Về nước, anh sợ cảnh ṿi vĩnh hưởng thụ của bà con họ hàng.
Trên chục năm rồi, chúng tôi mới gặp lại nhau tại quán cà phê xưa. Ngày qua Mỹ, bạn tôi cũng đă gần 30 tuổi. Trông John (tên hiện tại của bạn tôi) khá già, hỏi ra th́ thằng nào cũng ở ngưỡng 50.
Tằn tiện ở Mỹ
Tuổi lớn, John qua Mỹ th́ liền đi học nghề, hết thợ hàn rồi qua thợ điện. Anh làm cho chủ hăng người Việt nên dần lên làm xưởng trưởng. Một lần về Việt Nam, anh quen một cô gái hiền lành. Đám cưới xong, họ sinh liền hai con. Vợ anh không làm nail (móng tay) như đa số người Việt khác. Chị nhận hàng về nhà may để có thể chăm sóc gia đ́nh và con cái.
John kể cuộc sống của gia đ́nh anh và nhiều người Mỹ gốc Việt khác chỉ vừa đủ sống v́ khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng anh vẫn xoay sở để vợ con cuối tuần đi ăn tiệm, mua sắm. Để sống được ở Mỹ, vợ chồng John cũng nghĩ ra vài “mánh khóe”. Chẳng hạn, thay v́ phóng xe đường dài đến những nhà hàng danh tiếng, anh cùng vợ con lái xe qua vài góc phố ăn phở bèo. “Gọi là bèo v́ chỉ có mấy đồng một tô, cũng có đủ thịt ḅ, rau tương giá. Sở dĩ họ bán rẻ v́ là tiệm mới mở gần đây, tên không nằm trong danh sách các thương hiệu khẩu vị” - John giải thích.
Người lao động ở Mỹ. Ảnh: INTERNET
Hay như chuyện mua sắm, anh và vợ thường t́m đến các kho, nơi các cửa hàng lớn trả về những sản phẩm tồn, lỗi. Tại đây, vợ chồng anh có thể mua hàng hiệu chỉ lệch tí đường may hoặc lỗi mốt v́ màu sắc không c̣n được chuộng. John cười hà hà: “Tôi và vợ đều thích chuyện này. Cô ấy có thể xài túi xách 1.000 đô với giá chỉ có 120 đô. Tôi có thể mặc quần giá 200 đô mà khi mua chỉ có 20 đô”.
John kể thêm nhiều mánh khác nữa. Tỉ như trong một siêu thị lớn, khi quá thích món đồ có giá ba bốn trăm, anh bàn với bà xă để mua. Sau đó nếu rảnh, chị vợ sẽ đi quần thảo giùm chồng. Nếu phát hiện món hàng y như thế tại nơi nào đó vào cùng thời điểm, chị vợ sẽ báo tin cho chồng. John sẽ cầm món hàng, tất nhiên phải c̣n nguyên tem và mạc, để mang đến cửa hàng và yêu cầu đổi. Nhân viên cửa hàng lập tức đổi món hàng mới và thối lại tiền chênh lệch cho anh. Cũng như chuyện mượn tiền thẻ. John luôn quan tâm tới chuyện thẻ nào cho mượn một hai trăm trong một ngày không tính lăi. “Với món tiền nhựa này, tôi sẽ đưa vợ con vào quán ăn Việt, Hoa hay Mễ. Tỉ như ăn 80 đô, họ vẫn quệt 100 đô, tôi dư 20 đô đổ xăng” - John nói.
Nỗi khổ khi về nước
John hỏi tôi về những quán ăn ngày xưa khi c̣n ở Việt Nam chỉ nghe mà thèm v́ không có tiền. Mấy lần hồi hương, anh phải lo chuyện giấy tờ cho vợ nên đi về vội vă. Lần này, anh về mừng thọ bà ngoại vợ 90 tuổi. Anh xin nghỉ chỗ xưởng, gom mọi thứ tiền dành dụm để đưa cả nhà về.
Gần như muốn khóc, John tuôn trào nỗi khổ trước cảnh người thân trong nước gặp anh luôn chờ đợi cho tiền. Buổi sáng, rất đông người chờ anh mời đi ăn sáng. Buổi tối là những lời gầy độ nhậu, những yêu cầu đến nhà hàng, quán bar. Trong khi mỗi lần về, anh đều phải toan tính, thậm chí vay mượn. Anh thở dài: “Nhiều người sỗ sàng bảo tôi Việt kiều ǵ mà không có máy chụp ảnh xịn, máy quay phim, di động cũ x́ cũ xịt. Người ta đi Mỹ về, con cháu muốn ǵ cũng có. Xe tay ga, xe hơi, mở cửa hàng, mua nhà, thậm chí mở công ty du lịch. C̣n tôi th́ trùm đến riết róng”.
Sau cởi mở hơn, John lại trầm ngâm: “Bên Mỹ, nhiều chuyện khiến tôi buồn lắm. Tôi và bà xă hai chiếc xe cũ, miễn là chạy tốt nhưng vẫn bị chê là không dám xài xe xịn. Đi ăn, ai cũng đ̣i phải phóng xe đến nơi có phục vụ thắt nơ, đi mua th́ phải vào nơi có những tay Mỹ mặc vest xách hàng ra tận xe cho ḿnh. Ở Mỹ, nhiều người quan niệm càng nợ th́ càng có đẳng cấp. Ngay cả người Việt tại Cali cũng đánh giá người Việt bang khác qua trang phục”.
Giải thích lư do về Việt Nam nhưng không ở lại quê vợ, John nói: “Đưa mẹ con cô ấy về, hàn huyên xong th́ gia đ́nh bàn chuyện đi chơi. Một người trong họ sốt sắng nói là có chiếc xe cũ, để lắp ghế vào chở cả nhà đi chơi xa. Vợ tôi bằng ḷng ngay nhưng nhiều người trong họ hàng phản ứng. Họ yêu cầu phải ít nhất là xe đời mới máy lạnh. Tôi thấy vậy bèn bỏ lên thành phố. Trên này cũng vậy, ai cũng đ̣i taxi, xe hơi trong khi tôi muốn đi xe gắn máy để thăm thú đường phố”.
Gia đ́nh John từ lâu đă nghỉ chơi với anh v́ anh không thèm nghe điện thoại bên nhà. Bởi hễ nghe điện thoại giữa đêm th́ anh lại giật ḿnh v́ coi chừng là... xin tiền. Lậm tới mức vào xưởng, thấy tay nào người Việt dáng bơ phờ là bạn cùng xưởng hỏi liền: “Hôm qua nhận điện thoại Việt Nam hả?”. Thô bạo hơn, nhiều người hỏi: “Gây lộn với bà xă v́ chuyện bên nhà gọi sang xin tiền hả?”.
Sống nghèo không là cái tội!
Những ngày c̣n lại tại Việt Nam của John, chúng tôi thỏa thuận sẽ ṣng phẳng theo kiểu Mỹ. Tôi chở bạn đi khắp nơi, anh chịu tiền đổ xăng. Chúng tôi tham quan các bảo tàng, nhà thờ, chùa, di tích, thắng cảnh trong thành phố. Chúng tôi đi ăn ḿ chú Tắc, phở tàu Bay, hủ tiếu Hồng Phát, cơm tấm Kiều Giang, cà ri Chà, lẩu dê, ḿ xào, ốc, lẩu... Tiền ăn th́ phần ai nấy trả. Cũng may tôi làm nghề tự do nên có thể đồng hành thường xuyên cùng ông bạn Việt kiều nghèo và không sộp.
Ngày John và vợ con về, tôi đi tiễn. Đêm trước, John nói trong trầm ngâm: “Đi chuyến này chắc cầu chục năm nữa mới về. Tụi Mỹ tính kỹ lắm, 65 tuổi trả xong nhà, hưu luôn. Chừng đó tha hồ đi chơi. Nhưng mà khi đó không biết c̣n sức mà đi nữa không”.
Hôm qua, tôi nhận mail của John. Anh nói đây là lần đầu tiên anh viết thư điện tử bằng máy của con gái. Anh cảm ơn tôi đă cho anh những ngày thư giăn tại quê nhà đúng nghĩa. Anh cũng cảm ơn tôi đă kịp chỉ giáo thêm cho anh về vi tính.
Tôi thương anh bạn Việt kiều nghèo. Tôi cũng như John, bị người nhà nghỉ chơi v́ chỉ xài điện thoại có chức năng nghe gọi. Máy vi tính của tôi vẫn là đời cũ 10 năm chạy tốt. Tôi chỉ có dăm bộ quần áo và chiếc xe máy cũ. Tôi cũng không ra vào các cửa hàng sang trọng. Quan trọng hơn, tôi không sành điệu chạy theo đẳng cấp: Trên truyền h́nh quảng cáo món ǵ th́ trong nhà hay trên người phải có ngay món đó.
Tóm lại, chúng tôi không coi sống nghèo là một cái tội.
Theo Nguyệt san Pháp Luật TP HCM