VinFast của Tập đoàn Vingroup nhắm đến việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Hoa Kỳ. Hồi tháng 12 năm ngoái 2022 VinFast thông báo Credit Suisse là một trong những ngân hàng giúp cho công tác này. Trước đó vào tháng 7/2022, Credit Suisse cho biết sẽ giúp khoản tài chính hai tỷ đô la cho VinFast trong việc hình thành nhà máy sản xuất xe điện tại bang North Carolina.
Tuy nhiên nhà bank này đã phá sản và bán lại UBS. Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang chờ thông tin cập nhật từ vụ Ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse.
Nikkei Asia vào ngày 27/3 loan tin vừa nêu và dẫn phát biểu của Vingroup với hãng tin này là việc Credit Suisse bị mua lại chắc hẳn không có tác động tiêu cực đến tập đoàn này tại Việt Nam. Tuy nhiên Vingroup không nói rõ có liên lạc với Ngân hàng UBS để tiếp tục các dịch vụ do Credit Suisse đảm trách đối với vấn đề VinFast ở Hoa Kỳ hay không.
Phát ngôn nhân của Vingroup trong thư điện tử gửi Nikkei Asia cho biết Tập đoàn đang thực hiện tất cả những biện pháp cụ thể cần thiết trong nội bộ vào khi chờ đợi phúc đáp chính thức từ Ngân hàng UBS sau khi mua lại Credit Sussie.
Phát ngôn nhân của Vingroup còn nói thêm, ngoài Credit Suisse, lâu nay Tập đoàn này cũng có quan hệ dài lâu với nhiều ngân hàng quốc tế; và tiếp tục tìm kiếm đối tác với các định chế tài chính quốc tế khác.
****
Sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn trên thế giới. Có phải suy thoái đang ngày càng nghiêm trọng?
𝟭. 𝗦𝗩𝗕 𝗦𝗶𝗹𝗶𝗰𝗼𝗻 𝗩𝗮𝗹𝗹𝗲𝘆 𝗕𝗮𝗻𝗸
SVB là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ, hoạt động với nhóm khách hàng đặc thù là giới công nghệ, khởi nghiệp.
Những năm 2020 2021 khi dịch covid bao trùm cả thế giới, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gần như phải dừng lại. Một lượng tiền dễ dãi được bơm vào thị trường tài chính. Và thời gian này là thời kỳ hoàng kim của giới công nghệ, khi mọi hoạt dường như phải chuyển sang online.
Với đặc thù của ngân hàng thì SVB nhận được cơn mưa gửi tiền từ các start up và ở trong tình trạng thừa thanh khoản.
Trong bối cảnh này SVB đã đầu tư vào chứng khoán được chính phủ hậu thuẫn, trong đó trái phiếu dài hạn với lãi suất cố định bình quân 1.64%/năm, và chiếm hơn 75%. (Lãi suất thời kỳ 2019-2021 được FED đạp xuống gần 0% với danh nghĩa cứu nền kinh tế khỏi suy thoái do Covid.)
Năm 2022 khi lạm phát tăng cao, FED tăng lãi suất nhanh và mạnh để ghìm lạm phát (tăng từ 0.25% lên 4%). Việc này ảnh hưởng lớn đến danh mục đầu tư của SVB (khi lãi suất của khoản đầu tư vào trái phiếu kỳ hạn dài thấp hơn nhiều so với lãi suất hiện hành).
Và khi qua giai đoạn hoàng kim thì các công ty công nghệ gửi tiền vào SVB ít dần đi, những rủi ro hình thành trên bảng cân đối kế toán của SVB (khi dùng dòng vốn ngắn hạn đem đi đầu tư dài hạn với lãi suất cố định thấp hơn lãi suất hiện hành).
Cuối năm 2022 và đầu năm 2023 khách hàng đến rút tiền tại ồ ạt. SVB huy động vốn bắc cầu nhưng không thành, phải bán lỗ của 1 phần trái phiếu kỳ hạn dài để lấy tiền chi trả.
Thông tin rò rỉ ra ngoài đẩy SVB vào vòng xoáy bị rút tiền hàng loạt (Bank Run). Các công ty đồng loạt đến rút tiền và SVB sụp đổ chỉ trong vòng 48 giờ.
FDIC vào cuộc nắm quyền điều hành ngân hàng này để tìm cách bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
𝟮. 𝗖𝗿𝗲𝗱𝗶𝘁 𝗦𝘂𝗶𝘀𝘀𝗲
Creadit Suisse là ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ, là nơi người giàu trên thế giới gửi tiền.
Sau một thời gian dài tìm cách tái cơ cấu sau hàng loạt các vụ bê bối đình đám.
Nhiều khách hàng chán nản đã rời bỏ Credit Suisse, dẫn đến lượng khách hàng rút lui nhiều chưa từng có vào cuối năm 2022.
Tình trạng hoảng loạn lan rộng sau khi ngân hàng SVB ở Mỹ sụp đổ. Vào ngày 15/3, cổ phiếu của Credit Suisse lại sụt giảm giá trị khi Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Saudi (cổ đông lớn nhất của Credit Suisse), không đồng ý đầu tư thêm.
Thêm một dấu hiệu căng thẳng khác là trái phiếu cấp 1 bổ sung của Credit Suisse đang được giao dịch dưới 80% mệnh giá, một mức thường báo hiệu tình trạng khó khăn.
Những điều này làm ngân hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
Vì lo ngại mức độ ảnh hưởng đến hệ thống toàn cầu của ngân hàng này, chính phủ Thuỵ Sỹ ép Credit Suisse hoặc phá sản hoặc bán mình cho đối thủ truyền kiếp UBS. Chính phủ Thuỵ Sỹ tuyên bố chỉ hỗ trợ tài chính cho bên mua (là Ngân hàng Thuỵ Sỹ. UBS) là ứng viên được chọn.
Mọi việc diễn ra rất nhanh và gấp gáp vì để tránh lây lan đổ vỡ cho thị trường tài chính Thụy Sỹ và toàn cầu nếu như để Credit Suisse sụp đổ không kiểm soát. Finma (cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ) cho phép UBS mua Credit Suisse mà không cần thông qua ĐHĐCĐ. Quá trình đàm phán có sự tham gia hỗ trợ tích cực của giới chức tài chính Mỹ.
Credit Suisse mất 99% giá trị so mức cao nhất năm 2007, các trái chủ mất trắng.