Tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng Phở Ta thu hút rất đông "tín đồ phở giáo", một phần v́ chủ nhân của nó là người rất nổi tiếng: Bà Đặng Tuyết Mai.
Ngày 9/9/2009, "Nhà hàng Phở Ta by Đặng Tuyết Mai" chính thức khai trương tại số 12 - 14 Lê Quư Đôn, quận 3, TPHCM.
Tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng Phở Ta thu hút rất đông "tín đồ phở giáo" không chỉ v́ phở nơi đây hội tụ "tinh hoa phở Việt", mà c̣n v́ chủ nhân của nó là một người rất nổi tiếng: Bà Đặng Tuyết Mai.
Gọi bà Đặng Tuyết Mai là "đệ nhị phu nhân" đúng cả nhiều nghĩa: Thứ nhất, bà là phu nhân nhân vật số hai của nền "Đệ nhị cộng ḥa" - Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Thứ hai, bà đến với Nguyễn Cao Kỳ khi ông đă có một đời vợ.
Vị tướng hào hoa và cô hoa khôi Sài G̣n
Xuất thân trong một gia đ́nh gia giáo ở Bắc Ninh, thời thơ ấu Đặng Tuyết Mai sống ở Hà Nội. Năm 1953, cô theo bố mẹ vào Nam, định cư ở Đà Lạt, học tại trường Yersin Đà Lạt. Được dạy dỗ cẩn thận, cô gái xinh đẹp Tuyết Mai học rất giỏi, thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp.
Về Sài G̣n, Đặng Tuyết Mai được xem là hoa khôi của đất Sài Thành. Qua những đợt thi tuyển gắt gao từ ngoại h́nh, ngoại ngữ đến kiến thức xă hội, Đặng Tuyết Mai cùng ba cô gái khác xuất sắc trúng tuyển trở thành 4 chiêu đăi viên đầu tiên của Hăng Hàng không Airline Việt Nam.
Đặng Tuyết Mai gặp tướng Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Cao Kỳ trên chuyến bay từ Manila về Việt Nam. Ba tuần sau, có lệnh yêu cầu đặc biệt Đặng Tuyết Mai đi phục vụ chuyến bay phục vụ đoàn sĩ quan cao cấp Không quân sang Bangkok (Thái Lan). Trưởng phái đoànkhông ai khác: Tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Cao Kỳ.
Sau lần gặp gỡ định mệnh ấy, đôi trai tài gái sắc càng gắn bó với nhau hơn. "Tướng râu kẽm" c̣n dùng máy bay trực thăng riêng đậu trên sân thượng khách sạn Carvelle để tỏ t́nh, cầu hôn Tuyết Mai, rồi đưa cô đi ăn tối ở Singapore, ăn sáng ở Đà Lạt...
Trở thành mệnh phụ phu nhân
Tháng 11/1964, lễ cưới Nguyễn Cao Kỳ và Đặng Tuyết Mai được tổ chức đ́nh đám tại nhà hàng Caravelle - Sài G̣n. Trở thành "đệ nhị phu nhân", Tuyết Mai cảm thấy ngại ngùng v́ đi đâu cũng có người bẩm bà xưng em. Cô phải tự điều chỉnh cách cư xử, nói năng để phù hợp với vị thế mới, cố gắng thu thập kiến thức bằng cách đọc đủ các loại sách tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh.
"Nhà tôi ở khi ấy có đến bốn đầu bếp. Người chuyên nấu món Tây, người chuyên nấu món Bắc, người nấu món Nam, người chuyên làm món nhắm. Không phải động tay vào việc nhưng tôi luôn để ư và quán xuyến trong ngoài. Tôi quan sát cách họ nấu ăn và học theo. Tôi làm tất cả chỉ để những khi mời bạn bè đến nhà, chồng tôi có thể tự hào khoe: "Món này do vợ tôi làm đấy".
Những dịp chu du khắp nơi và thưởng thức các món ngon vật lạ tôi cũng chịu khó quan sát và tự ḿnh thử nghiệm tại nhà. Cứ thế bao nhiêu năm, tôi dần thích nấu ăn lúc nào không biết. Khi nấu một món mới, h́nh dung gương mặt rạng ngời và hài ḷng của chồng con, tôi lại thấy hạnh phúc khó tả".
Ngày 30/6/1969, cô con gái Nguyễn Cao Kỳ Duyên ra đời khiến cho bà mẹ trẻ Tuyết Mai càng thêm say với men hạnh phúc.
Ngày 30/4/1975, lực lượng Quân giải phóng đă chiếm lĩnh Dinh Độc Lập, chế độ "Đệ nhị cộng ḥa" sụp đổ hoàn toàn. Tướng Nguyễn Cao Kỳ đă thu xếp cho gia đ́nh di tản và định cư tại Mỹ. Biến cố xảy ra khi "tướng râu kẽm" hào hoa ngày trước vẫn chứng nào tật nấy, vẫn lăng nhăng "mê phở hơn cơm"...
Điều này khiến cho một người được giáo dục nề nếp, luôn giữ "tam ṭng tứ đức" như Đặng Tuyết Mai cảm thấy bị xúc phạm và không thể chấp nhận được. Và thế là sau 25 năm chăn gối mặn nồng, cuộc hôn nhân từng làm nóng cả Sài Thành ngày nào giờ đă chấm dứt trên đất Mỹ. Nguyễn Cao Kỳ đă kết hôn với người vợ thứ ba, bà Lê Kim (Kim Nicole), sau một lần gặp gỡ ở Bangkok, Thái Lan.
Về quê nhà, mở "Phở Ta"
Sau mấy chục năm sống ẩn dật trên đất Mỹ, năm 1998, Đặng Tuyết Mai trở về Việt Nam lần đầu tiên. "Lúc máy bay sắp đáp xuống đường băng, tôi thấy sống mũi cay cay và nước mắt cứ thế rơi ướt đẫm g̣ má. Khi ấy, tôi nhận ra đây chính là quê hương của ḿnh" - bà Mai hồi tưởng.
Những lần trở về sau đó, bà đă chọn TP.HCM như một điểm tựa để an dưỡng và kinh doanh - công việc mà một mệnh phụ như bà chưa từng trải qua. Suy đi tính lại, Tuyết Mai quyết định chọn món quốc hồn là phở làm "đối tượng" kinh doanh do chính bà đứng bếp v́ bà nấu phở rất ngon, thường thết đăi món này cho những người bạn của Nguyễn Cao Kỳ Duyên ở Mỹ thưởng thức.
Bà Tuyết Mai cho rằng: Trong tất cả các món ăn của Việt Nam, món phở có thể "dụ" người ta đến với ḿnh hấp dẫn nhất. Mở quán cũng là để tạo nơi cho mọi người gần gũi nhau hơn.
Theo đánh giá của nhiều thực khách sành ăn, "Phở Ta" đích thực là... phở ngon. Ngay hôm khai trương, sau khi thưởng thức, Giáng My - Hoa hậu đất tổ Hùng Vương nhận xét: "Nước phở rất chất lượng, khi ăn không thấy mùi vị bột ngọt. Không chỉ Giáng My đâu, mà ai cũng khen ngon lắm. Nước dùng của Phở Ta do được chắt lọc từ nước hầm xương trong nhiều giờ liền, sau đó cho vào kho đông để gạt lớp mỡ bên trên nên hương vị rất đậm đà nhưng không béo ngậy".
Bà Đặng Tuyết Mai triết lư rằng: "Phở là món b́nh dân, nhưng nấu cho ngon không phải dễ. Nếu có những nguyên liệu sang như yến, vi cá... muốn cho vào cũng không được. Phở chỉ nấu từ xương, thịt ḅ và các gia vị truyền thống. Phở tinh khiết chất lượng cao không ăn gian bột ngọt, thơm ngon, tŕnh bày đẹp. Bát phở phải nóng, bánh nở vừa, nước trong màu hổ phách. Đời buồn như bát phở không hành, nhất định phải có nhiều hành".
Bà cho biết, bí quyết để nấu không quan trọng bằng thành tâm nấu một nồi phở thật ngon. Ai cũng biết nấu phở, ai cũng biết để vào hồi, thảo quả... nhưng không phải phở nào cũng ngon. "Tướng râu kẽm" Nguyễn Cao Kỳ cũng từng rất mê món phở bà nấu, nhưng rồi hương vị ấy không c̣n đủ sức níu kéo...
Phở Bắc chỉ có bánh, thịt, nước và hành. Phở Mai ngoài bát phở c̣n có thêm các đồ gia vị như rau thơm, tương, ớt... để ở ngoài khách tự cho vào theo nhu cầu. Những đĩa rau được phủ kín bằng những bao nilon mỏng trong suốt để đảm bảo vệ sinh an toàn cho thực khách. Phở Mai c̣n đặc biệt ở chỗ chỉ trong một tô phở thập cẩm có tất cả các loại thịt ḅ mà người ta làm phở gồm: Tái, nạm, gầu, bắp...
Theo Thiên Tường (Bee)