Những tờ giấy màu trắng thường được gọi chung Fabric Softener dùng bỏ vào máy sấy để cho quần áo thơm tho, mềm mại hơn và không bị dính nhau lại, c̣n có nhiều công dụng khác nữa. Sau đây là những kinh nghiệm mà nhiều phụ nữ đă chia sẻ để chúng ta biết sử dụng Fabric Softener cho nhiều mục đích khác nhau :
1. Khi bạn đặt một miếng Fabric Softener ở gần nơi có kiến, chúng sẽ chạy đi hết.
2. Tránh được mùi hôi mốc bằng cách kẹp một miếng giấy Fabric Softener vào sách hay cuốn album lâu ngày không mở ra.
3. Vào mùa có nhiều muỗi, khi ra ngoài vườn sinh hoạt, bạn có thể đeo nơi thắt lưng một miếng Fabric Softener th́ mấy chàng muỗi sẽ không thèm lại gần.
4. Dùng miếng Fabric Softener để lau những vết xà bông đóng ở cửa kính của bồn tắm.
5. Làm cho đồ ṿật hay áo quần thơm tho và tươi mát bằng cách đặt một tấm Fabric Softener trong mỗi hộc tủ hay treo trong closet.
6. Để tránh chỉ bị rối hăy dùng miếng Fabric Softener vuốt sợi chỉ đă xâu vào kim trước khi may.
7. Nếu không muốn vali đựng quần áo bị ẩm, hăy đặt một miếng Fabric Softener dưới đáy trước khi xếp hành lư mang theo.
8. Làm cho không khí trong xe hơi trong lành bằng cách đặt một miếng Fabric Softener dưới ghế ngồi.
9. Muốn rửa sạch những thức ăn dính chặt bên trong xoong nồi th́ hăy đặt một miếng Fabric Softener vào trong xoong rồi ngâm nước qua đêm.
Hôm sau mới dùng miếng sponge để chùi rửa. Chất dùng để chống lại sự dính nhau (static) có trong Fabric Softener sẽ làm cho đồ ăn rớt ra khỏi xoong nồi dễ dàng hơn.
10. Đặt một miếng giấy Fabric Softener dưới đáy của mỗi thùng rác để tránh mùi hôi.
11. Dùng miếng Fabric Softener để lau những nơi có dính lông chó hay mèo, nó sẽ lấy đi những lông rụng đó một cách sạch sẽ.
12. Dưới mỗi giỏ đựng quần áo dơ, bao giờ cũng đặt một miếng Fabric Softener để khỏi có mùa hôi.
13. Làm cho giày không có mùi hôi bằng cách đặt miếng Fabric Softener trong đó qua đêm. Ngày mai, đôi giày sẽ thơm tho để mang đi làm hay đi học.
14. Dùng Fabric Softener để lau mặt kính máy TV sẽ làm cho bụi bặm bớt đóng lớp trên đó.
Thế nhưng rất tiếc, sau khi trải qua thời trăng mật của "t́nh yêu", người ta thường quên đi bổn phận mà chỉ chú ư tới quyền lợi, đ̣i hỏi, mong muốn người kia phải làm theo ư ḿnh, chiều chuộng ḿnh, phục vụ ḿnh.
Nếu bạn đồng ư với quan niệm "gia đ́nh là một cơ sở nhỏ" th́ vợ chồng cũng là một nghề, trong đó người chồng cần phải học nghề làm chồng, và người vợ cần phải học nghề làm vợ. Con người ta mới sinh ra không ai tự nhiên biết nói, biết đọc, biết viết, mà cần phải được dạy nói, dạy đọc, dạy viết. Cái ǵ cũng phải học th́ mới biết làm. Vợ chồng là một nghề làm suốt cuộc đời, vậy mà không có trường hay lớp nào dạy.
Cùng lắm, trước khi gả con gái về nhà chồng th́ người mẹ dạy con vài lời về cách làm dâu.
Đến ngày làm lễ cưới ở nhà thờ hay trong chùa th́ các cha và quư thầy cũng chỉ khuyên vợ chồng ăn ở ḥa thuận và chung thủy với nhau.
Nghĩ lại ở đời chưa có cái nghề nào, trong đó người ta không được dạy chút nào mà phải vô làm ngay như nghề vợ chồng. Có lẽ người ta nghĩ cái nghề này không cần học, cứ làm đại th́ từ từ sẽ biết, tiếng Pháp gọi là "apprendre sur le tas", tạm dịch là "vừa làm vừa học", hên th́ hưởng, xui th́ chịu.
Ngoài ra nghề vợ chồng không phải thích th́ làm, chán th́ nghỉ dễ dàng như các nghề khác. Đương nhiên thời nay người ta có thể lấy nhau vài năm rồi ly dị, nhưng nếu có con th́ vấn đề ly dị, chia gia tài thật là nhiêu khê, phiền toái. V́ thế có những cặp chán ghét nhau mà vẫn phải sống chung v́ con cái, kinh tế, thể diện, hay truyền thống, v.v...
T́nh yêu suông không đủ đem lại hạnh phúc. T́nh yêu chỉ là động cơ thúc đẩy hai người đến với nhau, nhưng sống chung hạnh phúc là một việc khác. Nó đ̣i hỏi mỗi người phải biết cách cư xử với nhau.
Trong các đạo giáo gọi đó là "đạo vợ chồng". Đạo vợ chồng thường chỉ dạy "bổn phận" (duty, devoir) của vợ chồng. Biết được "bổn phận" cũng là một điều đáng quư rồi, nhưng vẫn chưa đủ đem lại hạnh phúc, nó chỉ giúp cho gia đ́nh sống b́nh yên, không sóng gió.
Giống như một nhân viên biết bổn phận của ḿnh là đi làm chăm chỉ, đúng giờ, nhưng chưa chắc anh ta làm việc giỏi, biết tăng lợi nhuận cho chủ. Do đó ngày nay, các hăng xưởng phải gửi nhân viên đi học thêm các lớp tu nghiệp để nâng cao năng xuất. Người nhân viên cũng có quyền lợi như được nghỉ hè một năm hai tuần hay một tháng.
Cũng thế, ngoài "bổn phận" (hay trách nhiệm), người vợ và chồng cũng nên biết ḿnh có những "quyền lợi" ǵ để không bị đàn áp, bóc lột, lường gạt. Ngoài bổn phận và quyền lợi, vợ chồng cần phải học hỏi thêm những cách thức xây dựng hạnh phúc, gọi tắt là nghệ thuật sống (art of living
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" th́ đă không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đ́nh; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
Bên đạo Chúa, có những lớp dạy về đời sống gia đ́nh cho những cặp vợ chồng sắp cưới, giúp họ t́m hiểu về tâm sinh lư, t́nh cảm nam nữ, cách sống làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ, hiểu biết về những khó khăn thử thách của đời sống gia đ́nh sau khi cưới, cách giáo dục con cái trở thành người tốt trong xă hội, v.v... Đây là một điều rất hay cần được bắt chước học hỏi.
Trong đạo Phật, mặc dù nhấn mạnh về sự giải thoát sanh tử luân hồi, đức Phật vẫn không quên dạy cho người tại gia cư sĩ những phương pháp sống hạnh phúc trong cuộc đời như trong các kinh Thiện Sinh, Bảy Loại Vợ, Người Vợ Mẫu Mực, Người Cư Sĩ, Hiền Nhân, v.v... Song le những kinh này không được khai triển rộng răi nên ít người để ư học hỏi và áp dụng trong cuộc sống.
Có những người suốt ngày ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh và quên mất bổn phận làm vợ làm chồng, làm cha mẹ, khiến người hôn phối đâm ra oán ghét đạo Phật và nghĩ rằng các thầy đă làm mất hạnh phúc gia đ́nh của họ. Từ đó gia đ́nh trở nên xào xáo, bất ḥa, càng tu vợ chồng càng căi nhau, giận nhau rồi cho là tại tu nên đổ nghiệp, ma phá.. Họ đâu ngờ tu một cách ích kỷ, chỉ biết phần ḿnh và bỏ mặc bổn phận nên mới sinh ra phiền năo như vậy. Do đó người Phật tử thông minh, khéo léo là người biết dung ḥa đời sống gia đ́nh và tâm linh.
Khi cất tiếng hát là bạn đang làm điều có lợi cho sức khỏe đấy!
Những lúc ngân nga hát, bạn sẽ thấy tâm trạng phấn chấn hơn. Nhiều người hát khi tụ tập bạn bè, trong các bữa tiệc, hát để giải trí, thậm chí hát để giải sầu. Bạn có thể hát khi đang làm việc nhà, nấu ăn, đang tắm, sau khi hoàn tất một công việc... Hăy làm điều đó một cách tự nhiên v́ hát rất tốt cho bạn.
Các nghiên cứu khoa học tại nhiều nước đă chứng minh, hát vừa đem lại niềm vui vừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi hát, chúng ta thường nhập tâm vào các giai điệu, lên giọng, hạ giọng... chính những điều này đă đem đến các tác động có lợi cho cơ thể, bao gồm:
Hát giúp giảm đau và căng thẳng
Giáo sư Graham Welch, đại học London, Anh, đă tiến hành một nghiên cứu về lợi ích của hát đối với sức khoẻ. Ông cho biết, khi hát, nhịp thở của bạn sẽ thay đổi, dung tích của phổi được sử dụng hết cho việc hít thở. Luồng không khí vào cơ thể nhiều hơn và mạch máu sẽ hấp thụ nhiều ô-xy hơn. Do đó, bạn sẽ có cảm giác tỉnh táo hơn.
Thông qua việc hít thở sâu, hát cũng giúp những bệnh nhân bị viêm phổi hoặc hen suyễn dễ hít thở hơn.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra nhiều lợi ích của hát như: làm giảm áp lực máu, điều hoà nhịp tim và giảm căng thẳng. Ngoài ra, hát c̣n được sử dụng như liệu pháp trị liệu. Patricia Preston-Roberts, một nhà trị liệu âm nhạc ở New York, Mỹ, đă sử dụng liệu pháp âm nhạc điều trị cho nhiều bệnh nhân có vấn đề về tâm sinh lư.
Patricia cho biết: "Nhiều bệnh nhân cảm thấy chán chường về cơ thể bệnh tật của ḿnh. Tôi đă khuyên và hướng dẫn họ hát. Sau đó, họ cho biết dường như liệu pháp này đă giúp ngăn chặn những cơn đau xuất hiện".
Kéo dài tuổi thọ
Hát không chỉ mang lại lợi ích cho người trẻ mà c̣n rất tốt cho người lớn tuổi. Để minh chứng cho điều này, các nhà khoa học tại Mỹ đă tiến hành nghiên cứu giữa hai nhóm người từ 55 tuổi trở lên.
Một nhóm tham gia các hoạt động ca hát ở nhà thờ, nhóm c̣n lại là những người không tham gia ca hát. Sau ba năm, kết quả cho thấy những người trong nhóm ca hát có những biểu hiện tinh thần tốt hơn hẳn nhóm kia như: họ ít mắc bệnh, ít gặp các vấn đề về mắt, ít bị trầm cảm, ít gặp những vấn đề về hô hấp...
Một kết luận khác rất đáng chú ư, đó là hát c̣n giúp bạn kéo dài thêm 2 - 3 năm tuổi thọ.
Nếu muốn tâm trạng phấn chấn hơn, bạn hăy hát thay v́ ăn một thanh chocolate. Hát sẽ tốt hơn cho bạn v́ ăn chocolate nhiều khi có thể làm bạn tăng cân.
Đi hát karaoke với bạn bè cũng là một cách bạn giải toả căng thẳng hiệu quả. Tiến sĩ Takeshi Tanigawa, trường đại học Y dược Ehime, Nhật Bản, cho biết, khi hát cùng với bạn bè, bạn sẽ nhận những tràng pháo tay tán thưởng. Qua đó, bạn cảm thấy ḿnh được nhiều người ủng hộ. Đây là liều thuốc tinh thần hiệu quả giúp người ta chống lại cảm giác buồn chán, căng thẳng.
Lợi ích cho bệnh nhân Alzheimer
Khi hát, bạn phải luyện giọng, ghi nhớ lời bài hát. Đây cũng là bài tập giúp nhiều người luyện trí nhớ. Do đó, hát rất có ích cho những ai hay quên hoặc mắc chứng Alzheimer.
Theo các nhà nghiên cứu về Alzheimer tại Canada và Mỹ, những người mất trí nhớ vẫn có thể hát bài quen thuộc và học bài mới. Qua đó, họ trở nên tự tin hơn, không cảm thấy cô đơn và quá tŕnh mất trí nhớ bị chậm lại. Trí năo của chúng ta sẽ tạo ra những phản ứng, hoạt động khác nhau giữa hát và nói.
Âm nhạc cho phép những người không c̣n khả năng nói tiếp cận với những bài hát và các ca từ. Âm nhạc cũng là biện pháp dẫn đường cho những người mất khả năng giao tiếp đến với ngôn ngữ thông qua giai điệu. Các nghiên cứu c̣n chỉ ra rằng hát cũng đem đến những lợi ích tương tự cho bệnh nhân bị bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương ở đầu hay những người thiểu năng.
Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, cải thiện trạng thái tinh thần
Một nghiên cứu của trường đại học Frankfurt, Đức, đă phát hiện hát giúp cơ thể gia tăng sản sinh một số chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch như cortisol, Immunoglobulin A... Khi nghe nhạc, bạn không có được những lợi ích này.
Khi hát, cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố endorphine giúp gia tăng cảm giác sảng khoái. Một số người dễ bị suy sụp tinh thần sau khi ly hôn hay gặp khó khăn về tài chính, kinh doanh... Thế nhưng, sau khi họ hát hoặc tham gia các chương tŕnh văn nghệ, họ đă có những phản ứng tốt về tâm sinh lư và yêu đời hơn.
Kịch xảy ra trong một pḥng ngủ. Hai vợ chồng (có thể là một người đàn ông và một người đàn bà, hay hai người đàn ông, hay hai người đàn bà – cách xưng hô sẽ thay đổi tuỳ theo trường hợp) đang ngủ th́ có tiếng điện thoại reo lúc 2 giờ sáng. Người chồng (C) nhấc điện thoại, người vợ (V) nằm im.
C: Hello…Hello?
(Cúp điện thoại, định ngủ tiếp)
V: Ai thế?
C: Không biết. Chẳng thấy nói ǵ cả. Cúp máy.
V: Sao lại cúp máy?
C: Chắc gọi lộn số.
V: Tại sao lại có người gọi lộn số vào giờ này nhỉ?
C: Người ta gọi lộn số giờ nào mà chẳng được.
V: Thế sao lại chọn số của ḿnh mà gọi lộn chứ?
C: Tôi không nghĩ là người ta chọn số của ḿnh mà gọi lộn. Người ta chỉ gọi lộn.
V: Chắc đây là ám hiệu quá.
C: Ám hiệu ǵ? Ai đưa ám hiệu?
V: Th́ “bạn” của ông chứ ai vào đây nữa.
C: Thằng cha đó đâu có phải là bạn tôi đâu mà bà nói vậy.
V: “Thằng cha” đó không phải là bạn ông?
C: Đúng thế.
V: Thế mà ông nói là không nói ǵ cả.
C: Đúng. Có nói ǵ đâu.
V: Thế tại sao ông lại biết là “thằng cha”?
C: Tôi có biết ǵ đâu.
V: Ông vừa mới nói, “Thằng cha đó đâu có phải là bạn tôi”.
C: Th́…nói vậy cho nó tiện thôi chứ đâu có phải là…đáng lẽ tôi phải nói là…”người ta…”…”Người ta không nói ǵ hết”.
V: Thế tại sao ông không nói như vậy?
C: Tôi đâu có biết…Nếu nói thế th́ đă không có chuyện với bà.
V: Có phải đây nẳm trong âm mưu của ông không?
C: Âm mưu ǵ?
V: Âm mưu làm cho tôi rối trí.
C: Làm sao tôi làm bà rối trí được chứ?
V: Dễ quá mà…Ông dùng chữ “thằng cha” trong khi thật ra đó là “con mẹ ”…Rồi ông lại đổi sang dùng chữ “người ta” để làm cho tôi rối trí…
C: Tôi bây giờ mới là người bị rối trí. Bà nói “Con mẹ” nào?
V: Làm sao tôi biết được. “Con mẹ” đó là bồ của ông mà.
C: Không có “con mẹ” nào hết. Chỉ có người ta gọi lộn số mà thôi.
V: Thế con mẹ đó có đẹp đẽ ǵ không?
C: Con mẹ nào?
V: Con mẹ bồ của ông chứ c̣n ai.
C: Bà ăn nói hàm hồ....làm ǵ có con mẹ nào....Người ta gọi điện thoại...lộn số...chỉ có thế thôi mà bà làm ǵ dữ vậy?
(Chồng đứng lên ra đóng cửa sổ một cái rầm.)
V: Lại ám hiệu ǵ nữa đó?
C: Bà nói ǵ? Ám hiệu ǵ?
V: Ám hiệu bằng cách đóng cửa sổ.
C: Tôi đóng cửa sổ lại v́ thấy lạnh.
V: Thế tại sao ông không thấy lạnh và đóng cửa sổ lại trước khi ông nhận được ám hiệu bằng cú điện thoại?
C: Tôi không thấy lạnh trước khi nhận được ám hiệu.
V: Thấy chưa. Tôi nói có sai đâu!
C: Để tôi nói cho bà nghe: Không có ám hiệu...mà cũng chẳng có con mẹ nào hết...chỉ có người nào đó gọi lộn số...và tôi đóng của sổ lại v́ tôi thấy lạnh...Chỉ có thế thôi. Bà làm ơn đi ngủ đi cho tôi nhờ. (Tắt đèn) Trời đất quỷ thần!!!
V: Ông có chắc là con mẹ ấy thấy cái ám hiệu của ông không?
C : Thấy cái ǵ?
V: Cái đèn, bật lên bật xuống đó.
C: Ai thấy?
V: Tại sao ông lại hỏi tôi? Con mẹ bồ của ông chứ ai.
C: (Thở dài) Thôi bà ơi, đi ngủ đi. Hai rưỡi sáng rồi.
V: Sao ông biết là hai rưỡi sáng rồi?
C: Coi đồng hồ th́ biết chứ sao nữa?
V: Chứ không phải là con mẹ ấy nói trước với ông là nó sẽ gọi ông lúc hai rưỡi sáng hay sao?
C: Con mẹ nào?
V: Con mẹ đứng ngoài kia chờ ám hiệu đóng cửa sổ và tắt đèn, mở đèn của ông chứ c̣n ai vào đây.
C: Thôi bà ơi...không có con mẹ nào hết...không có ai chờ ai hết...chỉ có người nào đó gọi lộn số thôi...bà nghe rơ chưa? Mà tại sao bà lại có cái ư tưởng là tôi léng phéng với con nào cơ chứ? Bà biết là tôi yêu bà đến thế nào mà...Có ai hiểu cho tôi không, khổ quá...Thôi đi ngủ đi, bà ơi!
V: Thôi...tôi xin lỗi ông...có lẽ là tại tôi ghen quá...
C: Có chuyện ǵ đâu mà bà phải ghen với tương...thôi đi ngủ đi...mai tôi phải dậy sớm đi làm...
V: Tôi...tôi xin lỗi ông...
C: Thôi được rồi... đừng nghĩ đến những chuyện ấy nữa.
(Chồng giả vờ ngủ. Vợ bắt đầu ngáy. Chồng nhẹ nhàng lật chăn sang một bên, đứng dậy, cởi bộ pi gia ma trên người, để lộ bộ quần áo đă mặc sẵn, lấy mũ đội rồi rón rén ra cửa.
Có tiếng súng lên c̣. Chồng hết hồn quay lại)
V: Ông mà mở cửa đi th́ tôi bắn một phát nát thây ông cho mà coi!
Nếu Bạn Muốn Thay Đổi Thế Giới - Đô Đốc William H. McRaven
Bài nói chuyện của Đô Đốc Bill McRaven: NẾU BẠN MUỐN THAY ĐỔI THẾ GIỚi
Mỗi năm đến kỳ tốt nghiệp ra trường, các trường trung học và đại học Mỹ có thông lệ mời những vị khách có địa vị, tiếng tăm đến nói chuyện với học sinh, sinh viên. Các vị khách này có thể là 1 chính khách như tổng thống Obama, 1 nghệ sĩ tài tử nổi tiếng, hay những người thành đạt như Bill Gate, Steve Jobs, v.v…Những bài nói chuyện có ư nghĩa thường được các báo in, trích dẫn lại.
Năm nay, có 1 bài diễn văn từ 1 vị khách mời đặc biệt đă được mọi người và giới truyền thông chú ư, được đăng tải trên nhiều tờ báo. Đó là bài nói chuyện của đô đốc Bill McRaven, người đứng đầu lực lượng đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (Navy SEAL), người trực tiếp chỉ huy biệt đội SEAL Team Six nổi tiếng, người giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden.
Ông là tướng Hải quân bốn sao bí ẩn nhất và luôn được bảo vệ cẩn mật. Trong khi các Đô đốc như Greenert , Gortney , Locklear thường xuyên xuất hiện trong các phương tiện truyền thông và trước Quốc hội, McRaven th́ lại bí mật và tránh né mọi sự chú ư về ḿnh.
Tuần rồi, sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Texas ở Austin lại nhận được 1 sự “chiêu đăi” hiếm có, đó là bài nói chuyện đầy ư nghĩa và hóm hỉnh của Đô đốc Bill McRaven.
Dưới đây là bài nói chuyện của ông:
Kính thưa Viện Trưởng Powers, Phó Viện Trưởng Fenves , các vị Trưởng khoa, các vị giáo sư, cùng gia đ́nh và bạn bè, và quan trọng nhất là các tân sinh viên tốt nghiệp niên khoá 2014. Xin chúc mừng thành tích của các bạn.
Đă gần 37 năm từ ngày mà tôi tốt nghiệp UT.
Tôi nhớ rất nhiều điều về ngày hôm đó.
Tôi nhớ tôi đă bị nhức đầu từ một buổi tiệc nhậu (nguyên văn: “party”) đêm trước. Tôi chỉ nhớ là tôi đă có một bạn gái nghiêm túc, người mà tôi kết hôn sau này - đó là chuyện quan trọng cần nhớ - và tôi nhớ rằng tôi đă được nhận vào Hải quân ngày hôm đó.
Nhưng trong tất cả những điều tôi nhớ, th́ tôi lại chẳng nhớ những ai là khách mời lên phát biểu trong buổi tối đó và tôi chắc chắn không nhớ bất cứ điều ǵ họ nói.
V́ vậy, phải thừa nhận 1 thực tế là nếu tôi không có thể làm cho bài phát biểu này đáng nhớ - th́ ít nhất tôi sẽ cố gắng để làm cho nó ngăn ngắn.
Khẩu hiệu của Đại học UT là "Những ǵ bắt đầu ở đây sẽ làm thay đổi thế giới" (nguyên văn: “What starts here changes the world”).
Tôi phải thừa nhận, là tôi rất thích cái khẩu hiệu đó.
Tối nay có gần 8.000 sinh viên tốt nghiệp UT.
Trong 1 bảng phân tích khá chặt chẽ, mẫu mực của website "Ask.Com", họ nói rằng trung b́nh 1 người Mỹ sẽ giao tiếp với khoảng 10.000 người khác trong suốt cuộc đời của ḿnh.
Đó là con số rất lớn, rất nhiều người.
Nhưng, nếu mỗi người trong các bạn thay đổi cuộc sống của chỉ mười người và mỗi một người này làm thay đổi cuộc sống của mười người khác - vâng, chỉ mười mà thôi - th́ sau đó trong năm thế hệ - tức là sau 125 năm - lớp sinh viên tốt nghiệp năm 2014 sẽ làm thay đổi cuộc sống của 800 triệu người.
800 triệu người - các bạn hăy suy nghĩ về con số này đi - nó nhiều hơn gấp đôi so với dân số Hoa Kỳ. Đi tiếp thêm một thế hệ nữa và bạn có thể thay đổi toàn bộ dân số thế giới - 8 tỷ người.
Nếu bạn cho rằng rất khó để thay đổi cuộc sống của mười người - tức là thay đổi cuộc sống của họ măi măi - th́ bạn đă sai.
Tôi thấy nó xảy ra hàng ngày ở Iraq và Afghanistan.
Một sĩ quan bộ binh trẻ ra quyết định rẽ trái thay v́ rẽ phải xuống một con đường ở Baghdad và mười quân nhân trong toán của anh đă được an toàn, tránh khỏi 1 cuộc phục kích.
Tại tỉnh Kandahar, Afghanistan, một nữ hạ sĩ quan cảm nhận điều ǵ đó khác lạ và đă chỉ đạo trung đội của cô ấy tránh thoát được khối chất nổ 500 cân gài bẫy họ, cứu được cuộc sống của hàng chục chiến sĩ.
Nhưng, không chỉ những người lính được cứu thoát bởi các quyết định từ một người, con cái của họ (chưa ra đời), cũng được cứu. Và con cái của con cái họ cũng được cứu.
Nhiều thế hệ đă được cứu bởi một quyết định từ một người.
Nhưng, thay đổi thế giới có thể xảy ra bất cứ nơi nào và bất cứ ai cũng đều có thể làm được điều đó.
V́ vậy, những ǵ bắt đầu ở đây đích thực có thể thay đổi thế giới, nhưng câu hỏi là ...lúc đó thế giới sẽ trông giống như thế nào, sau khi bạn thay đổi nó?
Tôi tin tưởng rằng nó sẽ tốt hơn rất nhiều, và nếu các bạn làm cho tên thủy thủ già này vui vẻ trong chốc lát bằng cách giả bộ như đang chăm chú lắng nghe những ǵ mà tôi sẽ nói, một vài gợi ư có thể giúp các bạn trên con đường đi đến một thế giới tốt hơn.
Và trong khi những bài học này được rút ra trong thời gian tôi phục vụ quân đội, tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng nó sẽ hữu ích, cho dù các bạn chưa từng một ngày mặc bộ quân phục.
Điều quan trọng không phải ở giới tính, dân tộc hay tôn giáo, hoặc địa vị xă hội của các bạn.
Cuộc đấu tranh của chúng ta trong thế giới này là tương tự nhau và những bài học để vượt qua những trở ngại để tiến lên - để thay đổi bản thân và thế giới xung quanh chúng ta, đều áp dụng chung được cho tất cả mọi người.
Tôi đă là một thành viên của Navy SEAL trong 36 năm (chú thích: Navy SEAL là lượng lực đặc nhiệm tinh nhuệ của Hải quân Mỹ - SEAL: Sea-Air-Land). Nhưng tất cả chỉ bắt đầu sau khi tôi tốt nghiệp UT để tham gia khoá đào tạo SEAL cơ bản ở Coronado, California
Khoá đào tạo SEAL cơ bản trong sáu tháng, bao gồm những màn "tra tấn dai dẳng" (nguyên văn: “long torturous”) như chạy trên cát lún, nửa đêm bơi trong nước lạnh ở bờ biển San Diego, những cuộc rèn luyện vượt chướng ngại vật, những buổi tập thể dục thể h́nh dài vô tận, là những ngày không được ngủ, luôn bị lạnh, bị ướt và khổ sở.
Đó là sáu tháng liên tục bị quấy rối bởi các huấn luyện viên chuyên nghiệp, họ luôn t́m kiếm những điểm khiếm khuyết về tâm lư và thể chất của các học viên để loại bỏ họ ra khỏi Navy SEAL.
Nhưng, khoá huấn luyện cũng nhằm t́m kiếm những học viên có tư chất chỉ huy, có thể dẫn dắt đồng đội trong một môi trường căng thẳng liên tục, hỗn loạn, trong những thời điểm gặp thất bại và khó khăn.
Với tôi khoá đào tạo cơ bản SEAL chính là những thử thách trong cả đời người được nhồi nhét vào trong sáu tháng.
V́ vậy, đây là 10 bài học mà tôi đă học được từ khoá huấn luyện cơ bản SEAL, hy vọng sẽ có giá trị cho các bạn khi dấn bước trên đường đời.
Mỗi buổi sáng trong khoá đào tạo SEAL cơ bản, người huấn luyện viên - vào thời điểm đó tất cả các HLV đều là cựu chiến binh Việt Nam - sẽ đến các doanh trại và điều đầu tiên họ sẽ kiểm tra là giường của học viên.
Nếu học viên làm đúng, các góc giường sẽ vuông cạnh (ư tác giả muốn nói đến tấm drap trải giường), các bao gối được kéo thẳng, phẵng phiu, cái gối đầu phải được đặt ngay dưới trung tâm của 2 thanh đầu giường, và cái mền phụ (chú thích: mỗi học viên được cấp 2 cái mền) gấp gọn gàng dưới chân của rack – rack là từ của Hải quân dùng để chỉ cái giường.
Đó là một nhiệm vụ rất đơn giản, rất trần tục. Thế nhưng mỗi buổi sáng chúng tôi ai nấy cũng phải dọp dẹp giường của ḿnh 1 cách gọn gàng, hoàn hảo. Chuyện này có vẻ hơi ngây ngô vào thời điểm đó, nhất là dưới ánh sáng của 1 thực tế hiển nhiên là các học viên đang ước vọng trở thành những chiến binh SEAL thực sự, được tham dự những trận chiến khó khăn đầy chông gai - nhưng, sự "trí tuệ" (nguyên văn: “wisdom”) của hành động tưởng như đơn giản này đă được minh chứng với tôi nhiều lần.
Nếu bạn dọn dẹp giường của bạn mỗi buổi sáng, tức là bạn đă hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày. Nó sẽ mang lại cho bạn một niềm tự hào nhỏ, nó sẽ khuyến khích bạn làm tốt nhiệm vụ kế và các nhiệm vụ khác tiếp theo sau.
Đến cuối ngày, từ một nhiệm vụ đầu tiên hoàn thành sẽ biến thành nhiều nhiệm vụ hoàn thành. Hành động dọn dẹp giường của các bạn cũng sẽ làm cũng cố cho 1 thực tế là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống rất đáng được quan tâm.
Nếu các bạn không thể làm tốt những việc nhỏ nhặt, các bạn sẽ không bao giờ làm tốt được những điều lớn.
Và, nếu như bạn có một ngày không như ư, bạn trở về nhà và thấy một chiếc giường đă gọn gàng, ngăn nắp - do chính tay bạn làm - điều đó sẽ cho bạn niềm động viên là ngày mai sẽ tốt hơn.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hăy bắt đầu bằng cách dọn dẹp ngăn nắp giường của các bạn.
Trong khoá đào tạo SEAL các học viên được chia thành nhiều toán. Mỗi toán gồm bảy học viên - chia ra ba người ngồi mỗi bên của một chiếc xuồng cao su nhỏ, và một người điều khiển hướng đi cho xuồng.
Mỗi ngày các toán mang xuồng ra băi biển và được hướng dẫn cách vượt qua các con sóng và chèo vài dặm dọc theo bờ biển.
Vào mùa đông, những con sóng ở bờ biển San Diego có thể cao từ 8 đến 10 feet (chú thích: 2,4m - 3 m), cực kỳ khó khăn để lướt qua chúng, trừ khi tất cả mọi người cùng chèo.
Tất cả nhịp chèo phải đồng bộ theo nhịp đếm của người điều khiển. Mọi người phải nổ lực hết sức, bằng không xuồng sẽ bị các làn sóng xô ngược lại và sẽ bị ném thô bạo lên trên băi biển.
Để làm cho xuồng đến đích, th́ tất cả mọi người phải cùng nhau chèo.
Một ḿnh bạn không thể thay đổi thế giới - bạn sẽ phải cần những sự trợ giúp - và thật sự để đi được từ điểm khởi đầu đến đích cần phải có bạn bè, đồng nghiệp, sự nhă ư của những người không quen và một trưởng nhóm có năng lực để hướng dẫn mọi người.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hăy t́m thấy một người nào đó để trợ giúp bạn chèo chống.
Sau một vài tuần luyện tập khó khăn, khoá đào tạo SEAL mà tôi tham gia bắt đầu với 150 người đă giảm xuống chỉ c̣n 35. Bây giờ c̣n lại sáu 6 toán với 7 người trên mỗi xuồng.
Tôi được xếp chung toán với những học viên cao to, nhưng toán giỏi nhất lại toàn là những học viên nhỏ con - chúng tôi gọi họ là toán Munchkin (chú thích: nhỏ bé, xinh xắn) - không có ai trong toán này cao hơn 5,5 foot (chú thích: 1.67m).
Toán Munchkin gồm có một người Mỹ gốc da đỏ, một người Mỹ gốc châu Phi, một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Ư, và hai thanh niên trẻ nhưng gan lỳ đến từ miền Trung Tây nước Mỹ.
Họ chèo xuồng, chạy bộ và bơi lội nhanh hơn tất cả các toán khác.
Những học viên cao lớn trong các toán khác thường cười cợt, trêu chọc khi thấy các thành viên của toán Munchkin xỏ những bàn chân nhỏ nhắn của họ vào những đôi chân vịt cũng... nhỏ nhắn trước khi bơi lội.
Nhưng bằng cách nào đó, những học viên nhỏ con này, họ đến từ mọi ngóc ngách của nước Mỹ và thế giới, luôn luôn là những người có tiếng cười sau cùng – (nguyên văn: "had the last laugh" đây là 1 thành ngữ Mỹ, tương tự như 1 thành ngữ VN "Cười người hôm trước, hôm sau người cười") - họ bơi nhanh hơn so với tất cả mọi người và đến bờ trước chúng tôi rất lâu.
Khoá đào tạo SEAL là một sự b́nh đẵng tuyệt vời. Không có ǵ có thể giúp bạn đạt được thành công ngoài ư chí của bạn, chứ không phải đó là màu da, chủng tộc, học thức, hay địa vị xă hội của bạn đâu.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hăy đo lường con người bởi kích thước của trái tim của họ, chứ không phải là kích thước cái chân vịt của họ.
Vài lần trong tuần, các giảng viên sẽ cho cả lớp xếp hàng để kiểm tra quân phục. Việc kiểm tra này luôn luôn được tiến hành 1 cách kỹ lưỡng khác thường.
Mũ đội phải được hồ cứng 1 cách hoàn hảo, quân phục phải ủi thẳng nếp, khóa thắt lưng phải sáng bóng và không được có bất kỳ 1 vết t́ ố nào.
Nhưng, bất kể bao nhiêu nỗ lực mà bạn đă dùng để hồ cứng chiếc mũ, ủi kỷ càng bộ quân phục, hoặc đánh bóng loáng cái khóa thắt lưng - cũng vẫn chưa đạt.
Các giảng viên sẽ t́m ra "1 sai phạm ǵ đó" để phạt bạn.
Và v́ kiểm tra quân phục không đạt, các học viên phải chạy, với nguyên quần áo, lao vào sóng biển, và sau đó, ướt từ đầu đến chân, lăn trên băi biển cho đến khi tất cả toàn thân bị bao phủ bởi cát.
Tên gọi của vụ này là "bánh tẩm đường" (nguyên văn: “sugar cookie”). Bạn phải vận bộ quân phục đó cho đến hết ngày - lạnh, ẩm ướt và đầy cát biển.
Có rất nhiều học viên không thể chấp nhận 1 thực tế là tất cả các nỗ lực của họ đều là vô ích. Bất kể là họ đă cố gắng đến cỡ nào - để những bộ quân phục trông chỉnh tề, đúng quân cách - đều bị đánh giá thấp.
Những học viên đó đă không vượt qua nổi khoá huấn luyện.
Những học viên đó không hiểu mục đích của sự huấn luyện. Bạn sẽ không bao giờ thành công. Bạn sẽ không bao giờ có một bộ đồng phục hoàn hảo.
Đôi khi, cho dù bạn đă chuẩn bị hay thực hiện 1 kế hoạch kỹ càng đến mấy đi chăng nữa, th́ kết quả vẫn cho ra một cái "bánh tẩm đường".
Đôi khi, cuộc sống là như vậy.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hăy vượt qua thân phận của một cái "bánh tẩm đường" và tiếp tục tiến về phía trước.
Mỗi ngày, trong thời gian đào tạo, bạn phải đương đầu với nhiều thử thách thể chất khác nhau - chạy, bơi, các khóa học vượt chướng ngại vật, thể dục thể h́nh - Những thứ đó được sắp đặt ra để thử thách dũng khí của bạn.
Mỗi sự kiện có những tiêu chuẩn - thời gian mà bạn phải đáp ứng. Nếu bạn thất bại trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn đó, tên của bạn sẽ được đăng trên một danh sách và vào cuối ngày, những người có tên trên danh sách sẽ được mời đến một "rạp xiếc" (nguyên văn: “circus”).
"Rạp xiếc": đó là phải tập thêm hai giờ thể dục - nó làm bạn kiệt sức, phá vỡ tinh thần của bạn để buộc bạn phải bỏ cuộc.
Không ai muốn đến "Rạp xiếc".
Đến "Rạp xiếc" có nghĩa là ngày đó bạn không đạt tiêu chuẩn. Đến "Rạp xiếc" có nghĩa là nhiều mệt mỏi hơn, và mệt mỏi hơn có nghĩa là ngày hôm sau sẽ khó khăn hơn - và có khả năng sẽ phải đến viếng "Rạp xiếc" thường xuyên hơn nữa.
Trong quá tŕnh đào tạo SEAL, tất cả mọi học viên không ai thoát khỏi bảng phong thần này, mọi người đều có tên trong danh sách đến "Rạp xiếc".
Nhưng, một điều thú vị đă xảy ra với những người thường xuyên có tên trong danh sách "Rạp xiếc" - Những người phải chịu thêm hai giờ tập thể dục - đă càng ngày càng cứng cáp, mạnh mẽ hơn.
Nỗi "thống khổ" khi phải đến "Rạp xiếc" đă bồi đắp nên 1 sức mạnh tinh thần - và xây dựng khả năng phục hồi thể chất.
Cuộc sống đầy những "Gánh xiếc".
Các bạn sẽ thất bại. Các bạn có thể sẽ phải chịu thất bại thường xuyên. Thất bại sẽ làm các bạn đau đớn. Thất bại sẽ làm các bạn chán nản, thất vọng. Nhưng thất bại là liều thuốc thử để kiểm tra cốt lơi giá trị của các bạn.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng sợ "Rạp xiếc".
Ít nhất hai lần mỗi tuần, các học viên phải tham gia chạy vượt qua các chướng ngại vật. Tất cả gồm có 25 chướng ngại vật khác nhau, trong đó có 1 bức tường cao 10 foot, 1 tấm lưới cao 30 foot, và một hang rào dây thép gai dùng cho việc tập luyện ḅ trườn.
Nhưng chướng ngại vật khó khăn nhất là "cú trượt sinh tồn" (nguyên văn: “the slide for life”). Nó gồm 2 cái tháp, một tháp 3 tầng, cao 30 foot nằm một phía và một cái tháp một tầng nằm ở đầu kia. Hai toà tháp được nối liền bởi một dây thừng dài 200 foot.
Bạn phải leo lên tầng ba của tháp và khi lên đến đỉnh tháp, bạn nắm lấy sợi dây thừng, đong đưa bên dưới sợi dây thừng và dùng tay kéo thân h́nh, di chuyển đến đầu bên kia.
Kỷ lục vượt chướng ngại vật này đă đứng vững trong nhiều năm qua cho đến khoá đào tạo của chúng tôi vào năm 1977.
Kỷ lục này dường như “bất khả chiến bại” (nguyên văn: “unbeatable”), cho đến một ngày, một học viên đă quyết định thử thách chướng ngại vật "Cú trượt sinh tồn" này bằng cách trượt với tư thế cho đầu xuống trước.
Thay v́ đong đưa cơ thể của ḿnh dưới sợi dây thừng và nhích cả thân h́nh xuống, anh nằm lên trên sợi dây và đẩy thân ḿnh về phía trước.
Đó là 1 cách di chuyển nguy hiểm - dường như điên cuồng, và đầy rủi ro. Nếu thất bại có nghĩa là chấn thương và bị loại khỏi khoá huấn luyện.
Không chút do dự - người học viên trượt theo sợi dây thừng xuống - nhanh 1 cách nguy hiểm, và thay v́ vài phút, anh ta chỉ mất một nửa thời gian, anh đă phá được kỷ lục.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi các bạn phải lao xuống để đương đầu với trở ngại.
Đến giai đoạn huấn luyện cách chiến đấu trên bộ, các học viên được máy bay đưa ra đảo San Clemente nằm ngoài khơi của San Diego.
Vùng biển ở San Clemente là một nơi có rất nhiều cá mập trắng lớn. Để được tốt nghiệp khóa huấn luyện SEAL, các học viên phải hoàn thành các loạt các bơi đường trường. Bơi đêm là một trong các loạt bơi đó.
Trước khi xuất phát, các giảng viên thông báo cho học viên với vẻ “hân hoan” (nguyên văn: “joyfully”) về tất cả các loài cá mập sinh sống ở vùng biển ngoài khơi San Clemente.
Tuy nhiên, họ cũng đảm bảo là chưa từng có học viên nào bị cá mập làm thịt cả, ít nhất là trong thời gian gần đây.
Nhưng, các học viên cũng được dạy rằng nếu một con cá mập bắt đầu lượn lờ quanh vị trí của bạn theo ṿng tṛn – hăy giữ vững vị trí của bạn. Không bơi đi. Không tỏ ra sợ hăi.
Và nếu những con cá mập đang đói, cần một bữa ăn nhẹ nửa đêm (nguyên văn: “a midnight snack”), phóng về phía bạn – th́ hăy dồn hết sức mạnh đấm vào mơm cá, tất sẽ làm nó bỏ cuộc.
Có rất nhiều cá mập trên thế giới này. Nếu các bạn hy vọng sẽ hoàn tất 1 cuộc bơi lội, th́ các bạn sẽ phải đối phó với chúng.
V́ vậy, nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đừng lùi bước trước những con cá mập.
Một trong những công việc của Navy SEALs là tiến hành các cuộc tấn công dưới nước vào tàu chiến của địch. Chúng tôi thực hành kỹ thuật này 1 cách rất phổ biến trong quá tŕnh huấn luyện cơ bản.
Nhiệm vụ tấn công tàu là nơi mà 2 Navy SEAL sẽ được thả xuống ở ngoài xa một bến cảng của đối phương và sau đó lặn hơn hai dặm (chú thích: hơn 3km) - dưới mặt nước – không sử dụng bất cứ dụng cụ ǵ, ngoài một cái thước đo độ sâu và một la bàn để định hướng mục tiêu.
Trong toàn bộ quá tŕnh bơi lặn, thậm chí sâu dưới nước nhưng vẫn có một số ánh sáng xuyên qua được. Học viên vẫn c̣n chút ít cảm giác thoải mái khi biết rằng có 1 mặt nước rộng mở ở trên đầu của họ (nguyên văn: “open water”).
Nhưng khi bạn tiếp cận đến con tàu đang cập cảng, th́ ánh sáng bắt đầu mờ dần. Các kết cấu thép của con tàu chận mất ánh trăng – che mất các ánh đèn đường - cùng tất cả ánh sáng xung quanh.
Để thành công trong nhiệm vụ, bạn phải lặn dưới con tàu và t́m ra cho được lườn tàu – tức là đường trung tâm và phần sâu nhất của con tàu.
Đây là mục tiêu của bạn. Nhưng lườn tàu cũng là nơi tăm tối nhất của con tàu, là nơi bạn không thể nh́n thấy bàn tay của ḿnh dù có để nó ngay trước mặt, nơi mà tiếng ồn từ máy móc của con tàu làm chói tai, rất dễ dàng làm cho bạn bị mất phương hướng và bỏ cuộc.
Mỗi thành viên Navy SEAL đều biết rằng dưới lườn tàu, tại thời điểm đen tối nhất của nhiệm vụ - là thời điểm bạn phải b́nh tĩnh, tập trung - là khi tất cả các kỹ năng chiến thuật, sức mạnh thể chất và tất cả sức mạnh nội tâm của bạn đều phải mang ra hết để chống đỡ.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, các bạn phải đem ra những tốt nhất trong con người bạn để đương đầu ở thời điểm đen tối nhất.
Tuần thứ chín của khóa huấn luyện được gọi là "tuần lể địa ngục” (nguyên văn: “Hell Week”). Đó là sáu ngày không ngủ, liên tục bị quấy rối về thể chất và tinh thần và một ngày đặc biệt tại “băi bồi” (nguyên văn: “mud flats”) – “băi bồi” là 1 vùng nằm giữa San Diego và Tijuana, nơi nước chảy đi và tạo ra các vũng bùn Tijuana – đó là một khu vực có địa h́nh đầm lầy, nơi mà bùn śnh sẽ nhấn ch́m bạn.
Đó là vào ngày thứ tư (Wednesday) của “tuần lể địa ngục”, bạn phải chèo đến “băi bồi” và trong 15 giờ tiếp theo phải cố gắng để tồn tại dưới lớp bùn lạnh cóng, trong tiếng gió hú và áp lực không ngừng từ các huấn luyện viên luôn thúc giục, kêu gọi các học viên bỏ cuộc.
Thứ tư, khi mặt trời bắt đầu lặn th́ lớp của tôi bị cho là đă "vi phạm nghiêm trọng các quy tắc" (nguyên văn:”egregious infraction of the rules”)được lệnh phải dầm ḿnh dưới bùn.
Bùn “nuốt chững” các học viên cho đến khi không có ǵ có thể nh́n thấy được ngoài những cái đầu của chúng tôi. Các giảng viên nói với chúng tôi là mọi người sẽ được lên bờ nếu có năm người chịu bỏ cuộc - chỉ cần năm người thôi là chúng tôi có thể thoát ra khỏi cái lạnh đầy ức chế này.
Nh́n xung quanh băi bồi th́ rơ ràng là có một số học viên gần như muốn đầu hàng. Vẫn c̣n hơn tám tiếng đồng hồ nữa cho đến khi mặt trời lên – hơn tám giờ với cái lạnh thấu xương (nguyên văn: “bone chilling cold”).
Tiếng của các hàm răng va vào nhau lập cập và tiếng run rẩy rên rỉ của các học viên lớn đến nỗi rất khó để nghe bất cứ tiếng động nào khác. Nhưng sau đó, có một âm thanh bắt đầu vang vọng trong đêm - một giọng hát được cất lên.
Một giọng hát trật nhịp “khủng khiếp” (nguyên văn: “terribly out of tune”), nhưng được hát với sự nhiệt t́nh.
Một giọng hát đă trở thành hai và từ hai trở thành ba và không lâu sau đó, tất cả mọi người trong lớp đều hát.
Chúng tôi biết rằng nếu một người có thể vượt lên trên những đau khổ th́ những người khác cũng có thể làm được.
Các giảng viên bị đe dọa chúng tôi sẽ phải bị ở lâu hơn trong bùn nếu c̣n tiếp tục hát, nhưng chúng tôi vẫn cứ hát.
Và không hiểu tại sao – bùn có vẻ như ấm áp hơn một ít, gió như trở nên “thuần tính” (nguyên văn: “a little tamer”), và b́nh minh th́ không c̣n quá xa.
Nếu như tôi đă học được bất cứ điều ǵ trong cuộc đời tôi khi bôn ba trên thế giới, th́ đó chính là sức mạnh của niềm hy vọng. Sức mạnh của một người - Washington, Lincoln, King, Mandela và thậm chí một cô gái trẻ từ Pakistan - Malala - một người có thể thay đổi thế giới bằng cách trao niềm hy vọng cho mọi người.
V́ vậy, nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hăy bắt đầu cất tiếng hát ngay cả khi các bạn đang bị lún lên đến tận cổ trong bùn lầy.
Cuối cùng, trong khóa huấn luyện SEAL có một cái chuông. Đó là 1 cái chuông đồng được treo ở trung tâm của doanh trại để tất cả các học viên đều nh́n thấy.
Khi bạn muốn bỏ cuộc – Tất cả những ǵ bạn phải làm là chỉ cần rung chuông. Rung chuông và bạn không c̣n phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Rung chuông và bạn không c̣n phải bơi lội trong cái lạnh băng giá.
Rung chuông và bạn không c̣n phải chạy, phải vượt các chướng ngại vật, tập thể lực (PT) - và bạn không c̣n phải chịu đựng những cuộc huấn luyện, thử thách cam go.
Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông.
Khóa tốt nghiệp năm 2014, các bạn đang ở những giây phút sau cùng trước lúc nhận bằng tốt nghiệp. Những giây phút ngắn ngủi trước khi các bạn bắt đầu bước vào hành tŕnh cuộc sống. Đây là thời khắc để các bạn bắt đầu thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.
Nó sẽ không dễ dàng đâu.
Nhưng, các bạn là những sinh viên tốt nghiệp niên khóa 2014 – một niên khóa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của 800 triệu người trong thế kỷ tới.
Hăy bắt đầu mỗi ngày với một nhiệm vụ hoàn thành.
Hăy t́m một người nào đó để giúp bạn trong cuộc đời.
Hăy tôn trọng tất cả mọi người.
Biết rằng cuộc sống là không công bằng và rằng bạn sẽ thường xuyên vấp ngă, nhưng nếu các bạn dám chấp nhận rủi ro, dám tiến lên trong những thời điểm khó khăn nhất, dám đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị áp bức và không bao giờ…không bao giờ bỏ cuộc - nếu các bạn làm được những việc này, thế hệ tiếp theo và các thế hệ nối tiếp sẽ sống trong một thế giới tốt hơn nhiều so với thế giới của chúng ta ngày hôm nay, và những ǵ được bắt đầu ở đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.
Cám ơn các bạn rất nhiều. Xin chào. Hook 'em horns."
“Thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể.
Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đă tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng.
Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không t́m được nhục thân.
T́m không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn pḥng ông ở,
liên tiếp than thở t́m kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết:
Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
Điều này làm cho các đệ tử của ông rất ư kinh sợ.
Một người bạn của thiền sư Vô Căn tên thiền sư Diệu Không nghe tin liền đến ngay thiền viện bảo các đệ tử của thiền sư Vô Căn là đêm đó thiền sư sẽ nghĩ lại trong pḥng của thiền sư Vô Căn rồi bảo các đệ tử hăy mang cho ông một thau nước và một bồn lửa.
Đêm đến, thiền sư thiền sư Vô Căn lại nghe tiếng than thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn:
Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
Thiền sư Diệu Không bảo thần thức của thiền sư Vô Căn:
Ông ở trong bùn.
Thần thức thiền sư Vô Căn liền lao xuống bùn t́m kiếm. Một lát sau thần thức thiền sư Vô Căn trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi t́m măi mà không có Tôi trong bùn.
Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào thau nước nói: Ông ở trong nước.
Thần thức thiền sư Vô Căn lẩn vào trong nước t́m kiếm.
Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi t́m măi vẫn không có Tôi trong nước.
Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào bồn lửa nói: Ông ở trong lửa.
Thần thức thiền sư Vô Căn lao vào trong lửa t́m kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói:
Tôi t́m măi vẫn không có Tôi trong lửa.
Lúc này thiền sư Diệu Không chỉ tay vào hư không nói: Ông ở trong hư không.
Thần thức của thiền sư Vô Căn bay vào trong hư không t́m kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói:
Tôi t́m Tôi khắp nơi trong hư không mà vẫn không t́m được Tôi.
Khi ấy thiền sư Diệu Không lại nói: Ông là người có đầy đủ thần thông, thần lực, an nhiên tự tại đi và đến khắp mọi nơi mọi chổ từ bùn đến nước, từ nước đến lửa, từ lửa đến hư không như thế th́ lư do ǵ mà ông cứ phải dính mắc với cái thân thể hôi dơ đó chứ.
Nghe xong, thần thức của thiền sư Vô Căn liền tĩnh thức và kể từ đó không c̣n ai nghe tiếng thở than t́m kiếm nhục thân thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn.”
(Trích theo một truyện thiền của Nhật)
Hầu như tất cả mọi người sống trên trái đất này không một ai tránh khỏi một lần vấp ngă và nhận chịu khổ đau !
Có khi ḿnh c̣n đối mặt với những việc làm cho ḿnh khổ đau đến cùng tận. Ḿnh tưởng rằng ḿnh đă cùng đường.
Ḿnh cứ đắm ch́m, ngụp lặn, lăn lộn, vướng mắc trong nỗi khổ đau mà ḿnh cho là cùng tận ấy,
và ḿnh chẳng c̣n nhớ chi đến những hạnh phúc, những nỗi vui hiện diện xung quanh ḿnh.
Người bạn này không trung nghĩa th́ ḿnh c̣n nhiều người bạn trung nghĩa khác
Chỗ này công việc không tốt th́ ḿnh c̣n vô số chỗ khác công việc sẽ tốt hơn. Thất bại hôm nay nhưng ḿnh c̣n có ngày mai. Thi rớt kỳ này nhưng ḿnh vẫn c̣n kỳ tới.
Đứa con dâu ngỗ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n đứa con trai.
Đứa con trai ngỗ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n đứa con gái.
Đứa con gái ngỗ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n đứa con rể.
Đứa con rể ngổ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n đứa con dâu.
Tất cả đều ngỗ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n có ông chồng (bà vợ).
Ông chồng (bà vợ) phản bội ḿnh th́ ḿnh c̣n có cha mẹ, anh chị em, bạn hữu, con cái, cháu chắt, và thậm chí là chính bản thân ḿnh.
Đừng cho phép bất cứ ai làm ḿnh đau khổ bạn ta !
Khổ hay vui là do chính bạn đấy. Bạn là người có toàn quyền quyết định cái khổ,
cái vui cho ḿnh trong mọi biến cố xăy ra trong đời bạn.
Bạn đau khổ v́ bạn cho rằng người khác làm cho bạn đau khổ !
Trong khi người làm cho bạn khổ đau luôn tự tại an nhiên ! Vậy tại sao bạn lại tự làm ḿnh đau khổ ???
Hơn hết, Khổ đă tận, th́ Cam sẽ lai, như là giờ phút thần thức thiền sư Vô Căn được thiền sư Diệu Không giúp cho tỉnh thức.
Quanh Đi Ngó Lại, Chỉ Tui Với Bà - Nguyễn Thượng Chánh
Thấm thoát mà ḿnh đă nghỉ hưu được 6 năm rồi.
Ai cũng vậy, làm việc đến một tuổi nào đó th́ cần nên nghỉ. Tuy luật không bắt buộc ḿnh phải nghỉ nhưng thông thường th́ thiên hạ nghỉ khi họ được 65 tuổi. Đây là tuổi được xem là già, và được luật pháp cho lănh tiền cao niên pension du Canada hay old age pension. Tuy không nhiều nhưng có vẫn c̣n hơn không.
Thế hệ baby boomer nay đều bước hết qua ngưỡng cửa 60-65 tuổi, nên kẻ trước người sau đă bắt đầu nghỉ hưu rồi..
Đây là một giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người.
Đi du lịch
Điều kiện là cần phải có sức khỏe và có “chút đỉnh” tiền.
Đi du lịch xa là cái mode thường thấy nhất trong mấy năm đầu khi vừa mới nghỉ hưu.
Theo nhiều cụ kinh nghiệm, th́ mấy năm đầu lúc vừa mới nghỉ th́ thiên hạ có khuynh hướng đi du lịch ào ào.
Từ 75 tuổi trở đi th́ họ bắt đầu thấm đ̣n, sức khỏe yếu đi, hay mỏi mệt bất tử, nên sự hăng say du lịch của buổi đầu cũng dần dần giảm theo năm tháng.
Các tours du lịch xa có guide hướng dẫn rất được giới cao niên ưa chuộng v́ tiện lợi và rất khỏe. Ngược lại, tụi trẻ th́ thích được tự do quyết định nên chuộng giải pháp mướn xe, muốn chạy đâu, viếng đâu tùy thích.
Hầu như không ít bà con ḿnh, đặt ưu tiên chuyện về Việt Nam trong chương tŕnh du lịch của họ… Kế là qua Mỹ hoặc qua các nước Âu Châu, trước là đi chơi và sau là ghé thăm bà con hay bạn bè một thể.
Có nhiều người đi tours Trung Quốc, đi hành hương Ấn Độ, v.v...
Bạn bè chí thân thường rủ nhau đi du lịch chung cho vui.
Người th́ đi tours nghỉ mát tại các resort ở Mexico, Cuba hoặc các đảo vùng Caribbean, v.v…
Tùy theo mùa, giá cả có khác nhau. Trung b́nh, nguyên trọn gói, bao vé máy bay khứ hồi từ Montreal, ăn ở một tuần trong hotel 4 sao của resort lối 1300- 1500$.
Nếu là mùa ế low season, giá có thể c̣n rẻ đi rất nhiều.
Người khác th́ theo tours du thuyền cruise trong một tuần lễ tại vùng biển Caribbean. Ghé qua các đảo như Saint Martin, Sainte Croix, Saint Kitts, Virgin Islands, Grenada…
Có người đi tours vùng Nam Mỹ, Panama…hoặc tours vùng Hawaii, tours Alaska xem gấu trắng.
Các tours du thuyền vùng Caribbean, tàu chạy ban đêm cho tới sáng lúc 7 giờ là cập bến vào một đảo. 8 giờ sáng th́ bắt đầu cho du khách lên bờ chơi. Đi đâu th́ đi nhưng phài trở xuống tàu trước 5 giờ chiều.
Lối 80% du khách đều là các người cao tuổi.
Có người đi theo các tours du thuyền lâu nhiều tuần bên Âu Châu hay bên Á Châu. Mục đích để thăm viếng được nhiều xứ.
Du thuyền Princess Cruises ghé qua nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Tp Hồ Chí Minh, Hong Kong, Tp Pusan Nam Hàn v,v…
Tours du thuyền có thể được xem là sang trọng và rất thích hợp cho lớp tuổi già.
Nhưng có một sự thật là đi đâu lâu ngày, khi trở về tới nhà ḿnh th́ vẫn cảm thấy khỏe ǵ đâu.
Được nằm ngủ trên cái giường của ḿnh hằng quen thuộc th́ không có ǵ sung sướng hạnh phúc cho
Sáng sáng, các ông thường hay đến mấy cái thương xá hay mấy tiệm cà phê b́nh dân ngồi chùm nhum với nhau đấu láo và ngó ông đi qua ḍm bà đi lại.
Các bà thường có thú đi la cà, đi tà tà, đi ṿng ṿng trong thưong xá. Hết tiệm nầy, đến tiệm khác, để rửa mắt windowshopping mà thôi. Vô tiệm, lấy cái nầy, rờ cái kia, ướm lên người, đeo vào cổ, lại xem kính, ẹo qua ẹo lại, rồi bỏ món hàng trở lại chỗ cũ cũng thấy sướng rồi.
Rửa mắt là một cái thú tiêu khiển của phụ nữ bất luận tuổi tác nhưng không phải là kiểu của bọn ńnh ông.
Khoa học nói rằng shopping là một cái thú của đàn bà để giúp họ thư giăn.. Vậy chúng ta nên thông cảm cho mấy bà.
Các ông th́ ngồi chờ vợ tại các ghế băng ngoài hành lang, ngắm cô đi qua bà đi lại, ngáp ngắn ngáp dài. Có ông th́ dọc sách, đọc báo… t́m ư gơ bài.
Cũng có một số ông thích hẹn ḥ nhau để tán gẫu ở những quán cà-phê, quán phở, v.v.
Có ông bạo hơn cũng như văn minh hơn, muốn tự thưởng ḿnh sau bao năm dài đăng đẳng làm việc vất vả, bằng những chuyến du lịch về Việt Nam trước thăm mồ mả ông bà, sau là nếu có thể giúp các em thoát cảnh nghèo đói để đổi đời mà cả hai đều có lợi.
Nội cái được cô gái gọi ḿnh bằng anh xưng em ngọt như đường phèn cũng thấy sướng tê cả người và được trẻ lại ít nhứt cũng 30 tuổi rồi.
Nghe nói với số tiền trợ cấp hưu pension hay tiền già 1000$ một tháng bên nầy, nhưng về bển th́ tha hồ mà ăn chơi phè phỡn, dư sức…nổ.
Tổ chức cuộc sống cho có ích lợi
Phần đông đa số người già nghỉ hưu rất rảnh rỗi.
Tập thể dục thể thao như chạy bộ jogging, đi bộ; tập tài chi dưỡng sinh, khí công, aerobic; đánh cờ tướng hay chơi golf, đánh tennis, đánh ping-pong, vân vân.
Việc giữ hộ cháu nhỏ trong ṿng đôi ba ngày cũng là một niềm vui cho các bậc ông bà.
Một số cụ lo xa, quan tâm đến việc tu hành cũng như việc thiền định để t́m sự an lạc cho tinh thần cũng như để chuẩn bị cho kiếp sau, vân vân.
Có người cảm thấy quá nhàn rỗi…
Không biết làm ǵ trong ngày, hết đứng th́ ngồi, ra vô, đi tới đi lui, ngó trước ngó sau, hết ngồi rồi nằm.
Vào pḥng nghiền ngẫm internet, chốc chốc lại check email.
Xong ra salon mở ti-vi.
Đọc báo th́ đọc hết tờ nọ đến tờ kia, lướt qua tin xe cán chó, đến các mục quảng cáo bán nhà, sang nhà hàng, sang tiệm nails…Kế đến là mục gỡ rối tơ ḷng tḥng. Riêng mục t́m bạn bốn phương, thấy nhiều phụ nữ đầy đủ “công dung ngôn hạnh” mà sao số lại cô đơn hẫm hiu vậy cà, thấy tội nghiệp họ quá!
Rồi chơi luôn tất cả các tin vui lẫn tin buồn, kể cả cáo phó phân ưu. Nghĩ quẩn không biết chừng nào tới phiên…ḿnh đây? Các bạn có để ư không? Có cái lạ, vài năm gần đây tui ít thấy có báo nào đăng tin vui, chia mừng đám cưới cả, nhưng ngược lại hầu như cứ 1-2 tuần là tờ Thời báo Canada có đăng cáo phó.
Có người lấy phone gọi đầu nầy đầu nọ, nói chuyện tầm xàm bá láp cho đở buồn.
T́nh trạng nầy mà kéo dài, dám khiến nhiều cụ dễ bị rơi vào sự buồn chán hay trầm cảm lắm!
Có cha th́ suốt ngày lo gơ bài đăng báo chùa cho đở buồn, và để đầu óc khỏi nghĩ quẫn dám bị bệnh tâm thần lắm
Bạn bè lâu ngày gặp lại vợ chồng tác giả th́ thường hay hỏi những câu đại loại như sau:
- Lúc rày nghỉ có khỏe không? Khỏe chớ!
- Lúc này nghỉ rồi làm ǵ? Không có làm ǵ hết, nghỉ mà!
- Có đi đâu chơi không? Có khi đi, có khi không!
- Có đi về Việt Nam chưa? Dà, tui chưa có tính lúc nầy!
- Có đi làm thiện nguyện không? Dạ có, làm từ lâu rồi, giữ cháu đó!
- Có làm công việc ǵ khác không? Có chớ, nhiều việc không tên, nhớ hổng hết!
- Nghỉ ở nhà có chán không? Đâu c̣n th́ giờ dư đâu mà chán!
- Nghỉ ở nhà có thường bị bả đ́ không? Anh sao tui vậy mà!
- Nghỉ ở nhà, ổng thường làm cái ǵ? Dà thưa lúc nào? sáng hay tối? cũng giống như mấy ông khác vậy thôi!
- Sao cũng c̣n trẻ (?) hoặc job thơm (?) mà nghỉ chi cho uổng vậy! Thôi đi, bộ xỏ ngọt người ta hả!
Bao nhiêu câu hỏi trên cũng đủ nói lên tâm trạng lo lắng chung của mọi người trước viễn tượng về hưu.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai hết.
Có người phải nghỉ hưu v́ hăng đóng cửa, v́ bị mất việc, v́ vấn đề sức khoẻ hay cũng v́ hoàn cảnh bắt buộc…
Tóm lại, những điểm lo lắng chung của mọi người mà tác giả nhận thấy quan trọng chính là ở ba điểm như sau:
1/ quan hệ giữa vợ chồng
2/ sức khỏe
3/ tiền bạc
Giai đoạn “tang chế” sau khi nghỉ hưu
Ai cũng phải trải qua một giai đoạn buồn chán v́ phải thay đổi nếp sinh hoạt thường ngày từ mấy chục năm nay lúc c̣n đi làm. Thời gian nầy dài hay ngắn tùy theo người.
Các nhà tâm-lư-học gọi đây là giai đoạn “tang chế” (période de deuil), nghĩa là hưu-viên cảm thấy mất mát một cái-ǵ-đó mà ḿnh hằng quen thuộc trong đời sống.
Trong thời gian nầy, họ rất dễ bị rơi vào t́nh trạng trầm cảm.
Nếu t́nh trạng nầy kéo dài th́ cần phải đi tham khảo ư kiến của bác sĩ.
Tại sao có người sợ nghỉ hưu?
- Có người đă đủ tuổi về hưu nhưng không muốn nghỉ v́ c̣n quá yêu...công việc hay ghiền việc (workaholic)!
- Có người muốn nghỉ hưu nhưng phải ráng cày v́ họ c̣n phải nuôi con ăn học thêm một vài năm nữa!
- Có người vẫn c̣n duy tŕ sự làm việc, nhưng chỉ làm bán thời gian (part time) hoặc chỉ làm một hay hai ngày trong tuần!
- Có người đă nghỉ hưu, nhưng sau đó trở vô xin làm việc lại!
Ngoài ra, cũng c̣n nhiều lư do phức tạp khác…
“Tui sợ ở nhà hoài sanh bệnh” hoặc
“Tui cũng muốn nghỉ lắm nhưng sợ ở nhà không có ǵ làm, chán lắm”
Đây là những câu tâm t́nh mà người gơ thường hay nghe các bạn đàn ông nói.
Phải chăng đó là những lư do thật sự?
Nhưng cũng không hiểu tại sao dân chúng lại phản đối dữ dội khi chính phủ sở tại muốn kéo dài tuổi làm việc ra thêm nữa, thí dụ như bên Pháp?
C̣n ở Canada, chấp nhận cho nghỉ hưu hiện nay là 65 tuổi, nhưng sẽ tăng lên 67 tuổi trong vài năm tới.
Báo Tây có nêu những lư do tại sao một số người vẫn c̣n muốn tiếp tục đi làm mặc dù họ đă tới tuổi cần hưu trí rồi, trong đó có hai lư do chính là:
- ông anh sợ phải ở nhà thường xuyên với bà chị (?)
- kinh tế, tài chánh khó khăn nên cần phải đi làm thêm để kiếm thêm chút đỉnh cho bả vui (?).
Có bạn th́ thành thật hơn: “tui ngại ở nhà v́ phải chạm mặt thường xuyên với bà xă quá. Sợ gây lộn tối ngày, sợ chiến tranh lạnh quá”.
Vấn đề nầy là một sự thật mà ai cũng phải đành chịu thôi. Chạy đâu cho khỏi!
Nhưng gần đây báo chí Mỹ có nêu một…tin mừng. Không biết có nên tin hay không?
Tin mừng cho những cặp vợ chồng khắc khẩu: “Căi nhau sống lâu”
Căi nhau thường xuyên để xả bớt xú bắp rất tốt cho sức khỏe tâm thần và sẽ sống rất lâu để mà căi với nhau cho tới ngày xuống lỗ (?) Hi hi hi!
Spouses who fight live longer!
In the current study, the authors suggest a combination of factors to explain the higher mortality for couples who don't express their anger. These include "mutual anger suppression, poor communication (of feelings and issues) and poor problem-solving with medical consequences," they write in the January issue of the Journal of Family Communication.
Trong các khóa học hướng dẫn coaching “chuẩn bị nghỉ hưu” (pre-retirement courses) cho nhân viên nhà nước hoặc cho các công ty, các thuyết tŕnh viên là các nhà tâm-lư-học thường nêu cái vấn nạn nầy lên để chúng ta đừng ngạc nhiên lúc phải ở nhà thường trực với người hôn-phối của ḿnh.
Ai cũng vậy cả! Chạy đâu cho thoát bạn ơi! Ai biểu ham.
Quand đi ngó lại, chỉ tui với bà
Nhưng nếu suy nghĩ cho tận cùng, th́ c̣n đôi bạn cũng vẫn c̣n thấy ḿnh may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều, đúng không các lăo ông lăo bà?
Mẹ ơi xuân này con chẳng thể
vui đón giao thừa giữa vợ con
Trong bốn bức tường đêm lạnh giá...
Đau đớn ḷng con nỗi nhớ nhà
Xuân sang đầu con thêm sợi bạc
Giận ḿnh chưa vẹn chữ hiếu trung
Đừg buồn mẹ nhé con đang khóc
Cho một mùa xuân đất nướoc ḿnh
LS. Lê Quốc Quân
See More
Từ nhà tù Hoả Ḷ, giữa bao vây và trở ngại đến nghẹt thở tôi hi vọng mảnh giấy này đến được với truyền thông và công luận. Sự thật có đường đi riêng và ḷng tốt có ở khắp mọi nơi.
Xin chân thành cảm ơn tất cả đồng bào đă yêu thương giúp đỡ tôi và gia đ́nh trong lúc khó khăn này. trong nhà tù lạnh lẽo tôi thấy ấm ḷng.
Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết nếu điều đó là tốt đẹp hơn cho tổ quốc và Nh...ân dân Việt Nam anh hùng.
Tôi có một mong muốn tột bậc là tự-do-dân-chủ-Nhân quyền được có thật trên quê hương yêu dấu này. Đó là nền tảng cho ấm no và hạnh phúc bền lâu cho Đồng bào.
Trong lao tù tôi nhớ từng khuôn mặt thương yêu và tôn trọng từng ư kiến khác biệt đă từng gặp từng nghe. Ḷng tôi tràn đầy niềm tin tười sáng vào tương lai dân tộc.
Hoả Ḷ xuân 2014
LS. Lê Quốc Quân”
Tôi được sinh ra
từ t́nh cha huyết mẹ
Máu thịt tôi như đất và nước chảy và
bồi đắp khôn nguôi nuôi tôi thành người
Tôi mang nợ non sông
Món nợ có h́nh hài của nhiều triệu chàng trai đă khuất
Như những chàng trai
Có thể ngày mai tôi sẽ chết
Linh hồn tôi về phương nào chẳng biết
Tàu tang lễ tôi về với đất
Vậng, "tôi chỉ là cát bụi"
Nhưng đất nước này là tất cả đối với tôi
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.