Dù vừa mới trở lại đội tuyển sau khi sinh con, xạ thủ Hoàng Ngọc vẫn xuất sắc giành vé dự Olympic London.
Hoàng Ngọc sinh năm 1982, làm quen với bắn súng khá muộn. 18 tuổi cô bắt đầu tập ở lớp năng khiếu Trung tâm bắn súng quân đội. Trong 12 năm theo nghiệp bắn súng, có đến nửa thời gian cô phải nghỉ v́ lập gia đ́nh và sinh hai con nhỏ. Nhưng Hoàng Ngọc có tố chất và năng khiếu rất hợp với bắn súng, nên cánh cửa thành công vẫn cứ mở rộng với cô.
Trong số những VĐV giành vé Olympic, chiến công của Hoàng Ngọc bị khuất lấp nhất. Trước đó không ai nghĩ một VĐV vừa mới trở lại đội tuyển quốc gia sau 6 năm nghỉ lại lập nên kỳ tích như thế. Tấm vé Ngọc giành được vào đúng ngày 28 Tết, khi nhà nhà đang chuẩn bị đón Tết.
Mới trở lại đội tuyển năm 2011 nhưng Hoàng Ngọc không hề bỡ ngỡ. Cô vẫn giữ được cặp mắt tinh, sức khỏe, khả năng cân bằng và tự điều chỉnh tốt. Trước ngày đến dự giải vô địch châu Á ở Qatar tháng 1, chuyên gia Hàn Quốc - người hướng dẫn toàn đội tập huấn tại đây - nhận định Hoàng Ngọc là người có nhiều cơ hội đoạt vé đi Olympic nhất đội, v́ thành tích trong tập luyện của cô có thể tiếp cận vị trí cao ở ṿng chung kết 8 người. Hơn nữa, ở nội dung của Ngọc có tới 4 nữ xạ thủ giỏi đă có vé Olympic từ trước.
Mẹ của Hoàng Ngọc là cựu xạ thủ Hoàng Thị Mây - là người đă hướng con gái đến với trường bắn. Ngày bé theo chân mẹ đi tập và thi đấu, không khí trường bắn yên lặng, chỉ có những loạt súng vang lên đanh gọn, khiến Hoàng Ngọc thấy sợ hăi. Nhưng khi lớn lên, thử tập bắn súng theo gợi ư của mẹ, cô thấy ḿnh có chút năng khiếu và dần dần yêu thích môn này. Đến khi giành được chức vô địch đầu tiên ở một giải trẻ, Hoàng Ngọc đă thực sự yêu bắn súng.
Để chuẩn bị cho Olympic London, Hoàng Ngọc và đồng đội vừa được cấp một cây súng hơi mới hiệu Morini CM 162 EL sản xuất ở Thụy Sỹ. Xạ thủ chuyên nghiệp như Hoàng Ngọc c̣n phải tự chăm lo đồ nghề và vật dụng cho ḿnh rất nhiều. Vậy nên cô gọi nghề của ḿnh là 'chơi súng'.
Hiện nay, Hoàng Ngọc cùng các đồng đội tập luyện hằng ngày tại khu trường bắn Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội. Nữ VĐV sinh năm 1982 đang tập trung làm quen với cây súng mới, đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng và trạng thái bắn.
Chặng đường tới Olympic thời gian qua của Ngọc cũng không dễ dàng. Ở nội dung 10m súng trường hơi nữ, do trong tập luyện đạt thành tích rất cao, khi bước vào thi đấu Hoàng Ngọc có tâm lư hơi chủ quan và phải trả giá khi động tác bấm c̣ của cô hơi nóng vội, dẫn đến nhiều viên đạn hoặc bay ra ngoài hoặc đạt điểm số không cao.
Sang đến nội dung súng ngắn thể thao, được thày động viên, Hoàng Ngọc lấy lại b́nh tĩnh, khi đấu bài bản, chừng mực hơn. Ở bài bắn này, thách thức lớn nhất chính là lần bắn thứ 2 gồm 6 loạt, mỗi loạt 5 viên. Luật quy định xạ thủ phải bắn mỗi viên trong 3 giây, có 7 giây để hạ súng và chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo. Hoàng Ngọc cho biết một trong những thách thức lớn nhất đối với các xạ thủ chính là phản xạ bắn nhanh. Nếu tầm ngắm đặt ẩu, chưa chuẩn, hoặc c̣ xiết hơi vội là đạn sẽ ra ngoài bia, hoặc nắn nót quá th́ đạn bay đến bia chậm. VĐV sẽ bị mất điểm trong cả hai trường hợp này.
Sự điểm tĩnh cần thiết đă giúp cô lọt vào chung kết súng ngắn thể thao và đứng hạng 6 chung cuộc với thành tích 579 điểm. Do 4 VĐV đứng trên đă giành quyền dự Olympic, Hoàng Ngọc cùng hai VĐV thứ 5 và 7 đă được trao những tấm vé cuối cùng của châu Á đến London.
Mặc dù chỉ đạt chuẩn Olympic một nội dung, nhưng theo quy định tại Olympic, Lê Thị Hoàng Ngọc sẽ tham dự cả hai nội dung10m súng ngắn hơi và 25m súng ngắn thể thao nữ.
Cùng với Hoàng Xuân Vinh, Lê Thị Hoàng Ngọc đă lập nên thành tích lịch sử cho bắn súng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên môn thể thao luôn là thế mạnh của Việt Nam trên đấu trường quốc tế có VĐV giành vé trực tiếp dự Olympic. Trước đó, các xạ thủ đều dự Olympic theo các suất đặc cách wild-card.
Được tranh tài ở Olympic 2012 là vinh dự đặc biệt, giấc mơ trở thành sự thực trong cuộc đời xạ thủ của Lê Thị Hoàng Ngọc. Cô cho biết sẽ tập luyện thật tốt để thể hiện được phong độ cao tại trường bắn ở London vào tháng 7 tới.
Hoàng Hà - ngoisao