Kính gửi chị Hạnh Dung! Em 39 tuổi, sống ở Mỹ gần ba năm, do chồng bảo lănh sang.
Kính gửi chị Hạnh Dung! Em 39 tuổi, sống ở Mỹ gần ba năm, do chồng bảo lănh sang.
Vợ chồng hạnh phúc chỉ được nửa năm đầu, sau đó thường xuyên sống trong chiến tranh lạnh. Anh từng có vợ và bốn con, đều đă trưởng thành. Em cảm thấy anh xem trọng con anh hơn em.
Mỗi lần gặp gỡ con anh rất nhẹ nhàng, lịch sự, t́nh cảm; nhưng với em th́ thường lớn tiếng nạt nộ. Công việc của con anh không ổn định nên mỗi lần gặp chúng, anh đều cho tiền trước mặt em.
Dù là tiền của anh, nhưng thà em không thấy, hoặc anh nói trước với em một tiếng th́ có lẽ em không buồn. Em đối xử với con anh rất chân t́nh, thỉnh thoảng vẫn rủ con anh đến nhà nấu đồ ăn Việt để cùng ăn.
Mỗi lần lănh lương, anh đều đưa em để lo chợ búa. Em làm việc bán thời gian trên mạng, thu nhập chỉ đủ xài lặt vặt, nên kinh tế không thoải mái lắm. Gần đây, anh c̣n quen một cô ở Việt Nam, thường nhắn tin qua lại.
Em định sau khi có quốc tịch (khoảng tám tháng nữa) sẽ ly hôn. Em biết cả anh và em đều chán nản cuộc sống hiện tại. Anh từng nói anh muốn về Việt Nam sống, em về hay không là tùy em. Em vẫn giấu người thân, nói là đang sống hạnh phúc. Cả gia đ́nh, họ hàng em đều nghĩ anh rất tốt.
Mới đây, bạn em khuyên em nên đến nhà vợ chồng bạn ấy sống, họ sẽ giúp em t́m việc làm rồi từ từ tính tiếp. Em biết, nếu em đi, anh sẽ chấp nhận, nhưng em không có can đảm... Rồi em ăn nói thế nào với gia đ́nh? Thật sự là em vẫn c̣n t́nh cảm dành cho anh.
Em Thu mến !
Theo thư em, có hai điều khiến Hạnh Dung nghĩ hiện tại em chưa nên bước ra: một là em vẫn c̣n t́nh cảm dành cho chồng, hai là em chưa có công việc ổn định để kiếm sống. Nghĩ cho cùng, mâu thuẫn giữa vợ chồng em không phải đă quá trầm trọng. Chồng em vẫn lo cho gia đ́nh chứ không bỏ bê.
Chuyện anh ấy có xao ḷng với một cô nào đó ở Việt Nam cũng là quá xa xôi. Sự cách trở sẽ làm mọi thứ nhạt dần đi. Em cũng đừng để bụng chuyện anh ấy trọng con riêng hơn trọng ḿnh, v́ khi đă đi bước nữa, anh ấy cảm thấy có lỗi với con nên luôn muốn lấy ḷng chúng. Chuyện cho tiền con riêng cũng vậy, anh ấy cho công khai chứ không lén lút là đă có phần nào tôn trọng em, muốn mọi thứ rơ ràng, không giấu giếm.
Đáng lo nhất là t́nh trạng chiến tranh lạnh của hai vợ chồng. Vợ chồng cứ như thế măi th́ không chán nhau mới là chuyện lạ. Là vợ, em nên cố tránh bớt những tranh căi, khi cần cũng nên xuống nước ḥa giải trước, đừng để hờn giận kéo dài, hy vọng gia đ́nh sẽ ấm áp hơn. Em chịu khó cư xử khéo léo và t́nh cảm hơn, biết đâu quan hệ vợ chồng sẽ khác.
Biết rằng chồng em đă tính chuyện về Việt Nam sống mà không cần có em, em cũng tính chuyện có quốc tịch là sẽ ly hôn, nhưng Hạnh Dung vẫn muốn khuyên em cố cứu văn. Chỉ khi đă cố gắng hết sức mà vợ chồng vẫn không gần gũi, gắn bó nhau được th́ hăy tính chuyện dứt khoát.
Để bước ra, em cần thời gian chuẩn bị: chờ có quốc tịch, học một nghề nào đó hay t́m một công việc ổn định để mưu sinh. Bạn em giúp t́m việc làm là một gợi ư tốt, sao không thử xem. Em đâu cần phải đến ở chung với bạn mới làm được.
Nói chung, không phải muốn bước ra là cứ thế mà bước, phải có kế hoạch chu đáo để không chông chênh, hụt hẫng, bởi em đang một ḿnh ở xứ người. Hăy suy nghĩ cho cạn lẽ để t́m lối ra, đừng nông nổi, hấp tấp.
VietBF@sưu tập
|