Bức 'Phong cảnh' của họa sĩ Lê Quốc Lộc, tâm điểm của phiên đấu giá số 3 'Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX', được dự đoán có giá hơn 10 tỷ đồng.
Tại phiên đấu giá số 3 “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX” tổ chức vào ngày 2/11 sắp tới tại Hà Nội, nhà đấu giá Le Auction House đem đến bức tranh “Phong cảnh” của Lê Quốc Lộc.
Đây là tác phẩm tâm điểm của phiên đấu giá, có giá ước lượng cao nhất phiên, từ 200.000 đến 300.000 USD, tương đương 5,1 đến 7,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, giới chuyên môn dự đoán tác phẩm này có thể bán ở mức giá 400.000 USD (hơn 10 tỷ đồng).
Bức “Phong cảnh” của họa sĩ Lê Quốc Lộc chuẩn bị đấu giá. Ảnh: T.Toàn
Bức “Phong cảnh” được thể hiện dưới h́nh thức tủ gỗ sơn mài, kích thước 131,5 x 94,5 x 51,8 cm. Được lấy điểm nh́n từ trên cao, phóng ra khung cảnh rộng, tác phẩm mang không khí thanh b́nh của ngôi làng sát bên triền núi. Cố họa sĩ chọn bảng màu truyền thống, vẽ lớn nhưng không bỏ qua việc tả kỹ những chi tiết nhỏ và rất có hồn. Tổng thể tranh như có tính động, được áp dụng kỹ thuật chồng nhiều lớp vẽ để tạo chiều sâu.
Theo đại diện nhà đấu giá Le Auction House, t́nh trạng bức tranh khá hoàn chỉnh, ít bị oxy hóa, v́ được bảo quản ở châu Âu nhiều năm. Thông thường, tranh sơn mài sử dụng bạc th́ sẽ bị oxy hóa sau 20 năm trở lên (các tranh sơn mài Mỹ thuật Đông Dương trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, phần lớn các mảng bạc đều bị đen).
Giới chuyên môn cho rằng, có 2 trường hợp sử dụng bạc vẽ sơn mài mà không bị đen khi dán lá bạc nguyên (như tranh Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng của họa sĩ Nguyễn Cương từ năm 1974) hoặc tranh được sưu tập sang nơi khí hậu lạnh. Thực tế, có trường hợp tranh sơn mài Việt Nam bảo quản ở nơi khi hậu lạnh và khô cả gần thế kỷ cũng vẫn nguyên màu.
Đánh giá về nội dung bức tranh, họa sĩ Nguyễn Đức Ḥa cho rằng, đây là cảnh điển h́nh của vùng Tây Bắc Việt Nam, cụ thể là các tỉnh Ḥa B́nh, Sơn La, Nghĩa Lộ (cũ) với núi đá cao và nhiều ruộng bậc thang.
Tác phẩm “Les rapides de Cho Bo” (Ghềnh Chợ Bờ). Ảnh: TL
Tuy nhiên, theo họa sĩ Lê Huy Văn (con trai cố họa sĩ Lê Quốc Lộc) bức tranh có cảnh núi nên không phải là tỉnh Hưng Yên quê hương ông. “V́ nó ra đời quá xa về mặt thời gian, nên tôi cũng không dám khẳng định chính xác địa danh này ở đâu. Nhưng nó giống rất nhiều phong cảnh của đồng bằng Bắc bộ mà cụ thường vẽ. Đặc điểm là những lũy tre, những thửa ruộng lúa nước và xa xa là nhấp nhô vài ngọn núi”, họa sĩ Lê Huy Văn nhận định.
Về tác giả bức tranh “Phong cảnh”, đại diện nhà đấu giá Le Auction House cho biết, họa sĩ Lê Quốc Lộc quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, học chuyên ngành sơn mài tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 12 (1937-1942). Tuy nhiên, trong các tài liệu về Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tên ông ít khi được nhắc đến.
Đáng chú ư, dấu ấn sơn mài trong tranh của Lê Quốc Lộc rất sâu đậm, qua nhiều tác phẩm bề thế, được thị trường ưa chuộng. Hồi năm 2022, bức b́nh phong sơn mài 6 tấm “Les rapides de Cho Bo” (Ghềnh Chợ Bờ) của ông từng là tiêu điểm của nhà đấu giá Aguttes và được gơ búa ở 445.800 EUR (hơn 12,2 tỷ đồng).
Trước đó, năm 2021, bức b́nh phong 8 tấm bằng chất liệu sơn mài “Paysage de Phnom Penh” (Phong cảnh Phnom Penh) được nhà đấu giá Millon - Asium bán với giá 1,21 triệu EUR (khoảng 32 tỷ đồng). Ban đầu tác phẩm này được đưa ra với mức khởi điểm là 150.000 EUR, ước lượng giá từ 200.000 đến 300.000 EUR.
Tác phẩm “Paysage de Phnom Penh” kích thước 400 x 199 cm (mỗi bức 50 x 199 cm). Ảnh: Asium
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho biết, trước phiên đấu giá này, ông được nhà đấu giá Millon - Asium nhờ viết bài giới thiệu tác phẩm bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Ông Khôi cho rằng, ngoài nét đẹp và sự hùng vĩ của tranh, xuất xứ rơ ràng của tác phẩm cũng là yếu tố quyết định đến mức giá triệu đô của tác phẩm.
Trở lại bức tranh “Phong cảnh”, việc tác phẩm của họa sĩ Lê Quốc Lộc - một gương mặt của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - trở lại với nhà đấu giá trong nước và tạo được điểm nhấn, rơ ràng là một sự bất ngờ thú vị.