Trung Quốc đang chú trọng phát triển hạm đội tàu sân bay để thu hẹp khoảng cách năng lực với Hải quân Mỹ.
Theo truyền thống, hạm đội tàu sân bay là minh chứng cho ưu thế quân sự của Mỹ. Hiện Mỹ vẫn duy tŕ một hạm đội gồm 11 tàu sân bay, chiếm hơn 1/5 trong tổng số 47 tàu sân bay đang hoạt động trên toàn thế giới. Con số này c̣n chưa bao gồm các tàu tấn công đổ bộ nhỏ hơn của Mỹ vốn có khả năng chứa các phi đội máy bay và trực thăng.
Các tàu tấn công đổ bộ của Mỹ thậm chí c̣n lấn át cả các tàu sân bay của nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, và Hàn Quốc. Đối với các siêu tàu sân bay của Mỹ thuộc lớp Nimitz cũ và Gerald R. Ford mới, không có tàu nào có kích thước tương đương trên thế giới.
Tàu sân bay Phúc Kiến của Trung Quốc. Ảnh: CCTV
Tuy nhiên, Trung Quốc đang thu hút sự chú ư với tàu sân bay thứ 3 mang tên Phúc Kiến, tàu lớn nhất mà Hải quân nước này sở hữu. Con tàu đă thực hiện chuyến đi biển đầu tiên vào tháng 5 vừa qua. Với lượng giăn nước 80.000 tấn và không gian trên boong tàu có thể chứa tới 60 máy bay, Phúc Kiến được đánh giá có thể nằm trong lớp tàu sân bay lớn nhất thế giới ngoài Nimitz và Ford của Mỹ.
Đáng nói, Phúc Kiến được lắp hệ thống hỗ trợ cất và hạ cánh (CATOBAR) như các tàu sân bay Mỹ, giúp nó có sức mạnh phóng máy bay lớn hơn so với các tàu sân bay dùng bệ phóng máy bay kiểu “nhảy cầu” mà Anh và các nước khác sử dụng. Máy phóng c̣n sử dụng năng lượng điện từ thay cho hơi nước, và đây là một công nghệ tiên tiến trang bị trên lớp siêu tàu sân bay Ford.
Tuy nhiên, Phúc Kiến chạy bằng năng lượng thông thường thay v́ năng lượng hạt nhân. Điều này khiến nó trở nên khác biệt so với các tàu sân bay của Mỹ, và có thể tạo ra gánh nặng năng lượng tiềm tàng.
Song theo giới quan sát hàng hải, những thay đổi dù nhỏ trên tàu Phúc Kiến cũng sẽ mang lại tác dụng đáng kể đối với Hải quân Trung Quốc.
"Trong khi các tàu sân bay kiểu ‘nhảy cầu’ cũ của Trung Quốc phải dựa vào trực thăng trang bị radar, hoặc máy bay trên đất liền để cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C), Phúc Kiến lại có thể phóng các máy bay AEW&C lớn hơn như KJ-600, loại máy bay tương tự như E-2D Hawkeye của Hải quân Mỹ”, hai tác giả J. Michael Dahm và Peter W. Singer nhận định trong bài viết đăng trên DefenseOne hồi tháng 6.
"Khả năng phóng KJ-600 sẽ mang tính cách mạng hóa đối với hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc, cho phép nhóm tác chiến hoạt động độc lập, cách xa lănh thổ Trung Quốc với một radar trên không cung cấp thông tin toàn diện về không gian chiến đấu trong nhiều giờ liền", hai chuyên gia nói thêm.
Chia sẻ với Sandboxx News, ông Bryan McGrath, một sĩ quan Hải quân Mỹ đă nghỉ hưu và là giám đốc điều hành công ty tư vấn The FerryBridge Group, cho rằng lượng choán nước nhỏ hơn của Phúc Kiến so với các lớp tàu sân bay của Mỹ không quan trọng bằng những ǵ mà chiến hạm Trung Quốc mang theo.
Ông McGrath cho biết, bản thân ấn tượng trước việc Trung Quốc áp dụng công nghệ phóng điện từ, cho phép hiệu chỉnh năng lượng để phóng nhiều loại máy bay có kích thước và trọng lượng khác nhau.
"Tôi nghĩ họ đang bắt kịp xu hướng. Họ là những người áp dụng sớm", ông McGrath nói.
Ông nhấn mạnh thêm, năng lực phóng và thu hồi máy bay cảnh báo sớm trên không như E-2D của Mỹ đă mang lại “quyền chỉ huy và kiểm soát hàng trăm dặm xung quanh tàu sân bay". Do đó, với sự có mặt của tàu sân bay Phúc Kiến trong hạm đội, Hải quân Trung Quốc cũng sẽ được hưởng lợi thế này.
Trước Phúc Kiến, Trung Quốc có 2 tàu sân bay là Liêu Ninh và Sơn Đông. Trong đó, Liêu Ninh đă trải qua một đợt tân trang gần đây. Bắc Kinh được cho là đang đóng tàu sân bay thứ 4. Một số nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể sở hữu 6 tàu sân bay sau năm 2030.
Đối với Mỹ, tàu sân bay từ lâu là công cụ thể hiện sức mạnh, sự hiện diện quân sự, và lời cảnh báo. Trong mùa hè năm nay, 4 tàu sân bay Mỹ đă được triển khai trên toàn cầu.
Theo ông McGrath, Trung Quốc có thể sớm thể hiện sức mạnh theo cách tương tự. Ông dự đoán, Mỹ sẽ thấy các tàu sân bay Trung Quốc hoạt động ngoài khơi bờ biển California và Mexico trong ṿng một thập kỷ.
Điều đáng chú ư là hiện tại chỉ có Trung Quốc và Mỹ dường như đang thực sự chú trọng đầu tư vào lực lượng tàu sân bay. Tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov đă được đại tu kéo dài tuổi thọ từ năm 2017. Nga được cho là đang cân nhắc đóng siêu tàu sân bay mới Shtorm, nhưng dự án dường như không khả thi.
Một số người tin rằng, tàu sân bay về cơ bản đă lỗi thời, và tàu ngầm hạt nhân mới có năng lực đáng gờm trong khi rủi ro và chi phí thấp hơn đáng kể. Song ông McGrath lại không đồng t́nh với nhận định này.
"Tàu sân bay tồn tại v́ máy bay mang lại lợi ích. V́ sự hữu ích của máy bay, thật tuyệt khi có chúng ở nơi bạn muốn. Nếu để máy bay trên mặt đất, chúng sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng bị tấn công. Do đó, một sân bay di động vẫn là khoản đầu tư rất thông minh, và khôn ngoan”, ông McGrath kết luận.