Theo một bản tin trên tờ Người Lao Động ngày Thứ Bảy 2 Tháng Hai, “chưa có một định nghĩa về hành vi quấy rối t́nh dục nhưng Bộ Lao Động-Thương Binh-Xă Hội lại ‘nhanh nhảu’ đưa vào dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động (dự thảo) với mức phạt tới 75 triệu đồng”.
Một nghị định của Bộ Lao Động-Thương Binh-Xă Hội CSVN chuẩn bị đưa ra thi hành trong đó có khoản phạt tới 75 triệu đồng (hay khoảng $3,600) nếu người ta “ôm hôn”.
Luật lệ kiểu “cái cày đặt trước con trâu” bị báo Người Lao Động nói nhiều người “bất ngờ, thậm chí cho rằng rất buồn cười, thiếu căn cứ và khó khả thi”.
Quấy rối t́nh dục không xa lạ ǵ ở Việt Nam nhưng đến nay vẫn không có các định nghĩa căn bản và chặt chẽ để dùng làm căn cứ xử phạt trong luật lệ dù đă được nói ở khoản 2, điều 8 của bộ luật lao động sửa đổi năm 2012 cấm đoán hành vi quấy rối t́nh dục tại nơi làm việc.
Nhà cầm quyền CSVN hiện có “Nghị định 75 về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa” mà một số ca sĩ, diễn viên, người mẫu từng bị phạt hành chính từ ôm hôn tới ăn mặc hở hang “lộ hàng” bị nhà cầm quyền gọi là “phản cảm”.
Ngày 20 Tháng Mười Hai, 2012, người mẫu Vơ Hoàng Yến bị phạt 3.5 triệu đồng v́ bị quy cho tội “để lộ cả bầu ngực” trong chương tŕnh tŕnh diễn “Đam mê và Hội tụ” ở Sài G̣n. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị phạt 5 triệu đồng v́ hôn môi một nhà sư hôm 4 Tháng Mười Một, 2012. Trước đó, ca sĩ Thu Minh bị phạt 3.5 triệu đồng v́ “đă ăn mặc rất hớ hênh để lộ ṿng 1 ‘thả rông’ trước mặt khán giả” trong buổi tŕnh diễn buổi tối 21 Tháng Tư, 2012.
Nhưng với nghị định của Bộ Lao Động-Thương Binh-Xă Hội CSVN th́ sự xử phạt hành vi “ôm hôn” hiển nhiên không phải ở trên sân khấu. Nó ở nơi công cộng và nơi làm việc.
Một số luật sư và chuyên viên xă hội học được báo Người Lao Động hỏi ư kiến đều đả kích dự thảo nghị định phạt ôm hôn là “chung chung,” “không có cơ sở.” Hệ quả sẽ dẫn đến mất danh dự, uy tín của người bị xử phạt nếu bị xử phạt oan sai.
Hồi năm 2008, Bộ Y Tế CSVN ra quy định cấm phụ nữ “ngực lép” chạy xe gắn máy, đă bị mọi người đả kích kịch liệt, buộc ḷng phải băi bỏ.
(NV)