôi hoảng hồn mất vía, lo sợ tột cùng, vội vàng lủi đi thật nhanh.
Từ khi chộn rộn sau năm 1975 bỗng đâu lại sinh ra nhiều bọn dé dé choai choai đi đứng le te, ỏng ẹo, giọng nói ồ ồ, râu ria lởm chởm, nhưng chúng lại mặc đồ đàn bà, mặc xú chiên giả nhồi độn ở ngực hai quả bóng nhựa. Chúng thoa son dồi phấn, kẽ lông mày, trông bọn nhỏ cũng xinh xắn. Bọn “bóng lại cái” nầy đa số là con nhà khá giả, thỉnh thoảng tập trung ở B́nh Triệu, chẳng hiểu sao chưng diện rất đẹp ưa giả dạng “nữ nhi đào tặc”, để trốn không đi Thanh Niên Xung Phong, hoặc bị bắt đi Nghĩa Vụ Quân Sự. Thế là nạn đồng tính luyến ái rần rần xảy ra, lan từ thành phố Sài G̣n về tận các miền quê. Mới đầu con trai tôi tưởng bọn họ là con gái mặt hoa da phấn phè phỡn thật, (khi có đoàn hát trên Sài G̣n về trong Xă, thường có mấy en “Gay”) con tôi cũng xề lại rù rì hủ hỉ ríu ra ríu rít chuyện trò vanh vách, thân mật da diết! Nhưng khi con trai tôi bị mấy tển là “bê-đê” cao lêu khêu đúng là “đực rựa”, tối đến khi tan văn nghệ, chúng cùng con tôi ngủ chung pḥng, (con tôi lúc đó vừa đi học lớp 12, vừa đi bán bánh ḅ, đi làm thuê dỡ nhà, dỡ tôn với chủ, đ xây nhà do chủ thầu mướn, con cũng đi đờn hát cho ban văn nghệ, kiếm sống) th́ nửa khuya đang say ngủ con bị một tên đẹp nhất trong bọn cạy miệng nút lưỡi, ṃ cu tới tấp. Con trai tôi hoăng sợ, la hét tung mùng ôm quần áo chạy chạy chạy... có cờ. Nhưng, cũng thật thà mà nói có nhiều “ẻm” trông yểu điệu thục nữ, mảnh mai, duyên dáng, xinh đẹp và ca hát, múa đèn, vũ múa điệu Thái, điệu Lào rất hay. Giọng ca các “en” nức nở trữ t́nh nghe khá tuyệt!
* * *
Ở trên cõi đời ô trọc nầy Bảo luôn bị những căn bệnh cũ hành hạ thân xác càng đau đớn và điêu đứng. Nay hoà b́nh về, dòng sông tình được thuyền đời trôi đi. Nhưng rồi cũng có khi thuyền bất ngờ bị sóng vùi dập, và lật úp thuyền! Bảo thật sự chới với khi bạn bè thân thuộc chiến đấu tri kỷ chỉ còn lác đác mấy người trên đầu ngón tay? Bảo không biết thổ lộ tâm sự cùng ai thông cảm, Bảo rất đau buồn! Có thêm cơn bệnh trầm kha ẩn dưới đôi lông mày khiến Bảo luôn nhíu lại... mà không có thuốc chữa.
Chuyện hồi xưa và ngày nay, Bảo vẫn c̣n mang trong trái tim cuồng nhiệt xót xa và thổn thức. Bảo biết đói khổ, đau đớn từng giờ, từng ngày. Nỗi đắng cay oan nghiệt, rền rĩ siết chặt giữa hai hàm răng khát khao nghiến lại. Sự đớn đau luôn cào xé dày ṿ tâm trí và thân thể Hoàng Ngọc Bảo, người lính trung thành với chính phủ Việt-Nam Cộng Hoà, đă không e dè đem thân xác ḿnh làm bục kê, làm bàn đạp, để người khác dẫm lên. Chiến sĩ ấy âm thầm lấy lưng đỡ đạn, cùng đồng đội quyết chí ở lại trên chiến tuyến, đến giờ phút quê hương lâm chung, mà van lơn người đă ra đi:
Hăy gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm c̣
Thằng c̣n chân sẽ cơng thằng què quặt
Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh (3*)
Dù tật nguyền cùng khắp Bảo vẫn còn đẹp trai, ăn nói duyên dáng, nhất là Bảo có tài kể chuyện đời lính “hùng hồn và mất hồn” đó đây rất hấp dẫn. Bảo kể chuyện tiếu lâm khá duyên dáng khiến người nghe say sưa. Nên ai ai cũng mến thương Bảo. Tôi vẫn gánh hai thùng phân thối um, trĩu nặng, cố lê từng bước trên con đê gập ghềnh. Nắng chói chang, tôi ra sức kiên nhẫn chịu đựng “tăng gia lao động tốt”, hầu mong chồng ở trong trại tập trung tù tội sớm được thả về, như Đảng đă hứa. Nhưng nghiệt ngă thay, chờ người người ở nơi đâu vẫn biệt tăm! Nhiều lần lội xuống hố phân người, chúng tôi đứng chưa vững, phải bám chặt lấy nhau cho khỏi ngă. Bùn và phân đặc sệt, ngập tới bắp chân, mọi người ngửa mặt lên trời, há hốc miệng mà thở. Hơi bùn, hơi phân tươi xông lên nồng nặc, trời nắng chang chang muốn ngộp thở, hôi thúi kinh khủng. Nước mắt tôi không trào ra mi, mồ hôi không thấm qua làn áo thô cứng sột soạt như mo cau, mà dội ngược vào tim, tạo thành chuỗi uất-hận dâng cao ngút.
Những tháng ngày khổ sở nghèo khó mỏi mệt như thế nầy, tôi đă xa Bảo, Bảo về Phan Rang rồi, tôi lại càng nhớ đến cháu Bảo thân yêu vô cùng! Sau năm 1998 Cuộc sống gia đình Bảo rất đạm bạc, bần hàn, nếu không nói là quá nghèo khổ nơi xứ chó ăn đá gà ăn muối. Bảo dựng tạm một căn cḥi bé nhỏ ngay sát khu nghĩa địa tại Phan Rang, một góc nhà bên hướng phải đã kê lên mấy ngôi cổ mộ. Chung quanh nhà Bảo toàn là mồ và mã. Ấy thế mà Bảo và vợ con họ không hề sợ ma. Có phải chăng từ khi đổi đời thì họ “sống” giữa “người chết”, coi bộ “âm ty địa tào” còn hiền lành hơn trên trần thế?! Hay là bởi tự cái số kiếp oái uăm, bắt Bảo phải sống “tử thủ” với mồ mă ông bà cha cố người đă chết!?
Bảo lui về quê vợ ở Phan Rang, sống ẩn dật (măi về sau nầy khi gia đình tôi đi Mỹ, tôi có chuyển cho Bảo vài ngàn, nên Bảo đã mua một chiếc xe cúp, Bảo làm nghề “xe ôm” bằng một chân giả, một chân thật, cộng với một mắt thật trông chừng con mắt giả, để nh́n rơ đời không giả tạo thêm)!!! Năm 2005 Bảo lâm trọng bệnh, gia đình Bảo có em trai ở Mỹ liên tục chuyển tiền hậu hỉ về nhà, để thân nhân đem Bảo đi ra đi vô Sài Gòn - Phan Rang không biết bao nhiêu lần. Căn bệnh trầm kha ấy đã gậm nhấm đào xới bào ṃn tướt đoạt đi của Bảo nhiều miếng thịt trong phổi trong tim, lây lan khắp thân thể Bảo, nó hoành hành ăn tươi nuốt sống Bảo mất rồi. Bảo bị mù cả hai mắt, không còn nhìn thấy Đời. Toàn thân và tay chân Bảo sưng phù, nhớt nhau nước nhờn chảy ra trên lưng đứa em ruột tên Toàn vẫn cơng Bảo đi ra đi vô bệnh viện.
Thế mà Bảo lặng lẽ không hề oán trách số phận quá tàn ác! Bảo đã không thể chịu đựng cơn đau đớn hành hạ thể xác lẫn tinh thần hơn, Bảo từ trần vào mùa Thu năm 2005. Trước khi lìa đời, trong cơn đớn đau kinh hoàng chới với mê săng, Bảo vẫn luôn miệng nhắc tới tên những vị chỉ huy, những đồng bạn vì tổ quốc và quê hương đã ra đi khỏi tầm mắt của Bảo. Nhưng họ không ra khỏi lòng Bảo, dù một giây phút nào; dù đôi mắt Bảo mù ḷa vĩnh viễn khép lại từ lâu, và lòng Bảo đã đóng chặt cửa. Nhất là Bảo chẳng khi nào có ý ngoảnh mặt phản bội quê hương, mà đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S dấu yêu. Quê hương đã ôm trọn Hoàng Ngọc Bảo vào lòng. Đất mẹ không từ bỏ hất hủi Bảo bao giờ (khi mộng ước của Hoàng Ngọc Bảo đă không thành!) như Nguyễn Trường Tộ đă nói:
“Nhất thất túc thành thiên cổ hận.
Tái hồi đầu thị bách niên thân” .
(Một bước lỡ để ngh́n năm mang hận.
Ngoảnh đầu trông lại đă trăm năm). (*)
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hăn thanh. (**)
(*) Bảo dư biết ư đó nghĩa là: Từ xưa đến nay hỏi rằng ai không chết? Hăy để ḷng son chiếu sử xanh. Đây là hai câu Thơ tiếng Hán của một tướng lănh Trung Hoa, tên Văn Thiên Tường).
(**) Hai câu thơ sau của Nguyễn Công Trứ. Hoàng Ngọc Bảo cũng biết ư tác giả là: “người ta chưa chắc ai hơn ai, mà chỉ biết ai anh hùng, sau khi thời thế đă xảy ra”. Giống như bài thơ “Chiến Mă Ca” của anh tù “học tập cải tạo” Lê XuânN trầm uất ai oán; được anh tù “cải tạo” TrầnLViệt phổ thành nhạc rất tuyệt vời, (v́ có mấy lần Bảo đă về Hốc Môn ở lại nhà tôi cả tháng, Bảo nghe nhóm “Tù ca Xuân Lộc Z 30 A” của bạn chồng tôi đàn ca:
Vàng phai trên thanh gươm. Người mái tóc điểm sương.
Ngựa tung vó trong mưa buồn trên quê hương sầu thương.
Đường mây vỡ tan thành mộng cô đơn c̣n mơ sa trường.
Bóng xô nghiêng hoàng hôn.
Mài gươm trong cô đơn người nuốt những hờn căm.
Ngựa nuôi móng non thay bờm trên quê hương cuồng phong.
Đường xa dẫu xa muôn trùng trong đêm nay
Ngựa phi sa trường bóng dơi bóng quê hương.
Chiến mă tiến đến sát ḍng sông
đêm quê hương mênh mông
sao chưa hừng đông?
Chiến mă rất khát nước trong
trên quê hương tang thương.
Ai qua trường giang !!! ??? (4*)
* * *
(1*) TP
(2*) Phạm Đức Nh́
(3*) Nguyễn Cung Thương
(4*) Trần Lê V & Lê XuâN...
_ _ _ _ _
TtTm: Gửi vong linh cháu ruột: Dominico Hoàng Ngọc Bảo
Lính Nhảy Dù thuộc Lữ Đoàn III –
* * *
thh
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Trung Tá Phạm Phan Lang: Một Phụ Nữ Việt Nam Đáng Biết
Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ: Phạm Phan Lang
Người Việt hải ngoại, có lẽ ít ai được biết: Người phụ nữ Mỹ gốc Việt mang cấp bậc Trung Tá đầu tiên của Quân Lực Hoa Kỳ, là phu nhân của một cựu Thiếu Tá Hải Quân VNCH, di tản sang Mỹ cùng chồng và ba đứa con vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam : Trung Tá Lục Quân Lang Phan Phạm (đă nhận thông báo sẽ thăng cấp Đại Tá, trước khi xin về hưu).
Phạm Phan Lang sinh ra và cả một thời tuổi thơ sống cùng gia đ́nh ở Nha Trang, theo học tại trường Nữ Trung Học và Vơ Tánh. Nha Trang là thành phố biển thơ mộng, nơi có hai quân trường nổi tiếng: Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, với những chàng trai hào hoa theo nghiệp kiếm cung, chọn cuộc đời bay bổng và hải hành. Những chàng trai này đă một thời khốn khổ trái tim bởi bao nhiêu người đẹp của Nha Trang. Thời ấy, dường như những cặp t́nh nhân SVSQ Hải Quân và Nữ Sinh Trung Học Nha Trang là những đôi t́nh nhân làm đẹp phố phường nhất. Trong số đó có đôi uyên ương Phạm văn Diên và Phan Thị Lang. Ngày ấy Lang là một cô bé khá xinh, tính t́nh hiền dịu dễ thương, nên mới học Đệ lục là đă làm mê mệt chàng SVSQ họ Phạm. Cuộc t́nh kéo dài măi đến khi Lang đậu xong tú tài 2 (năm1969) hai người mới làm đám cưới.
Anh Phạm văn Diên tốt nghiệp khóa 14 HQ (Đệ Nhị Kim Ngưu), trước ngày 30/4/75, mang cấp bậc Thiếu Tá và chỉ huy một chiến hạm PGM615 (loại nhỏ). Vào nửa đêm 29.4.75, Thiếu Tá Diên đưa chiến hạm rời khỏi Việt Nam, mang theo vợ, 3 đứa con nhỏ, 1, 3 và 5 tuổi, cùng cha mẹ già trên tuổi 70 và cậu em vợ, đang theo học đại học Luật Khoa Sài G̣n. Ngoài gia đ́nh, trên tàu c̣n có thủy thủ đoàn và khoảng hơn 150 người tị nạn khác. Chiến hạm của Thiếu Tá Diên vừa tham dự các cuộc hành quân tàn khốc cuối cùng tại Huế, Quảng Trị,Vùng I, chưa kịp sửa chữa, bảo tŕ, nên lúc ra khơi bị hư hỏng và nước tràn vào, nhưng may mắn đă được cứu bởi một tàu HQ khác mà Thiếu Tá Diên đă liên lạc được. Cũng trên chuyến đi này, gia đ́nh bị mất hết tư trang, vàng bạc mang theo, nên lúc lên bờ chỉ c̣n hai bàn tay trắng.
Cũng như nhiều gia đ́nh khác, thời gian đầu đến Mỹ rất vất vả, vợ chồng Thiếu Tá Diên phải làm đủ nghề để sống: thợ mộc,thợ hồ, rửa bát đĩa cho nhà hàng, tiệm ăn, dạy Anh ngữ cho trẻ em Việt Nam ở một trường Tiểu Học, nhổ cỏ trong những cánh đồng cà, hái trái cây, trông nom một trại gà với hơn 60.000 con. Với tính kiên nhẫn và nghị lực, cả hai vợ chồng và cậu em vừa làm vừa theo học chương tŕnh đại học tại University of Maryland, Eastern Shore.
Đường Vào Binh Nghiệp
Năm 1980, chị Phạm Phan Lang đậu được cùng lúc hai bằng Cử nhân, trong đó có bằng Nutrition and Dietetics (Dinh Dưỡng Học). Muốn làm việc trong ngành này, cần phải qua một khóa Thực Tập Dinh Dưỡng ( Dietetic Internship). Chị Phạm Phan Lang đă nộp đơn xin thực tập ở một số trường đại học, trong đó có cả Chương Tŕnh Thực Tập Dinh Dưỡng của Lục Quân Hoa Kỳ (US Army Dietetic Internship).
Lúc bấy giờ, chương tŕnh Thực Tập Dinh Dưỡng của Army đ̣i hỏi khá nhiều điều kiện khó khăn: điểm trung b́nh tối thiểu là 3.5, phải là công dân Hoa Kỳ, phải dưới 30 tuổi, phải có ít nhất là 3 lá thư giới thiệu, cùng một số điều kiện khác. Trong số những điều kiện này, ít nhất có hai điều chị Phạm Phan Lang không có, đó là quốc tịch Hoa Kỳ và đă trên tuổi 30. Tuy nhiên, do trường hợp khá đặc biệt và có lẽ do thán phục nghị lực và khả năng của một người đàn bà tị nạn, cuối cùng chị đă được chấp nhận vào chương tŕnh này. Đây là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt mà theo chị, măi đến sau này, vị Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng của Army Dietetic Internship đă cho chị biết.
Mặc dù lúc ấy, chị Phạm Phan Lang cũng được nhận vào thực tập ở một số trường đại học khác, nhưng chị đă chọn Chương Tŕnh Army này. Chị cho biết, chị chọn Army không phải v́ chị yêu đời lính, hay “muốn đi lính”, mà chỉ v́ những lư do rất đơn giản: chương tŕnh thực tập rất tốt, nổi tiếng, dễ dàng t́m việc làm sau khi rời quân đội, cả gia đ́nh được hưởng quyền lợi, và nhất là chỉ phải “đội mũ lính và mang lon” có 3 năm. Sau đó, nếu muốn, có thể xin giải ngũ. Đă có hơn một trăm đơn xin vào chương tŕnh này, nhưng cuối cùng chị nằm trong số 10 người được chọn. Chị khiêm nhường cho là may mắn, nhưng tất nhiên điều quyết định vẫn là do khả năng, kết quả bao năm kiên nhẫn học hành của chị.
Chị Phạm Phan Lang bắt đầu binh nghiệp bằng cấp bậc Thiếu Úy. Hai tháng đầu tiên được thực tập quân sự tại quân trường Fort Sam Houston (FSH), San Antonio, Texas. V́ là ngành Quân Y, nên những thực tập quân sự rất nhẹ so với những binh chủng khác. Tuy nhiên, chị cũng phải tập bắn các loại súng, trèo đồi, lội suối, tập trận, hành quân, đọc bản đồ, sử dụng địa bàn một ḿnh giữa rừng sâu.
Sau một năm thực tập Dinh Dưỡng tại Brooks Army Medical Center (BAMC), FSH, San Antonio, TX, chị tốt ngiệp, được thăng cấp Trung Úy và nhận nhiệm sở đầu tiên tại Moncrief Army Medical Activity, Fort Jackson, Columbia, SC. Và cũng tại đây một biến cố lớn đă xảy ra mang đến điều bất hạnh lớn lao nhất cho cuộc đời của chị sau này… Columbia là thủ phủ của Tiểu Bang South Carolina, có khoảng 300-400 người Việt định cư lúc bấy giờ. Thời ấy người Việt sống rải rác trong thành phố Columbia và các thành phố phụ cận như Greenville, Charleston, Myrtle Beach, Charlotte, Atlanta… Mọi người đều cố gắng làm việc để hội nhập và thích nghi với đời sống mới, nên chẳng ai quen biết, tiếp xúc nhiều với ai. Vợ chồng anh chị Phạm văn Diên & Phạm Phan Lang đă cùng một số thân hữu tích cực vận động thành lập Hội Ái Hữu Người Việt đầu tiên ở Columbia, mở trường dạy Việt Ngữ, tổ chức những ngày lễ hội truyền thống như Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán v.v.., gây quỹ cứu trợ thuyền nhân, tranh đấu cho nhân quyền, tự do ở Việt Nam. Cựu Thiếu Tá Diên hoạt động rất hăng say (chị Phạm Phan Lang chỉ hỗ trợ tích cực sau lưng, v́ Quân Đội Hoa Kỳ không cho phép quân nhân tham gia vào bất cứ hoạt động chính trị nào). Phu quân của chị, anh Diên, đi khắp các thành phố lân cận, giao kết bằng hữu, giúp thành lập các Hội Ái Hữu địa phương, nêu cao tinh thần chống Cộng…
Biến Cố Lớn Trong Đời
Hôm đó là ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ, July 4, 1985. Lúc này chị Phạm Phan Lang đang ở trong Quân Đội Hoa Kỳ được gần 5 năm và mang cấp bậc Đại Úy. Khi nhận được Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển về lại BAMC, FSH, TX, chị dự định đây sẽ là nhiệm sở cuối cùng của chị. Sau khi chấm dứt quân vụ ở nhiệm sở này, chị sẽ xin giải ngũ. Mấy ngày trước Lễ July 4, gia đ́nh anh chị rất bận rộn tham dự tiệc tùng do các bạn hữu ở Columbia và các thành phố lân cận tổ chức tiễn đưa, hơn nữa chị đang trong thời kỳ học thi tốt ngiệp Thạc sĩ (Master Degree), nên chị khá mệt mỏi. Nhưng v́ nể lời mời của một người bạn, cựu Trung Tá HQ ở Charleston, SC, vợ chồng anh chị nhận lời tham dự một buổi tiệc picnic ở bờ biển Foley Beach, SC. Chỗ này cách Columbia, nơi gia đ́nh anh chị ở, khoảng 3 giờ đồng hồ lái xe. Cùng với gia đ́nh anh chị 5 người, c̣n có 4 gia đ́nh khác. Tổng cộng có 5 cặp vợ chồng và 13 đứa trẻ con, tuổi từ 9-15. Lúc ấy trời c̣n sớm, khoảng 8 giờ sáng, trên biển không một bóng người, ngoại trừ họ. Và tại nơi đây tại nạn đă xảy ra.
Mười ba đứa trẻ con vừa thấy biển đă nao nức chạy ùa ra bơi lội. Nước bên bờ biển lúc ấy mới cao bằng đầu gối. Các ông bố cũng vội vàng theo mấy đứa nhỏ, vừa để trông chừng vừa sửa soạn mắc mồi câu cua. Đàn bà th́ lê mê khiêng thức ăn, nước uống từ trên xe xuống. Bỗng có tiếng kêu cấp cứu từ biển vọng vào, chị hoảng hốt nh́n ra, th́ hỡi ôi, 13 đứa trẻ đă bị sóng ngầm (undertow) cuốn ra xa, và mấy ông bố đang vội vàng bơi ra để cứu con. Chị Lang không biết bơi, nên vội vă chạy ngược vào bờ một quăng khá dài, kêu cứu. Nhưng trời c̣n sớm quá, và khu này v́ nổi tiếng nguy hiểm sóng ngầm (sau này mọi người mới biết) nên chẳng có ai ra biển. Kêu cứu một lúc không được, chị vội chạy trở lại biển. Lúc ấy một vài đứa trẻ lớn tuổi hơn đă bơi vào hoặc được mấy ông bố đưa vào bờ. Đang lúc dáo dác t́m kiếm mấy đứa con, chị thấy một người đàn bà Mỹ, không biết ra biển lúc nào, đang h́ hục kéo anh Diên, chồng chị, lên bờ. Hai mắt anh nhắm chặt, mặt tái nhợt, môi tím ngắt và dường như không c̣n thở nữa. Dù kinh hoàng, đớn đau và sợ hăi, nhưng với những kinh nghiệm và b́nh tĩnh của một người lính, chị đă cố gắng làm hô hấp nhân tạo cho anh, được một người bạn bác sĩ trong nhóm phụ giúp, nhưng phu quân của chị vẫn không hồi tỉnh. Khi đưa vào bệnh viện Charlerston, vị bác sĩ cấp cứu, sau khi khám và thử nghiệm EEG (electroencephalogra m), đă buồn bă cho chị biết : “Ông nhà đă bị ch́m xuống biển khá lâu, trên 10 phút, nên năo bộ không c̣n làm việc nữa (irreversible brain damage), xin chị đừng nuôi hy vọng”.
Một tháng sau, anh Diên đă trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viên quân sự nơi chị làm việc ở Fort Jackson, SC. Anh ra đi để cho đứa con gái út, lúc ấy 11 tuổi, và hai đứa bé nữa, 9 và 12 tuổi, được sống. Nếu chỉ muốn cứu một ḿnh đứa con gái của ḿnh, anh đă có thể làm được, nhưng anh không nỡ ḷng bỏ cả bốn đứa bé đang cố bám víu vào nhau để khỏi bị sóng đánh trôi đi. Anh đă cố cầm cự đưa bốn đứa bé vào gần bờ, nhưng bị các em ôm chặt lấy anh, v́ uống nước quá nhiều và sợ hăi đến cùng cực, không chịu buông tay chân anh ra. Cuối cùng, không chống chọi được, anh từ từ ch́m xuống ḷng biển trước đôi mắt đớn đau kinh hoàng của đứa con gái. Và v́ không c̣n chỗ để bám víu, nên một đứa bé gái khác, 11 tuổi, bị sóng biển đánh dạt ra xa, măi đến mấy tiếng đồng hồ sau mới t́m thấy xác.
Báo chí đă ca tụng, mọi người đều ngậm ngùi ngưỡng mộ anh như một anh hùng. Thượng Nghị Sĩ South Carolina lúc bấy giờ, ông Strom Thurmond, đă ban bằng tưởng thưởng. Nhưng tất cả những thứ ấy đều vô nghĩa đối với chị Lang, bởi chị đă mất vĩnh viễn người chồng yêu quí của chị, ba đứa con trong tuổi dại khờ của chị đă không c̣n người cha thương yêu gương mẫu. Không có điều ǵ có thể thay thế được.
Một khúc quanh trong binh nghiệp
Chị đă xin hủy bỏ Lệnh Thuyên Chuyển về Texas và xin ở lại Fort Jackson thêm một năm nữa để có thể sớm hôm lui tới mộ chồng. Trong quân đội Hoa Kỳ, kể cả ngành Quân Y, thông thường th́ cứ mỗi 3 năm, một Sĩ Quan được chuyển đến nhiệm sở mới. Chị được ở lại Fort Jackson đến 5 năm. Đây cũng là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt khác. Chị cũng bỏ ư định giă từ quân ngũ. V́ bây giờ, quân đội là nhà của chị, đă che chở và cưu mang chị, cho chị phương tiện tài chánh để nuôi các con ăn học nên người. Quân đội cũng đă rèn luyện chị trở thành một người có can đảm và nghị lực hơn để chống chọi với bao nhiêu thử thách của cuộc đời mà chị vừa mới trải qua cũng như đang chờ trước mặt.
Thời gian thấm thoát trôi qua, chị đă phục vụ trong ngành Quân Y Lục Quân Hoa Kỳ được 22 năm. Trong khoảng thời gian này chị đă thay đổi nhiệm sở 7 lần, Ngoài Fort Sam Houston, TX, và Fort Jackson, SC, chị đă đổi về các bệnh viện ở Fort Gordon,GA; Fort Huachuca,AZ; Fort Ord,CA; Madigan Army Medical Center, WA; Landstuhl Regional Medical Command, Germany; và cuối cùng là Tripler Army Medical Center ở Hawaii. Tại đây, công việc của chị là điều hành Phân Khoa Dinh Dưỡng (Director, Nutrition Care Division) với trên 100 nhân viên dưới quyền, vừa sĩ quan, hạ sĩ quan và dân sự. Ngoài ra, chị c̣n có nhiệm vụ Cố Vấn và Giám Sát những phần hành Dinh Dưỡng trong các đơn vị Lục Quân trú đóng ở Thái B́nh Dương, đặc biệt là Nhật Bản và Nam Hàn ( Nutrition Consultant, Pacific Region). Và cũng ở nhiệm sở này, năm 2002, chị Phạm Phan Lang nhận được Thông Báo sẽ thăng cấp Đại Tá. Thông thường thời gian từ lúc nhận Thông Báo đến lúc được thực sự “ gắn lon” cho cấp bậc Đại tá trong ngành Quân Y là khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Đến lúc ấy chị đă làm việc tại nhiệm sở Hawaii được 3 năm, nên đă đến lúc phải thuyên chuyển đến một nhiệm sở mới, mà chị biết sẽ là Hoa Thịnh Đốn.
Trung tá Phạm Phan Lang không muốn phải về Hoa Thịnh Đốn, cũng chẳng muốn rời khỏi Hawaii. Bởi ở Hawaii có cây xoài, cây mít, cây mảng cầu, khế, ổi, nhăn lồng…Hawaii cũng có những hàng dừa xanh, biển ấm quanh năm và cư dân rất hiền ḥa, hiếu khách. Hawaii đă cho chị sống lại với những h́nh ảnh yêu dấu của Nha Trang, nơi chôn nhau cắt rốn, cũng là nơi chị đă gặp, yêu và làm vợ người lính biển lăng mạn nhưng can đảm hào hùng Phạm văn Diên. Cuối cùng chị đă không chọn cấp bậc đại tá, mà chọn Hawaii với biển ấm t́nh nồng, mang bóng dáng miền quê hương thùy dương cát trắng của chị..
Những Chuyện Bên Lề về Tuổi Thơ, T́nh Yêu và Cuộc Đời của Cô Nữ Sinh Trường Nữ Trung Học và Vơ Tánh Nha Trang
Phan Thị Lang chào đời vào một buổi sáng mùa thu năm 1950 tại thành phố Nha Trang. Cha mẹ và đặc biệt là bà nội rất đỗi vui mừng, v́ đây là đứa con gái đầu tiên của gia đ́nh và cũng là đứa cháu gái đầu tiên của gịng tộc họ Phan. Cha mẹ muốn đặt tên cho con gái ḿnh là Linh Lan, tên một loài hoa mà ông bà rất thích, nhưng bà nội không chịu, v́ bà tin rằng, đặt tên cho con gái bằng tên một loài hoa là không tốt, v́ hoa sẽ “ sớm nở tối tàn”, cho nên bà nội bắt phải đổi tên Linh Lan thành Lang, để biến nghĩa thành cũ khoai… lang. Như vậy đời cô cháu gái sẽ tốt hơn.
Cha mẹ Lang sinh tất cả là 7 người con,nhưng mấy ông anh đầu đă mất đi trong chiến tranh loạn lạc, sau cùng chỉ c̣n lại ba anh em, người anh là Phan Ngọc Châu, cựu học sinh Vơ Tánh ( 1B2/VT 63-64), rất chăm chỉ và học giỏi, sau này vào trường Sĩ Quan Thủ Đức và tử trận năm 1968 tại B́nh Dương. Anh Phan Ngọc Châu có một chuyện t́nh thật buồn với một người đẹp ở trường Nữ Trung Học, quê cũng ở Vạn Giă, Hai người không lấy nhau được do một trắc trở về chuyện họ hàng. Anh Châu sống những ngày u buồn và khi chết đi đă mang theo mối u t́nh này xuống ḷng huyệt mộ. Người em trai, Phan Hà, sau khi học xong ở Vơ Tánh, theo vợ chồng Lang vào Sài g̣n học luật, rồi cùng di tản sang Mỹ vào đêm 29.4.1975. Hiện Hà đang sống ở Columbia, SC.
Ba má Lang là người Vạn Giă. vào Nha Trang làm ăn sinh sống từ thuở thiếu thời, nối nghiệp xây cất của ông nội, rồi làm nghề thầu khoán. Sau này ông trở thành nhà thầu nổi tiếng ở Nha Trang, từng xây nhà cho các tướng Đỗ Mậu, Tôn Thất Đính, và nhiều ngôi biệt thự sang trọng khác trên đường Biệt Thự, Duy Tân.
Cô bé Lang lớn lên trong sự cưng chiều của cả gia đ́nh, nhất là bà nội, nên cô bé rất “hư”, nhơng nhẽo và lười học.Trong nhà, cô bé chỉ sợ có mỗi anh Châu, v́ lúc nào anh ấy cũng trầm tĩnh, nghiêm nghị, ít nói và rất chăm học. Cô bé thường cố t́nh lẫn tránh, v́ hễ mỗi lần bắt gặp cô em gái, là anh bắt phải học, một điều mà lúc c̣n ở tiểu học, cô bé thấy như là một cực h́nh. V́ lười học, nên năm lớp Nh́ ở trường tiểu học Sinh Trung, cô bé bị ở lại lớp. Cả một năm ở lại lớp Nh́ ấy, cô bé thật ê chề và xấu hổ.V́ hễ có một đứa học tṛ nào lười biếng là cô giáo lại đem Lang ra làm ví dụ. Nhờ vậy mà từ đó, Lang quyết tâm học cho giỏi. Mùa hè đến, Lang theo anh Châu về quê nội ở Vạn Giă, để được ông anh dạy kèm cùng với mấy đứa con ông chú, bà cô, đặc biệt các môn toán đố, h́nh học.
Sau hè, trở lại trường, Lang được lên lớp Nhất.Và suốt cả năm lớp Nhất, tháng nào Lang cũng được lănh Bảng Danh Dự, và cuối năm khi thi vào lớp Đệ Thất trường Nữ Trung Học, cô bé đậu hạng thứ 10 trong số rất đông thí sinh ở Nha Trang và từ các nơi khác về dự thí. Lang vào Đệ Thất năm 12 tuổi. Lên Đệ Tam chọn Ban C. Năm 1968, Lang đỗ Tú Tài I hạng B́nh Thứ. Anh Châu từ chiến trường xa xôi, nghe tin, vội vă xin phép về thăm gia đ́nh và chúc mừng cô em gái. Không ngờ đó lại là lần cuối cùng hai anh em nh́n thấy mặt nhau. Anh Châu đă tử trận đúng một tuần sau khi trở về đơn vị. Năm Đệ Nhất C, Lang phải chuyển sang học bên trường Vơ Tánh, v́ trường Nữ Trung Học không đủ lớp. Sau khi đậu Tú Tài II năm 1969, Lang là người đầu tiên trong đám bạn bè cùng lớp “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Anh Châu, người anh duy nhất và rất thương mến Lang, không c̣n nữa để dự đám cưới của em ḿnh. Đó là sự mất mát và hụt hẫng to lớn của Lang trong ngày bước theo chồng.
Phạm Phan Lang
Lang gặp anh Diên, Phạm văn Diên, lần đầu tiên vào ngày mồng 6 Tết Âm Lịch, lúc Lang chỉ mới tṛn 13 tuổi , đang học lớp Đệ Lục. Hôm đó là ngày Thứ Bảy, nên phố xá đầy dẫy những anh chàng SVSQ Hải Quân và Không Quân. Không hiểu sao lúc ấy Lang “không ưa” Hải Quân, nên khi bị hai anh chàng HQ đi kèm hai bên Lang và một cô bạn, trong lúc dạo phố mua hàng, tán tỉnh, Lang vừa sợ vừa mắc cỡ, vừa ghét nữa, nên không mở miệng nói một lời. Anh Diên đi bên cạnh, biết Lang sợ và e thẹn, nên ôn tồn nhỏ nhẹ gợi chuyện. Anh Diên nói tiếng Bắc, gọi Lang bằng “bé”. Theo Lang về gần đến nhà cô bạn cùng đi, cũng là một tiệm ăn, Diên đă hỏi Lang : “ Bé ơi, đường nào ra biển, hở bé”. Nghe hỏi, Lang bỗng ph́ cười. Hải Quân mà hỏi đường nào ra biển. Nào ai có biết, đó lại là câu nói định mệnh của đời Diên sau này.
Kể từ hôm ấy, cứ mỗi lần “đi bờ” là anh Diên đến ngồi ở quán của cô bạn, chờ bé Lang đạp xe đi qua. V́ quán ăn nằm ngay góc đường đến nhà Lang. Cứ như thế cho măi đến năm 1965, anh Diên tốt nghiệp Khóa 14 HQ/ Đệ Nhị Kim Ngưu. Một hôm, Diên ngỏ ư xin phép Lang được đến nhà thăm ba má và ông anh, làm cô bé Lang hoảng sợ đến muốn khóc, lắc đầu lia lịa, v́ nghĩ tới sự nghiêm khắc của cha mẹ, đặc biệt là anh Châu của ḿnh, nên bảo là “Anh mà tới nhà, chắc thế nào Lang cũng bị đ̣n, không được đâu!” Nghe nói thế, Diên chỉ âu yếm nh́n Lang mỉm cười và bảo là “bé đừng sợ”. Cuối tuần sau, Diên đến nhà thật, gặp ba má và anh Châu của Lang. Và chẳng biết làm thế nào mà Diên thuyết phục được ông anh khó tính của Lang, để được “chính thức” tới thăm gia đ́nh Lang . Dù vậy, Diên cũng chỉ dám tới nhà mỗi tháng một lần và cũng hiếm khi được ngồi riêng để nói chuyện với Lang. Hôm trước ngày tốt nghiệp ra trường, Diên đến thăm để từ giă gia đ́nh Lang. Sau khi nói chuyện với ba má và anh Châu, Diên xin phép được lên lầu để từ giă Lang. Lúc ấy cô bé đang ngồi đan áo trên sân thượng, dưới giàn nho đầy quả chín. Lần đầu tiên, Diên nắm lấy tay Lang, nh́n thật sâu vào mắt Lang, dịu dàng nói “Bé ơi, anh rất yêu bé và muốn cưới bé làm vợ, nhưng bé hăy c̣n nhỏ quá, nên anh phải đợi cho bé lớn lên. Ngày mai anh đi rồi, không biết bao giờ mới về thăm bé được, nhưng anh sẽ viết cho Bé mỗi ngày một lá thư. Bé ráng đợi anh nghe!”. Nói xong, Diên cúi xuống, nhẹ nhàng hôn lên đôi bàn tay run rẩy và ướt đẫm nước mắt của Lang.
Và chàng đă giữ đúng lời hứa, mỗi ngày một lá thư gởi về cho Lang đều đặn, và chờ Lang lớn lên. Họ đă làm đám cưới vào mùa Thu 1969, sau khi Lang đỗ Tú Tài II. Lúc ấy Lang vừa 19 và Diên đă 27 tuổi đời. Hành trang về nhà chồng của Lang, ngoài một số áo quần, c̣n lại là một vali chứa đầy những lá thư của Diên.
Hơn mười năm, sau ngày cả nhà di tản sang Mỹ, anh Diên mất đi trong một tai nạn bi thảm, để lại cho Lang ba đứa con dại tuổi chỉ từ 11 đến 15. Lang đă chọn ở lại quân đội để có điều kiện lo lắng cho các con. Sau này cả ba cháu đều thành đạt. Cô gái út, ngày rời Việt Nam vừa đúng 1 năm 1 tháng tuổi. Năm 11 tuổi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn của cha ḿnh. Sau này được vào Stanford University, một đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ, và được bầu làm Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam của trường. Sau khi đậu bằng Thạc sĩ ngành Kinh Tế/Phát Triển Điều Luật Quốc Tế (Economics/International Policy Development) năm 1997, cháu lấy thêm bằng Thạc Sĩ Quản Trị Thương Mại (Master of Business Administration) ở University of California at Berkeley (Haas School of Business). Hiện nay là Senior Product Marketing Manager của Google.
Năm 2002, sau khi chu toàn trách nhiệm của một người mẹ với các con, một sĩ quan cao cấp đối với Quân Lực Hoa kỳ, đúng một ngày sau khi về hưu, Phạm Phan Lang làm đám cưới với người chồng mới. Anh là môt người Mỹ, lớn hơn Lang 7 tuổi. Là một người hiền lành, thật thà và độ lương. Trước kia là một Sĩ Quan Không Quân trong Quân Lực Hoa Kỳ. Rời quân ngũ, anh đi học lại và lấy bằng Ph.D rồi dạy tại trường University of Hawaii, và sau này đă làm việc cho US Navy/Submarine, Pearl Harbor Hawaii trong hơn 30 năm với chức vụ Oceanographer/Technical Director cho đến ngày về hưu, cách đây hai năm.
Phạm Phan Lang cùng chồng đang sống những ngày tháng êm đềm ở thành phố Kaneohe trên ḥn đảo Oahu / Hawaii thần tiên. Mỗi ngày, trong nắng ấm, nh́n biển trời, nghe sóng biển ŕ rào, Lang da diết nhớ về Nha Trang, về những ngày tuổi thơ cùng với gia đ́nh, thầy bạn, và hồi tưởng về một quá khứ với biết bao thăng trầm biến đổi của quê hương, của gia đ́nh và của cả một đời người.
(Ghi chú của người viết : Khi liên lạc với Phạm Phan Lang để viết bài này, bất ngờ người viết nhận ra Lang chính là cô em gái của Phan Ngọc Châu, người bạn thân cùng quê Vạn Giă, cùng lớp ở trường Văn Hóa Nha Trang, trong những năm đầu trung học.Cứ mỗi mùa hè, người viết lại gặp hai anh em, dắt díu nhau về thăm quê nội. Khi ấy Lang mới chỉ học lớp Nh́, nhưng đă là một cô bé rất thông minh và thật xinh xắn dễ thương)
Phạm Tín An Ninh
(Viết theo lời tâm t́nh của Phạm Phan Lang)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.