GARDEN GROVE (NV) - Đêm thắp nến cầu nguyện cho nạn nhân giáo xứ Mỹ Yên và các nhà tranh đấu tại Việt Nam, diễn ra từ 7 đến 10 giờ tối Thứ Bảy, tại băi đậu xe trường Bolsa Grande High School, Garden Grove, với cả ngàn người, thuộc mọi lứa tuổi, tham dự.
Hội Đồng Liên Tôn và nhân sĩ cộng đồng giơ cao những ngọn nến hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên. (H́nh: Linh Nguyễn/Người Việt)
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt, Mỹ và phút mặc niệm, các thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam và các đại diện giáo dân hiệp thông trong nghi thức cầu nguyện. Các vị lănh đạo tôn giáo thay phiên cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân giáo xứ Mỹ Yên và các nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước đang gặp khó khăn.
Buổi lễ thắp nến được xen lẫn với những màn văn nghệ rực lửa đấu tranh do nhiều ca nghệ sĩ của Trung Tâm Asia thực hiện. Điều khiển chương tŕnh là hai MC Việt Dzũng và Minh Phượng của đài Radio Bolsa.
Bài hát “Việt Nam Tôi Đâu?” của nhạc sĩ Việt Khang, do Mai Thanh Sơn, Trúc Hồ và Đoàn Phi tŕnh bày, làm nổ tung sân khấu và khiến hàng ngàn cánh tay của người tham dự đưa lên, ngả nghiêng theo tiếng hát da diết và sống dậy với hùng khí của bài nhạc.
Các bạn trẻ hưởng ứng bài hát “Việt Nam Tôi Đâu?” của nhạc sĩ Việt Khang, hiện đang bị giam giữ trong nhà tù ở Việt Nam. (H́nh: Linh Nguyễn/Người Việt)
Phát biểu của Linh Mục Nguyễn Văn Khải, từ Rome sang, một vị linh mục trẻ nổi danh của giáo xứ Thái Hà, lại càng thu hút mọi người hơn nữa, qua cách nói độc đáo và dí dỏm của ông.
“Chúng ta phải mạnh mẽ hơn nữa để phát huy tinh thần mấy chục năm đấu tranh ở hải ngoại. Để tố cáo tội ác của cộng sản trước quốc tế, làm cho những kẻ tay sai cộng sản đi theo con đường dữ, chúng ta tố cáo để chúng không ngửng mặt lên được với quốc tế, phải đi cửa hậu. Hèn với giặc, ác với dân như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang hay gần nhất là Nguyễn Tấn Dũng,” Linh Mục Khải nói, trong khi những tràng pháo tay nổi lên.
Vị linh mục nói thêm: “Đối với cộng sản, không thể dùng đối thoại mà phải đối đầu v́ bản chất của chúng là dối trá. Chúng ta phải dùng 'Lư-Ĺ-Liều'!”
Các tiếng vỗ tay xen với lời ca ngợi lại nổi lên.
“Chống cộng không phải là giết người mà là giết chủ thuyết và cơ chế giết người. Cộng sản là cơ chế của tội ác, là hiện thân của quỷ dữ,” vị linh mục nói.
Từ trái, Mai Thanh Sơn, Trúc Hồ và Đoàn Phi với nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Đâu?” được tất cả mọi người hưởng ứng nhiệt liệt. (H́nh: Linh Nguyễn/Người Việt)
“Những nhà tranh đấu trong nước nói rằng lúc nào họ cũng sẵn sàng để đi tù v́ chỉ vào tù mới gặp người tốt và thử thách là quà tặng của tổ quốc dành cho họ,” Linh Mục Khải lên giọng thu hút đám đông.
Linh mục nói năm 2007 mới có phong trào chống Tàu Cộng, thế mà năm 2013, Hà Nội mỗi Chủ Nhật đều có người xuống đường chống Tàu Cộng.
“Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một cựu cán binh Việt Cộng xuống đường, nữ sinh Phương Uyên chưa đầy 20 tuổi, xuống đường là những ǵ trong nước đang làm,” ông giải thích.
“Hải ngoại chúng ta phải nỗ lực dùng quốc tế vận. Cộng sản sợ các tôn giáo và mọi người hiệp thông, đoàn kết như chúng ta tối hôm nay!” vị linh mục khẳng định.
Sân khấu được dựng trong băi đậu xe hướng về phía Tây, góc Westminster và Bushard. Phía trước sân khấu là hàng trăm chiếc ghế màu trắng được ban tổ chức thuê để đồng hương ngồi.
“Lúc đầu chỉ định có 500 ghế, nhưng sau đă phải tăng lên 800 ghế v́ sự hưởng ứng quá nồng nhiệt của đồng hương,” anh Nguyễn Thiện Thành, một trong những người tổ chức, nói.
Người tham dự đứng phía sau các hàng ghế, hai bên và sau sân khấu cũng rất đông.
Một cặp vợ chồng trẻ thích nhất là mấy câu thơ mà Linh Mục Khải trích và cô vợ che tay cười thú vị.
“Đánh cho chế độ cộng nô, làm ăn lương thiện cũng vô nhà tù. Tương lai dân tộc tối hù, chỉ v́ Việt Cộng cầm cu giặc Tàu!” người chồng đọc lên các lời thơ một cách thích thú.
Qua buổi thắp nến, nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền h́nh SBTN, nhận xét: “Hy vọng đêm thắp nến hôm nay sẽ cho những người bị cầm tù trong nước, cũng như gia đ́nh họ, không cảm thấy cô đơn, v́ những người Việt hải ngoại yêu chuộng tự do sẽ đồng hành với họ cho tới cuối con đường.”
Về mặt tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Chí, một người tham gia tổ chức buổi thắp nến, nói: “Buổi thắp nến tối nay do 30 hội đoàn đứng ra tổ chức.”
Ông Ngô Thiện Đức, một người khác tham gia tổ chức sự kiện này, nói thêm: “Đặc biệt lần này là các đoàn thể trẻ ngồi lại tổ chức, nên không có ban tổ chức, mà chỉ có ban phối hợp thôi.”
Hôm 5 Tháng Chín, Ṭa Giám Mục Giáo Phận Vinh đặt ở Xă Đoài ra thông báo cho biết: “Ṭa Giám Mục Xă Đoài cực lực lên án việc chính quyền tỉnh Nghệ An dùng bạo lực đàn áp quần chúng nhân dân, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của người dân, xúc phạm niềm tin tôn giáo.”
“Chúng tôi mạnh mẽ phản đối việc chính quyền không tôn trọng sự thật trong vụ việc ngày 22 Tháng Năm 2013, xuyên tạc và phủ nhận thiện chí đối thoại của Ṭa Giám Mục giáo phận Vinh trong việc bênh vực quyền lợi người dân, bảo vệ công lư xă hội...”
Đồng thời, bản thông cáo của Ṭa Giám Mục Xă Đoài “khẩn thiết kêu gọi mọi tín hữu giáo phận Vinh và những người yêu chuộng ḥa b́nh hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ đàn áp này và lên tiếng bênh vực cho công lư.”
Trước đó một ngày, thân nhân của hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đến trụ sở xă Nghi Phương chờ đón các ông về nhà theo sự cam kết của ông chủ tịch xă Nguyễn Trọng Tạo mà hạn chót là 4 giờ chiều.
Hai ông, là giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, đă bị công an bắt cóc ngày 27 Tháng Sáu, rồi sau mới thông báo cho gia đ́nh họ là “gây rối trật tự công cộng.”
Đứng trước trụ sở xă Nghi Phương ngày 4 Tháng Chín, ngoài thân nhân, c̣n có hàng trăm giáo dân đứng ủng hộ tinh thần. Tuy nhiên, không thấy hai ông Khởi và Hải được trả tự do như ông Tạo viết giấy cam kết một ngày trước đó, mà một rừng cảnh sát cơ động, công an, bộ đội trang bị súng ống, lựu đạn cay, lựu đạn khói, dùi cui điện kéo tới.
Vụ đàn áp đă xảy ra, theo bản tin của Giáo Phận Vinh cho biết, giáo dân “đă bị lực lượng công an và bộ đội đánh đập nặng nề và bắt đi nhiều người. Một số giáo dân bị đánh đập trọng thương đă được chuyển về pḥng khám đa khoa Ṭa Giám Mục Xă Đoài cấp cứu, một số khác đang được cấp cứu tại bệnh viện 115, thành phố Vinh.”
Linh Nguyễn/Người Việt