Khi phỏng vấn visa đi Mỹ, nhiều bà lớn tuổi sẽ nhanh chóng được nhân viên sứ quán đóng dấu cái rụp “Chào mừng bà đến với nước Mỹ!” khi gật đầu xác nhận câu hỏi "Bà sang Mỹ để chăm cháu à?". Bởi họ không phải là trường hợp cá biệt được con cái ở... bển “dùng quyền trợ giúp của người thân” từ quê nhà.
Khi hai vợ chồng tôi lập kế hoạch có em bé trên đất Mỹ cũng đúng vào giai đoạn t́m đề tài hợp với giáo sư cho luận văn tốt nghiệp của bà xă. Điều này rất quan trọng trong quá tŕnh nghiên cứu luận án tiến sĩ. Vậy nên t́nh trạng cô ấy nhắm mắt lại là thấy giáo sư, mở mắt ra là hết hạn nộp đề cương.
Đến nỗi nhiều khi tôi lầm bầm “Trả bài cho chồng th́ khất, trả bài cho giáo sư th́ nhất nhất đúng giờ”. Cứ lặp đi lặp lại nên trầy trật măi đến hơn nửa năm sau mới có được “Hai vạch yêu thương”.
Ngày dự sinh, vợ tôi vẫn ăn sáng đầy đủ nên khi chuẩn bị trở dạ là tôi báo công ty xin nghỉ rồi chở gấu mẹ “lên đường”. Ở Mỹ bệnh viện chẳng có kiêng cữ ǵ việc chồng vào ḥ hét thúc vợ đẻ, vừa làm cổ động viên giúp vợ vừa “nh́n cho mà nhớ” để sau này khỏi hành hạ vợ bầu? Anh nào sang Mỹ đưa vợ đi sinh th́ đừng ngần ngại làm ǵ nữa nhé!
Cô y tá bôi đen ḷng bàn chân của bé và ngón tay của mẹ rồi in lên trên tờ giấy khai sinh của bệnh viện để làm kỷ niệm
Khi chúng tôi gọi y tá vào xin xỏ tiêm giảm đau theo yêu cầu nhưng họ đều động viên sinh b́nh thường, không cần can thiệp ǵ cả. Đến khi cô ấy đau quá cứ kêu gào xin bác sĩ vào ngay th́ hộ lư vẫn an ủi rằng ông ấy đang đến mà sau này tôi mới biết là họ sẽ không cần đến nếu không có biến cố ǵ v́ ở ngoài đă có hệ thống camera theo dơi trực tiếp (không biết có áp dụng công nghệ VAR không nhỉ?) và lúc nào cũng có lực lượng túc trực là 1 bác sĩ, 2 y tá, 1 hộ lư, 1 thực tập sinh với nhiều chức năng thay nhau chăm sóc.
Sau này được kể lại, trong khi cô ấy đau quằn quại c̣n tôi th́ chụp ảnh selfie vui vẻ để ghi lại kỷ niệm nên tức quá... tự rặn luôn, khỏi chờ y tá tiêm. Hơn nữa ai cũng xinh đẹp nên tôi trêu nói mẹ cháu đẻ... lâu lâu một tí để bố có thời gian ngắm mấy cô lâu hơn v́ vậy gấu mẹ ghen lồng lên rặn thêm nhiệt t́nh luôn (một cách “khích tướng” mà các gấu bố khác có thể áp dụng!).
Tôi chính thức được y tá đưa cho kéo để tự cắt rốn cho con, c̣n kịp giơ hai ngón tay chiến thắng để chụp ảnh lưu lại kỷ niệm sau khi run run thực hiện xong. Cô y tá bôi đen ḷng bàn chân của bé và ngón tay của mẹ rồi in lên trên tờ giấy khai sinh của bệnh viện để làm kỷ niệm.
Những khác biệt thú vị... ở pḥng sinh
Sinh xong th́ được chuyển sang pḥng hậu sản, trên giường có cái nút chỉ cần bấm è è là y tá đến ngay bất cứ lúc nào, phục vụ ăn uống tận nơi khi mẹ nằm với con. Chúng tôi được “livestream” với gia đ́nh ở Việt Nam ngay để báo tin mừng. Các bộ phận trong bệnh viện cũng kiểm tra cháu liên tục để theo dơi sức khỏe 24/24, đặc biệt có nhân viên tâm lư đến hướng dẫn cách cho con bú sữa mẹ, khuyến khích sự kiên tŕ khi sữa ít và chia sẻ những lo lắng khi chăm sóc trẻ sơ sinh ở nhà.
Con gái tôi khi sinh ra chưa cần phải được đặt tên bởi được gắn trên tay một chiếc nhăn có ghi nội dung “Con gái của bà họ... ǵ đấy”. Khổ nỗi ở Mỹ khi phụ nữ lấy chồng th́ hầu hết đều chuyển sang họ chồng, ai mà giữ lại họ ḿnh th́ sẽ rất kỳ kỳ.
Bé mới sinh ra là được cho tắm nắng ngay
Thế nên từ bác sĩ y tá đến nhân viên thanh toán đều “tùy thích” đổi hết ráo họ của tôi. Tôi phải đi giải thích khiến họ xin lỗi rối rít nhưng cả hai cũng đều cười x̣a khi biết thêm về một sự khác biệt thú vị của hai nền văn hoá.
Vui nhất là cái tên nó là “My” nhưng người Mỹ cứ đọc thành “Mai” theo kiểu phát âm của họ nên nhiều khi “Bố Mai đâu, ra nhận con!” khiến tôi cứ ngờ ngợ không biết họ gọi ḿnh hay không?
Do vậy kinh nghiệm của những người sinh con tại Mỹ muốn đặt tên con thuần Việt th́ nên chọn tên không có dấu, tên dễ phát âm và không bị đọc trại. Tuyệt đối tránh tên “Phúc” và “Bích” bởi khi đọc sang tiếng Mỹ sẽ không… hay.
Nằm hai ngày th́ được về nhà, sau hai ngày th́ bệnh viên gọi đến hỏi han. Đến năm ngày sau quay lại tái khám và lấy máu đưa vào ngân hàng dữ liệu quốc gia rồi một tuần, ba tuần và một tháng sau lại đều đặn quay lại kiểm tra sự phát triển của cháu. Có lẽ lúc đó tôi mới hiểu được v́ sao ông đồng nghiệp Mỹ của tôi đă phải “chạy làng” khi hóa đơn sau khi vợ sinh lên đến 30 ngàn USD v́ không đóng bảo hiểm.
Độc đáo nhất là một tuần sau khi trở về nhà, phụ huynh được nhận một tấm thiệp chúc mừng xinh xinh của tập thể các bác sĩ y tá, hộ lư và nhân viên chăm sóc tâm lư.
Người nói cổ kẻ bàn kim: Bà ngoại là số 1
Chị em thường rất thích các chương tŕnh khuyến măi “Buy 1 get 1 Free” (Mua một tặng một) c̣n cánh đàn ông chúng tôi, thú thực cũng rất thích chương tŕnh “Marry 1 get Help Free” (Lấy vợ tặng thêm bà ngoại trông cháu miễn phí giúp!). Mà ở Mỹ được đưa bà ngoại sang trông nữa th́ trúng giải Vietlott cũng gọi bằng... cụ!
Đến năm ngày sau quay lại tái khám và lấy máu đưa vào ngân hàng dữ liệu quốc gia
Chị đồng nghiệp cũ Châu H. Love kết hôn với anh chồng người Mỹ ở San Jose (bang California) c̣n chia sẻ rằng “Chị quá bận rộn với công việc sau khi sinh con nhỏ nên chị mang mẹ sang đây để nấu ăn cho chị và con. Tối về th́ chị chỉ việc... nấu cho chồng ăn”.
Hay tôi c̣n nhớ gương mặt của đôi vợ chồng lớn tuổi Tràng và Mỹ khi sang Mỹ du học hớn hở bao nhiêu khi được báo tin rằng họ chuẩn bị có em bé th́ rầu rĩ bấy nhiêu khi nhận được tin bà ngoại không xin được visa để sang giúp cho con gái chuẩn bị “lót ổ”.
Nhưng thú thực vẫn không thể tránh khỏi những “rắc rối” mà chắc là nhiều gia đ́nh Việt nuôi trẻ sơ sinh ở Mỹ khác cũng gặp phải như: bác sĩ bảo cứ uống nước cam có nhiều Vitamin C đề kháng cho cơ thể sau khi sinh c̣n bà ngoại th́ kiên quyết không cho v́ sợ về già sẽ bị tiểu văi, bà nấu xôi ăn cho mẹ để có nhiều sữa cho bé nhưng bác sĩ dặn tránh ăn nhiều tinh bột trẻ sẽ bị tiểu đường.
Bà thích cho con gái phơi phóng bằng than c̣n tôi th́ sởn tóc gáy sợ báo cháy hú inh ỏi. Bác sĩ khuyên ăn thoải mái không kiêng cử thứ ǵ để cho bé tập có sức đề kháng mọi thức ăn c̣n phe kia th́ kiêng đủ thứ “từa lưa hạt dưa”.
Nhiều khi tôi cũng giải thích “Bác sĩ bảo thế này”, “Khoa học khuyên thế kia”... nhưng chốt hạ sẽ nhận được là “Ừ th́ anh mang con đi gửi cho bác sĩ, bà không ôm nữa” thế là trận đấu đă được an bài!
Có lẽ nếu nhà biên kịch nào định viết một bộ phim truyền h́nh “Sống chung với mẹ... vợ” th́ giai đoạn chăm trẻ sơ sinh này cũng sẽ nhiều đoạn gay cấn, cười ra nước mắt.
Cha ông ta thường có câu “Cháu bà nội tội bà ngoại” nên thỉnh thoảng tôi cũng bồng con bé hát khe khẽ “Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm...” thay cho những lời ḿnh muốn nói.
VietBF@sưu tập