Tại Sao Bệnh Tiểu Đường Được Gọi Là "Tên Sát Nhân Thầm Lặng"?
Tiểu đường thường được gọi là "tên sát nhân thầm lặng" chính bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó.
Rất nhiều người không hề biết mình đã mắc bệnh tiểu đường cho đến khi họ cầm ở trên tay tờ giấy xét nghiệm dương tính. Thông thường, mọi người không quan tâm đến những dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà chỉ coi đó là những dấu hiệu của sự mệt mỏi. Cẩn thận nhé, chớ coi thường, dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường rồi đó.
- Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Da đột ngột trở nên thô ráp: Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao
- Đau hoặc ngứa ran ở vùng bàn chân và bàn tay - Rối loạn cương dương hay còn gọi là "bất lực" là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến 35- 75% nam giới nếu mắc bệnh tiểu đường
- Thường xuyên bị những cơn đau đầu hành hạ cũng là một dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường
- Hay bị đói - Bị giảm cân nhanh chóng: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, có thể giảm cân. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ bắp và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose trong nước tiểu
- Thường xuyên mệt mỏi: Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh
- Bị mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất lỏng có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực
- Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên: Tuýp 2 bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng để chữa lành và chống nhiễm trùng
- Da tối màu: Một số người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có bản vá lỗi, da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan - thường ở nách và cổ. Khi thấy có những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 như trên, bạn nên đi khám bác sỹ , thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể theo hướng tích cực...
Chắc các bạn cũng đã nghe giảng giải quá nhiều về lợi ích của việc ăn rau đúng không? Tuy nhiên, có vẻ như những bài giảng này không đạt hiệu quả cao, khi phần đông chúng ta vẫn giữ thói quen ăn uống nhiều thịt, ít rau, thậm chí có người còn… không ăn rau. Hậu quả với cơ thể từ việc không ăn rau là thế nào, bạn sẽ biết ngay sau đây.
1. Cơ thể yếu thảm hại
Nếu không ăn rau, hẳn nhiên cơ thể ta sẽ có chút khác lạ bởi rau, củ, quả chính là nguồn bổ sung rất nhiều vitamin như vitamin A, B, C, E, K và các loại khoáng chất cho cơ thể.
Về cơ bản, các vitamin sẽ có tác dụng điều hòa sinh lý cơ thể (vitamin E), hỗ trợ tốt cho mắt (vitamin A), tăng tốc độ phục hồi vết thương (vitamin C), chống lão hóa (vitamin B), thậm chí là chống cả ung thư (vitamin K).
Do đó, thiếu hụt vitamin sẽ khiến bạn đối mặt với nhiều mối lo sức khỏe ở xương, tâm sinh lý, hay cả bệnh tim mạch.
Ngoài ra, các loại rau xanh hầu hết đều có chứa hàm lượng sắt cao – một trong các yếu tố tạo máu. Vì thế, thói quen không ăn rau sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến thiếu máu, hạ đường huyết, khiến chúng ta choáng ngất, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
2. Ăn ít đi nhưng vẫn tăng cân vù vù
Tại sao lại vậy? Đó là vì rau củ quả và trái cây có chứa nhiều nước, khiến bạn có cảm giác no nhanh. Thêm vào đó, đây là các loại thực phẩm mật độ năng lượng thấp nhất, chỉ khoảng 0-1,5 calorie/gram so với các thực phẩm khác có tới 4-9 calorie/gram.
Việc bỏ qua một lượng lớn rau hàng ngày sẽ khiến bạn buộc phải bù đắp bằng các thực phẩm giàu năng lượng hơn. Chính vì thế, dù có thể thoạt trông bạn đang ăn ít hơn, nhưng lượng calorie nạp vào lại nhiều hơn rất nhiều lần và hệ quả là bạn… béo lên.
3. Thảm họa khi… đi cầu
Rau củ quả có chứa nhiều chất xơ – thành phần rất có lợi cho đường tiêu hóa.
Các loại thức ăn thông thường khi vào trong dạ dày sẽ bị hòa tan và thu gọn thể tích. Tuy nhiên, để thức ăn tiêu hóa di chuyển qua đường ruột nhanh và dễ dàng hơn, chúng ta cần tập hợp một lượng lớn thức ăn.
Đây sẽ là lúc rau củ quả phát huy tác dụng. Khác với các loại thức ăn thông thường, chất xơ không bị phân giải trong quá trình tiêu hóa.
Nhờ đó, thức ăn tiêu hóa sẽ có thể tích lớn hơn, góp phần kích thích “nhu động ruột” (chuyển động co bóp của ruột để đưa thức ăn đi).
Vì vậy nếu như loại bỏ rau ra khỏi chế độ ăn, việc “đi cầu” sẽ thực sự trở thành thảm họa đối với bạn. Ngoài ra, theo viện Y tế quốc gia Mỹ, việc táo bón lâu ngày có thể gây bệnh trĩ, hoặc viêm ruột thừa.
Trĩ sẽ gây nhiều bất tiện và đau đớn trong cuộc sống hàng ngày, còn viêm ruột thừa nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến bạn tử vong.
4. Nguy cơ đau tim tăng mạnh
Việc thiếu chất xơ cũng khiến bạn tăng nguy cơ bị các chứng bệnh về tim mạch.
Cụ thể, theo một nghiên cứu vào năm 2011 trên tạp chí Circulation về sự liên hệ giữa việc ăn ít rau và bệnh tim, kết quả cho thấy những người ăn ít rau từ bé có nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch khi về già.
Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người ăn nhiều rau thì tỷ lệ bệnh tim mạch và các bệnh liên quan sẽ ở mức thấp.
Ngược lại, những người không ăn rau và dung nạp nhiều chất béo thì có khả năng cao bị nghẽn mạch máu, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.
Khi ăn bữa chính xong, nhiều người thường dùng trái cây tráng miệng, hút điếu thuốc, nhâm nhi ly trà hoặc đi tắm... Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, những thói quen này cần bỏ ngay vì có hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng trên trang The Health liệt kê 7 việc không nên làm sau khi ăn gồm:
1. Tráng miệng bằng trái cây
Thông thường sau mỗi bữa ăn, nhiều người thích nhâm nhi vài miếng trái cây tráng miệng. Đây là một thói quen có hại cho sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu lý giải, thức ăn sau khi đưa vào dạ dày sẽ phải lưu lại từ một đến hai giờ mới tiêu hóa xong. Lúc này dạ dày đang phải căng ra để chứa thức ăn. Nếu trong khoảng thời gian "cao điểm" này, bạn tiếp tục ăn thêm trái cây sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa trong thành phần trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột... càng làm tăng thêm sự lưu trệ tại cơ quan tiêu hóa.
Hơn nữa, trong các loại trái cây như nho, cam, quýt, lê... có chứa nhiều plavon. Chất này dễ dàng bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit tioxianic làm ức chế công năng của tuyến giáp trạng, về lâu dài sẽ gây bệnh ở tuyến này. Vì thế tốt nhất nên ăn trái cây sau khi dùng bữa từ 2 đến 3 giờ, sau khi thức ăn ở dạ dày đã tiêu hóa gần hết.
2. Nằm nghỉ
"Căng da bụng, chùng da mắt" là câu nói quen thuộc dùng để chỉ tình trạng sau khi ăn, thông thường mọi người đều cảm thấy buồn ngủ, kèm theo cảm giác uể oải. Điều này được lý giải là do vào thời điểm đó, lượng máu được huy động phần lớn tập trung vào hệ tiêu hóa nên lượng máu ở não bộ giảm đi đáng kể. Chính lý do này khiến cho não và các cơ quan khác đều "buồn ngủ".
Tuy nhiên, nếu ăn xong mà ngủ ngay thì não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo sự ngưng nghỉ của toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Hệ quả thức ăn không được tiêu hóa triệt để, thậm chí thực phẩm còn sót lại trong cơ quan tiêu hóa bị vi khuẩn tấn công gây ra bệnh về dạ dày, đường ruột.
3. Vận động mạnh
Vận động mạnh sau khi ăn dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Bởi trong thời gian từ 1 đến 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ "xử lý" thức ăn. Khi ta vận động mạnh trong khoảng thời gian này, buộc lượng máu phải phân bổ nhiều cho cơ bắp, dẫn đến máu không đủ cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến công năng của dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày.
4. Hút thuốc lá
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sau khi ăn, quá trình tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút thuốc ngay trong thời gian này, lượng chất độc hại cực lớn trong thuốc lá sẽ thấm vào máu nhanh hơn và nhiều hơn gấp 10 lần so với bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể làm rối loạn công năng của dạ dày, ức chế hoạt động của tuyến tụy và gây ra các bệnh về phổi, tim mạch, dạ dày.
Nếu bạn có sở thích nhâm nhi một ly trà nóng sau khi ăn cơm, hãy đợi 30 phút rồi mới uống nhé. Bởi trong thành phần trà có chất tanin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và sắt trong thức ăn hình thành những hợp chất khó hấp thụ. Ngoài ra chất tanin và chất theocin được tìm thấy trong các loại trà có tác dụng ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột, không tốt cho việc tiêu hóa.
6. Đọc sách
Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ "xử lý" thức ăn. Nếu đọc sách ngay trong thời điểm này, máu sẽ được huy động về mắt, làm giảm công năng của dạ dày, mặt khác khi máu tập trung không đủ để mắt hoạt động có thể làm giảm thị lực, dễ gây các bệnh về mắt.
7. Đi tắm
Quá trình kỳ cọ khi tắm gội sẽ làm mạch máu ngoài da giãn nở, máu lưu thông mạnh đến các chi nên lượng huyết dịch ở cơ quan tiêu hóa và nội tạng sẽ giảm. Tình trạng này làm cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Có một lần nọ, ăn sáng chung ở bệnh viện với một ông bác sĩ người Mỹ chuyên về bệnh tim mạch, khi thấy tôi rắc muối lên những múi bưởi, ông ta trố mắt: “Anh không sợ bị cao huyết áp ư?”
Nhìn ánh mắt của người đồng nghiệp, tôi nghĩ lý do cao huyết áp không phải là quan tâm chính, mà là chuyện ăn bưởi với muối! Tôi dụ ông ta thử, “chàng” gật gù khen ngon, vì muối bưởi dường như ngọt hơn, bớt chua và bớt đắng.
Trong gần 50 năm qua, các bác sĩ thường khuyên chúng ta không nên ăn mặn, trong khi đó, các cụ từ ngàn xưa lại nói, ăn mặn cho chắc da, chắc thịt. Thuở bé, tôi vẫn còn nhớ những nồi cá hay nồi thịt kho mặn đắng dành cho các sản phụ nhà hàng xóm, sau khi sanh.
Những nghiên cứu cũ, hơn 100 năm trước, suy diễn, biện luận một chiều, dựa trên những quan sát không đầy đủ, cho rằng ăn mặn có hại đến sức khoẻ tim mạch, thật ra không đúng hẳn. Theo các nghiên cứu gần đây, ăn nhiều muối cũng không đến nỗi tệ như người ta hằng nghĩ.
Hiện nay, chúng ta được khuyên, nên giới hạn lượng muối tiêu thụ ở mức 6 gram mỗi ngày, tức là 2.4 gram chất sodium (natri), vào khoảng độ một muỗng cà phê muối. Nếu bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, bác sĩ thường khuyên nên giảm muối xuống còn 2/3 muỗng cà phê mỗi ngày. So với chế độ ẩm thực của người Việt, và ngay cả những thức ăn của các chủng tộc khác, giới hạn về muối nầy là chuyện nói cho vui, vì nó đi ngược lại bản năng sinh tồn của con người nói chung.
Từ thời cổ đại, nhất là ở những vùng đất xa biển, muối là một loại nhu cầu quý hiếm, người ta tôn thờ nó, giết nhau cũng vì nó. Muối rất quan trọng cho sự sống, không riêng gì cho con người mà cho cả những loài động vật. Ở xứ Keyna, quê hương thuỷ tổ của ông Obama, những con voi thèm muối, đang đêm, lặn lội vào hang sâu, để liếm những tinh thể muối tích tụ trên vách đá. Rồi những con khỉ đười ươi gorillas, theo vết, ăn phân của các cô chú voi, cũng vì muối. Ngay đến những chú khỉ nhỏ, ngồi bắt chí bắt rận cho nhau, chỉ để liếm vào da nhau, hưởng thừa chút muối tiết ra từ mồ hôi.
Con người chúng ta, thực tế, là một bịch muối biết đi, với những tế bào ngâm trong nước muối. Chúng ta khóc ra muối, đổ mồ hôi ra muối, khi thiếu nguồn muối bổ sung là đời tàn. Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi thiếu muối, sự ham muốn về dục tính sẽ giảm đi, đàn ông dễ bị yếu sinh lý, mệt mỏi và… xụi. Phụ nữ thiếu muối cũng giảm bớt khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến cân lượng của em bé.
Thiếu muối còn làm cho nhịp tim tăng, làm cho thận suy, làm cho tuyến giáp suy nhược, làm tăng độ vô cảm với chất insulin, và làm tăng cholesterol. Như thế, trên lý thuyết làm hại đến hệ thống tuần hoàn, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Chất sodium là thành phần chính trong máu và tất cả dịch thủy trong cơ thể, vừa giữ thể tích cho máu, bảo đảm áp suất cho hệ thống tuần hoàn, vừa duy trì các phản ứng sinh hoá cho các tế bào. Mất muối, hệ thống tuần hoàn bị rối loạn. Riêng với hệ thần kinh, sự thay đổi nồng độ sodium qua những cái bơm nhỏ ở tế bào thần kinh, tạo ra những tín hiệu truyền dẫn trong mạng lưới thần kinh. Thiếu muối, hệ thống thần kinh bị tê iệt, não bộ sẽ bị sưng lên, gây hôn mê. Trong trường hợp bị mất máu vì thương tích hay bị phỏng nặng, chúng ta mất nước và mất muối, làm cho các cơ phận có nguy cơ sụp đổ, ngừng hoạt động. Vì thế, khi vào nhà thương, truyền nước biển là chuyện đầu tiên.
Vậy thì, tại sao hầu hết các bác sĩ lại khuyên ta nên cử muối?
Lý do vì những suy luận cổ điển dựa trên những quan sát hạn hẹp, một chiều, cho rằng ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Đã thế, để chứng minh cho những tiền đề không đúng, những nghiên cứu lệch lạc đua nhau tìm cách chứng minh cho một tiền đề nông cạn về cơ bản. Một vòng lẩn quẩn!
Này nhé, người ta suy luận rằng, khi chúng ta ăn nhiều muối sẽ bị khát nước, vì thế sẽ uống nhiều nước. Nồng độ sodium từ muối tăng cao làm cho cơ thể giữ nước lại để pha loãng bớt độ mặn của máu, do đó thể tích máu tăng. Một khi thể tích máu tăng, sẽ làm tăng áp suất máu, đưa đến bệnh tim mạch, tai biến não, và các nguy cơ khác.
Lý thuyết trên đây, chính tôi, cũng như hầu hết các bác sĩ đều được dạy như thế trong những năm đầu của trường thuốc. Thoạt nghe thì rất ư là “logic”, nhưng dần dà những sự thật quan sát được lại không chứng minh được cho lý thuyết nầy.
Huyết áp của con người được kiểm soát bởi nhiều động cơ mà trong đó nồng độ sodium và thể tích máu chỉ là một. Kế đến nguy cơ bị bệnh tim mạch, truỵ tim, tai biến não lại là hệ quả của nhiều lý do khác nhau, trong đó cao hyết áp chỉ là một trong những lý do ấy. Theo quan sát, 80% người có áp suất bình thường, khi ăn nhiều muối, không bị tăng huyết áp. Ngay cả những người đã bị cao huyết áp, khoảng 60% không bị ảnh hưởng vì muối.
Ở đây, nồng độ của muối, của chất sodium, cũng như huyết áp được điều chỉnh bới trái thận. Những hormone từ tuyến thượng thận aldosterone, angiotensin từ lá gan, và renin từ trái thận, tạo thành một hệ thống gọi là renin–angiotensin–al dosterone system (RAAS), làm việc với nhau để kiểm soát nồng độ muối, thể tích máu cũng như áp suất máu. Như thế người có lá gan khoẻ, trái thận tốt, đa số sẽ đáp ứng rất nhạy bén cho nồng độ muối trong máu. Cao huyết áp không đơn thuần vì ăn nhiều muối, mà vì hệ thống RAAS không làm việc hữu hiệu. Lá gan yếu, thận hư thật ra lại do những lý do khác, về nếp sống, về ẩm thực như ăn nhiều đường và tinh bột chẳng hạn.
Nói như trên đây, cũng không có nghĩa là chúng ta có thể ăn mặn càng nhiều càng tốt, nhưng lâu lâu lỡ ăn mặn tí xíu thì cũng không hại gì, từ trường hợp những người thuộc vào diện cao huyết áp vì “nhạy cảm với muối”, phải cử muối vì trái thận đã suy. Trung bình, chúng ta có thể tiêu thụ muối vừa phải, khoảng độ từ 1.5 đến 3.5 muỗng cà phê muối là vừa. Nếu thấy khát nước là đã ăn quá mặn, không tốt cho trái thận, nên bớt ăn mặn cho lần sau. Không nên để “đời cha ăn mặn” đến “đời con khát nước” mới cử muối thì hơi trễ!
10 Bí Quyết Sống Khỏe Của Giáo Sư Vạn Thừa Khuê: Càng Biết Sớm, Bạn Càng Khỏe Mạnh
Giáo sư Vạn Thừa Khuê, Chủ tịch Hội sức khỏe Trung Quốc, dù đã 85 tuổi nhưng vẫn rất khỏe. Hãy lắng nghe 10 lời khuyên tuyệt vời của ông để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.
Đây là 10 lời khuyên được giáo sư Vạn Thừa Khuê (TQ) đúc kết giúp con người luôn sống khỏe mạnh và trường thọ. Hãy xem bạn có thể thay đổi thói quen để duy trì sức khỏe lâu dài hay không.
1. Sức khỏe là do mình, không phải do trời định
Căn cứ những khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, sự khỏe mạnh và trường thọ của một người được quyết định bởi 15% do di truyền, 10% do các nhân tố xã hội, 8% do điều kiện trị liệu, 7% do ảnh hưởng khí hậu, và 60% do cá nhân.
Duy trì nguyên tắc ăn uống với phương châm ăn sáng ngon, ăn trưa đủ và ăn tối ít. Nhưng nhiều người chúng ta đang ăn uống ngược lại, phản khoa học, là cách tự "bức tử" sức khỏe.
Hãy nhớ dành cho mình một bữa sáng thơm ngon bổ dưỡng, nhiều năng lượng nhất. Một bữa sáng hoàn chỉnh phải có 4 nhóm thực phẩm: Sữa động/thực vật, trứng gà hoặc thịt, bắt buộc phải có rau và hoa quả.
2. Thói quen có hại nhất trên đời này chính là hút thuốc
Trong số 5 thói quen có hại nhất thế giới, đứng đầu danh sách chính là thói quen hút thuốc. Người hút thuốc một lần giảm thọ 11 phút, hút thuốc cả đời giảm từ 20 đến 25 năm tuổi thọ.
Điều đáng lưu ý rằng, sáng sớm vừa ngủ dậy nếu hút thuốc ngay sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khảo sát cho thấy, người hay hút thuốc thường bị viêm phế quản, viêm phổi, mắc bệnh tim phổi, và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư phổi nếu sức khỏe tổng thể không tốt.
3. Ăn quá thừa dinh dưỡng cũng giống như trúng độc
Bạn hãy duy trì nguyên tắc ăn uống theo quy luật nhất định, mỗi ngày cần ăn một đĩa rau (khoảng gần 0,8-1kg), ăn 2 trái cây, 3 muỗng dầu thực vật (không được vượt quá 25g); Mỗi ngày 2 bát cơm hoặc tương đương 4 cái bánh bao.
Mỗi ngày nên ăn đủ 5 nhóm thức ăn chứa đạm gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu với lượng thích hợp. Khoảng 1 lạng thịt, một quả trứng gà, khoảng 500ml sữa, 1 miếng đậu phụ hoặc 1 cốc sữa đậu nành, tào phớ, thịt, trứng, sữa, cá khoảng 30g, không nên vượt quá 1 lạng, 6-8 cốc nước và khoảng 6g muối.
Bởi vì nước là nguồn sống của con người. Hiện nay có nhiều người không biết uống nước đúng cách, để khát nước mới uống. Đó là sai lầm, nhất định khi có thời gian rỗi phải uống nước.
Vậy uống 8 cốc trà có được không? Trà không được, cà phê, nước ngọt, bia đều không thể thay thế được nước. Nếu uống trà cũng phải uống trà nhạt, không được uống trà đặc.
4. Quản lý tốt cảm xúc là quản lý tốt sức khỏe
Làm thế nào để đối phó tốt với những cảm xúc phát sinh mỗi ngày, khi đây chính là một trong những yếu tố giúp bạn giữ tâm trạng và sức khỏe.
Thông thường có 2 cách để giải quyết vấn đề tình cảm, hoặc là im lặng trong lòng, hoặc là bùng cháy, nói hết ra những điều mình cảm thấy. Nhưng điều đó dẫn đến việc hoặc là làm tổn thương chính mình, hoặc là làm tổn thương người khác.
Thế nên, có một bí quyết, không phải hai cách trên, không làm tổn thương ai, đó chính là sự quên đi. Nếu vui thì hãy cười, nếu buồn thì khóc, đặc biệt, đừng làm quá, đừng tức quá lâu, nhanh chóng điều chỉnh lại trạng thái cân bằng.
5. Con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức
Trong sách "Hoàng đế nội kinh" (TQ) từ lâu đã giảng rất rõ ràng rằng, "Phẫn nộ hại gan, phấn khích hại tim, ưu sầu hại phổi, suy nghĩ nhiều hại tỳ, lo sợ hại thận, bách bệnh đều sinh ra từ tức giận".
Cho nên con người không thể không tức giận, nhưng nhất định phải biết cách tức giận; nhất định không được làm nô lệ của cảm xúc, nhất định phải làm chủ cảm xúc.
Bất cứ cái gì cũng phải có mức độ, ăn phải có mức độ, ngủ phải có mức độ, luyện tập cũng phải có mức độ, luyện tập quá mức cũng sẽ khiến cho chức năng miễn dịch bị giảm.
Mỗi ngày nên tập thể dục từ 30 phút đến 1 tiếng, có thể sử dụng những phương pháp đơn giản nhất, đi bộ, đi dạo 30 phút cũng được, đó là phương pháp đơn giản, kinh tế và hiệu quả nhất.
Tuy vậy, đi bộ cũng phải có tìm hiểu, nghiên cứu, thanh niên cần đi nhanh, bước nhanh, nhanh tới mức nào? Cần đi được 130 bước/phút, nhịp tim cần đạt 120 lần/phút mới có thể đạt được mục đích rèn luyện tim tạng.
Để đạt tới tốc độ trên, đương nhiên không phải là điều trong phút chốc có thể làm được, cần có một quá trình để thích ứng, nếu bạn có thể kiên trì liên tục trong nửa năm, chức năng tim phổi của bạn sẽ có thể nâng cao rất nhanh, từ 30 – 50%.
Mỗi người nên duy trì mức cân nặng hợp lý, thời trẻ thế nào, khi lớn tuổi cũng không nên quá khác biệt. Ví dụ như bản thân giáo sư Khuê, vẫn duy trì cân nặng hợp lý trong vòng 30 năm qua.
Chẳng may bị béo lên, hãy lập tức kéo cân nặng xuống. Tuy nhiên nói thì dễ, làm mới khó. Vì vậy bạn phải biết tiết chế cái miệng, vận động tay chân. Con người là chết ở cái miệng, lười ở đôi chân.
7. Chỉ cần 1 lần uống rượu say, cũng giống như một lần mắc bệnh viêm gan cấp tính
Thế giới đã nghiên cứu và "điểm danh" 6 thói quen sinh hoạt gây tổn hại nhất cho sức khỏe, trong đó đứng đầu là hút thuốc, thứ hai là nghiện rượu, uống rượu quá độ.
Nếu chỉ uống một lượng ít thì vẫn còn tốt, một ngày uống 50ml rượu trắng, hoặc uống 100ml rượu nho, hoặc nửa lít đến 1 lít bia là tối đa. Nếu quá đi sẽ làm tổn hại thân thể, hại gan, hại não, hại tim, hại các cơ quan nội tạng.
Một lần uống rượu say, hậu quả sẽ lớn bằng một lần bị viêm gan cấp tính. Vì sao người uống nhiều rượu, trí nhớ không tốt, năng lực nhận biết giảm? Bởi vì một lượng lớn tế bào đại não đã bị giết chết.
8. Gia đình không hòa thuận, con người sẽ sinh bệnh
Có chuyên gia cho rằng 70% bệnh tật của con người đến từ trong gia đình, 50% bệnh ung thư của người ta xuất phát từ yếu tố gia đình.
Trong gia đình ngàn lần không nên "ngày nào cũng cãi nhau một trận nhỏ, qua 3-6-9 ngày lại cãi nhau một trận lớn", nhưng cũng không nên trở thành một gia đình hiu quạnh, không tranh luận, không nói chuyện, cả nửa tháng không nói năng gì, như thế không phải trong nội tâm đang giữ lại sự hậm hực hay sao.
Giáo sư Khuê đã từng xem qua một bài báo cáo, nói về một những người ly hôn, những người góa bụa thọ mệnh trở nên rất ngắn, việc này đều có căn cứ khoa học. Cô độc còn đáng sợ hơn nghèo khó, phu thê sống lành mạnh có thể trường thọ, sự cô độc còn dễ khiến xuất hiện vấn đề, dễ gây đoản mệnh, đây là quy luật phổ biến.
Làm sao vợ chồng có thể thương yêu nhau dài lâu? Nói hơi dài, nhưng bạn phải đảm bảo 8 nguyên tắc: Kính trọng nhau, yêu thương nhau, tin tưởng nhau, giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau, tha thứ cho nhau, nhường nhịn nhau và thấu hiểu nhau.
Mỗi người đều có cá tính riêng, ai cũng có nhược điểm, hãy tự nhắc nhở mình rằng, thôi được, cứ để cô ấy/anh ấy vui là được.
Giáo sư Khuê muốn nhấn mạnh rằng, vợ chồng sống với nhau, khi khỏe yêu nhau thì hãy yêu cả khi ốm. Khi vui yêu nhau thì hãy yêu cả khi buồn. Khi trẻ yêu nhau thì hãy yêu cả khi già đi. Yêu ưu điểm thì hãy yêu cả khuyết điểm.
9. Hãy dùng lý trí, không để cảm xúc quyết định việc sinh hoạt
Sức khỏe xuất phát từ những thói quen, muốn khỏe, bạn cần thực hiện 7 nguyên tắc:
- Ăn đủ 3 bữa
- Ngủ đủ 8 tiếng
- Vận động tối thiểu 30 phút
- Duy trì nụ cười tổng cộng trong 30 phút
- Nên đi đại tiện hàng ngày
- Nên nói chuyện với vợ/chồng, quan hệ vợ chồng không tốt thì không thể khỏe mạnh, khó làm việc tốt.
- Không hút thuốc, không say rượu.
Mỗi ngày đều khỏe thì cả đời sẽ khỏe. Cần nhớ thêm rằng, ăn được không khỏe, biết ăn mới khỏe. Tùy tiện ăn uống không bao giờ khỏe.
Dựa vào bụng để ăn thì no, dựa vào mồm để ăn thì ngon, còn dựa vào não để ăn thì sẽ khỏe. Hãy ăn sáng như hoàng tử, ăn trưa như người thường, còn ăn tối như kẻ hành khất.
10. Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới
Xin mọi người ghi nhớ nguyên tắc sau: Nên ăn 70-80% thực phẩm thực vật, chỉ nên ăn khoảng 20-30% thực phẩm động vật.
Chúng ta hiện nay đang làm ngược lại, vì thế rất nhiều bệnh xuất hiện như béo phì, tiểu đường, thống phong...
Nhiều người không quen ăn rau xanh, không có thói quen ăn hoa quả, trẻ con hiện nay đặc biệt không thích ăn rau xanh. Mỗi ngày nên ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau xanh, có thể phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, đây chính là chiến lược dinh dưỡng mới của thế kỷ 21.
Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất, để giảm thiểu tình trạng này, người Nhật đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả, cuối cùng họ đã dần dần tìm ra, chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh 20 loại có thể phòng chống ung thư tốt nhất.
Trong đó khoai lang luộc, khoai lang sống đứng vị trí số 1, rau xanh lá đứng thứ 2.
Để phòng chống ung thư, bảo vệ nội tạng, làm mềm huyết quản, thông tiện… đều không thể thiếu hai loại thực phẩm này.
Nhiều bác sĩ đã từ lâu cảnh báo về tình trạng “ghiền đường” mà vị ngọt của đường là một loại ma túy nguy hiểm có thể giết người trong thầm lặng.
Trong một bài viết trước đây về hội chứng “Mỡ, Đường, Máu”, BS. Minh có cho độc giả một câu hỏi để suy gẫm: “Giữa một lon Coke và một quả trứng gà, cái nào nguy hiểm cho tim mạch hơn?” Hôm nay chúng ta đã có một câu trả lời xác đáng dựa trên nghiên cứu mới nhất đăng trên báo Y Khoa của Hội Y Sĩ Hoa Kỳ (JAMA) tháng 2/2014, sau quá trình theo dõi 40,000 bệnh nhân: “Trứng gà không gây ra đột quỵ tim mà thủ phạm chính là đường”!
Sự “ghiền đường” dường như đã được in đậm vào trong DNA của loài người chúng ta từ hằng chục ngàn năm qua, cộng thêm với những ảnh hưởng của xã hội làm cho ta khó thấy sự tác hại của bệnh ghiền này, vì lẽ, mọi người, không ít thì nhiều đều bị… nghiện đường.
Có bao nhiêu loại đường?
Đường là danh từ chung để chỉ một loại nhu yếu phẩm cần cho con người. Trên thực tế, tất cả loại cây cỏ, thảo mộc đều có chứa đường dưới nhiều thể loại khác nhau. Thí dụ như cây lúa chẳng hạn, từ hột lúa, rễ cây lúa, lá lúa đến thân cây lúa, đều có đường trong đó. Tuy nhiên những loại đường có trong thân cây, lá cây v.v… so với các loài như trâu, bò ngựa…có thể hấp thụ được, cơ thể chúng ta lại chịu thua. Để đơn giản hóa vấn đề, đối với con người, có 3 loại đơn đường, Glucose, Fructose (có nhiều trong trái cây), và Galactose (có nhiều trong sữa). Đường cát đa phần được kết tinh từ nước mía chứa một loại đường đôi gọi là sucrose, được kết hợp từ đường glucose và fructose.
Đường phèn, đường cát, đường đen, đường nâu, đường bông gòn,… tất cả đều được biến chế từ đường mía mà ra.
Cần bao nhiêu đường thì đủ?
Trên thực tế chúng ta chỉ cần khoảng 5% đến 7% tổng số lượng calories trung bình đến từ đường mỗi ngày, tức là khoảng 2 hay 3 muỗng cà phê đường. Trên thực tế chúng ta tiêu thụ đến mức 25% calories do đường cung cấp mỗi ngày. Nghiên cứu trên đây cho biết, khả năng bị đột quỵ tim tăng gấp đôi nếu chúng ta tiêu thụ 20% tổng số calories đến từ đường, nhưng tăng gấp 4 lần nếu dùng trên 25% năng lượng đến từ bất kể loại đường nào!
Từ khoảng năm 1970, để cạnh tranh kinh tế và duy trì lợi nhuận cho nghành nông nghiệp Mỹ, chính phủ Mỹ đã tăng thuế nhập cảng đường mía từ các nước khác, và tăng cường sản xuất một loại đường đặc chế từ hạt bắp gọi là “đường sy-rô nồng độ cao từ bắp” (High Fructose Corn Syrup, HCFS). Loại đường HCFS này về thành phần hóa học thì hơi giống như đường mía, nhưng ngọt hơn và dễ thấm vào máu hơn. Có người cho là vì hai tính chất này mà HCFS độc hơn đường mía, vì dễ ghiền và mau “phê” hơn là đường mía. Trên thực tế cả hai thứ đều là “bad guys” (kẻ xấu) hết.
Chỉ vì chính phủ Mỹ cố tình làm cho đường HCFS rẻ hơn nên kỹ nghệ biến chế thức ăn tha hồ tưới, nhét, trộn đường HCFS vào đồ ăn. Bạn có để ý là nước ngọt Coca Cola ở Mỹ mùi vị hơi khác hơn ở các nước khác không? Sự khác biệt là do mùi vị khác nhau của đường HCFS và đường mía. Nói đến Coca Cola, chỉ ½ lon soda có thể làm tăng tỉ số bị đột quỵ tim lên đến 30%. Bạn có biết là một muỗng tương cà chua Heinz có nhiều đường hơn là một cái bánh quy Oreo không? Hoặc, một hủ da-ua (fruit yogurt) có nhiều đường hơn là một lon Coke? Hay trong một tô cereal buổi sáng, 75% calories đến từ đường? Ngay cả nước trái cây “bổ dưỡng” fruit juice, nước uống “tăng cường năng lực”, cà phê Starbucks v.v… hãy thử đoán có bao nhiêu đường trong đó?
Khi bạn mới uống hay ăn thức ăn có đường vào cơ thể đa phần bạn sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Thứ nhất vì trên thực tế cơ thể chúng ta cần một số ít đường để sống. Lượng đường nầy thấm vào các tế bào, cung cấp năng lượng cấp thời làm cho ta…khỏe. Thứ nhì có thể vì yếu tố tâm lý của đa số bệnh ghiền, vì từ thuở nhỏ chúng ta đã quen với vị ngọt của đường, nhất là những khi bé khóc là bố mẹ dúi cho một cục keo hay một cây cà rem. Vì thế bây giờ khi bị “stress” chúng ta dễ đi tìm niềm an ủi với vị ngọt của đường.
Sau khi cảm giác dễ chịu qua đi, chúng ta sẽ thấy cơ thể nặng nề vì những lượng đường dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể. Lá gan và pancreas cần phải “giải độc” khối lượng đường phụ trội này bằng cách chế biến và chứa vào mỡ đặc (triglycerides) làm cho ta béo phì ra, hay làm tăng mỡ lỏng (cholesterol, LDL) làm cho tim, mạch máu bị nghẽn. Ngoài ra, các tế bào bị ngâm trong đường sẽ biến thành… mứt quất (mứt tắt), để cân bằng nồng độ hai bên, nước từ bên trong tế bào sẽ rút ra máu, làm khô nước bên trong và dễ chết (Bạn dã đọc bài “Yêu Nước” chưa?). Càng ngâm trong đường càng lâu các tế bào sẽ có hiệu ứng giống như bị “thắng đường” khi các bà làm nước màu kho cá!. Cuối cùng lá gan cũng đầu hàng, sanh ra bệnh tiểu đường. Vòng tròn tử vong tiếp tục xoáy tròn kéo mình vào vực sâu của đáy huyệt một cách nhanh chóng.
Làm thế nào để bớt ghiền đường?
1. Không nên ăn đường giả (sugar substitute, diet gugar)! Đường thật mà còn có hại huống chi đường giả! Đường giả đa phần có cấu trúc giống như đường có trong... lá cây, rễ cây v.v… để lừa cơ thể chúng ta mà thôi. Tuy không làm tăng calorie nhưng vẫn có những tác hại tương tự.
2. Nên để ý hàm lượng đường trong tất cả các loại thức ăn. Tốt hơn hết là không ăn đồ ăn đã chế biến mà chỉ ăn đồ ăn tươi do chính mình nấu nướng lấy.
3. Ăn ít , ăn cân bằng và biết lựa chọn. Thí dụ không ai cấm bạn ăn một quả chuối mỗi ngày, miễn đừng ăn luôn cả nải chuối. Giữa một quả cam và một ly nước cam thì nên chọn…?
4. Ăn chậm, nhai chậm lại để tận hưởng vị ngọt của thức ăn. Tôi bảo đảm với bạn sau khi bạn nhai một miếng dưa chuột thật kỹ, thật lâu bạn sẽ thấy vị ngọt của nó không thua gì một múi cam. Mà có nhai một múi cam, thì cũng nên bỏ thì giờ mà tận hưởng hương vị của nó. Nên nhớ ngoài vị ngọt còn có những vị khác nữa.
5. Tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Đi bộ tối thiểu 15 phút trước hay ngay sau khi ăn, hoặc cả hai càng tốt. Đi bộ sẽ làm cho các tế bào mở rộng cửa để cho đường thấm nhanh vào bên trong, giảm bớt nồng độ đường ngoài mạch máu.
Hôm nay nên là bắt đầu mới cho mọi người. Chúc bạn đọc khỏe, vui vẻ vì bớt… “nghiện đường”.
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Cần cắt giảm bao nhiêu carbohydrate để giảm cân?
Cắt giảm carbohydrate (carb) hấp thụ mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để giảm cân. Điều này giúp giảm sự thèm ăn và khiến cơ thể “tự động” giảm cân mà không cần phải tính lượng calo nạp vào.
Phương pháp giảm cân bằng cách tính toán lượng carbohydrate hấp thụ đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn một cách thoải mái mà vẫn giảm cân.
Tại sao lại cần cắt giảm carbohydrate?
Tại sao lại cần cắt giảm carbohydrate?
Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyên rằng lượng carbohydrate bạn hấp thụ mỗi ngày nên chiếm khoảng 45-65% lượng calo. Vì vậy, nếu bạn có một chế độ ăn 2.000 calo, bạn nên nạp khoảng 225-32g carb mỗi ngày. Nhưng nếu bạn đang giảm cân, lượng carb mà bạn tiêu thụ trong ngày nên chỉ ở khoảng 50 đến 150g.
Hiện tại, chế độ ăn uống cắt giảm carbohydrate, thường gọi là low-carb, đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao cho việc giảm cân nhờ làm giảm cảm giác thèm ăn và làm cho cơ thể nạp ít calo hơn. Chế độ ăn uống này làm việc theo nguyên tắc hạn chế tiêu thụ các loại carbohydrate như đường và tinh bột (bánh mì, mì ống, cơm…) và thay thế chúng bằng protein, chất béo và các loại rau củ quả.
Chế độ ăn low-carb cũng mang lại những lợi ích khác ngoài tác dụng giảm cân. Nó hỗ trợ hạ thấp lượng đường, huyết áp, triglyceride trong máu, tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm thiểu các LDL (cholesterol xấu).
Tóm lại, phương pháp này đã được khoa học chứng minh rằng nó giúp giảm cân hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với cách cắt giảm calo hoặc low-fat (ăn ít chất béo).
Tác dụng giảm cân của việc cắt giảm carbohydrate
Tác dụng giảm cân của việc cắt giảm carbohydrate
Chế độ ăn low-carb làm giảm đáng kể nồng độ insulin trong máu, một loại hormone cung cấp glucose (từ carb) cho tế bào và có liên quan đến bệnh tiểu đường. Một trong những chức năng chính của insulin chính là lưu trữ chất béo. Nhiều chuyên gia tin rằng đây chính là lý do chế độ ăn low-carb có thể hỗ trợ làm giảm cân và những vấn đề liên quan.
Bên cạnh đó, insulin khiến thận tích trữ natri. Đây là lý do vì sao chế độ ăn nhiều carb có thể làm cơ thể tích nước. Khi bạn cắt carb, insulin giảm và thận bắt đầu thải nước ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, chúng ta sẽ giảm cân rõ rệt trong vài ngày đầu khi áp dụng low-carb.
Một nghiên cứu được thực hiện để so sánh chế độ ăn low-carb và low-fat bằng cách dùng máy quét DEXA đo thành phần cơ thể. Kết quả cho thấy, những người áp dụng chế độ low-carb mất đi một lượng chất béo đáng kể và lượng cơ cũng tăng cùng một lúc.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn low-carb đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm mỡ bụng và mỡ nội tạng, loại chất béo cực kỳ nguy hiểm và có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều căn bệnh.
Khi bạn mới bắt đầu làm quen với low-carb, chế độ ăn này sẽ gây ra một số phản ứng phụ, bao gồm nhiều triệu chứng: uể oải, mệt mỏi, hay bị đói, gặp các vấn đề về giấc ngủ, buồn nôn, khó chịu đường tiêu hóa và giảm khả năng luyện tập thể thao. Đó là lúc cơ thể bước vào giai đoạn thích nghi với chế độ ăn mới, khi cơ thể đốt mỡ (thay vì carb) để tiêu hao năng lượng. Tình trạng này gọi là “cúm low-carb” (low-carb flu) và sẽ khỏi trong vòng vài ngày sau đó.
Sau khi giai đoạn này kết thúc, nhiều người cho rằng họ có nhiều năng lượng hơn trước, không còn bị mệt mỏi vào cuối ngày – triệu chứng thông thường của quá trình ăn kiêng low-carb.
Áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb không chỉ để giảm cân mà còn có tác dụng cải thiện sức khỏe của bạn. Do đó, bạn nên sử dụng những thực phẩm chưa qua chế biến và có nguồn carb lành mạnh khi áp dụng chế độ ăn giảm cân này. Đừng bao giờ tin vào những thứ gọi là “đồ ăn vặt low-carb”.
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của mình, hãy chọn các loại thực phẩm chưa qua chế biến như: thịt, cá, trứng, rau, các loại hạt, quả bơ, chất béo lành mạnh và các sản phẩm sữa nguyên kem. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Chọn các nguồn carbohydrate có chứa chất xơ. Nếu bạn muốn bổ sung một lượng carb vừa phải, hãy chọn các loại tinh bột chưa tinh chế như: khoai tây, khoai lang, yến mạch và gạo lứt. Bạn nên tránh sử dụng những loại lúa mì đã được tinh chế và thêm gia vị.
Làm thế nào để biết được bạn cần nạp bao nhiêu carbohydrate mỗi ngày?
Làm thế nào để biết được bạn cần nạp bao nhiêu carbohydrate mỗi ngày?
Không có định nghĩa rõ ràng để xác định được một lượng carb là nhiều hay ít đối với một cá nhân. Lượng carbohydrate cần thiết của một cá nhân phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, thành phần cơ thể, mức độ hoạt động, sở thích cá nhân, cách ăn uống và sự trao đổi chất trong cơ thể.
Những người luyện tập thể dục thể thao và có khối lượng cơ bắp nhiều có thể hấp thụ nhiều carb nhưng khó tăng cân hơn những người ít vận động. Điều này đặc biệt áp dụng với vận động viên hay những người luyện tập các môn có cường độ cao như nâng tạ hoặc chạy nước rút.
Sự trao đổi chất trong cơ thể cũng là một yếu tố rất quan trọng. Khi một người mắc phải hội chứng chuyển hóa, bị béo phì hoặc bệnh tiểu đường type 2, các quy tắc trên thay đổi. Những người rơi vào trường hợp này không có khả năng hấp thụ cùng lượng carb như những người khỏe mạnh.
Lượng carbohydrate hấp thụ mỗi ngày
Nếu loại bỏ các nguồn carb không tốt cho sức khỏe như tinh bột, đường… khỏi chế độ ăn uống, công cuộc giảm cân sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để tận hưởng những lợi ích từ chế độ ăn low-carb, bạn cũng cần phải hạn chế nguồn carb khác.
Mức độ 1: 100-150g carb mỗi ngày
Mức độ 1: 100-150 gam carb mỗi ngày
Mức độ carbohydrate này thích hợp cho những người gầy, năng động hay chỉ đơn giản là họ cố gắng giữ gìn sức khỏe và duy trì trọng lượng.
Bạn có thể giảm cân khi nạp carb vào cơ thể với mức độ này nhưng bạn cần phải đếm lượng calo trong thức ăn và kiểm soát khẩu phần ăn.
Những loại carbohydrate có thể ăn:
♦ Tất cả các loại rau củ.
♦ Vài miếng trái cây mỗi ngày.
♦ Những loại tinh bột tốt như khoai tây, khoai lang và các loại ngũ cốc… ở mức vừa phải
Đây là mức độ lý tưởng nếu bạn muốn giảm cân dễ dàng trong khi vẫn có một chút carb trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Nếu bạn nhạy cảm với carbohydrate, đây cũng là mức lý tưởng để bạn có thể duy trì cân nặng.
Những loại carbohydrate có thể ăn:
♦ Rất nhiều rau.
♦ 2-3 miếng trái cây mỗi ngày.
♦ Lượng tinh bột ở mức thấp nhất.
Mức độ 3: 20-50g carb mỗi ngày
Mức độ 3: 20-50 gam carb mỗi ngày
Đây là mức độ mà những lợi ích trao đổi chất thực sự bắt đầu phát huy tác dụng, hoàn hảo cho những người cần giảm cân nhanh hoặc bị rối loạn chuyển hóa, béo phì hay tiểu đường.
Việc cắt giảm carbohydrate đến dưới mức 50g mỗi ngày sẽ khiến cơ thể chuyển sang một trạng thái chuyển hóa gọi là ketosis (giống như khi bạn áp dụng chế độ ăn keto). Khi trạng thái này được thiết lập, cơ thể sẽ mất đi cảm giác thèm ăn, cân nặng giảm do chất béo bị đốt cháy thay vì glucose để phục vụ cho nhu cầu năng lượng.
Những loại carbohydrate có thể ăn:
♦ Rất nhiều rau.
♦ Chỉ nên ăn dâu và tránh các loại trái cây khác.
♦ Nạp carb từ những loại thức ăn như quả bơ, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh…
Hãy lưu ý rằng chế độ ăn low-carb không có nghĩa là loại bỏ carbohydrate hoàn toàn. Việc cắt giảm carbohydrate tuyệt đối có thể khiến bạn loại bỏ các loại thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu và một lượng lớn trái cây, rau quả. Điều này sẽ gây ra vô số tác động không mong muốn cho cơ thể.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
•7 chế độ ăn kiêng giảm cân bạn nên cân nhắc
•8 thực phẩm không nên ăn theo chế độ Low-carb
•Làm thế nào để xây dựng thực đơn giảm cân khoa học
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
7 chế độ ăn kiêng giảm cân bạn nên cân nhắc
Có rất nhiều chế độ ăn kiêng giảm cân được lan truyền để giúp các nàng có được vóc dáng mơ ước. Thế nhưng đâu mới là cách thức phù hợp nhất để giảm cân mà không gây hại cho sức khỏe?
Nguyên tắc hoạt động của mỗi chế độ ăn giảm cân đều có ít nhiều khác biệt. Một số dựa trên cơ chế làm giảm cảm giác thèm ăn, trong khi một số khác lại chú trọng đến việc hạn chế calo, carb hay chất béo. Hãy cùng tìm hiểu 7 chế độ ăn kiêng giảm cân dưới đây để xem đâu sẽ là thực đơn giảm cân khoa học phù hợp dành cho bạn nhé.
1. Chế độ ăn kiêng giảm cân Paleo
Chế độ ăn Paleo tập trung vào các loại protein nạc, rau, trái cây, các loại hạt, đồng thời không khuyến khích các loại thực phẩm chế biến, đường, sữa hay ngũ cốc trong thực đơn. Một vài phiên bản của chế độ ăn Paleo có thể có thêm phô mai, bơ, khoai tây hay khoai lang.
• Hiệu quả giảm cân: Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn Paleo giúp giảm số cân nặng và số đo vòng eo. Những người theo chế độ ăn Paleo nhận thấy mình ăn ít carb, nhiều protein và ít hơn 300 – 900 calo mỗi ngày.
• Công dụng khác: Cách ăn kiêng này cũng được xem là có hiệu quả giảm các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch như cholesterol, đường huyết hay huyết áp cao.
• Hạn chế: Chế độ ăn Paleo loại bỏ ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa vốn giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể.
Bạn có thể tìm hỏi thêm: 5 sự thật “ngã ngửa” về chế độ ăn kiêng Paleo
2. Chế độ ăn kiêng giảm cân Vegan
chế độ ăn kiêng giảm cân
Chế độ ăn Vegan (chế độ ăn thuần chay) loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm từ động vật ra khỏi thực đơn vì các lý do liên quan đến vấn đề đạo đức, môi trường hay sức khỏe. Đây là chế độ ăn khắt khe nhất trong tất cả các chế độ ăn chay.
Người theo chế độ ăn thuần chay không chỉ cắt bỏ khẩu phần thịt khỏi thực đơn mà còn loại bỏ sữa, trứng, các thực phẩm có nguồn gốc động vật như gelatin, mật ong, lòng trắng trứng, casein, whey protein (đạm váng sữa)…
• Hiệu quả giảm cân: Chế độ ăn thuần chay có công dụng giảm cân hiệu quả do chứa ít chất béo nhưng giàu chất xơ, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Những người theo chế độ ăn thuần chay cũng duy trì được cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) ổn định hơn so với những chế độ ăn kiêng khác.
• Công dụng khác: Chế độ ăn dựa trên thành phần thực vật cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và tử vong sớm. Việc tránh ăn các loại thịt chế biến cũng giúp hạn chế rủi ro mắc bệnh Alzheimer và ung thư.
• Hạn chế: Do phải loại bỏ hoàn toàn thịt động vật trong chế độ ăn nên cơ thể sẽ mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin B12, vitamin D, i-ốt, sắt, canxi, kẽm, các axit béo omega-3…
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn chay có tốt cho sức khỏe hay không?
3. Chế độ ăn kiêng giảm cân low-carb
Có rất nhiều cách thực hiện chế độ ăn low-carb khác nhau, nhưng điểm chung là đều nhằm hạn chế 20 – 150g carb nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chế độ ăn low-carb không chú trọng đến lượng protein và chất béo mà chỉ khắt khe với lượng carb được nạp vào cơ thể.
Khi lượng carb nạp vào rất thấp, các axit béo sẽ được chuyển vào trong máu và đi vào gan, một số axit béo có thể chuyển thành xetone. Cơ thể sẽ sử dụng các axit béo và xetone làm nguồn năng lượng chính khi lượng carb bị cắt giảm.
• Hiệu quả giảm cân: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn low-carb rất phù hợp với những ai đang bị thừa cân, béo phì. Chế độ ăn sẽ làm giảm lượng mỡ tích trữ ở vùng bụng bám quanh các cơ quan nội tạng.
• Công dụng khác: Chế độ ăn low-carb cũng có nhiều lợi ích sức khỏe khác như làm giảm nồng độ cholesterol, đường huyết, insulin và huyết áp.
• Hạn chế: Không phải ai cũng thực hiện được chế độ ăn low-carb. Một số người theo chế độ ăn này có thể khiến lượng cholesterol xấu LDL tăng lên.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lợi ích của low carb với sức khỏe tinh thần
4. Chế độ ăn kiêng giản cân Dukan
Chế độ ăn Dukan giàu protein, ít carb được chia ra thành 4 giai đoạn: 2 giai đoạn giảm cân và 2 giai đoạn duy trì. Thời gian ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào số lượng cân nặng mà bạn muốn giảm bớt và mỗi giai đoạn sẽ có kế hoạch ăn uống riêng.
Chế độ ăn Dukan ở giai đoạn đầu sẽ tập trung tăng cường lượng protein và bổ sung thêm các món ăn từ yến mạch. Những giai đoạn khác sẽ thêm vào các loại rau củ không chứa tinh bột cùng với carb và chất béo. Sau đó, ở giai đoạn duy trì, bạn sẽ dần dần giảm bớt protein để đảm bảo mức cân nặng mới.
• Hiệu quả giảm cân: Chế độ ăn Dukan có công dụng giảm cân nhờ đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, giảm lượng hormone gây đói ghrelin và tăng các hormone làm no.
• Công dụng khác: Ngoài tác động giảm cân thì chưa có lợi ích nào khác trong chế độ ăn Dukan được ghi nhận.
• Hạn chế: Việc giảm cân nhanh bằng cách hạn chế lượng calo nghiêm ngặt có nguy cơ làm giảm cơ một cách đáng kể. Khi khối lượng cơ và calo giảm, cơ thể sẽ bảo tồn năng lượng, khiến bạn dễ tăng cân lại sau khi đã giảm cân.
Chế độ ăn Atkins là chế độ ăn kiêng giảm cân low-carb phổ biến nhất. Bạn sẽ cần ăn nhiều protein và chất béo hơn, đồng thời hạn chế lượng carb. Lý do chính khiến chế độ ăn low-carb hiệu quả trong việc giảm cân là có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn ít calo hơn.
Chế độ ăn kiêng Atkins được phân thành 4 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ khởi động bằng cách ăn ít hơn 20g carb mỗi ngày trong vòng hai tuần. Các giai đoạn sau sẽ đưa lượng carb trở lại bình thường vào chế độ ăn từ từ cho đến khi bạn đạt được mục tiêu cân nặng như ý.
• Hiệu quả giảm cân: Chế độ ăn kiêng Atkins đã được nghiên cứu và cho thấy tác động giảm cân nhanh hơn so với chế độ ăn ít chất béo. Các chuyên gia cho rằng chế độ ăn kiêng này làm giảm đáng kể lượng mỡ tích trữ quanh vùng bụng.
• Công dụng khác: Chế độ ăn Atkins làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh như triglyceride máu, cholesterol, đường huyết và huyết áp. So với các chế độ ăn kiêng giảm cân khác, chế độ ăn kiêng low-carb cũng điều hòa lượng đường huyết, cholesterol tốt HDL và triglyceride tốt hơn.
• Hạn chế: Chế độ ăn kiêng Atkins an toàn đối với đa số người thực hiện nhưng trong một số trường hợp hiếm, bạn vẫn có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe.
6. Chế độ ăn kiêng giảm cân HCG
HCG là một loại hormone xuất hiện với nồng độ cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Chế độ ăn kiêng HCG là chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt giúp bạn giảm cân nhanh, lên đến 0,45 – 1kg mỗi ngày. Chế độ ăn này có thể giúp tăng cường trao đổi chất và giảm lượng mỡ tích trữ mà không gây ra cảm giác đói.
Chế độ ăn kiêng HCG được chia thành 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bạn sẽ bắt đầu bổ sung HCG. Trong giai đoạn thứ hai, bạn sẽ bắt đầu thực hiện chế độ ăn ít calo với 500 calo mỗi ngày, song song với việc bổ sung HCG ở dạng viên, thuốc tiêm hoặc thuốc xịt. Giai đoạn giảm cân sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 6 tuần. Trong giai đoạn thứ ba, bạn sẽ bắt đầu ngưng sử dụng HCG và từ từ tăng dần lượng thức ăn.
• Hiệu quả giảm cân: Chế độ ăn HCG không làm giảm cân. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc giảm cân là do chế độ ăn kiêng cực ít calo, không phải là do hormone HCG. Hơn nữa, HCG cũng không có công dụng làm giảm cơn đói.
• Công dụng khác: Ngoài việc giảm cân, chế độ ăn HCG không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe nào khác cho cơ thể.
• Hạn chế: Chế độ ăn kiêng HCG có thể gây mất cơ bắp, dẫn đến giảm khả năng đốt cháy calo. Lượng calo bị cắt giảm quá nhiều sẽ làm giảm thêm lượng calo cơ thể đốt cháy. Chế độ ăn kiêng này cũng mang lại nhiều tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi và trầm cảm.
7. Chế độ nhịn ăn gián đoạn
chế độ ăn kiêng giảm cân
Chế độ ăn gián đoạn bao gồm chu kỳ ăn và nhịn ăn luân phiên diễn ra. Do đó, trong một số trường hợp, đây thường được xem như một mô hình ăn uống hơn thay vì là chế độ ăn. Một số phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong chế độ nhịn ăn gián đoạn là:
•Phương pháp 16/8: Bạn được ăn bình thường trong vòng 8 tiếng nhưng sau đó sẽ hoàn toàn không ăn gì trong vòng 16 tiếng còn lại.
•Phương pháp Ăn-Dừng-Ăn: Cách này khắt khe hơn vì bạn sẽ chỉ ăn duy nhất một bữa trong vòng 24 giờ.
•Phương pháp 5: 2: Vào hai ngày cách nhau trong tuần, bạn sẽ hạn chế lượng calo tiêu thụ xuống mức 500 – 600 calo. Trong năm ngày còn lại, bạn không cần hạn chế lượng thức ăn đưa vào.
• Hiệu quả giảm cân: Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn này có thể làm giảm 3 – 8% trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian 3 – 24 tuần, con số ấn tượng nếu so với những chế độ ăn kiêng giảm cân khác. Chế độ ăn gián đoạn ít gây mất cơ hơn những chế độ ăn ít calo thông thường, đồng thời làm tăng tốc độ trao đổi chất khoảng 3,6 – 14% trong thời gian ngắn.
• Công dụng khác: Chế độ nhịn ăn gián đoạn làm giảm các triệu chứng viêm, nồng độ cholesterol, triglyceride và lượng đường trong máu cao. Hơn nữa, chế độ nhịn ăn gián đoạn cũng làm tăng nồng độ hormone tăng trưởng (HGH), cải thiện độ nhạy insulin và tăng cường hoạt động tế bào.
• Hạn chế: Một số nghiên cứu cho rằng nhịn ăn gián đoạn nên là chế độ ăn giảm cân cho nam, phù hợp với nam giới hơn phụ nữ. Một số đối tượng không nên thực hiện chế độ ăn này như phụ nữ mang thai, mẹ đang cho con bú, thanh thiếu niên…
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhịn ăn gián đoạn: Nên hay không nên áp dụng?
Bất kỳ phương pháp giảm cân nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Sự thật là không có chế độ ăn giảm cân nhanh “thần kỳ” giúp bạn giảm cân thần tốc chỉ trong một sáng một chiều. Bạn hãy tỉnh táo để lựa chọn một chế độ ăn kiêng giảm cân phù hợp kết hợp cùng chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để sớm thoát khỏi trăn trở về cân nặng nhé.
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
9 bí quyết giữ dáng mảnh mai chẳng cần ăn kiêng
Bạn thấy khó khăn khi tìm mọi cách ăn kiêng để giữ dáng nhưng mãi chẳng được kết quả như ý? Có lẽ đã đến lúc bạn nên học theo vài bí quyết giữ dáng mảnh mai chẳng cần ăn kiêng rồi đấy!
Trong bất kỳ bí quyết ăn uống nào, điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn đủ các nhóm chất để không cảm thấy đói và phải ăn bù. Ngoài ra, một số lưu ý nhỏ trong cách ăn uống cũng có thể giúp bạn ăn ít hơn, hạn chế tăng cân tối đa.
Dưới đây là 9 bí quyết giữ dáng mảnh mai bạn có thể áp dụng ngay mà chẳng cần phải học theo những nguyên tắc ăn kiêng kham khổ.
1. Ngồi ăn tại bàn với bạn bè
Bạn hẳn rất bận rộn với công việc ở văn phòng, về nhà hay nỗ lực giảm cân ở phòng gym. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây chính là bạn nên dành thời gian ngồi ăn tại bàn.
Đây không chỉ là thời gian để bạn kết nối với bạn bè hay mọi người xung quanh mà còn rất tốt cho việc giảm cân nữa. Thói quen ngồi ăn tại bàn sẽ giúp bạn tập trung vào bữa ăn thay vì bị xao nhãng bởi việc khác sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn mà không hề hay biết.
2. Uống nhiều nước mỗi ngày
giữ dáng mảnh mai
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể rất quan trọng để duy trì sức khỏe nói chung, nhất là khi bạn có nhiều hoạt động thể chất. Theo Mayo Clinic, cơ thể đôi khi còn bị nhầm lẫn giữa cảm giác khát và đói. Do đó, nước cũng chính là một phần không thể thiếu giúp kiểm soát cân nặng.
Mặc dù sức hút của các loại nước ngọt như nước có gas, nước ép trái cây… khiến bạn khó cưỡng nhưng bạn hãy cố gắng uống nước lọc nhiều nhất có thể.
3. Luôn nhai thức ăn thật kỹ
Hoạt động nhai chính là công đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa nhưng có thể bạn chưa đặt sự quan tâm đúng mức đến việc nhai kỹ. Nhai thức ăn đúng cách sẽ giúp các enzyme trong tuyến nước bọt phá vỡ thức ăn dễ dàng hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
Việc nhai kỹ cũng giúp bạn tránh ăn quá nhiều gây tăng cân. Não bộ sẽ mất khoảng 20 phút để báo hiệu rằng bạn đã no. Do đó, nếu bạn dành nhiều thời gian hơn để nhai kỹ thức ăn, cơ thể khi ấy sẽ có thêm thời gian để báo hiệu là bạn không cần ăn thêm nữa.
4. Sử dụng đĩa ăn nhỏ hơn
Bạn có thể rất ít khi chú ý tới việc lựa chọn kích cỡ của bát đĩa khi ăn bởi chưa biết rằng điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của bạn. Thật ra việc sử dụng đĩa thức ăn nhỏ hơn sẽ giúp bạn giảm cân không ngờ đấy.
Đơn giản là nếu dùng đĩa lớn hơn, bạn sẽ cần nhiều thức ăn hơn trên đĩa và từ đó sẽ ăn nhiều hơn. Đĩa ăn nhỏ hơn sẽ giúp bạn duy trì khẩu phần ăn ổn định và tiêu thụ ít calo hơn.
5. Trò chuyện trong lúc ăn
giữ dáng mảnh mai
Thói quen ăn uống với mọi người không chỉ vui hơn mà còn mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe tốt không ngờ. Khoảng thời gian trò chuyện sẽ khiến bạn ăn chậm lại và cũng tự nhiên ăn ít đi.
Theo một nghiên cứu trên The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, các nhà khoa học đã cho một nhóm người ăn một bát kem trong vòng 5 – 30 phút. Kết quả là những người trò chuyện trong lúc ăn có xu hướng tiết ra nhiều hormone “ngừng ăn” gọi là peptide YY hơn và cũng có cảm giác no lâu hơn.
6. Tin tưởng vào bản thân
Bạn vừa mới ăn một phần khoai tây chiên vô tội vạ trong một bữa tiệc với bạn bè mặc dù đã lên kế hoạch chi tiết cho một chế độ ăn lành mạnh trước đó. Thế nhưng, bạn cũng đừng nên quá dằn vặt vì cho rằng mọi nỗ lực của mình đã đổ sông đổ bể hết. Thay vào đó, bạn hãy tự dặn lòng sẽ ăn uống tốt hơn vào những bữa ăn tiếp theo.
Một nghiên cứu từ Đại học Waterloo phát hiện thấy sự tin tưởng bản thân sẽ giúp bạn ăn uống điều độ hơn và có chỉ số khối cơ thể BMI khỏe mạnh hơn. Thái độ tự ti, mặc cảm về bản thân nhiều khả năng sẽ dẫn đến những biểu hiện rối loạn ăn uống như ăn uống mất kiểm soát, dẫn đến tăng cân nhiều hơn.
Khi quá bận rộn, bạn có thể thường xuyên bỏ qua việc chăm sóc giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh thì nhiều nghiên cứu cho rằng bạn nên quan tâm nhiều hơn đến việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
Tình trạng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới hormone làm tăng cân và thay đổi khẩu vị của bạn theo hướng thích các thức ăn nhiều calo hơn. Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc cũng sẽ khiến bạn không có đủ năng lượng cần thiết để luyện tập thể dục hiệu quả.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 điểm bấm huyệt giúp bạn ngủ ngon.
8. Hạn chế uống nước ngọt
Các chất làm ngọt nhân tạo đến nay vẫn còn là vấn đề gây khá nhiều tranh cãi. Mặc dù một số nghiên cứu cho rằng loại nước ngọt này không ảnh hưởng đến cân nặng nhưng những nghiên cứu khác lại cho rằng các loại nước uống không calo lại có thể là nguyên nhân gây tăng cân do kích hoạt cảm giác đói.
Các loại nước ngọt cho người ăn kiêng kích thích não bộ có cảm giác muốn tiêu thụ thêm nhiều đường hơn và nhiều người trở nên nghiện nước ngọt này. Hơn nữa, khi dùng nước ngọt cho người ăn kiêng, bạn sẽ có cảm giác mình đã giảm được lượng calo tích trữ nên lại ăn thêm nhiều loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khác.
9. Ăn đường có kiểm soát
giữ dáng mảnh mai
Tiêu thụ đường nhiều dĩ nhiên sẽ không tốt cho cơ thể của bạn. Cơ thể khi ấy sẽ gặp khó khăn khi phải chuyển hóa quá nhiều đường cùng một lúc. Nếu bạn ăn quá nhiều đường, cơ thể sẽ lưu trữ nó như một chất béo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải tuyệt đối kiêng đường, mấu chốt là bạn nên tìm ra lượng đường phù hợp với cơ thể.
Bạn có cảm thấy mệt mỏi và đầy hơi sau khi ăn một vài cái bánh quy? Tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể, bạn sẽ biết được mình cần cắt giảm lượng đường ở mức độ nào. Suy cho cùng, mục đích của thức ăn vẫn là giữ cho cơ thể khỏe mạnh nên bạn không cần phải kiêng khem bất cứ món ăn gì một cách quá khổ sở.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 lầm tưởng về đường khiến bạn kinh ngạc.
Không phải cứ kiêng khem triệt để mọi thứ là bạn có thể có được thân hình mảnh mai như mơ ước. Điều quan trọng để có eo thon, dáng đẹp chính là lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập thể dục đều đặn. Khi kiên trì với kế hoạch giảm cân mà mình đã đặt ra, bạn sẽ dần nhận thấy sự chuyển biến về vóc dáng của mình theo hướng tích cực hơn.
Đánh bay” những lý do thường gặp khiến bạn giảm cân không thành công
Tác giả: Phương Quỳnh
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
“Đánh bay” những lý do thường gặp khiến bạn giảm cân không thành công
Khi được hỏi về mong muốn lớn nhất của mình, 9 trên 10 người đã trả lời mà không cần suy nghĩ: “Tôi thật sự rất muốn giảm cân!”. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong công cuộc giảm cân. Nếu bạn đã thử hết mọi cách nhưng vẫn giảm cân không thành công, bài viết này có thể sẽ có ích cho bạn đấy!
Hãy cùng Hello Bacsi “tìm ra” những nguyên nhân khiến công cuộc giảm cân của bạn trở nên bế tắc nhé.
Nguyên nhân cơ bản khiến bạn khó giảm cân
Một số bạn có thể may mắn giảm được lượng mỡ thừa nhờ chế độ luyện tập phù hợp và chế độ ăn hợp lý. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bạn giảm cân không thành công dù đã thử rất nhiều cách.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội hối hả, nơi mọi người bị vắt kiệt năng lượng mỗi ngày với hy vọng hoàn thành công việc đúng tiến độ, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của gia đình cũng như cố gắng cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. Điều này đẩy sự căng thẳng của chúng ta lên đến đỉnh điểm. Trước đây, con người không quan tâm quá nhiều đến sức khỏe tinh thần của mình. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều yếu tố trong cuộc sống hằng ngày có thể làm cho bạn trở nên căng thẳng.
Vậy căng thẳng thì có ảnh hưởng gì đến chúng ta? Căng thẳng có thể gây cản trở quá trình giảm cân của bạn. Trên thực tế, tình trạng căng thẳng thậm chí còn làm bạn tăng cân!
Tại sao căng thẳng lại ảnh hưởng đến quá trình giảm cân?
Giảm cân không thành công 5
Trong giai đoạn ngắn, khi rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ, bạn có thể sẽ chán ăn. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, mức độ căng thẳng của bạn dần tích tụ nhiều lên dẫn đến căng thẳng mãn tính, sự thèm ăn của bạn lại có xu hướng tăng lên.
Đối với một người, phản ứng “chiến đấu hoặc bị đánh bại” của cơ thể sẽ được kích hoạt khi gặp những cơn căng thẳng, khi nồng độ cortisol (tức là hormone gây căng thẳng) tăng lên. Điều này khiến lượng đường trong cơ thể bạn giảm sút và cơ thể phát ra tín hiệu thôi thúc cơn thèm ăn của bạn, đặc biệt thèm ăn những món có chứa nhiều chất béo và đường. Vâng, thay vì ăn rau củ quả tươi thì sô cô la hoặc các món bánh ngọt vẫy gọi bạn. Thế là công cuộc duy trì cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân xem như đi tong.
Càng căng thẳng, bạn càng có xu hướng ăn nhiều hơn. Và nếu chế độ ăn của bạn xuất hiện quá nhiều “ngày ngoại lệ” thì chắc hẳn sẽ dẫn đến việc giảm cân không thành công. Nồng độ cortisol quá cao dẫn đến tích tụ mỡ ở những vùng như vùng quanh bụng, một trong những vị trí rất khó để giảm mỡ dù áp dụng những bài tập thể dục hay những bài tập giảm cân thông thường. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng mãn tính còn dẫn đến việc tạo thành một loại protein khác là betatrophin, protein này gây cản trở sự phân hủy chất béo của cơ thể.
Tình trạng căng thẳng cũng gây nên phản ứng dây chuyền làm ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ giấc ngủ. Điều này cũng có thể làm cản trở nỗ lực giảm cân của bạn. Khi lo lắng hoặc căng thẳng, chu kỳ ngủ của bạn bị gián đoạn. Nồng độ các hormone ghrelin (hormone đói) và leptin (hormone no) sẽ bị xáo trộn – thiếu ngủ dẫn đến việc tăng lượng hormone ghrelin và giảm hormone leptin. Đây chính là lý do vì sao bạn đang nằm trên giường, cố gắng ru mình vào giấc ngủ nhưng không thể thì bạn sẽ có cảm giác thèm ăn gì đó.
Tóm lại, căng thẳng mãn tính là một trong những “thủ phạm” khiến bạn giảm cân không thành công, đôi khi còn làm bạn tăng cân không chủ đích.
10 phương pháp giúp bạn thổi bay tình trạng căng thẳng
Hãy xác định rõ ràng rằng sức khỏe tinh thần của bạn cũng cần được quan tâm nhiều hệt như sức khỏe thể chất. Cân nặng chỉ là một trong những vấn đề cần lo lắng, vẫn còn rất nhiều vấn đề có thể xảy ra nếu bạn không bắt đầu chăm lo cho sức khỏe tinh thần của chính mình. Nếu bạn cảm thấy những phương pháp dưới đây không thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng hoặc bạn cần nhiều sự giúp đỡ hơn, hãy đến tìm các chuyên gia tâm lý để được tư vấn ngay. Tinh thần và sức khỏe sẽ cảm ơn bạn rất nhiều đấy!
Sau đây là những điều bạn có thể làm để kiểm soát sự căng thẳng của mình:
1. Tập thể dục
Một bài tập phù hợp sẽ giúp bạn giải phóng endorphin, hay còn gọi là hormone vui vẻ. Giống như tên gọi, loại hormone này giúp cải thiện tâm trạng và làm bạn cảm thấy hứng khởi hơn. Ngoài ra, endorphin cũng giúp làm giảm lượng cortisol trong cơ thể. Điều này không có nghĩa là mỗi lúc căng thẳng, bạn chỉ cần nhảy lên vài cái là được. Bạn phải tập thể dục mỗi ngày thì mới thu được lợi ích.
2. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn. Rượu bia, caffeine và đường chỉ làm cho bạn căng thẳng hơn thôi. Thêm vào đó, dù bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vào khẩu phần ăn nhưng cũng đừng bỏ qua bất cứ loại thực phẩm nào mà bạn nghĩ có thể giúp mình giảm cân nhé.
3. Tận hưởng “khoảng thời gian dành cho bản thân”
Bạn hãy dành ra 20 phút mỗi ngày để làm những điều mà bạn thích. Hãy tìm một sở thích có thể giúp bạn thư giãn (cố gắng tránh xa khỏi các thiết bị điện tử) và dành thời gian tập trung làm việc đó. Nếu có thể, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và để cơ thể có thời gian thư giãn, việc này rất có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn
Bạn có xu hướng tự giải quyết hết mọi rắc rối để những người xung quanh không bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực của mình. Thế nhưng, hãy nhớ rằng, bạn không phải là siêu nhân. Bạn có thể gặp khó khăn và bạn có quyền tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh để giải quyết chúng. Hãy thảo luận về những vấn đề khiến bạn căng thẳng với bố mẹ, các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng. Đừng quên tâm sự với chính mình, nhưng chỉ nói về những điều tích cực thôi nhé! Hãy luôn nghĩ về giá trị của bản thân, những điều tốt đẹp xuất hiện trong cuộc đời bạn và một sự thật là không gì mà bạn không thể giải quyết được.
5. Ngồi thiền
Chỉ cần hít thở sâu vài phút và thực hiện các phương pháp thả lỏng cũng có thể giúp bạn thư giãn. Bạn chọn một nơi yên tĩnh, ngồi xuống, duy trì tư thế ổn định và nhắm mắt lại. Lặp lại từ từ và đều đặn những từ ngữ hoặc cụm từ có thể giúp bạn cảm thấy được an ủi, hít thở sâu bằng mũi.
Dù việc đặt ra khoảng thời gian cụ thể khi ngồi thiền là khá tốt, nhưng cũng đừng rập khuôn bản thân trong một quãng thời gian giới hạn, điều đó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và dễ bỏ cuộc. Thay vào đó, khi bạn đã ngồi thiền xong, hãy duy trì tư thế như vậy và tiếp tục nhắm mắt trong khoảng vài phút để giúp cơ thể bạn có thời gian quay về thực tại.
6. Nghe những bản nhạc nhẹ nhàng
Những hormone gây căng thẳng có xu hướng giảm đáng kể khi bạn lắng nghe những bản nhạc êm dịu. Vì vậy, hãy tạo một danh sách những bài hát hay những bản nhạc mà bạn thích nghe mỗi khi cảm thấy cần được thư giãn.
7. Bắt đầu viết nhật ký
Bạn không cần phải có khiếu văn chương mới có thể viết nhật ký được, hãy bắt đầu bằng việc ghi lại những suy nghĩ đầu tiên của bạn vào mỗi sáng hay vào một thời điểm nào đó thích hợp trong ngày. Nó có thể là sự biết ơn, mong muốn và ước mơ của bạn, hay đơn giản chỉ là một bản danh sách những điều cần làm. Viết những điều bạn nghĩ vào nhật ký, nhưng hãy cố gắng viết gì đó rõ ràng và có thể giúp bạn làm việc. Viết về những căng thẳng hoặc lo lắng cũng giúp bạn có thể xác định được những điều khiến bạn căng thẳng và những biện pháp bạn có thể làm để giảm bớt chúng.
8. Học cách nói “Không”
Có quá nhiều thứ xung quanh bạn, có quá nhiều người khiến cuộc sống của bạn trở nên căng thẳng, có những việc không chỉ đẩy bạn ra khỏi vùng thoải mái mà còn làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Việc chất đống những yếu tố gây căng thẳng chính là thói quen xấu mà chúng ta vô tình xây dựng cho bản thân mình. Điều quan trọng nhất bạn cần làm là xác định được những thứ gây phiền toái và bắt tay vào loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của bản thân.
9. Dành thời gian bên cạnh những người mà bạn yêu quý
Không nhất thiết chỉ ở bên cạnh con người, như bạn đã biết, thú cưng cũng là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Hãy dành thời gian trong ngày cho gia đình, nói về những điều khiến bạn hạnh phúc, quay về tuổi thơ cùng với con gái, âu yếm vợ/chồng của bạn và cười thật nhiều mỗi khi có cơ hội. Lượng cortisol của bạn chắc chắn sẽ giảm đáng kể khi cuộc sống của bạn tràn đầy tình yêu và những điều tích cực.
10. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần
Như đã đề cập, những cách trên có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Nhưng nếu bạn nhận ra rằng mình thường xuyên cảm thấy khó chịu, soi xét từng hành động của bản thân, suy nghĩ quá nhiều về những điều nhỏ nhặt và “không thể giữ bình tĩnh được” thì đừng xấu hổ mà hãy xin lời khuyên từ các chuyên gia. Căng thẳng và lo lắng có thể là sản phẩm của tâm trí bạn và chắc chắn rằng nó có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của bạn. Bạn không thể làm ngơ trước những căn bệnh như sốt xuất huyết hay thương hàn, vậy tại sao bạn lại bỏ mặc chứng căng thẳng mãn tính và xem nó như “một chút căng thẳng nhỏ”?
Giảm cân chính là kết quả của quá trình hoạt động nhịp nhàng giữa các chức năng trong cơ thể, ở cả khía cạnh thể chất và tinh thần. Tập thể dục và tuân thủ chế độ ăn hợp lý cần được ưu tiên vì chúng tác động trực tiếp đến quá trình giảm cân. Như các bạn đã thấy ở trên, tập thể dục còn giúp giảm bớt căng thẳng. Hãy bỏ chút thời gian để nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần và dành cho cơ thể bạn những yêu thương và quan tâm, bạn sẽ nhận những lợi ích không ngờ đấy
8 cách giảm cân cho trẻ béo phì hữu ích với cả gia đình
Tác giả: Lan Quan
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
8 cách giảm cân cho trẻ béo phì hữu ích với cả gia đình
Con bị béo phì khiến bạn lo lắng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai. Điều này thôi thúc bạn không ngừng tìm mọi bí quyết cũng như cách giảm cân cho trẻ béo phì và áp dụng vào việc giảm cân cho con nhưng không mấy hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì, chẳng hạn như chế độ ăn của trẻ có nhiều đường và chất béo, lối sống ít vận động, ăn nhiều đồ ăn vặt và thức ăn giàu năng lượng… Ngoài ra, còn phải kể đến quan niệm sai lầm của không ít gia đình là trẻ mập mạp mới khỏe mạnh và đáng yêu nên ra sức nhồi nhét cho con ăn khiến bé bị béo phì lúc nào không hay. Nếu con bạn bị béo phì và chưa biết làm cách nào giúp trẻ giảm cân để bảo vệ sức khỏe, hãy theo dõi những chia sẻ của Hello Bacsi dưới đây.
Làm sao để biết con bị thừa cân, béo phì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân và béo phì là tình trạng mỡ được tích lũy quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thực tế là không khó để nhận biết một trẻ bị béo phì. Tuy nhiên, để được đánh giá chính xác và cụ thể tình trạng béo phì của trẻ, bạn nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thăm khám, kết luận. Bác sĩ sẽ đo chỉ số cơ thể (BMI) của trẻ, đánh giá sự chênh lệch giữa cân nặng của trẻ so với cân nặng tiêu chuẩn đang nằm ở mức nào. Trong quá trình xác định BMI, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đến các yếu tố như độ tuổi và mức tăng trưởng của trẻ.
Nếu bác sĩ kết luận con bạn bị béo phì, bé có thể phải tiến hành các xét nghiệm thăm dò như:
•Rối loạn mỡ máu: Nồng độ cholesterol, triglyxerit có thể tăng
•Rối loạn đường huyết và dung nạp glucose
•Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận; tuyến giáp, tuyến yên…
•Thăm dò tìm nguyên nhân béo phì: chụp sọ não, siêu âm ổ bụng…
Trẻ em bị béo phì phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe nào?
Trẻ béo phì có nguy cơ gặp một loạt các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành, điển hình như:
•Bệnh tim mạch
•Kháng insulin (thường là dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường sắp xảy ra)
•Rối loạn cơ xương khớp (đặc biệt là viêm xương khớp)
•Một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú và đại tràng)
8 cách giảm cân cho trẻ béo phì hữu ích với cả gia đình
Dưới đây là 8 cách không chỉ giúp con bạn giảm cân mà còn hữu ích cho cả gia đình:
1. Khuyến khích trẻ tập thể dục, vận động
Cách giảm cân cho trẻ béo phì
Các hoạt động thể dục thể thao rất hữu ích trong việc giúp bé giảm cân. Những hoạt động như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, trượt patin, bơi lội, đá bóng, bóng rổ, đá cầu, nhảy dây… là những hoạt động thể chất lý tưởng giúp trẻ tiêu hao phần năng lượng dư thừa. Gia đình bạn cũng nên có các hoạt động thể chất nhiều hơn như cùng trẻ đi bộ một quãng ngắn hay đạp xe đạp thay vì ngồi xe, đi cầu thang bộ thay vì thang máy, ra công viên tản bộ thay vì ngồi trước màn hình tivi…
Ngoài việc giúp trẻ vận động tiêu hao năng lượng dư thừa, các hoạt động này còn giúp gia đình bạn thêm gắn kết, con bạn có thêm nhiều bạn bè cùng trang lứa.
2. Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ
Bạn hãy khuyến khích con chỉ ăn khi cảm thấy thực sự đói và dừng lại khi đã cảm thấy no chứ không ăn như một thói quen, ăn cho vui miệng, ăn thêm vì thức ăn ngon… Trẻ em và thanh thiếu niên thường có xu hướng ăn vì buồn chán, căng thẳng hay không có gì để chơi chứ không phải vì đói. Trẻ nên ăn cùng gia đình và bữa ăn nên diễn ra trong nhà bếp hoặc phòng ăn. Đặc biệt, bạn không nên cho con vừa ăn vừa xem ti vi, nghe điện thoại, chơi game, đọc sách… Nếu bị phân tâm bởi những thứ kể trên, bé có thể không nhận ra mình đã ăn bao nhiêu và thường có xu hướng ăn quá nhiều, dẫn đến việc bị tăng cân.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.